Chế độ ăn lành mạnh, kết hợp với rèn luyện thể chất và giảm stress không những đảo ngược quy trình tấn công của một số căn bệnh mà còn đẩy lùi tình trạng lão hóa ở cấp độ gien.
Chương trình này đã được Giáo sư Ornish hợp tác với chuyên gia về telomere là tiến sĩ Elizabeth Blackburn, người đoạt giải Nobel Y học vào năm 2009. “Đây thật sự là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy có thể tác động để giảm tình trạng lão hóa tế bào”, theo Đài NBC News dẫn lời Giáo sư Ornish, và ông cho rằng phát hiện mới không chỉ giới hạn ở đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt.
Nhóm của các chuyên gia Ornish và Blackburn đã kiểm tra 10 bệnh nhân ung thư, vốn được chọn áp dụng chương trình thay đổi lối sống, và so sánh họ với 25 bệnh nhân không được giới thiệu phương pháp này.
Tất cả đều ở thời kỳ mới phát ung thư, vốn được xem là không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Theo chương trình, bệnh nhân được yêu cầu theo đuổi chế độ ăn giàu thực phẩm nguyên hạt, trái cây, rau quả, hạt chưa xử lý và giữ chất béo ở mức 10% so với tổng lượng calorie hấp thu. Để dễ so sánh, người Mỹ trung bình hấp thu hơn 1/3 số calorie dưới dạng chất béo.
Trong 3 tháng đầu tiên, nhóm người tình nguyện được ăn theo chế độ đó, kèm theo tập luyện thể chất, đi bộ ít nhất 30 phút/ngày, 6 ngày/tuần, duỗi cơ theo kiểu yoga, tập các kỹ thuật thư giãn, thả lỏng, và tham gia lớp trị liệu giảm căng thẳng hằng tuần.
Kết quả cho thấy lượng telomerase, tức enzyme ảnh hưởng đến telomere, cũng như chịu trách nhiệm hoạt động của gien, tăng đến 30% trong vòng 3 tháng. “Sự thể hiện của 500 gien thay đổi theo hướng tốt”, theo Giáo sư Ornish.
Sau đó 5 năm, nhóm lấy mẫu máu các bệnh nhân một lần nữa. Những người theo sát chương trình đã có telomere dài hơn hẳn, trung bình phải nhỉnh hơn 10% so với ban đầu, trong khi nhóm 25 người không được giới thiệu phương pháp trên bị tình trạng telomere ngắn hơn, trung bình đến 3%.
“Càng thay đổi lối sống theo hướng tích cực bao nhiêu, sức khỏe của họ được cải thiện bấy nhiêu”, Giáo sư Ornish kết luận.
Liệu pháp thay đổi lối sống của ông Ornish đã chứng tỏ khả năng đẩy lùi bệnh tim, tiểu đường và có thể khống chế ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
yahoo tin tức
Ăn rau trái thường xuyên có lợi cho sức khỏe - |
Các chuyên gia của Đại học California ở San Francisco (Mỹ) cho hay những sự thay đổi trong lối sống có thể ảnh hưởng đến telomere, tức những đoạn nhỏ ở điểm cuối của các nhiễm sắc thể. Báo cáo mới, đăng trên chuyên san Lancet Oncology, dựa trên một số đối tượng nam giới và mắc ung thư tuyến tiền liệt, cho kết quả rất đáng ấn tượng: Những người chuyển sang chế độ ăn nhiều thực vật, tập luyện thể thao và giảm căng thẳng đã được phát hiện có telomere dài hơn những người không thay đổi sinh hoạt hằng ngày.
Nhóm đàn ông áp dụng chương trình của Giáo sư Dean Ornish, người có thâm niên nghiên cứu chế độ ăn dựa trên thực vật, rất ít chất béo nhằm cải thiện sức khỏe.Chương trình này đã được Giáo sư Ornish hợp tác với chuyên gia về telomere là tiến sĩ Elizabeth Blackburn, người đoạt giải Nobel Y học vào năm 2009. “Đây thật sự là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy có thể tác động để giảm tình trạng lão hóa tế bào”, theo Đài NBC News dẫn lời Giáo sư Ornish, và ông cho rằng phát hiện mới không chỉ giới hạn ở đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt.
Nhóm của các chuyên gia Ornish và Blackburn đã kiểm tra 10 bệnh nhân ung thư, vốn được chọn áp dụng chương trình thay đổi lối sống, và so sánh họ với 25 bệnh nhân không được giới thiệu phương pháp này.
Tất cả đều ở thời kỳ mới phát ung thư, vốn được xem là không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Theo chương trình, bệnh nhân được yêu cầu theo đuổi chế độ ăn giàu thực phẩm nguyên hạt, trái cây, rau quả, hạt chưa xử lý và giữ chất béo ở mức 10% so với tổng lượng calorie hấp thu. Để dễ so sánh, người Mỹ trung bình hấp thu hơn 1/3 số calorie dưới dạng chất béo.
Trong 3 tháng đầu tiên, nhóm người tình nguyện được ăn theo chế độ đó, kèm theo tập luyện thể chất, đi bộ ít nhất 30 phút/ngày, 6 ngày/tuần, duỗi cơ theo kiểu yoga, tập các kỹ thuật thư giãn, thả lỏng, và tham gia lớp trị liệu giảm căng thẳng hằng tuần.
Kết quả cho thấy lượng telomerase, tức enzyme ảnh hưởng đến telomere, cũng như chịu trách nhiệm hoạt động của gien, tăng đến 30% trong vòng 3 tháng. “Sự thể hiện của 500 gien thay đổi theo hướng tốt”, theo Giáo sư Ornish.
Sau đó 5 năm, nhóm lấy mẫu máu các bệnh nhân một lần nữa. Những người theo sát chương trình đã có telomere dài hơn hẳn, trung bình phải nhỉnh hơn 10% so với ban đầu, trong khi nhóm 25 người không được giới thiệu phương pháp trên bị tình trạng telomere ngắn hơn, trung bình đến 3%.
“Càng thay đổi lối sống theo hướng tích cực bao nhiêu, sức khỏe của họ được cải thiện bấy nhiêu”, Giáo sư Ornish kết luận.
Liệu pháp thay đổi lối sống của ông Ornish đã chứng tỏ khả năng đẩy lùi bệnh tim, tiểu đường và có thể khống chế ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
yahoo tin tức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét