Phuong Dang Bich
Hồi còn bao cấp, một lần tôi đến nhà bà chị họ,
thấy cái bồn rửa bát của nhà bà ấy sâu quá, tôi nhận xét thì bà ấy nghiêm mặt:
- Đúng là hơi sâu, nhưng trót xây rồi. Ở đây chỉ được khen, không được chê!
Tôi ngạc nhiên:
- Xấu chê, đẹp khen là chuyện đương nhiên. Làm gì có chuyện chỉ được khen mà không được chê? Thế em làm dở, chị có chê không? Học sinh của chị học dốt, lại lười, chị có chê không?
Chuyện trong gia đình hay ngoài xã hội cũng vậy, nguyên lý là xấu chê, đẹp khen! Cho dù đó là ông thủ tướng, hay ông chủ tịch nước cũng không ngoại lệ.
Nhưng chuyện xấu hay đẹp chỉ là hình thức bên ngoài. Còn việc làm xấu thì bản chất nó lại hoàn toàn khác. Việc làm xấu của một cá nhân không chỉ làm tổn hại cả đến người khác mà là đến cả xã hội nói chung. Vì vậy, việc làm xấu đương nhiên phải bị tố cáo và ngăn chặn.
Ví dụ tham nhũng cũng là một việc làm xấu. Thậm chí giờ đây nó được coi là một quốc nạn. Từ ông chủ tịch nước đến ông tổng bí thư cũng phải công nhận điều đó. Nhưng ông chủ tịch quốc hội lại hồn nhiên bảo: “... đút lót, tiêu cực...có bắt, có xử được mấy đâu?”. Không biết việc chống tham nhũng và xử tham nhũng là nhiệm vụ của ai đây? Và nếu tham nhũng đã được coi là quốc nạn, mà tổ chức,cá nhân có nhiệm vụ nhưng không bắt được, xử được là không hoàn thành nhiệm vụ chứ còn gì. (hình như cơ quan nào cũng có ban phòng chống tham nhũng thì phải)
Đấy là chính các ông thừa nhận, chứ dân chúng thì khổ từ lâu lắm rồi. Kêu mãi rồi nhưng không có tác dụng. Trước đây và bây giờ cũng thế, đài, báo, truyền hình vẫn độc quyền về truyền thông. Không hề có bất cứ một diễn đàn nào để người dân đối thoại. Nếu chỉ nghe đài, báo và truyền hình thì coi như bạn đã bị điếc một tai.
Từ khi có internet, biết vào các trang ngoài các trang mạng của nhà nước, tôi mới vỡ lẽ ra bấy lâu nay mình bị mù! Mù thông tin.
Chả mù sao được khi đến giữa năm 2011 tôi mới biết có “Hải chiến” Trường Sa, mới biết Hoàng Sa đã mất (ngày trước vẫn còn say sưa hát: đây Hoàng Sa, kia Trường Sa, ngàn bão tố phong ba, vẫn vượt qua, vượt qua...), mới biết chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979 còn kéo dài đến tận năm 1988, mới biết Ải Nam Quan không còn, mới biết thác Bản Giốc còn non nửa, mới biết lùm xùm quanh dự án Bauxite v.v...
Đương nhiên nhà cầm quyền không thích điều này. Họ tìm mọi cách hạn chế để người dân biết được thông tin. Khi dư luận phát hiện và lên tiếng tố cáo, vạch trần những cái xấu trong xã hội thì thường bị gán tội lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền, kích động chống đối chính quyền. Biểu tình thì bảo gây rối. Người dân thực sự không còn chỗ nào để bày tỏ chính kiến. Lên mạng bày tỏ công khai thì bảo lợi dụng tự do ngôn luận... Nghĩa là đối với nhà cầm quyền này, người dân chỉ được phép tuyền truyền, ca ngợi chế độ mà không được phép vạch ra cái xấu, giống hệt như bà chị họ tôi vậy.
Đối phó với biểu tình thì nhà cầm quyền áp vào nghị định 38. Đối phó với việc chia sẻ và tìm kiếm, tiếp cận thông tin trên mạng thì ra nghị định 72. Đối phó với việc bày tỏ chính kiến, tố cáo những vấn nạn của xã hội thì tìm cách tròng cái 258 vào cổ kẻ nào không chịu ca ngợi mà chỉ tìm cách vạch vòi...
Tôi lấy ví dụ, nhà nọ có anh chồng gia trưởng, lại vũ phu, chuyên đánh đập vợ con. Vợ con chịu không thấu thì nhờ hàng xóm can thiệp. Nhưng hàng xóm lại bảo chuyện riêng nhà các người, về nhà đóng cửa mà bảo nhau. Tối về anh chồng chốt cửa lại, phang vợ chí chết.
Sau một loạt các vụ bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến, các blogger vì những lý do rất mơ hồ, một số blogger đã soạn ra tuyên bố 258 (nhằm yêu cầu bãi bỏ, hoặc sửa đổi điều 258 của Bộ luật hình sự), thu thập chữ ký trên mạng và gửi cho quốc tế thông qua các sứ quán. Một khi Việt Nam muốn ứng cử vào hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc, thì Việt Nam phải “làm tốt công tác” nhân quyền trước đã, chứ đừng như một bà suốt ngày chửi chồng đánh con, mà lại tham gia vào ban hòa giải khu phố vậy.
Nhân quyền kiểu gì mà không cấm được biểu tình thì cho người đến tận nhà người ta để ngăn cản? Nhân quyền gì mà ép chủ nhà không cho người ta thuê nhà, ép doanh nghiệp đuổi việc? Nhân quyền kiểu gì mà tìm mọi cách ngăn chặn người dân tiếp cận với internet để hòng bị mắt, che tai người dân?
Việc gửi tuyên bố này đến sứ quán các nước đều được họ tiếp nhận một cách trân trọng. Ấy thế mà có vị lại bảo họ khinh bỉ sự thiếu hiểu biết của chúng tôi khi trao bản tuyên bố này cho họ. Nói thế chẳng hóa ra, thái độ của các quan chức ngoại giao đó là giả dối à? Cái này rõ là bụng ta suy ra bụng người. Với những người dân vô danh tiểu tốt như chúng tôi, mà các sứ quán cử cấp tham tán, thậm chí cả đại sứ ra đón tiếp, điều đó thể hiện sự đánh giá cao chứ đâu có khinh bỉ như các vị nói. Nói thật tôi thấy còn vinh dự chán, so với các ông lãnh đạo cao cấp nhà ta ra nước ngoài, mà không được người ta đóp tiếp theo đúng nghi lễ.
Không chỉ có thế, các vị ấy bảo việc chúng tôi gửi tuyên bố cho quốc tế là một hành động bẩn thỉu, bôi nhọ thể diện quốc gia.
Tôi thì cho rằng, hành động bẩn thỉu và bôi bẩn thể diện quốc gia chỉ có thể là sự tham nhũng của các quan chức chính phủ, là sự cùng khổ của người nghèo, là hình ảnh trẻ em miền núi đu dây qua sông để tới trường, là hình ảnh dân oan vất vưởng trước cửa các cơ quan công quyền, là cảnh giao thông hỗn loạn, kinh tế thụt lùi...Và thế giới văn minh chỉ khinh bỉ những kẻ tham nhũng, làm giàu bằng mồ hôi và nước mắt của chính đồng bào mình.
Thể diện quốc gia không chỉ là thể chế chính trị mà là cả con người của quốc gia đó. Thể chế chính trị của một quốc gia có thể xấu, nhưng không đồng nghĩa với dân tộc đó xấu.
Các vị ấy còn bảo đương nhiên không thể có chuyện cá nhân đến các sứ quán nước ngoài, để thỉnh cầu những việc liên quan đến chuyện quốc gia đại sự.
Thưa các quý vị, công dân không thể làm điều gì phải được quy định rõ ràng bằng luật, chứ không thể theo ý chủ quan của các vị được. Nếu có thứ luật nào cấm đoán người dân quan tâm đến chuyện quốc gia đại sự thì đó là thứ luật phi lý và đáng hổ thẹn.
Xin được trích lại câu của Alejandro Jodorowsky: Birds born in a cage think flying is an illness...
Tương tự, tui nghĩ kẻ chỉ biết tuân thủ thì cho việc phản kháng là đồi bại.
- Đúng là hơi sâu, nhưng trót xây rồi. Ở đây chỉ được khen, không được chê!
Tôi ngạc nhiên:
- Xấu chê, đẹp khen là chuyện đương nhiên. Làm gì có chuyện chỉ được khen mà không được chê? Thế em làm dở, chị có chê không? Học sinh của chị học dốt, lại lười, chị có chê không?
Chuyện trong gia đình hay ngoài xã hội cũng vậy, nguyên lý là xấu chê, đẹp khen! Cho dù đó là ông thủ tướng, hay ông chủ tịch nước cũng không ngoại lệ.
Nhưng chuyện xấu hay đẹp chỉ là hình thức bên ngoài. Còn việc làm xấu thì bản chất nó lại hoàn toàn khác. Việc làm xấu của một cá nhân không chỉ làm tổn hại cả đến người khác mà là đến cả xã hội nói chung. Vì vậy, việc làm xấu đương nhiên phải bị tố cáo và ngăn chặn.
Ví dụ tham nhũng cũng là một việc làm xấu. Thậm chí giờ đây nó được coi là một quốc nạn. Từ ông chủ tịch nước đến ông tổng bí thư cũng phải công nhận điều đó. Nhưng ông chủ tịch quốc hội lại hồn nhiên bảo: “... đút lót, tiêu cực...có bắt, có xử được mấy đâu?”. Không biết việc chống tham nhũng và xử tham nhũng là nhiệm vụ của ai đây? Và nếu tham nhũng đã được coi là quốc nạn, mà tổ chức,cá nhân có nhiệm vụ nhưng không bắt được, xử được là không hoàn thành nhiệm vụ chứ còn gì. (hình như cơ quan nào cũng có ban phòng chống tham nhũng thì phải)
Đấy là chính các ông thừa nhận, chứ dân chúng thì khổ từ lâu lắm rồi. Kêu mãi rồi nhưng không có tác dụng. Trước đây và bây giờ cũng thế, đài, báo, truyền hình vẫn độc quyền về truyền thông. Không hề có bất cứ một diễn đàn nào để người dân đối thoại. Nếu chỉ nghe đài, báo và truyền hình thì coi như bạn đã bị điếc một tai.
Từ khi có internet, biết vào các trang ngoài các trang mạng của nhà nước, tôi mới vỡ lẽ ra bấy lâu nay mình bị mù! Mù thông tin.
Chả mù sao được khi đến giữa năm 2011 tôi mới biết có “Hải chiến” Trường Sa, mới biết Hoàng Sa đã mất (ngày trước vẫn còn say sưa hát: đây Hoàng Sa, kia Trường Sa, ngàn bão tố phong ba, vẫn vượt qua, vượt qua...), mới biết chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979 còn kéo dài đến tận năm 1988, mới biết Ải Nam Quan không còn, mới biết thác Bản Giốc còn non nửa, mới biết lùm xùm quanh dự án Bauxite v.v...
Đương nhiên nhà cầm quyền không thích điều này. Họ tìm mọi cách hạn chế để người dân biết được thông tin. Khi dư luận phát hiện và lên tiếng tố cáo, vạch trần những cái xấu trong xã hội thì thường bị gán tội lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền, kích động chống đối chính quyền. Biểu tình thì bảo gây rối. Người dân thực sự không còn chỗ nào để bày tỏ chính kiến. Lên mạng bày tỏ công khai thì bảo lợi dụng tự do ngôn luận... Nghĩa là đối với nhà cầm quyền này, người dân chỉ được phép tuyền truyền, ca ngợi chế độ mà không được phép vạch ra cái xấu, giống hệt như bà chị họ tôi vậy.
Đối phó với biểu tình thì nhà cầm quyền áp vào nghị định 38. Đối phó với việc chia sẻ và tìm kiếm, tiếp cận thông tin trên mạng thì ra nghị định 72. Đối phó với việc bày tỏ chính kiến, tố cáo những vấn nạn của xã hội thì tìm cách tròng cái 258 vào cổ kẻ nào không chịu ca ngợi mà chỉ tìm cách vạch vòi...
Tôi lấy ví dụ, nhà nọ có anh chồng gia trưởng, lại vũ phu, chuyên đánh đập vợ con. Vợ con chịu không thấu thì nhờ hàng xóm can thiệp. Nhưng hàng xóm lại bảo chuyện riêng nhà các người, về nhà đóng cửa mà bảo nhau. Tối về anh chồng chốt cửa lại, phang vợ chí chết.
Sau một loạt các vụ bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến, các blogger vì những lý do rất mơ hồ, một số blogger đã soạn ra tuyên bố 258 (nhằm yêu cầu bãi bỏ, hoặc sửa đổi điều 258 của Bộ luật hình sự), thu thập chữ ký trên mạng và gửi cho quốc tế thông qua các sứ quán. Một khi Việt Nam muốn ứng cử vào hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc, thì Việt Nam phải “làm tốt công tác” nhân quyền trước đã, chứ đừng như một bà suốt ngày chửi chồng đánh con, mà lại tham gia vào ban hòa giải khu phố vậy.
Nhân quyền kiểu gì mà không cấm được biểu tình thì cho người đến tận nhà người ta để ngăn cản? Nhân quyền gì mà ép chủ nhà không cho người ta thuê nhà, ép doanh nghiệp đuổi việc? Nhân quyền kiểu gì mà tìm mọi cách ngăn chặn người dân tiếp cận với internet để hòng bị mắt, che tai người dân?
Việc gửi tuyên bố này đến sứ quán các nước đều được họ tiếp nhận một cách trân trọng. Ấy thế mà có vị lại bảo họ khinh bỉ sự thiếu hiểu biết của chúng tôi khi trao bản tuyên bố này cho họ. Nói thế chẳng hóa ra, thái độ của các quan chức ngoại giao đó là giả dối à? Cái này rõ là bụng ta suy ra bụng người. Với những người dân vô danh tiểu tốt như chúng tôi, mà các sứ quán cử cấp tham tán, thậm chí cả đại sứ ra đón tiếp, điều đó thể hiện sự đánh giá cao chứ đâu có khinh bỉ như các vị nói. Nói thật tôi thấy còn vinh dự chán, so với các ông lãnh đạo cao cấp nhà ta ra nước ngoài, mà không được người ta đóp tiếp theo đúng nghi lễ.
Không chỉ có thế, các vị ấy bảo việc chúng tôi gửi tuyên bố cho quốc tế là một hành động bẩn thỉu, bôi nhọ thể diện quốc gia.
Tôi thì cho rằng, hành động bẩn thỉu và bôi bẩn thể diện quốc gia chỉ có thể là sự tham nhũng của các quan chức chính phủ, là sự cùng khổ của người nghèo, là hình ảnh trẻ em miền núi đu dây qua sông để tới trường, là hình ảnh dân oan vất vưởng trước cửa các cơ quan công quyền, là cảnh giao thông hỗn loạn, kinh tế thụt lùi...Và thế giới văn minh chỉ khinh bỉ những kẻ tham nhũng, làm giàu bằng mồ hôi và nước mắt của chính đồng bào mình.
Thể diện quốc gia không chỉ là thể chế chính trị mà là cả con người của quốc gia đó. Thể chế chính trị của một quốc gia có thể xấu, nhưng không đồng nghĩa với dân tộc đó xấu.
Các vị ấy còn bảo đương nhiên không thể có chuyện cá nhân đến các sứ quán nước ngoài, để thỉnh cầu những việc liên quan đến chuyện quốc gia đại sự.
Thưa các quý vị, công dân không thể làm điều gì phải được quy định rõ ràng bằng luật, chứ không thể theo ý chủ quan của các vị được. Nếu có thứ luật nào cấm đoán người dân quan tâm đến chuyện quốc gia đại sự thì đó là thứ luật phi lý và đáng hổ thẹn.
Xin được trích lại câu của Alejandro Jodorowsky: Birds born in a cage think flying is an illness...
Tương tự, tui nghĩ kẻ chỉ biết tuân thủ thì cho việc phản kháng là đồi bại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét