Đoàn Dự ghi chép
I. Hai vợ chồng lừa hàng trăm tỷ đồng, trốn sang tới Mỹ
Hai năm, lừa hàng trăm tỷ đồng
Năm 2009, Hồ Thi Ngọc Nga cùng chồng là Huỳnh Văn Ngà thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sản xuất và Buôn bán sắt thép Thiên Sơn Phú, địa chỉ tại số 134 đường Hoàng Xuân Nhị, quận Tân Phú, Sài Gòn. Do đã âm mưu từ trước nên Nga đứng tên làm giám đốc còn Ngà làm phó giám đốc.
Sau khi thành lập công ty, chỉ trong một thời gian chưa đầy 2 năm (từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2010) cặp “siêu lừa đảo” này đã thực hiện nhiều hợp đồng mua bán sắt thép theo kiểu nhận tiền nhưng không giao hàng, hoặc chia nhỏ các lô hàng trong hợp đồng, giao làm nhiều đợt sau khi đã nhận tiền, rồi ỳ ra, không giao hàng tiếp và tìm cách xù. Cũng có khi cùng một lô hàng nhưng Nga và Ngà bán cho nhiều nơi, nhận tiền cọc của nhiều khách hàng khác nhau mà không giao hàng (chiêu trò này rất thường xảy ra ở trong nước, nhất là về địa ốc, cùng một căn nhà, họ bán cho nhiều người, nhận tiền xong bỏ trốn). Chỉ riêng trò này cặp siêu lừa đã chiếm đoạt được trên 100 tỉ đồng, tức khoảng 5 triệu Mỹ kim, của nhiều người ở Quận 2, Quận 3, Bình Tân, Phú Nhuận, Thủ Đức, kể cả ở tỉnh Bình Dương.
Ngoài chuyện lừa đảo trong việc bán hàng, cặp bài trùng còn lấy danh nghĩa công ty, lợi dụng lòng tin của nhiều người để vay mượn “có thế chấp” nhưng bằng giấy tờ dỏm rồi chiếm đoạt luôn số tiền hàng chục tỉ đồng của những người đó hoặc các doanh nghiệp.
Dường như số tiền hàng trăm tỉ đồng vẫn chưa thỏa mãn lòng tham của cặp vợ chồng nói trên, nên Huỳnh Văn Ngà đã lợi dụng danh nghĩa là em ruột của vợ ông tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại Sài Gòn để đi lừa đảo các ngân hàng khác. Trong vòng 2 tháng, chỉ với xưởng sắt thép tại Hóc Môn rộng chưa đầy 3,000m2, Ngà đã dụ được 4 ngân hàng cho vay “có thế chấp” bằng số sắt thép hiện có trong xưởng, mỗi ngân hàng hàng chục tỷ đồng. Sau khi đã nhận được tiền, cặp siêu lừa này cho nhân viên rút số sắt thép đã thế chấp đó đem bán rồi thay vào đấy bằng số sắt thép kém chất lượng.
Điều khôi hài là đến khi thanh lý hợp đồng cho vay nợ, các ngân hàng cử nhân viên đến đòi thì mới biết là cả văn phòng lẫn nhà và xưởng của Công ty Thiên Sơn Phú ở Hóc Môn đã bị các chủ nợ khác phong tỏa và vợ chồng giám đốc, phó giám đốc Hồ Thị Ngọc Nga – Huỳnh Văn Ngà cùng 4 đứa con đã định cư an toàn ở Mỹ.
Điều khôi hài là đến khi thanh lý hợp đồng cho vay nợ, các ngân hàng cử nhân viên đến đòi thì mới biết là cả văn phòng lẫn nhà và xưởng của Công ty Thiên Sơn Phú ở Hóc Môn đã bị các chủ nợ khác phong tỏa và vợ chồng giám đốc, phó giám đốc Hồ Thị Ngọc Nga – Huỳnh Văn Ngà cùng 4 đứa con đã định cư an toàn ở Mỹ.
Kế hoạch đào tẩu Trong thời gian thực hiện các phi vụ lừa đảo, cặp siêu lừa nói trên đã tính sẵn nước bài chuồn sang Mỹ. Đầu tiên, Nga và Ngà lần lượt làm thủ tục cho 4 đứa con xuất ngoại dưới hình thức du học tự túc. Chúng ta nên hiểu rằng khi bố mẹ có hàng chục triệu Mỹ kim trong tay thì con cái xin đi du học tự túc không phải chuyện khó, nhất là sang đấy lại học tại các trường không có tiếng tăm gì lắm đang… cần người học, họ làm giấy tờ cho mình một cách hết sức nhiệt tình. Bởi vậy, hiện nay nếu tính theo dân số 90 triệu người (đây là con số chính thức do nhà nước Việt Nam mới công bố đầu tháng 11/2013) thì số lượng học sinh sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ cao nhất thế giới, và đông nhất là số học sinh sinh viên Việt Nam đi du học từ ngoài Bắc.
Sau khi các con đã đi du học, Nga và Ngà tiến tới bước thứ hai là ly hôn giả. Không ai hiểu bằng cách nào mà họ có được giấy quyết định ly hôn do Tòa án Nhân dân huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre cấp ngày 4/3/2010, do thẩm phán Nguyễn Văn Kiều ký tên. Quyết định này nêu rõ: “Bà Hồ Thị Ngọc Nga và ông Huỳnh Văn Ngà thuận tình ly hôn. Về 4 người con chung, ông Huỳnh Văn Ngà được trực tiếp nuôi dưỡng người con út theo sự đồng ý của bà Nga, còn 3 người con lớn thì đã trưởng thành nên tự quyết định được cuộc sống, không cần theo mẹ mà cũng không cần theo cha”. Nuôi cái gì, họ đang ở bên Mỹ chứ có ở Việt Nam đâu mà nuôi. Thẩm phán tức chánh án tòa án huyện Mỏ Cày Nam tên Nguyễn Văn Kiều ký mò, không gặp để hỏi ý kiến 4 người con của cặp vợ chồng Nga – Ngà cũng ký!
Với giấy quyết định ly hôn nói trên, ngày 20/8/2010, Huỳnh Văn Ngà đã ung dung rời khỏi Việt Nam sang Mỹ theo diện du lịch. Tới Mỹ, ngày 17/12/2010, tức chỉ 2 tháng sau, Ngà sử dụng giấy quyết định ly hôn đã mang theo để “kết hôn giả” với một cô gái người Việt có quốc tịch Mỹ tên Trần Thị TT, địa chỉ tại số 6446 đường Edenfield, Lithonia, tiểu bang Georgia, và sau đó được cấp giấy kết hôn số 197 ngày 21/12/2010. Ở Mỹ, kết hôn với một công dân có quốc tịch Mỹ, chỉ 6 tháng sau, tức ngày 16/6/2011, Ngà được cơ quan lưu trú Hoa Kỳ cấp thẻ xanh và có thể ở lại Mỹ. Thật, “cao thủ” hết chỗ nói, ít người làm được như vậy, chuyện chính là nhờ có tiền. Một ông già 70 tuổi hay lớn hơn nữa, nếu đã sang tới Mỹ, chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn Mỹ kim là có thể kết hôn giả với một “single lady” hoặc một “single mom” già khú đế chẳng ai rớ tới để được quyền ở lại Mỹ chứ không cần phải có tới hàng triệu đô như tay gian hùng siêu đẳng Huỳnh Văn Ngà.
Sau khi chồng và các con đã sang Mỹ trót lọt, cuối tháng 12/2010, đến lượt Hồ Thị Ngọc Nga đi theo đường bộ bằng xe đò qua Campuchia, sau đó Nga quá cảnh sang một nước thứ 3 rồi bay đến Mỹ, thơ thới hân hoan đoàn tụ với chồng con tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Hết sức siêu đẳng!…
Sau khi các con đã đi du học, Nga và Ngà tiến tới bước thứ hai là ly hôn giả. Không ai hiểu bằng cách nào mà họ có được giấy quyết định ly hôn do Tòa án Nhân dân huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre cấp ngày 4/3/2010, do thẩm phán Nguyễn Văn Kiều ký tên. Quyết định này nêu rõ: “Bà Hồ Thị Ngọc Nga và ông Huỳnh Văn Ngà thuận tình ly hôn. Về 4 người con chung, ông Huỳnh Văn Ngà được trực tiếp nuôi dưỡng người con út theo sự đồng ý của bà Nga, còn 3 người con lớn thì đã trưởng thành nên tự quyết định được cuộc sống, không cần theo mẹ mà cũng không cần theo cha”. Nuôi cái gì, họ đang ở bên Mỹ chứ có ở Việt Nam đâu mà nuôi. Thẩm phán tức chánh án tòa án huyện Mỏ Cày Nam tên Nguyễn Văn Kiều ký mò, không gặp để hỏi ý kiến 4 người con của cặp vợ chồng Nga – Ngà cũng ký!
Với giấy quyết định ly hôn nói trên, ngày 20/8/2010, Huỳnh Văn Ngà đã ung dung rời khỏi Việt Nam sang Mỹ theo diện du lịch. Tới Mỹ, ngày 17/12/2010, tức chỉ 2 tháng sau, Ngà sử dụng giấy quyết định ly hôn đã mang theo để “kết hôn giả” với một cô gái người Việt có quốc tịch Mỹ tên Trần Thị TT, địa chỉ tại số 6446 đường Edenfield, Lithonia, tiểu bang Georgia, và sau đó được cấp giấy kết hôn số 197 ngày 21/12/2010. Ở Mỹ, kết hôn với một công dân có quốc tịch Mỹ, chỉ 6 tháng sau, tức ngày 16/6/2011, Ngà được cơ quan lưu trú Hoa Kỳ cấp thẻ xanh và có thể ở lại Mỹ. Thật, “cao thủ” hết chỗ nói, ít người làm được như vậy, chuyện chính là nhờ có tiền. Một ông già 70 tuổi hay lớn hơn nữa, nếu đã sang tới Mỹ, chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn Mỹ kim là có thể kết hôn giả với một “single lady” hoặc một “single mom” già khú đế chẳng ai rớ tới để được quyền ở lại Mỹ chứ không cần phải có tới hàng triệu đô như tay gian hùng siêu đẳng Huỳnh Văn Ngà.
Sau khi chồng và các con đã sang Mỹ trót lọt, cuối tháng 12/2010, đến lượt Hồ Thị Ngọc Nga đi theo đường bộ bằng xe đò qua Campuchia, sau đó Nga quá cảnh sang một nước thứ 3 rồi bay đến Mỹ, thơ thới hân hoan đoàn tụ với chồng con tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Hết sức siêu đẳng!…
Sau khi cặp vợ chồng siêu lừa này cùng các con đã sang Mỹ thì tại Việt Nam, đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Hồ Thị Ngọc Nga và Huỳnh Văn Ngà được gửi tới tấp đến các cơ quan điều tra, những nơi này cộng sơ sơ, thấy số tiền mà cặp siêu lừa này chiếm đoạt lên tới gần hai trăm tỉ đồng (tức cỡ 10 triệu Mỹ kim).
Về quyết định ly hôn số 152.2010/QST-HNGD do ông Nguyễn Văn Kiều ký thì chính ông chánh án TAND huyện Mỏ Cày Nam cho biết rằng trong tháng 3/2010, tòa Mỏ Cày Nam không hề thụ lý một vụ án ly hôn nào liên quan đến Hồ Thị Ngọc Nga và Hỳnh Văn Ngà, cũng như không hề có quyết định ly hôn số 152.2010/QST-HNGD. Ông chánh án này còn khẳng định từ trước đến nay tại TAND huyện Mỏ Cày Nam nói riêng và cả tỉnh Bến Tre nói chung, không hề có thẩm phán nào tên Nguyễn Văn Kiều như đã ký tên trong Quyết định ly hôn của Nga và Ngà.
Công an Sài Gòn quyết định khởi tố vụ án, đồng thời văn phòng Interpol Việt Nam cũng phát lệnh truy nã đỏ số A-2846/5-2011, yêu cầu Interpol và Bộ An ninh Nội địa Mỹ bắt giữ và trục xuất Hồ Thị Ngọc Nga và Huỳnh Văn Ngà về Việt Nam.
Với thông báo của Interpol Việt Nam, cơ quan điều tra Hoa Kỳ ICE-HSI đã xác định được nơi ở của Nga và Ngà tại tiểu bang Georgia và tiến hành các thủ tục bắt giữ Nga và Ngà vào rạng sáng ngày 21/3/2013.
Ngày 9/7/2013, cảnh sát Mỹ đã dẫn độ và bàn giao hai “đại cao thủ lừa đảo” Hồ Thị Ngọc Nga và Huỳnh Văn Ngà cho phía Việt Nam tại Sân bay Tân Sơn Nhất trước sự chứng kiến của đại diện tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn.
Thật, đã trốn sang được tới Mỹ nhưng… chạy trời không khỏi nắng!
Về quyết định ly hôn số 152.2010/QST-HNGD do ông Nguyễn Văn Kiều ký thì chính ông chánh án TAND huyện Mỏ Cày Nam cho biết rằng trong tháng 3/2010, tòa Mỏ Cày Nam không hề thụ lý một vụ án ly hôn nào liên quan đến Hồ Thị Ngọc Nga và Hỳnh Văn Ngà, cũng như không hề có quyết định ly hôn số 152.2010/QST-HNGD. Ông chánh án này còn khẳng định từ trước đến nay tại TAND huyện Mỏ Cày Nam nói riêng và cả tỉnh Bến Tre nói chung, không hề có thẩm phán nào tên Nguyễn Văn Kiều như đã ký tên trong Quyết định ly hôn của Nga và Ngà.
Công an Sài Gòn quyết định khởi tố vụ án, đồng thời văn phòng Interpol Việt Nam cũng phát lệnh truy nã đỏ số A-2846/5-2011, yêu cầu Interpol và Bộ An ninh Nội địa Mỹ bắt giữ và trục xuất Hồ Thị Ngọc Nga và Huỳnh Văn Ngà về Việt Nam.
Với thông báo của Interpol Việt Nam, cơ quan điều tra Hoa Kỳ ICE-HSI đã xác định được nơi ở của Nga và Ngà tại tiểu bang Georgia và tiến hành các thủ tục bắt giữ Nga và Ngà vào rạng sáng ngày 21/3/2013.
Ngày 9/7/2013, cảnh sát Mỹ đã dẫn độ và bàn giao hai “đại cao thủ lừa đảo” Hồ Thị Ngọc Nga và Huỳnh Văn Ngà cho phía Việt Nam tại Sân bay Tân Sơn Nhất trước sự chứng kiến của đại diện tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn.
Thật, đã trốn sang được tới Mỹ nhưng… chạy trời không khỏi nắng!
II. Nhà sư trẻ chôn xác người tình sau sân chùa ở Trà Vinh
Bí mật bao trùm vụ mất tích của một cô gái gần hai tháng qua vừa được khám phá đã gây rúng động dư luận huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Cô gái nạn nhân tên Nguyễn Thị Ngọc Ngân, cư dân huyện Châu Thành, đã bị một tăng sĩ thuộc ngôi chùa Miên Watsamrongek sát hại, chôn xác phía sau sân chùa.
Ông này tên Kim Sô Phia, 24 tuổi, xuất gia từ tám năm nay tại chùa Watsamrongek tọa lạc tại thành phố Trà Vinh, cô gái bị nhà sư trẻ này sát hại. Báo Pháp Luật Việt Nam dẫn phúc trình điều tra của công an tỉnh Trà Vinh nói rằng Ngân có cuộc sống không lấy gì làm may mắn.
Bí mật bao trùm vụ mất tích của một cô gái gần hai tháng qua vừa được khám phá đã gây rúng động dư luận huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Cô gái nạn nhân tên Nguyễn Thị Ngọc Ngân, cư dân huyện Châu Thành, đã bị một tăng sĩ thuộc ngôi chùa Miên Watsamrongek sát hại, chôn xác phía sau sân chùa.
Ông này tên Kim Sô Phia, 24 tuổi, xuất gia từ tám năm nay tại chùa Watsamrongek tọa lạc tại thành phố Trà Vinh, cô gái bị nhà sư trẻ này sát hại. Báo Pháp Luật Việt Nam dẫn phúc trình điều tra của công an tỉnh Trà Vinh nói rằng Ngân có cuộc sống không lấy gì làm may mắn.
Mẹ của cô hiện đang định cư tại Mỹ, còn cha cô thì ở bên Úc, bỏ mặc Ngân cho người em ruột tức chú của Ngân nuôi dưỡng. Cô theo học lớp 12 bổ túc văn hóa ở thị trấn Châu Thành tỉnh Trà Vinh. Còn Kim Sô Phia chào đời trong một gia đình có 5 anh em, bỏ học nửa chừng vì gia cảnh khó khăn. Cả hai gặp nhau ở lớp học bổ túc văn hóa. Cô Ngân phải lòng nhà sư trẻ Kim Sô Phia đẹp trai rồi mù quáng lao vào cuộc tình bi thảm.
Theo nhiều nhân chứng, bạn bè của cả hai người, nhà sư Kim Sô Phia đã lợi dụng cô Ngân để thỏa mãn nhu cầu xác thịt. Cả hai thường xuyên vụng trộm ở chuồng bò, chân đống rơm v.v… vắng vẻ. Sau hai lần nạo thai, cô Ngân đã toan cắt đứt mối tình tội lỗi. Tuy nhiên, Kim Sô Phia không buông tha vì muốn có người chiều chuộng, lo lắng cho mình và nhất là đáp ứng đòi hỏi tình dục của hắn. Các nhân chứng cho rằng Ngân là cô gái lâu nay sống thiếu thốn tình cảm nên không dứt tình được với nhà sư trẻ. Cô sống tằn tiện, để dành tiền bạc cung phụng từ miếng ăn, thức uống cho Kim Sô Phia. Đêm 13/9/2013, cô Ngân đột ngột biến mất. Một người bạn thân nói đã gặp cô lần cuối tại một quán Internet, và rồi cô Ngân quày quả bỏ đi sau một cuộc điện thoại.
Đầu tháng 10/2013, người dân tìm thấy chiếc xe gắn máy, túi xách và chiếc mũ bảo hộ của nạn nhân tại một địa điểm thuộc huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Nhà sư chùa Miên Kim Sô Phia trở thành nghi can số một.
Ngày 17/10/2013, sau nhiều cuộc thẩm vấn, ông này thú nhận mình chính là hung thủ đã giết cô Ngân sau một thời gian dài lén lút quan hệ trai gái. Ông nói đã đẩy cô Ngân xuống sông vào đêm 14 tháng 9 trên một chuyến phà đêm. Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm không có kết quả vì Kim Sô Phia không khai đúng sự thật.
Cuối cùng thì ông cũng phải nhìn nhận đã giết cô Ngân vì cô không chịu phá bỏ cái thai lần thứ ba với ông. Mặt khác, cũng vì cô khám phá ra ông có bạn gái khác, đòi tung chuyện đời tư của ông lên Facebook, vì vậy nên ông đã ra tay sát hại cô.
Kim Sô Phia khai lại chuyện hai người cãi nhau kịch liệt, rồi xô xát xảy ra tại một địa điểm cách chùa Watsamrongek khoảng 50 mét. Cô Ngân bị nhà sư bóp cổ cho đến chết, bỏ vào bao bố rồi chôn ở phía sau sân chùa. Ông này còn đeo vào cổ kẻ xấu số một lá bùa tiếng Miên, nói là để “yểm hồn” với mục địch nếu gia đình có đi gọi hồn thì hồn cũng không hiện lên đươc. Sau đó, hung thủ chạy chiếc xe gắn máy của nạn nhân đến huyện Trà Cú để qua đêm với một cô gái khác.
Chiều 21/10/2013, sau khi khai quật hố chôn để nhận dạng thi thể của cô Ngân, kết luận của pháp y nói rằng nạn nhân chết vì bị bóp cổ làm nghẹt đường hô hấp. Thân thể của cô Ngân còn mang nhiều vết bầm tím, bị lọi xương cổ tay, bể xương gò má, lòi mắt ra ngoài và cổ vẫn còn đeo lá bùa “yểm hồn” bằng tiếng Khmer.
Kim Sô Phia đã bị bắt và cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp diễn.
III. Và đây là một câu chuyện tốt
Thưa quý bạn, nếu cứ kể những chuyện lừa đảo, chuyện cướp bóc hay chuyện ngay cả một nhà sư cũng có nhân tình nhân ngãi và ra tay giết người, thì quý bạn sẽ chán và tự hỏi chẳng lẽ ở trong nước không có chuyện gì tốt hay sao? Không, tôi xin thưa cũng có đấy quý bạn ạ, bất cứ một xã hội nào cũng có người tốt người xấu, kẻ hay kẻ dở. Ngày trước, ông Mạnh Tử nói rằng: “Nhân chi sơ tính bản thiện” – con người sinh ra, khởi đầu bản tính vốn tốt, sau đó lớn lên, do ảnh hưởng của cuộc sống, của xã hội, bị tiêm nhiễm, nên từ đó có kẻ tốt người xấu. Nhà triết học Hi Lạp Platon cũng cùng ý kiến với quan điểm này. Trong khi đó, ông Tuân Tử lại chủ trương trái ngược: “Nhân chi sơ tính bản ác” – con người sinh ra bản tính vốn ác, sau đó nếu chịu ảnh hưởng tốt của xã hội thì hóa người tốt, nếu chịu ảnh hưởng xấu của xã hội thì hóa người xấu. Cũng có người cho rằng con người sinh ra vốn “phi thiện phi ác” – không tốt không xấu – sau đó mới hóa người tốt hay người xấu do chịu ảnh hưởng của xã hội. Theo thiển kiến của tôi, cả ba quan điểm nói trên đều hơi cực đoan, vì đã lấy cái tốt hay cái xấu của các cá nhân mà gộp chung cho cả tập thể loài người. Như chúng ta đã biết, ngay trong những xã hội xấu xa nhất thì vẫn có được một số người tốt chứ không phải tất cả đều hoàn toàn xấu 100%. Như vậy, tốt hay xấu, thiện hay ác là tùy bản tính của từng con người, không thể nói chung cho cả loài người được. Bây giờ tôi xin kể hầu quý bạn về một cặp vợ chồng rất tốt, rất nhân đức, họ sống ngay ở Bình Dương cách Sài Gòn khoảng 30 cây số chứ chẳng phải ở đâu xa nhưng câu chuyện về họ được mọi người coi là…
Thưa quý bạn, nếu cứ kể những chuyện lừa đảo, chuyện cướp bóc hay chuyện ngay cả một nhà sư cũng có nhân tình nhân ngãi và ra tay giết người, thì quý bạn sẽ chán và tự hỏi chẳng lẽ ở trong nước không có chuyện gì tốt hay sao? Không, tôi xin thưa cũng có đấy quý bạn ạ, bất cứ một xã hội nào cũng có người tốt người xấu, kẻ hay kẻ dở. Ngày trước, ông Mạnh Tử nói rằng: “Nhân chi sơ tính bản thiện” – con người sinh ra, khởi đầu bản tính vốn tốt, sau đó lớn lên, do ảnh hưởng của cuộc sống, của xã hội, bị tiêm nhiễm, nên từ đó có kẻ tốt người xấu. Nhà triết học Hi Lạp Platon cũng cùng ý kiến với quan điểm này. Trong khi đó, ông Tuân Tử lại chủ trương trái ngược: “Nhân chi sơ tính bản ác” – con người sinh ra bản tính vốn ác, sau đó nếu chịu ảnh hưởng tốt của xã hội thì hóa người tốt, nếu chịu ảnh hưởng xấu của xã hội thì hóa người xấu. Cũng có người cho rằng con người sinh ra vốn “phi thiện phi ác” – không tốt không xấu – sau đó mới hóa người tốt hay người xấu do chịu ảnh hưởng của xã hội. Theo thiển kiến của tôi, cả ba quan điểm nói trên đều hơi cực đoan, vì đã lấy cái tốt hay cái xấu của các cá nhân mà gộp chung cho cả tập thể loài người. Như chúng ta đã biết, ngay trong những xã hội xấu xa nhất thì vẫn có được một số người tốt chứ không phải tất cả đều hoàn toàn xấu 100%. Như vậy, tốt hay xấu, thiện hay ác là tùy bản tính của từng con người, không thể nói chung cho cả loài người được. Bây giờ tôi xin kể hầu quý bạn về một cặp vợ chồng rất tốt, rất nhân đức, họ sống ngay ở Bình Dương cách Sài Gòn khoảng 30 cây số chứ chẳng phải ở đâu xa nhưng câu chuyện về họ được mọi người coi là…
…Có một cặp vợ chồng suốt đời làm lụng vất vả, dành dụm được một số tiền, mua đất trong thị xã Thủ Dầu Một (bây giờ gọi là thành phố), xây khách sạn để kinh doanh. Nhưng thật bất ngờ, sau gần 11 năm kinh doanh, bỗng dưng họ chuyển cả 46 căn phòng đầy đủ tiện nghi, sang trọng này cho người nghèo, người già neo đơn, người lang thang không có chỗ ở v.v… được tạm trú giống hệt như các khách hàng – đã hoàn toàn miễn phí mà lại còn được ăn uống nữa.
Câu chuyện tưởng như hoang đường trên đây diễn ra tại khách sạn Ngọc Quý, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hiệp An, thành phốThủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Số tiền mà cặp vợ chồng này bỏ ra mua và xây dựng khách sạn năm 2002 ước tính lên đến gần 2 tỷ đồng, tương đương với 180 cây vàng lúc đó.
Thấy người ta ngủ ngoài đường sao mình nỡ cho thuêTừ ngoài đường Nguyễn Chí Thanh rẽ vào một con hẻm khá lớn chừng hơn một trăm mét là thấy tấm biển của khách sạn Ngọc Quý. Hỏi dân chúng ở đây, người ta cho biết đó là khu phố “thiên đường” của việc kinh doanh khách sạn (giống như khu Phạm Ngũ Lão – Đề Thám, Quận 1, Sài Gòn, tấp nập Tây ba lô) bởi nó chỉ cách khu du lịch Đại Nam rất nổi tiếng chừng vài trăm mét. Vì thế, cả khu phố có tới mấy chục khách sạn và nhà nghỉ để phục vụ du khách cùng những người có nhu cầu.
Khách sạn Ngọc Quý khá hoành tráng với 3 tòa nhà hai tầng liền kề nhau thành hình chữ U, có một sân rộng ở giữa, tất cả đều được thiết kế và xây dựng rất bài bản, thẩm mỹ.
Khách sạn Ngọc Quý khá hoành tráng với 3 tòa nhà hai tầng liền kề nhau thành hình chữ U, có một sân rộng ở giữa, tất cả đều được thiết kế và xây dựng rất bài bản, thẩm mỹ.
Cô Nguyễn Thị Diễm Lệ, con gái của ông bà chủ khách sạn, cho biết khách sạn này do cha mẹ cô là ông Nguyễn Quang Sức và bà Đỗ Thị Quý xây dựng cách đây khoảng 11 năm, trên diện tích đất gần 1,000 mét vuông để kinh doanh. Có ngày khách sạn đón tới mấy chục khách, thu nhập cả mấy triệu đồng.
Công việc đang diễn ra tốt đẹp thì đùng một cái, ông Sức và bà Quý quyết định không kinh doanh khách sạn nữa mà xin chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích từ khách sạn thành ngôi nhà bảo trợ xã hội.
Công việc đang diễn ra tốt đẹp thì đùng một cái, ông Sức và bà Quý quyết định không kinh doanh khách sạn nữa mà xin chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích từ khách sạn thành ngôi nhà bảo trợ xã hội.
Ông Sức năm nay 69 tuổi, quê gốc ở huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre nhưng từ nhỏ đã lên Chợ Lớn kiếm sống. Ông tâm sự, hồi trẻ ông khổ cực lắm, làm đủ thứ nghề kể cả làm thuê làm mướn.
(: Ông bà chủ Khách sạn Ngọc Quý)
Sau một thời gian làm lụng, chắt chiu, hai vợ chồng gom hết vốn liếng mua đất ở phường Hiệp An để cất khách sạn. Một đêm, ông bà gặp hai mẹ con chẳng biết từ đâu tới, ngồi nép bên cánh cổng khách sạn vì trời mưa khá lớn.
Sau một thời gian làm lụng, chắt chiu, hai vợ chồng gom hết vốn liếng mua đất ở phường Hiệp An để cất khách sạn. Một đêm, ông bà gặp hai mẹ con chẳng biết từ đâu tới, ngồi nép bên cánh cổng khách sạn vì trời mưa khá lớn.
Thấy thương tình, ông bà mời vào, dành cho họ một phòng nhưng hai mẹ con rụt rè không dám ở vì không có tiền. Cám cảnh, ông bà hứa không lấy tiền để hai mẹ con vào ở. Sau đó ông bà được biết chị cũng quê tại miền Tây giống như mình nhưng lấy chồng xong, hai vợ chồng lên Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) làm công nhân cao su. Đến lúc ấy chị mới biết là chồng nghiện hút. Rồi chị sinh đứa con gái đầu lòng, hoàn cảnh gia đình càng khó khăn hơn. Thiếu thuốc hút, người chồng suốt ngày đánh đập vợ, chịu không nổi chị phải đem con trốn đi.
Chị dắt con lên Thủ Dầu Một. Trong lúc cù bơ cù bất ở bến xe, chị gặp một người đàn ông chạy xe ôm. Anh ta cho hai mẹ con ở nhờ trong căn nhà thuê nhỏ xíu giống như túp lều của anh ta ở ngoài ngoại ô, mua cơm cho ăn đàng hoàng rồi ban đêm bất ngờ lấy trộm hết số tiền ít ỏi chị đã dành dụm để nuôi con và bỏ đi mất.
Tay trắng ở nơi xa lạ, chị không biết sống bằng cách nào nên dắt con lang thang đi ăn xin. Ban đêm, hai mẹ con cứ gặp vỉa hè, lề đường nào thì ngủ tạm.
Từ câu chuyện ấy, ông Sức và bà Quý thấy quá thương cảm nên cho mẹ con chị ở lại khách sạn luôn. Tiếng lành đồn xa, thỉnh thoảng lại có người lang thang, người vô gia cư tìm đến khách sạn, rụt rè hỏi thăm rồi xin ở… miễn phí.
Cuối cùng, sau gần một năm, do lượng người nghèo tìm đến ngày một đông, sau nhiều ngày đêm bàn tính, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh nữa mà dùng khách sạn để dành riêng cho người nghèo ở miễn phí. Từ đó, Khách sạn Ngọc Quý trở thành Cơ sở Bảo trợ Xã hội Từ thiện Ngọc Quý, thắp lên ngọn lửa dù nhỏ nhưng vô cùng ấm áp…
Rớt nước mắt vì quá hạnh phúc
Mặc dầu chỉ mới mở cửa đón các khách hàng “đặc biệt” chừng một năm nay, nhưng Cơ sở Ngọc Quý đã cưu mang vô số những mảnh đời bất hạnh. Có những người đến rồi đi theo kiểu tạm trú trong một thời gian ngắn để vượt qua giai đoạn khó khăn, có những người ở lại luôn nơi đây vì không còn chỗ ở nào khác. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, theo chị Diễm Lệ, họ cũng được đối xử như các “thượng đế” thực sự. Họ được bố trí ở các phòng có giường, nệm, tivi, quạt hay máy lạnh tùy theo sở thích.
Chị Phạm Thị Nga, 41 tuổi, bị dị tật ở chân, không làm được việc nặng, cho biết cách đây mấy năm, chị cùng cô con gái rời quê ở Tánh Linh (thuộc tỉnh Bình Thuận) lưu lạc vào Bình Dương kiếm sống. Con gái chị ban ngày làm công nhân, tối về phụ mẹ làm thêm nghề may, hai mẹ con cũng đủ sống qua ngày, nhưng sau tết chẳng may con gái chị bị lừa đưa sang Trung Quốc làm vợ lẽ cho người ta.
Chị Phạm Thị Nga, 41 tuổi, bị dị tật ở chân, không làm được việc nặng, cho biết cách đây mấy năm, chị cùng cô con gái rời quê ở Tánh Linh (thuộc tỉnh Bình Thuận) lưu lạc vào Bình Dương kiếm sống. Con gái chị ban ngày làm công nhân, tối về phụ mẹ làm thêm nghề may, hai mẹ con cũng đủ sống qua ngày, nhưng sau tết chẳng may con gái chị bị lừa đưa sang Trung Quốc làm vợ lẽ cho người ta.
Cách đây mấy tháng, đứa con gái may mắn liên lạc được với mẹ nhưng không cách nào về Việt Nam được. Một mình chị, sau khi khóc hết nước mắt vì thương con, tưởng đã cùng đường thì nghe người ta nói Khách sạn Ngọc Quý cưu mang người nghèo. Chị tới nơi, thấy khách sạn sang trọng quá, không dám vào nên định bỏ đi. Thấy chị ngập ngừng ở cổng, có người ra bảo chị cứ vào, xin với bà Quý cho nương tựa và chị ở cho đến bây giờ để chờ con về đoàn tụ.
Theo cô Diễm Lệ, Cơ sở Ngọc Quý hiện nay là nơi lưu trú của hơn 30 người, trong đó một nửa là trẻ em lang thang. Các cháu ở trong độ từ vài tháng cho tới 12 – 13 tuổi, bị cha mẹ bỏ rơi hoặc bị thất lạc người thân. Các cháu nhỏ được chăm sóc như trong một cô nhi viện còn các cháu lớn được nuôi ăn uống và được đi học. Số còn lại hầu hết là người già neo đơn không nơi nương tựa. Các cụ đến đây từ bệnh viện, từ các góc đường, gầm cầu hay qua lời giới thiệu của dân trong vùng.
Theo ông Sức, thời gian qua, để duy trì hoạt động của cơ sở và để có lương thực, thực phẩm nuôi sống bấy nhiêu “khách hàng”, ngoài nguồn thực phẩm hai vợ chồng phải bỏ tiền ra mua, số còn lại là do các nhà hảo tâm đem tới làm từ thiện.
Ông Sức nói, nếu ông bà còn mạnh khỏe được ngày nào thì sẽ không để cho bất cứ ai đến nương tựa tại cơ sở bị đói khát. Ông mạnh dạn tuyên bố: “Vợ chồng tôi nguyện phục vụ tất cả bà con nghèo khó đến nương nhờ ở đây theo tiêu chuẩn của một… khách sạn!”.
Ông Sức còn cho biết, cách đây 4 năm có người đã trả ông 12 tỷ đồng (tương đương với 345 cây vàng theo giá hiện nay) để mua khu khách sạn này nhưng vợ chồng ông không bán. Ông nói, số tiền đó tuy lớn thật nhưng ông nghĩ nếu bán nó đi thì lấy chỗ đâu để giúp những người cơ nhỡ. Tấm lòng của ông bà thật đáng quý trong thời buổi này.
Đoàn Dự ghi chép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét