Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

NGU DÂN DỄ TRỊ


1Trong vòng một thập niên qua và thời gian gần đây, báo chí trong nước đăng tải mức độ tội ác, án mạng, giết người cướp của, bạo lực từ trong gia đình, học đường, xã hội gia tăng đến mức độ chóng mặt. Chứng tỏ cái chế độ CHXHCN Việt Nam kinh dị xuống cấp trầm trọng, đạo đức băng hoại, con người Việt Nam trở nên vô cảm trước nổi đau đồng loại và tất cả “sự cố” đó đang xảy ra trên đất nước chúng ta có lịch sử trên 4.000 năm văn hiến, gần như hết thuốc chữa.
Vào thập niên 80-90,  những tệ đoan xã hội đầy dẫy từ miền Bắc vào trong miền Nam thì bộ máy tuyên truyền nhà nước VNCS mở hết công xuất gọi đó tác hại của “tàn dư Mỹ – Ngụy”, gọi đồng bào tỵ nạn cộng sản, sống lưu vong ở hải ngoại là bọn đĩ điếm, thích bơ thừa, sữa cặn, bọn phản quốc ôm chân đế quốc…Nhưng, quê hương sau hơn 38 năm nhìn lại, nạn trộm cắp, cướp giật, băng đảng hoành hành như nấm nở rộ sau cơn mưa, các động chứa gái mãi dâm mọc tràn lan từ thành thị đến thôn quê. Gái bán hoa, đĩ đực đứng đầy đường mời gọi khách làng chơi.
Các nhà hàng, quán bar, hộp đêm, khách sạn…là nơi tiêu thụ ma túy, thuốc lắc…vũ nữ múa sexy điên loạn ngày đêm. Đủ thứ dịch vụ “ÔM” như bia ôm, cà phê ôm, hớt tóc ôm, tắm ôm, võng ôm, bán vé số ôm…còn đây mới thực sự là nổi đau của giống nòi, mỗi năm cả nước có khoảng 2.000.000 ca nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, VN chiếm tỉ lệ phá thai đứng đầu thế giới. Bọn đâm thuê chém mướn sẵn sàng giết người khi có người thuê. Tóm lại, xã hội Việt Nam bây giờ là xã hội của bạo lực.
 BẠO LỰC CHỐN HỌC ĐƯỜNG:
-Qua các buổi dạy học thêm tại Trung Tâm Luyện Thi của Trần Tuấn Hoàng (SN 1982). Hoàng đã có tình cảm nữ sinh Ng.T.H (SN 1995). Vụ việc bị gia đình cô bé ngăn cản quyết liệt. H. đã chia tay với Hoàng để tập trung ôn thi đại học. Bị H. cự tuyệt tình cảm, Hoàng đe dọa sẽ giết cả gia đình cô bé H. Sau đó, Hoàng lừa được H. đến khách sạn T.H, nằm trên đường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền để tâm sự. Tại đây, Hoàng đã dùng dây trói H. rồi mang khẩu súng Colt ra dọa. Nếu H. bỏ Hoàng thì hắn sẽ dùng khẩu súng nầy để xử H. cùng cả nhà H. rồi tự sát. Gia đình H. bèn báo nhà chức trách và Hoàng đã bị bắt.
-Theo đơn trình báo của vợ chồng chị Trương Nguyễn Diệu Anh (26 tuổi) và anh Bùi Tấn Phát (36 tuổi) cùng cư ngụ tại Bình Dương. Khi anh chị đang dạy Anh Văn cho khoảng 10 học sinh từ 9 đến 10 tuổi tại Tổ 2, thị trấn Tân Phước Khánh thì có 8 người đeo khẩu trang, đi trên 4 xe gắn máy lao vào lớp học, truy sát giáo viên. Nghe tiếng kêu cứu, nhiều phụ huynh chạy tới thì nhóm côn đồ nhảy lên xe tẩu thoát.
-Ngày 26/8/2013, ông Nguyễn Văn Hóa, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang tạm đình chỉ việc học đối học sinh L.N.N.D vì đầu giờ học, D. bất ngờ lấy dao Thái Lan đâm 2 bạn cùng lớp là H.T.T và N.D.Y.N, cả hai được đưa đi bệnh viện  cứu cấp.
-Theo đơn tố cáo của N.T.P 14 tuổi và N.T.H 14 tuổi cùng gia đình tố cáo một cô giáo của trường THCS xã Hòa Bình đã có hành vi lừa đưa 2 em ra Quảng Ninh để làm nhân viên massage và phục vụ trong một quán Karaoke. Sau khi biết mình lừa, các em đã âm thầm nhắn tin cho gia đình đến giải thoát.
-Ngày 19/12/2012, một vụ đánh nhau chết người đã xảy ra tại trường Cao đẳng Giao thông – Vận tải Sài Gòn. Sát thủ là Nguyễn Minh Quân 19 tuổi, sinh viên trường nầy đã đâm chết Võ Minh Lục cùng 19 tuổi, sinh viên trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ. Trước đó một tuần lễ, có 4 thanh niên giết người rồi tẩu thoát khỏi phòng học vấy máu. Sinh viên Vũ Ngọc Cương tắt thở trên đường đi cứu cấp.
-Theo cáo trạng truy tố, khoảng 13 giờ ngày 19/12/2012, Bùi Ngọc Quân, Bùi Anh Phan và Nguyễn Hồng Quân đang đứng ở hành lang giảng đường. Phan nhìn vào phòng C201, thấy SV Nguyễn Nhật Hoàng, 21 tuổi, ngụ tại quận Hai Bà Trưng, đeo tai máy nghe nhạc, nhìn Phan, miệng lẩm bẩm. Phan cho là Hoàng chửi mình bèn đến gây sự, Hoàng mãi nghe nhạc không trả lời. Vũ Ngọc Cương ngồi ở bàn trên thấy vậy, nói: “Ừ, thì sao.” Cay cú, vì cho Cương thách thức, nên cả nhóm xúm lại đánh Cương. Ngọc Quân rút con dao bấm dài 22cm trong túi áo, đâm một nhát vào ngực Cương, khiến anh gục ngã. Nạn nhân tử vong sau đó. Bản án 48 năm tù cho 3 sinh viên giết người.
-Với hành vi dùng gậy đuổi đánh thầy giáo, CA phường 6 (TP Sóc Trăng) cũng ra quyết định xử phạt hành chính Lý Thái Bình 750.000 đồng. Trước đó, sau buổi chào cờ đầu tuần vào 19/3, thầy Nguyễn Thanhh Trung được phân công làm giám thị lớp 11 C3 kiểm tra việc thực hiện nội quy. Thầy Trung nhắc nhở em Lý Thái Bình thực hiện tốt nội quy của trường. Bình tức giận dùng gậy đuổi đánh thầy Trung. Tại Thanh Hóa, một học sinh chém cô giáo vì không được thi lại.
-Lúc 8:30 sáng ngày 24/8/2009, trường Đại học Nông Lâm, quận Thủ Đức, Sài Gòn đang trong giờ học, bất ngờ có một thanh niên cầm một ca axít tiến lại cửa lớp Cơ Khí K32, tạt thẳng vào lớp khiến một giảng viên tên Đặng Hữu Dũng và 13 sinh viên bị bỏng nặng. Thủ phạm tên Trần Xuân Thanh bị bắt ngay sau đó. Thanh là sinh viên Khoa Cơ khí K28, khóa 2002-2006, do nợ môn Anh Văn nên chưa ra trường nên Thanh sinh ra thù ghét thầy Dũng và nuôi ý định trả thù.
Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên có những hành động không đúng với học sinh và những hành động đó làm mất đi ý nghĩa “tôn sư trọng đạo”: Công an huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã tiến hành bắt giam đối với Phạm Thái Tây, 30 tuổi,  giáo viên dạy Văn trường THPT Phú Tân để điều tra làm rõ hành vi cưỡng dâm. Thầy giáo Tây thừa nhận nhiều lần quan hệ với một nữ sinh ngay tại phòng trọ của mình, rồi hứa sẽ nâng điểm và cho tiền nữ sinh nầy. Nạn nhân là em B. (18 tuổi, ngụ tại Cái Đôi Vàm), học sinh lớp 11 của trường do thầy Tây trực tiếp giảng dạy. Vụ việc vỡ lở khi mẹ của B. phát hiện con gái mình ở trong phòng trọ của thầy giáo Tây nên đã làm đơn tố cáo. Tại cơ quan điều tra, thầy Tây thừa nhận quan hệ với nữ sinh B. 2 lần. Sau mỗi lần “vui vẻ”, thầy Tây đều hứa sẽ tiết lộ đề thi, nâng điểm và cho nữ sinh nầy từ 500 – 700  ngàn đồng.
-Vụ án Hà Giang được xử phúc thẩm ngày 10/3/2011, các em Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã được trả tự do, trở về gia đình. Tên gọi của vụ án nầy là “Vụ án mua bán dâm của vị thành niên”. Có thể khẳng định, nếu không có tên hiệu trưởng ma cô SẦM ĐỨC XƯƠNG đứng ra bịp bợm, dọa dẫm, mua chuộc các em bằng luận điệu: “Không nghe theo, không ngoan ngoãn vâng lời các quan chức thì dù học giỏi cũng không được lên lớp, cũng không được đỗ khi thi, còn bị hạnh kiểm xấu.” thì không có vụ án nầy xảy ra. Bọn nhóm quan đầu tỉnh tham nhũng, hoang dâm vô độ đã dùng tên hiệu trưởng ma cô Sầm Đức Xương làm tay sai đắc lực, đưa nữ sinh vị thành niên của trường do hắn quản lý, cho bọn đầu tỉnh thỏa mãn thú tính. Tên hiệu trưởng “ma cô” nầy rất hiểu rõ tâm lý các em học sinh rất sợ bị điểm “đạo đức xấu”, rất sợ bị điểm thấp, rất sợ thi không đỗ, không được lên lớp, sẽ bị gia đình rầy la, nên tên hiệu trưởng Sầm Đức Xương lợi dụng những nổi lo sợ đó, biến các em thành những kẻ nô lệ tình dục. Gia đình em Hằng và Thúy cũng như gần 20 em nữ sinh khác ở Hà Giang đã từng bị hắn hãm hại, có thể kiện những thủ phạm thật sự của dự án nầy là NHÓM QUAN CHỨC DÂM Ô.
Thảm hại nhất làm những nhà giáo có lương tâm giận sôi gan khi thấy báo chí phanh phui: “Những Hội đồng Thi cử ở Hà Tây bị mua trọn gói còn xanh lét nhơ nhuốc, thì tiếp ngay sau đó, chuyện “ĐỔI TÌNH LẤY ĐIỂM” ở Trường CĐ Phát Thanh Truyền Hình 1. Mới đây lại bục ra đường dây “CHỢ ĐEN” bán một chỗ học lấy một vài ngàn đô la ở Trường THPT Lê Quý Đôn, một trường tên tuổi ở Sài Gòn. Nhiều người còn khẳng định, chuyện nầy không chỉ có ở Trường Lê Quý Đôn mà còn nhiều trường khác.
Bên cạnh những hiện tượng bạo lực hay phạm pháp vừa kể trên, đó mới chỉ là những trường hợp nghiêm trọng điển hình, đáng cho chúng ta suy nghĩ sự tồn tại dai dẳng những “CĂN BỆNH XÃ HỘI” nhức nhối.
Giáo sư Hoàng Tụy phê phán: “Thật đau xót khi nghĩ tới một xã hội cách đây chưa lâu, từng được ca ngợi nghèo, nhưng vẫn giữ được phẩm cách, nay đầy rẫy những cảnh xa xí lố lăng, gian dối, xảo trá, không chút tự trọng.”
Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Đoan nói: “Tình hình đời sống xã hội thời gian gần đây có nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động, xuống cấp ở mọi lãnh vực, kể cả “Y ĐỨC & GIÁO DỤC”. Vậy thì vì sao lại xuống cấp? Đã đến lúc chúng ta phải tìm ra nguyên nhân, do giáo dục học đường, do giảng dạy không tốt đạo đức trong nhà trường, hay là do sự không gương mẫu của Đảng viên đã tác động lớn đến xã hội?” Chúng ta phải đặt vấn đề là nếu cơ quan đơn vị nào để xảy nhiều vi phạm thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.”
Chuẩn mực trong đời sống xã hội văn minh tiến bộ như nước Nhật chẳng hạn, phải hoàn thiện hai tiêu chuẩn là “ĐẠO ĐỨC” (éthique) là đề cập tới bình diện cộng đồng hay xã hội & “LUÂN LÝ” (morale) là những suy nghĩ được thu hẹp lại trong phạm vi giáo dục gia đình và của cá nhân. Bất cứ một xã hội nào không đạt tới 2 tiêu chuẩn tối thiếu kể trên sẽ trờ thành một XÃ HỘI BẤT NHÂN, con người đối xử với con người như một loại dã thú. Cái xã hội mà tôi muốn đề cập ở đây cái chế độ CHXHVN phi nhân, vô đạo đức.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH “NGU DÂN DỄ TRỊ” CỦA ĐCSVN:
DÙNG “HỌC PHÍ” ĐỂ HẠN CHẾ GIÁO DỤC:
Học phí tăng hàng năm bất cần tình trạng ngèo đói của nhân dân như thế nào. Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục-Đào Tạo về đề án học phí sẽ tăng ở tất cả các cấp từ 4 đến 10 lần. Mức học phí cho niên học 2013-2014 được nhà nước ấn định như sau:
Nhà trẻ: 1.500.000 đồng/ tháng.
Mẫu giáo: 1.400.000 đồng/ tháng.
Tiền ăn: 40.000 đồng/  ngày = 1.040.000 đồng/ tháng.
Trường tiểu học: 2.900.000 đồng/ tháng.
Trường THCS & THPT là 3.000.000 đồng/ tháng.
Học phí Đại học ở Việt Nam lên tới 74.000.000 đồng/ năm. Bình quân ĐH Kinh tế – Tài chánh Sài Gòn cao ngất ngưởng với 74 trệu đồng/ năm. Trường Đại Học Hoa Sen công bố học phí từ 39 – 51 triệu đồng/ năm. Đại học Tân Tạo cũng có học phí tới 65 triệu/ năm (3.000 USD).
Khi đề cập đến học phí 2 tới 3 triệu đồng/ tháng cho một học sinh. Chúng ta sẽ hình dung sự tuyệt vọng của phụ huynh học sinh nếu so sánh với thu nhập đầu người trong một tháng. Một y tá tốt nghiệp hạng giỏi chỉ có 3 triệu/ tháng. Công nhân bốc vác chỉ có 1,5 triệu/ tháng. Tài xế xe đò liên tỉnh khoảng 3,5 triệu/ tháng. Với đồng lương ít ỏi như vậy, chỉ đủ mua gạo nuôi sống gia đình, lấy tiền đâu đóng học phí cho con? Muốn hy sinh cho con được tiếp tục đến đến trường thì phải đi vay bọn lãi cao. Lãi mẹ đẻ lãi con, trả hết đời cha tới đời con cũng chưa dứt nợ.
Xin trích đoạn thư của một giáo viên chia sẻ với đài RFA như sau: “Nghe đài, không biết ai được thưởng Tết hơn một tỷ đồng? Nghĩ đến ngành giáo dục sao mà tủi thân thế. Tôi dạy năm nay là 28 năm rồi, thế mà lương tháng chỉ có 3,6 triệu đồng…Đã tốt nghiệp Đại học sư phạm, tốn biết bao nhiêu tiền ăn học, chưa kể công lao dùi mài bút nghiên, nhưng đi dạy lương quá ít.”
Chị Nguyệt ( 40 tuổi), quê ở Long An là giáo viên một trường huyện. Với triết lý “đói thì đầu gối phải bò”, lương giáo viên quá bèo làm sao đủ nuôi 2 con đang tuổi ăn học nên chị trở thành “kiếp nữ xe ôm” vào giờ tan trường. Chị tâm sự với nhà báo: “Ngày tôi bán cháo phổi, chiều tối, tôi bán mặt cho đường. Đắng cay nhất là bị chính học trò của mình giở trò sàm sỡ. Lúc đó, tôi chỉ biết khóc vì bị xúc phạm…”
Đau lòng sinh viên bán dâm lấy tiền…đóng học phí: “Khi bất ngờ ập vào nhà nghỉ “Vân Long” trên đường Trần Duy Hưng, nhà chức trách bắt quả tang 3 đôi nam nữ đang có hành vi bán dâm. Được biết chủ nhà nghỉ là Lê huy Diễn (SN 1982) đã móc nối với tú bà Nguyễn thị Phượng (SN 1987) để cho khách mua dâm ngay tại nhà nghỉ nầy. Trong số gái mại dâm bị bắt có một sinh viên của trường CAO ĐẲNG SƯ PHẠM tên D. Cô gái nầy cho biết, do cần tiền để đóng học phí 3 triệu đồng, cộng với 2 triệu đồng tiền nhà nên phải đi bán thân cho Phượng. Mỗi ngày, D. kiếm được từ 500 – 700 ngàn đồng.
Sinh viên Trần Công Tuấn (Trung Tâm Đào tạo Kỹ thuật Nghiệp vụ đường sắt Đà Nẵng) đã khống chế nhân viên Bưu điện Nam Ô, quận Liên Châu, Đà Nẵng để cướp tiền. Cả két tiền hàng chục triệu đồng, nhưng tên cướp chỉ vơ số tiền lẻ bên ngoài 1,2 triệu đồng vừa đủ trả học phí, không may bị bắt. Theo Hiệu Phó trường Đường Sắt Phạm Văn Thanh cho biết: “Tuấn theo học khóa 18 tháng, phân hệ cầu đường. Tuấn thuộc gia đình nông dân nghèo, thường ngày vừa học vừa phụ hồ để kiếm thêm tiền. Tuấn còn đang nợ 2 tháng tiền học phí (600 ngàn / tháng) cùng 3 tháng tiền trọ.”
NỔI KHỔ CỦA PHỤ HUYNH VÙNG NÔNG THÔN:
Theo báo Lao Động đưa tin: Kế hoạch thu học phí của từng giáo viên chủ nhiệm gắn vào công tác thi đua theo tháng của nhà trường; nếu giáo viên nào thu được trên 50% thì được cộng thêm 10 điểm thi đua. Nhà trường làm như vậy là để giáo viên chủ nhiệm tích cực hơn trong việc thu học phí và tiền xây dựng trường. Đây là quy định chung của ngành…Áp lực giáo viên phải tăng cường thu học phí, sẽ dẫn đến việc học sinh bỏ học ngày càng đông, nhiều nhất đối với những vùng nông thôn.
Trường hợp điển hình tại xã An Cư, huyện Tuy An, Phú Yên nằm bên quốc lộ 1A lại là một vùng trũng thật sự về giáo dục. Trong lúc, Bộ GD – ĐT lại đang có kế hoạch tăng học phí lên gắp nhiều lần. Chủ quán là chị Năm Hà, có 4 con, trong đó có 2 con đang tuổi đi học. Nhưng, 1 đứa đã nghỉ học cách đây 2 năm. Hỏi ra mới biết, lý do không có đủ tiền nộp học phí, tiền xây trường…hiện chỉ còn một đứa học lớp 8 tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng
Trước đó, chị Trần Thị Bích Loan, giáo viên Anh Văn của trường THCS Đinh Tiên Hoàng nói: “Nhiều gia đình ở đây, đến chuyện ăn mặc cho con, còn được chăng hay chớ, huống hồ chuyện lo cho con đi ăn học. Có phụ huynh, khi tôi đến vận động cho con họ đi học trở lại, mới té ngữa: “Cô có lo được tiền học, hay cô làm giấy cam kết không thu tiền học phí thì tui mới cho nó đi học! Thiệt không biết nói sao…”
Ảnh hưởng tiền trường có nhiều thứ phải đóng, làm nhiều phụ huynh học sinh lo sốt vó trước ngày nhập học đầu năm, bởi chưa biết mức đóng học phí “nặng” đến mức nào? Liệu có cáng đáng nổi hay không? Nhiều gia đình dù đã để dành tiền cho con, nhưng đến khi đóng tiền vẫn phải vay tiền góp nặng lãi nặng để đóng cho con mình được đến trường với bạn bè.
Trong thời buổi kinh tế thị trường, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn như cách xa một trời một vực. Với nông dân, trong những năm mất mùa vì thiên tai, bão lụt, đất đai còn bị nhà nước cưỡng chiếm; đã vậy, nông dân còn phải gánh hàng chục khoản lệ phí do chính quyền địa phương tự đặt ra. Thu nhập không tăng, trong khi mọi khoản chi phí đều tăng, nhất học phí cho con em tăng đến chóng mặt. Hầu hết, các gia đình công nhân và nông dân phải chạy gạo cho từng bữa ăn, lấy tiền đâu mà đầu tư cho con ăn học? Đó là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học ngày càng đông. Năm 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo cho công bố số liệu HỌC SINH BỎ HỌC, cả nước có gần 64.000 học sinh THCS và 50.000 học sinh THPT bỏ lớp.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, cuối năm học 2012-2013, toàn ngành thành phố có 1.458 học sinnh phổ thông bỏ học. Trong số nầy có 777 học sinh THCS bỏ học, kế đến là THPT có 515 bỏ học và Tiểu học: 166 trò. Đa số bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Trong khi đó, Bộ Tài Chánh VN nói, người dân trong nước chuyển hàng tỷ đô la ra nước ngoài mỗi năm cho con em du học ở nước ngoài. Ông Nguyễn Trường Giang, Bộ Tài Chánh, dẫn số liệu Thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào tạo cho biết: 106.104 du học sinh nước ngoài trong niên khóa 2011-2012 so với 98.536 du học sinh năm 2010-2011. Ông Giang cho biết, bình quân một suất học tập ở nước ngoài, chi phí tối thiểu 10.000 – 15.000 USD/ năm, sẽ thấy mỗi năm VNCS phải chuyển ra nước ngoài ít nhất từ 1 tới 1,5 tỷ USD. Riêng tại Mỹ, có tới 15.572 du học sinh VN trong năm học 2011-2012. Tiền nầy ở đâu ra? Có phải do hệ thống tham nhũng tràn lan, chằng chịt cả nước từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở? Một đất nước mà dân vi phạm 2 triệu đồng thì bỏ tù, quan tham nhũng 2 tỷ đồng án treo, còn tham nhũng trên 4,4 tỷ USD trong vụ Vinashin, nhưng không ai phải kỷ luật. Luật rừng CHXHCNVN quả thật đáng kinh dị ở chỗ: Trộm con gà sẽ bị tù…nhưng trộm 4.4 tỷ đô la vẫn bình an.
Theo phúc trình của Sở Lao Động – Xã Hội tại Sài gòn cho thấy, việc trả lương tiền tỷ cho 8 sếp lớn của các công ty: 1. Thoát nước đô thị. 2. Công viên cây xanh. 3. Quản lý công trình giao thông Sài Gòn. 4. Chiếu sáng đô thị công cộng. Các ông: Nguyễn Trọng Luyện, Lê Thanh Sơn, Trần Trọng Huệ, Trần Minh Hùng, Nguyễn Nhật Tấn, Phạm Văn Vĩnh, Phạm văn Hiếu và Trần Thiện Hà. 4 cặp bài trùng nầy hưởng mức lương khủng đã lên tới xấp xỉ 10 tỷ đồng (tương đương 400.000 đô la) . Như tên Trần Thiện Hà, Giám đốc Công Ty công viên Cây Xanh, lương 2 tỷ lương/ năm. Lương của Giám đốc công ty Thoát nước là 2,6 tỷ đồng. Lương sếp công ty Chiếu sáng là 2,2 tỷ đồng/ năm. Vị chi ông Giám đốc công ty Thoát nước Thành phố nhận số lương 8,3 triệu đồng/ ngày, còn công nhân phải chui xuống móc ống cống suốt 8 tiếng mà lương chỉ có 2, 3 triệu đồng/ tháng. Quả đây là một sự bất công đáng kinh ngạc.
BÓP MÉO LỊCH SỬ:
ĐCSVN đã và đang ra sức bóp méo lịch sử VN với mưu đồ biến VN trở thành một tỉnh hoặc một huyện của Trung Cộng. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học: “THỰC TRẠNG DẠY & HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” tác giả Lê Văn Chuẩn (ĐH Khoa Học Xã hội Và Nhân văn) nhận định: “Học sinh trung học có lỗ hổng khá lớn về lịch sử VN”
Theo kết quả khảo sát ở các trường phổ thông ở Sài Gòn, 82% học sinh trả lời sai câu hỏi về thời gian khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 65% học sinh trả lời sai về thời gian Quang Trung đại phá quân Thanh, 56,7% học sinh trả lời sai câu hỏi về thời điểm ký kết Hiệp định Geneve. Qua báo cáo của tổ môn học lịch sử trường THPT, Lê Minh Xuân (Bình Chánh) cho thấy: Kết quả khảo sát cho thấy, số học sinh học vẹt chiếm 33,6%.
ĐCSVN biết gì khái niệm “Lịch Sử”? Khi nói đến lịch sử, giải thích theo nghĩa đơn giản: Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì vậy, định nghĩa về lịch sử  ngắn gọn của TS. Sue Peabody: Lịch sử là câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai. Còn nhà bác học người La Mã tên Cicero (106-45 TCN) đưa ra quan điểm: “Historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu phải đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật).
Nhưng, định nghĩa kể trên chỉ đúng một phần, lịch sử  được hiểu theo 3 định nghĩa được các nhà nghiên cứu lịch sử  tán đồng:
1. Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
2. Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ.
3. Đúc kết thành tài liệu của sự việc đã diễn ra trong quá khứ hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ, thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
Vào thời Tây Hán, sử gia Trung Hoa là Tư Mã Thiên (145-90 TCN) được xem là cha đẻ sử học Trung Hoa, ông đã dùng cách viết biên niên để soạn tác phẩm “SỬ KÝ” (những ghi chép của nhà sử học vĩ đại) ghi chép lại những câu chuyện lịch sử Trung Hoa theo thời gian, không có lời bình luận nào trong sách, đó là phong cách viết sử  trở thành “khuôn mẫu” ảnh hưởng đến các nhà viết sử thời đại sau nầy.
ĐCSVN ĐANG TIẾN HÀNH XÓA BỎ “LỊCH SỬ DÂN TỘC” BẰNG CÁCH NÀO?:
1. Tiếng Tàu bây giờ chính thức được dạy cho trẻ em Việt Nam từ lớp mẫu giáo, bảng toán cũng viết bằng tiếng Tàu, cờ phát cho trẻ em cũng là cờ của bọn Tàu Khựa.
2. Nhục nhã nhất là ngày lễ giỗ Mã Viện, kẻ thù của Dân tộc Việt Nam, tên xâm lăng khát máu của bọn bành trướng phong kiến phương Bắc, đã bị hai vị nữ anh hùng HAI BÀ TRƯNG đánh đuổi. Thế mà ngày nay, bọn lãnh đạo ĐCSVN đã bợ đít bọn Bắc Kinh đến độ vô liêm sĩ, phản bội tổ tiên, khi cho tổ chức một đoàn hát, gồm những con hát mất dạy, giả dạng hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị qua Tàu múa hát trước mộ của tên tướng Tàu Khựa Mã Viện.
3. Ông Lê Trang, trong bài “Bệnh…thờ ơ” đăng trên báo Điện Tử Việt Nam Net, kể rằng: “Một thí sinh trong cuộc thi Hoa Khôi, lọt vào top 10 đã hồn nhiên trả lời một câu hỏi về Hai Bà Trưng rằng: “Khởi nghĩa HAI BÀ TRƯNG diễn ra trong thời gian từ 1940 đến 1943…”
3. Sự cố mới vừa xảy ra tại Việt Nam. Một tên sư quốc doanh tên TT Thích Chân Quang, một tên sư dâm ô trong chùa đã có đơn tố cáo của nhiều Phật tử chân chính, tên TT Thích Chân Quang nầy không ăn cơm chùa mà chỉ ăn “Cứt Chệt”, nên hắn thối mồm phỉ báng người anh hùng dân tộc là Lý Thường Kiệt, mang quân sang đánh Trung Quốc là hỗn. Tên Thích Chân Quang nầy là một sư quốc doanh chó đẻ, nên xúc phạm đến tiền nhân, phỉ báng lịch sử.
4. Trong khi làn sóng phim cổ trang rẻ tiền của bọn Tàu Khựa sản xuất, tràn ngập màn ảnh nhỏ. Giới trẻ nhất là sinh viên, học sinh còn thuộc sử Tàu hơn cả lịch sử Việt Nam, nhà nước lại có quá nhiều chương trình khuyến khích cho mọi tầng lớp đồng bào từ trẻ, già, đàn bà, con nít cùng nhau xem phim Tàu. Những phim cổ trang của Tàu Khựa nhiều tập, thường kéo dài lê thê từ ngày nầy sang ngày khác để câu khán giả. Đài truyền hình Bình Dương còn có sáng kiến, đưa ra chương trình bình chọn diễn viên được khán giả yêu thích nhất trong phim. Giới trẻ bị nhồi nhét mãi nên cứ ngỡ Càn Long là một vị vua của Việt Nam.
BOBBY JINDAL nói rất đúng: “Văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử và các giá trị truyền thống là những yếu tố sống còn để hợp nhất chúng ta thành một dân tộc.”. Vì vậy, ĐCSVN đang tiếp tay với bọn lãnh đạo Bắc Kinh, đang từng bước xóa sạch  “LỊCH SỬ – VĂN HÓA” Việt Nam để bọn Tàu Khựa dễ bề đồng hóa.
NHỮNG BÀI VĂN RỢN TÓC GÁY: (vài thí dụ điển hình)
Học sinh lớp 11, THPT Cái Bè viết: “…Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bố đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liểu” hay còn gọi là “Đoạn trường nhất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi. Pho bí kíp nầy lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta…”
Học sinh lớp 9, THCS T.A, Huế viết: “Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nổi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”.
Bài làm của một học sinh lớp 9, thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: “…Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng cha phe nó ghê hết sức…Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16.200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay.”
BAO GIỜ VNCS SẼ QUA MẶT SINGAPORE?
Cách đây 10 năm, Hội nghị các Doanh Nghiệp Á Châu lần thứ 13 của hội ASIA SOCIETY đã khai mạc ngày thứ tư 5/3/2003 tại Hà Nội. Có hơn 800 lãnh tụ doanh nghiệp và viên chức nhà nước đại diện 25 quốc gia đã tới tham dự hội nghị chủ đề: “Mở cửa Thị trường & Tiếp tục Sức tăng: Việt Nam và Kinh tế Á Châu.”
Thủ tướng Goh Chok Tong của Singapore vui miệng tiên đoán là “VIỆT NAM SẼ QUA MẶT SINGAPORE”. Thủ tướng Phan Văn Khải nghe Thủ tướng Singapore nói, rất hồ hởi, phấn khởi. Nhưng, đó chỉ là ngôn ngữ ngoại giao, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ông IL Houng Lee, Đại Diện Trưởng IMF tại VN nhận định: “VN có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore.”
Theo Bravenet Blog đưa tin ngày 09/7/2007, Ông Châu Kim Quới, 81 tuổi, sang Thái Lan từ năm 1946, từng làm giáo sư thỉnh giảng tại một số trường đại học ở Bangkok. Khi được nhà báo Thanh Niên phỏng vấn về câu chuyện tăng học phí tại VN. Ông Quới cười buồn, nói: “Làm vậy, con em chúng ta THẤT HỌC HẾT rồi còn gì! Ở xứ Thái này, trẻ em đi học đâu có tốn tiền”. Đúng vậy, Hiến Pháp Thái Lan năm 1997, Điều 48 ghi rõ: Chính phủ Thái Lan đảm bảo cung cấp cho mọi công dân của mình một chương trình học tập miễn phí 12 năm. Hệ thống trường phổ thông công lập cũng như trường dạy nghề bậc phổ thông trên toàn quốc là MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN 100%.
Mới đây, nhiều thành viên trong Hội Đồng Soạn Thảo Hiến Pháp (CDA) của chính phủ Thái Lan đã đề nghị thay đổi Điều 48, nâng thời gian miễn phí lên 15 năm, nghĩa là miễn phí cả bậc ĐẠI HỌC, cho thấy Thái Lan đang nỗ lực hướng tới miễn phí luôn cả bậc đại học. Bác Quới kết luận, Thái Lan đang cố gắng đặt ra các mức học phí rất thấp để mọi người đều có cơ hội học tập.
Ngoài việc, học sinh tại các trường được miễn học phí 100%, mỗi học kỳ chính phủ Thái còn chi tiền cho học sinh mua sắm 4 bộ quần áo, giầy tất đồng phục, cặp, sách vở…hàng ngày vào mỗi buổi sáng, mỗi học sinh được cung cấp 150 ml sữa tươi trước khi vào lớp và ăn một bữa cơm trưa miễn phí.
Một câu hỏi được đặt ra: “Bao giờ Việt Nam đuổi kịp Thái Lan, chớ đừng nói tới Singapore? Một câu trả lời đúng đắn nhứt: “TẾT CONGO”! Chỉ có nền giáo dục thời Đệ I & II Việt Nam Cộng Hòa là có thể so sánh với nền giáo dục hiện nay của Thái Lan.
THỜI VÀNG SON CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA: Nền giáo dục VNCH dựa lên 3 triết lý:
1. NHÂN BẢN: Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái hay tổ chức nào khác.. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc…Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. DÂN TỘC: Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của Dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề ngiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3. KHAI PHÓNG: Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Tóm lại, Hiến pháp VNCH nhấn mạnh quyền tự do giáo dục và cho rằng:
1. Nền giáo dục cơ bản có tính cách CƯỠNG BÁCH & MIỄN PHÍ 100%.
2. Nền giáo dục Đại học được tự trị.
3. Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.
Học sinh học hết lớp 12 phải thi lấy bằng Tú Tài II. Một số không nhỏ học sinh MNVN, sau khi lấy xong bằng Tú Tài II, thường qua Pháp tiếp tục nền học vấn, được các trường Đại học Pháp chấp nhận dễ dàng vì họ công nhận giá trị bằng Tú Tài II của VNCH tương đương với bằng Baccalauréat Deuxième Partie của Pháp.
NỀN GIÁO DỤC DƯỚI CHẾ ĐỘ CHXHCNVN PHÁ SẢN:
Hồi tháng 9/2007, Học Viện Quản Lý Giáo Dục thuộc Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã tổ chức một buổi hội thảo về đề tài “TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM”. Kết quả, hội nghị không tìm ra một triết lý giáo dục nào cho nền giáo dục Việt Nam. Một câu hỏi được đặt ra: “Tại sao, không có triết lý giáo dục nào như chế độ VNCH trước đây?” Vì nền giáo dục chân chính phải phục vụ cho “dân tộc”; ngược lại, nền giáo dục XHCN chỉ phục vụ cho ĐCSVN mà thôi. Bằng chứng là nghị quyết 142 của BCT/TƯ/ĐCSVN đang được thi hành có nội dung như sau:
-           Xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và giai cấp công nhân, có khả năng vận động quần chúng.
-           Giáo dục là công cụ của Đảng, đào tạo cán bộ đảng viên để tiến hành cuộc cách mạng xã hội trên mặt trận “văn hóa – tư tưởng”.
-           Chiến lược giáo dục của ĐCSVN đề cập đến nhu cầu phát triển giáo dục từ cấp nhà trẻ cho tới bậc đại học, giảng dạy giáo điều Mác – Lê và “TƯ TƯỞNG RÁC” của HCM.
THẮNG CUỘC ĐUA GIÁO DỤC SẼ THẮNG TRONG KINH TẾ:
Ông Lý Quang Diệu khẳng định, thắng cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong kinh tế. Chúng ta luôn giáo dục để thừa, chứ không phải để thiếu. Nếu tính toán đào tạo đủ, chúng ta sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu của thị trường. Ông gợi ý: “Đại học VN nên có sách giáo khoa tiếng ANH ở các ngành quan trọng như kỷ thuật, công nghệ…bởi nếu chỉ dùng sách VN thì chắc chắn sẽ tụt hậu.” Thực tế, hiện nay tất cả các kỷ sư làm việc quốc tế đều có khả năng nói tiếng Anh rất tốt. Ông cảnh báo, nếu tất cả sinh viên VN sau nầy: “Không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu,” Ông nói tiếp. “Ở Singapore, tất cả các trường học đều học tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Ngày nay, Singapore có lợi thế lớn là nhờ vậy, đây là phần thưởng ngoài dự đoán của Singapore khi thực hiện quy dịnh nầy.”
Ông Lý Quang Diệu đã từng nói: “Biến tài năng trời phú của một dân tộc thành kỹ năng chuyên môn là nhân tố trọng đại quyết định sự thành tựu. Trong quá trình phát triển kinh tế sau chiến tranh, Singapore trước sau coi việc khai thác và lợi dụng nguồn nhân lực là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế…”
CÁI YẾU CỦA GIÁO DỤC CHÍNH LÀ CÁI YẾU CỦA KINH TẾ:
TS LÊ TRƯỞNG TÙNG – Hiệu trưởng trường Đại Học FPT – cho biết: “Dù có cho rằng chúng ta tạm quên đi vấn đề “cạnh tranh” với nước ngoài, nhưng nên nhớ cuối cùng thì nhân lực đào tạo sẽ phải tham gia vào nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu và khi đó thì đại học không thể né tránh trách nhiệm, khi đào tạo nhân lực không giúp cho doanh nghiệp, rộng hơn là quốc gia, nâng được tính cạnh tranh,” TS Tùng nói. “Chính xác là VN được xếp thứ 95/148 quốc gia về giáo dục đại học, với điểm số là 3,69 (điểm cao nhất là 7) trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2013-2014 được diễn đàn Kinh Tế Thế Giới công bố đầu tháng 9/2013. Về giáo dục đại học, trong 10 nước khối ASEAN thì thứ hạng VN chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myanmar và kém xa các nước Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei. Nguyên nhân thì cũng khá rõ: việc duy trì một hệ thống giáo dục tân tiến trong bối cảnh hạn chế về NGÂN SÁCH GIÁO DỤC, thì khó có thể làm tốt được.
THANH NIÊN VN QUAY LƯNG VỚI NGHỀ GIÁO:
Chỉ có 60 hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào các trường sư phạm ờ Sài Gòn trong mùa tuyển sinh năm 2012, cho thấy các bạn trẻ thanh niên đang quay lưng với nghề dạy học. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao nghề giáo được cho là một trong những nghề cao quí được xã hội trọng vọng, tôn vinh lại không thu hút giới trẻ ngày nay? Xã hội luôn kính trọng nghề “bán cháo phổi”. Dưới thời phong kiến, thầy giáo được tôn trọng, chỉ đứng sau vua: “QUÂN – SƯ – PHỤ” hoặc “không thầy đố mầy làm nên” hay “trọng thầy mới được làm thầy”. Trong lịch sử cận đại, nghề giáo, gọi nôm na là nghề “gõ đầu trẻ” là niềm ước mơ của bao nhiêu thanh niên, thiếu nữ thời Đệ I & II VNCH. Đến thời đại CHXHCNVN, hình ảnh nhà giáo bị nhìn khác đi chỉ vì “NGHÈO”. Xã hội bây giờ, người ta đánh giá: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm.” Sau 4 năm vất vả học hành, tốt nghiệp ra trường mà lại thất nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm cho các bạn trẻ nản lòng.
Ông Lý Quang Diệu nói rất đúng: “Thắng cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong kinh tế”. Một nhận định chính xác, muốn đất nước tiến bộ, một xã hội phát triển không phải chỉ có “SÁNG TẠO” là quan trọng mà “GIÁO DỤC” cũng quan trọng không kém. Alfred Sauvy viết: “Có 2 loại tài năng, một gieo giống và một để cho sinh nở.” (il y a deux sortes de génies l’un qui avant tout engendrer et veut engendrer, l’autre qui aime à se laisser féconder et qui enfante.).
Giáo dục là sự môi giới giữa quần chúng với lịch sử , giữa quần chúng với tiến bộ, giữa quần chúng với trật tự. Thất bại trên giáo dục tức là THẤT BẠI TOÀN BỘ. Thời kỳ tối tăm nhất của lịch sử thẩy đều là THỜI KỲ GIÁO DỤC PHÁ SẢN. Lịch sử  chỉ sáng sủa trở lại, khi giáo dục khởi sắc.
Trước đây, dư luận không khỏi sửng sốt, khi bất ngờ hay tin tỉnh Cà Mau công bố quyết định sa thải 92 giáo viên vì sử dụng văn bằng tốt nghiệp phổ thông giả, giữa lúc tỉnh nầy đang trong tình trạng thiếu hụt giáo viên trầm trọng. Tình trạng xài bằng giả cũng như hàng giả tràn ngập khắp nơi. Các thầy cô giả chắc chắn sẽ đào tạo ra học trò dỏm.
Các quan chức nhà nước mướn người làm đồ án tốt nghiệp. Cũng giống như ngành luật sư, ông chánh án chỉ có trình độ lớp 3 tiểu học, cần mua cái bằng cử nhân luật, được ngồi vào ghế chánh tha hồ xử theo “LUẬT RỪNG”. Ngành kiến trúc thuê người khác làm đồ án tốt nghiệp; vì vậy, nhiều ngôi nhà lầu đang xây ở Sài Gòn bỗng dưng sụp đổ làm các nhà khác bị sụp đổ theo, vô can bị vạ lây.
Các quan chức nhà nước theo học lớp hàm thụ theo “HỆ TẠI CHỨC”, gian lận thi cử nhiều nhất như tráo bài thi, chạy điểm cửa sau, mua đề thi… Không ai lấy làm lạ tại tỉnh Châu Đốc có 9 cán bộ công an chủ chốt sử dụng bằng giả. Một trong số 9 người nầy ông Phạm Vân, nguyên là Trung tá Phó Công an Thị xã Châu Đốc, sử dụng bằng giả tốt ngiệp bổ túc THPT do Sở Giáo Dục – Đào Tạo TP. HCM cấp.
KẾT LUẬN:
Thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu, Quản Di Ngô hay Quản Trọng (sinh trước Khổng Tử 200 năm) viết rằng:
-           Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc (Kế hoạch 1 năm, không gì hơn trồng lúa).
-           Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc (Kế hoạch 10 năm, không gì hơn trồng cây)
-           Chung thân chi kế, mạc như thụ nhân (Kế hoạch trọn đời, không gì bằng trồng người)
Hồ Chí Minh chôm câu nầy của Quản Trọng, sửa lại thành câu nói: “Trồng cây 10 năm. Trồng người 100 năm”. HCM trồng người ở Miền Bắc XHCN được trên 50 năm. ĐCSVN trồng người ở MNVN được 38 năm. Con người XHCNVN bây giờ ra sao? Nhìn lại giới trẻ VN, sinh ra dưới thời đại HCM không khỏi giật mình, đau buồn và lo lắng cho tiền đồ dân tộc, không biết đi về đâu?
Sự hụt hẫng về kiến thức tổng quát, yếu kém về chuyên môn, về khoa học kỷ thuật, sự tha hóa về đạo đức, luân lý và tâm lý thờ ơ với xã hội, với đất nước và dân tộc là một một hiểm họa cho khả năng phát triển đất nước. Tình trạng dân trí xuống cấp trong giới trẻ trong thời đại ngày nay do đâu mà ra? Ông Phan Anh Tuấn ở Hải Dương, trong một bài viết cho đài BBC đã viết: “Đảng CSVN hãy trả lời trước dân chúng Việt Nam là có đúng họ đã và đang thực hiện CHÁNH SÁCH NGU DÂN không? Có phải họ cố tình để DÂN NGU để hù dọa những người có tư tưởng tiến bộ hay không?”
Thế hệ trẻ VN ra đời dưới chế độ XHCNVN kinh dị, đã được nhồi sọ bằng giáo điều của chủ nghĩa Marx – Lenin. Khi những nhà mô phạm, thầy cô đã dạy cho con em cái đạo lý lừa dối, tham ô, móc ngoặc, dối trá, lọc lừa phản trắc, đổi tình tiền lấy điểm, nạn học dùm, thi thuê, mua bán đề thi, mua bằng giả, thầy cô giả…đều trở thành bình thường. Đây là hậu quả thê thảm tất yếu của chánh sách “NGU DÂN DỄ TRỊ”.  ĐCSVN đã tiêu diệt bao nhiêu giá trị nhân bản của tôn giáo, lịch sử và nền văn hóa cổ truyền của dân tộc? Để rồi, thay vào đó bằng một nền văn hóa bạo lực, hận thù chủng tộc, đấu tố, cốt nhục tương tàn, gia đình ly tán…mà người cộng sản thường gọi đó là “ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ”.
Tôi xin đưa ra quan niệm của hai nhà tâm lý học E. Sprager trong tác phẩm “Psychologie de la jeunesse” (Tâm lý của tuổi trẻ) và K. Mannhein trong tác phẩm “Le Problème des Générations” (Nan giải của mọi thế hệ) để tạm chấm dứt bài viết nầy.
Theo hai tác giả, thì vấn đề giáo dục cho tuổi trẻ đã không được thấm nhuần vào tư tưởng của họ một cách thuần nhất, chúng ta chưa quan tâm đủ, cũng như không chuẩn bị chu đáo cho những diễn biến do tánh tình khác nhau qua từng chu kỳ tuổi tác, cũng như thái độ của giới trẻ, đó là sự “cho đi và tiếp nhận” mà K. Mannhein gọi đó là “L’accumulation culturelle”, mang ý nghĩa tiếp tục tích hợp văn hóa & giáo dục thêm cho giới trẻ trưởng thành hơn. Nó còn hàm ý làm phong phú thêm sự giàu có về đạo đức và luân lý để chuẩn bị chuyển giao gia tài tốt đẹp của nền “VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC” của tiền nhân cho thế hệ trẻ của chúng ta tiếp nhận. Chúng ta phải hiểu đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu cho mọi chính sách giáo dục, đó là “TIÊN HỌC LỄ – HẬU HỌC VĂN” để giới trẻ Việt Nam chúng ta đào luyện nhân cách trước, học để làm người, sống hòa thuận, hành xử với mọi người trong gia đình, ngoài xã hội được hài hòa đúng theo chuẩn mực đạo đức và luân lý của xã hội đương thời – learning to live to gether!
Bài viết nầy, nếu có điều gì sơ suất, quí vị thông cảm vì “giáo dục” không phải là nghề của chàng. Xin thành thật cám ơn!
    NGUYỄN VĨNH LONG HỒ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét