Hình: Kim Philby đứng đầu nhóm gián điệp Cambridge
Chu Nguyễn
Trong năm 2013 xảy ra một vụ gián điệp nổi đình nổi đám, đó là vào tháng 6 Edward Snowden, một cựu nhân viên NSA (National Security Agency), nhìn nhận đã tiết lộ bí mật quốc phòng của Mỹ cho báo chí, sau đó chạy sang Nga xin tỵ nạn.
Vụ Snowden đào ngũ lại làm người ta nhớ tới cách đây 50 năm, vào 1963, một nhân viên mật vụ Anh bỗng nhiên bỏ trốn sang Liên Xô. Từ đó, báo chí phát giác ra không phải chỉ có một mà có tới năm nhân viên tìnnh báo Anh, có liên hệ bạn bè từ thuở còn là sinh viên, đã làm việc cho khối Liên Xô và đánh cắp biết bao nhiêu tài liệu bí mật của Âu Mỹ cung cấp cho lực lượng gián điệp Nga ngày ấy là KGB, vốn bị coi là “đối phương” của Thế giới tự do.
Một trong những tay chủ chốt trong vụ phản bội này là Kim Philby.
Kim Philby là ai?
Kim Philby tên thực là Harold Adrian Russell “kim” Philby sinh năm 1912, từ một gia đình trí thức gốc Anh nhưng ra đời ở Ấn độ. Cái tên “Kim” là một hỗn danh của Philby, mượn từ nhân vật Kim trong tác phẩm của Rudyard Kipling. Cậu bé Kim Philby ngày nhỏ không có gì đặc biệt, hơi nói lắp, đã được đưa về Anh và theo học các trường danh tiếng như Cambridge vào thập niên 1930 và chính ở đây tư tưởng khuynh tả của Kim Philby hình thành.
Ngày ấy, sinh viên các trưởng đại học Âu Mỹ lúc nhàn rỗi, thường bàn bạc về các chủ trương chính trị hiện hành trên thế giới, kẻ theo khuynh hướng tư bản, người lại thích chủ nghĩa quốc gia cực đoan kiểu phát xít và khá nhiều tay khuynh tả thích chủ nghĩa cộng sản. Kim Philby và một số bạn bè tại Cambridge đã ngả sang phe tả. Chính nhóm này sau này trở thành những kẻ phản bội Anh cung cấp tài liệu cho Moscow mà trong lịch sử phản gián người ta gọi là “nhóm năm Cambridge” (Cambridge Five).
“Nhóm năm Cambridge” sau này người ta mới biết, ngoài Kim Philby ra còn có Donald Maclean, Guy Burgess, Anthony Blunt và John Cairncross.
Thực ra tư tưởng khuynh tả trước Đệ nhị thế chiến chỉ là món thời thượng chưa cho là đối nghịch với tư tưởng tự do vì cũng là đồng minh về ý thức hệ chống chủ nghĩa phát xít của Đức, cũng vì thế Kim Philby đã có cơ hội hoạt động tích cực cho các phong trào Cộng sản và dân tộc ở một số nước như Áo, Hung, Tây ban nha… chống lại Đức quốc xã mà không mấy ai quan tâm.
Khi Đức thất trận, mục tiêu chống Berlin không còn ở Thế giới tự do, mà chuyển sang đối kháng Moscow. Giai đoạn này, Moscow nhanh chóng ra tay chiêu dụ những phần tử khuynh tả ở Anh và Kim Philby và bè bạn trong “Nhóm 5 Cambridge” đã chuyển hẳn sang hoạt động cho tình báo Nga là KGB (cơ quan tình báo Liên bang Soviet) và NKVD (cơ quan tình báo chuyên về quốc nội cũng của Moscow thời Stalin).
Họ đã cung cấp khá nhiều tài liệu mật của tình báo Anh, Mỹ cho phía cộng sản vì họ có cơ hội.
Riêng Kim Philby đã từng giữ đứng đầu bộ phận tình báo Anh ở Thổ nhĩ kỳ vào tháng Hai 1947. Bên ngoài, Philby chỉ là đệ nhất bí thư tại tòa lãnh sự Anh ở Istanbul, nhưng bên trong ông ta được coi là trưởng ban điều hành các nhân viên gián điệp của Anh hoạt động trong vùng và liên lạc với an ninh Thổ để nhòm ngó Liên bang Soviet.
MI6, phòng 6 của cơ quan tình báo quân sự Anh (Military Intelligence, Section 6) tín nhiệm Philby. Nên tháng 9 năm 1949, ông ta được biệt phái về Mỹ với chức vụ đệ nhất bí thư tại đại sứ quán Anh ở Mỹ, che đậy chức vụ thực là đại diện tình báo Anh ở Washington. Văn phòng của ông trông coi một số lượng thông tin lớn quan trọng vào bậc nhất liên hệ giữa Washington và London, và là mắt xích thắt chặt sự cộng tác giữa MI6 và CIA trong việc chống Moscow.
Trong khi ấy, hai thành viên của “nhóm 5 Cambridge” là Guy Burgess và Donald Maclean, từng là phóng viên trước khi trở thành điệp viên của MI5 (phòng 5, cơ quan tình báo quân sự Anh) bị phát giác hoạt động cho KGB và sắp sa lưới. Nào ngờ họ trốn thoát sang Nga kịp thời vào 1951. Tình báo Anh tin rằng hai nghi can này đã được kẻ bí mật, tạm gọi là “kẻ thứ ba”, báo trước sắp sa cơ nên bỏ trốn. Kẻ này bị ngờ là Kim Philby.
Trong khi ấy, hai thành viên của “nhóm 5 Cambridge” là Guy Burgess và Donald Maclean, từng là phóng viên trước khi trở thành điệp viên của MI5 (phòng 5, cơ quan tình báo quân sự Anh) bị phát giác hoạt động cho KGB và sắp sa lưới. Nào ngờ họ trốn thoát sang Nga kịp thời vào 1951. Tình báo Anh tin rằng hai nghi can này đã được kẻ bí mật, tạm gọi là “kẻ thứ ba”, báo trước sắp sa cơ nên bỏ trốn. Kẻ này bị ngờ là Kim Philby.
Trong gia đoạn này, Kim Philby đã lộ ra nhiều hanh vi khả nghi và có người nghi ngờ rằng Kim Philby đã trở thành gián điệp ba mang (triple agent) (vừa làm việc cho MI6, vừa làm việc cho KGB và CIA).
Philby bó buộc phải rời MI6, và trước lời tố cáo ông ta là kẻ cung cấp tài liệu cho Moscow, và là “kẻ thứ ba” giúp Burgess và Maclean đào tẩu, ông ta đã cực lực phản đối nhưng xem ra hoài nghi vẫn còn. Rời cơ quan phản gián Anh và quay sang làm báo và ở Beirut (Lebanon) nhưng vẫn giao thiệp với bạn bè ở MI6.
Tháng 10, 1955, Ngoại trưởng Anh là Harold Macmillan, bạch hóa tội danh cho Philby, khi tuyên bố với Hạ viện Anh rằng: “Tôi không tin có lúc nào đó, ông Philby phản bội lại tổ quốc chúng ta, và ngờ rằng ông ta là kẻ thứ ba trong nhóm tình nghi nếu sự thực có kẻ thứ ba.”
Tháng 10, 1955, Ngoại trưởng Anh là Harold Macmillan, bạch hóa tội danh cho Philby, khi tuyên bố với Hạ viện Anh rằng: “Tôi không tin có lúc nào đó, ông Philby phản bội lại tổ quốc chúng ta, và ngờ rằng ông ta là kẻ thứ ba trong nhóm tình nghi nếu sự thực có kẻ thứ ba.”
Tháng 11, 1955, trong một cuộc họp báo Philby bình tĩnh chối phắt một cách trôi chảy rằng: “Tôi chẳng bao giờ là người cộng sản.”
Thế nên bạn bè của Philby ở MI6 bắt đầu tìm việc cho ông với tư cách là phóng viên ở Beirut, và thậm chí còn tuyển lại ông làm điệp viên bí mật cho một vài vụ.
Ngày ấy, Beirut là thành phố tràn ngập gián điệp sau khủng hoảng Suez năm 1956, và cũng không lâu Philby trở lại thành điệp viên phản gián.
Hội hè và uống rượu là hoạt động khá thường xuyên trong cuộc đời Philby. Dù là thu thập tin tức cho ban biên tập hay cho tin tình báo, hình như ông bao giờ cũng phải loanh quanh quán rượu nào đó.
Quán bar yêu thích nhất của ông – Joes’Bar – chỉ cách sứ quán Anh hồi đó vài chục mét. Thời mà Bộ Ngoại giao còn chu cấp một khoản đặc biệt cho nhân viên để thuê thêm nhà trên đồi tránh nóng buổi chiều.
Trước giờ ăn trưa, các nhà ngoại giao bắt đầu rời sứ quán để “uống vài ngụm” ở Joe’s Bar trước khi lên đồi.
Philby luôn ngồi ở bàn sâu bên trong, thường là chẳng nói gì vì rượu, nhưng nghe trọn mọi lời buôn chuyện.
Năm 1960, một trong những bạn ở MI6 của ông, Nicholas Elliott, được cử tới Beirut làm trạm trưởng.
Elliott từng là học sinh trường Eton (một trong những trường danh tiếng của Anh, dành cho nam sinh) là người dễ tính và ham chuyện trò và có ý nghĩ tốt về Philby và cho rằng Philby là người đáng tin về mặt thông tin.
Trong vài năm, Kim Philby dường như trở lại phong độ cũ, người ta quên đi những đồn đoán về sự phản bội xưa kia của ông.
Nhưng ở London, sóng gió bắt đầu nổi lên. Sự việc bắt đầu từ một cuộc hội thoại tình cờ ở Tel Aviv.
Một nguồn đáng tin cậy hé lộ rằng Philby từng tới gặp một cô gái để đề nghị làm gián điệp cho Nga. Tin này được lan truyền trong nhóm đứng đầu MI5 và MI6, và họ kết luận giờ là lúc có đủ chứng cớ để yêu cầu ông phải nhận tội.
Nhưng thay vì gửi một thẩm vấn viên chuyên nghiệp của MI5, tới phút cuối họ quyết định giao cho bạn lâu năm của Philby là Nicholas Elliott giải quyết.
Cuộc đối chất xảy ra vào giữa tháng 1/1963. Vài ngày sau đó, hôm 23/01, Kim Philby biến mất.
Nhưng thay vì gửi một thẩm vấn viên chuyên nghiệp của MI5, tới phút cuối họ quyết định giao cho bạn lâu năm của Philby là Nicholas Elliott giải quyết.
Cuộc đối chất xảy ra vào giữa tháng 1/1963. Vài ngày sau đó, hôm 23/01, Kim Philby biến mất.
Một nguồn tin cho biết, một đêm bão tố tháng Giêng năm 1963, Kim Philby không tới dự bữa tiệc tối ở Beirut như đã hẹn mà lên chuyến chuyên cơ tới Lên Xô.
Khi có tin ông đã ở Moscow, “các nguồn tin” nhanh chóng tung ra rằng trước khi bỏ trốn ông đã nhận tội bằng cả lời và văn bản, dù cho việc ông ta không bị bắt khiến cho những tài liệu này trở nên kém quan trọng hơn.
Thế nhưng thời gian trôi qua, các nhà báo và sử gia lại đào lên được một câu chuyện khác. Đúng là có đối chất, nhưng phần âm thanh thu lời thú tội đã bị tiếng ồn đường phố lấp đi cả. Và bản viết lời thú tội cũng chẳng có giá trị gì nhiều.
Có một nhà báo chuyên viên về an ninh Anh quốc cho rằng người báo trước cho Philby biết tin sắp lâm nguy có thể là Anthony Blunt, sau này bị lộ ra là kẻ phản bội.
Anthony Blunt từng là cố vấn nghệ thuật cho nữ hoàng Anh, nhưng mất danh hiệu hiệp sĩ do bị lộ là gián điệp năm 1979. Có phải chính ông đã báo trước cho Philby bỏ trốn?
Lý do nghi ngờ: Tháng 12/1962, Blunt có chuyến đi riêng tới Beirut để thăm bạn, Đại sứ Anh.
Ông nói đến đó để tìm một loài hoa lan xanh. Nhưng chuyên gia hoa lan ở Kew Gardens, London cho biết loài lan này không mọc ở Lebanon, nên ông ta chắc đã nói dối.
Anthony Blunt, nhiều năm sau, thú nhận vai trò của mình sau khi Philby đào ngũ nhưng được miễn xử tội. Bà thủ tướng khi ấy là Magaret Thatcher, vào năm 1979, đã yêu cầu ông phải làm rõ hành vi gián điệp của mình.
Blunt Qua đời năm 1983.
Blunt Qua đời năm 1983.
“Người thứ Năm” trong nhóm 5 Cambridge là ai?
Chưa bao giờ MI5 công nhận là có thành viên thứ năm của nhóm. Đối tượng bị nghi ngờ nhiều nhất là John Cairncross, được cho là đã bí mật thú nhận với MI5 không lâu sau khi Burgess đào ngũ.
Cairncross bị công khai tên tuổi là “Người thứ Năm” của nhóm phản bội vào năm 1990 bởi điệp viên KGB đào ngũ Oleg Gordievsky.
Cairncross qua đời năm 1995.
Câu trả lời chính xác hơn có lẽ nằm trong tập hồ sơ của MI6. Nhưng thậm chí sau 50 năm hồ sơ này vẫn không được công bố. Vì sao? Vì lý do “an ninh quốc gia”.
Những ngày ở tổ quốc mới:
Kim Philby làm việc cho cộng sản từ hồi mới 22 tuổi nhưng cuối đời vỡ mộng thiên đường nơi hạ giới. Ban đầu, khi mới trốn sang Liên xô, Kim Philby được tuyên dương là lập đại công cho liên bang Soviet và được trao tặng quốc tịch Nga. Nhưng đó chỉ là tuyên truyền bước đầu của Moscow vì bản thân Stalin cũng không mặn mà với Kim Philby vì sợ rằng có lúc nào ông chán “thiên đường” cộng sản nên quay về Anh chăng!
Những ngày ở tổ quốc mới:
Kim Philby làm việc cho cộng sản từ hồi mới 22 tuổi nhưng cuối đời vỡ mộng thiên đường nơi hạ giới. Ban đầu, khi mới trốn sang Liên xô, Kim Philby được tuyên dương là lập đại công cho liên bang Soviet và được trao tặng quốc tịch Nga. Nhưng đó chỉ là tuyên truyền bước đầu của Moscow vì bản thân Stalin cũng không mặn mà với Kim Philby vì sợ rằng có lúc nào ông chán “thiên đường” cộng sản nên quay về Anh chăng!
Do đó, thay vì được đón chào như một vị anh hùng, ông bị giam lỏng trong căn hộ ở trung tâm thủ đô Moscow và không được phép tới gần tổ chức ông đã phục vụ trong suốt nhiều năm dù trước đây ông được phong cho danh hão là đại tá KGB!
Sau này, bà vợ thứ tư của Kim Philby là bà Rufina Pukhova, khi giới thiệu cuốn hồi ký về cuộc sống giữa hai người, đã tiết lộ Philby thất vọng trước những gì tìm thấy ở Moscow như “nhân dân vô cùng thống khổ” và chỉ còn biết tự an ủi mình: “Lý tưởng thì đúng nhưng cách thực thi thì sai. Lỗi lầm ở những kẻ cầm quyền”. Từ đó Philby lao vào những cơn say vì buồn vì lý tưởng bị phản bội, vì nhớ nhà và theo Rufina có lần trong thập niên 60 ông đã cắt cổ tay tự tử nhưng được cứu thoát.
Kẻ đào ngũ qua đời vào năm 1988 tại Moscow vì bệnh tim và được an táng ở nghĩa trang Kuntsevo, Moscow theo nghi lễ một anh hùng Soviet và tặng thưởng huân chương cao quý nhất của Moscow thời ấy là Anh hùng liên bang Soviet. Mộ phần được để ở Moscow không xa nấm mộ kẻ đã sát hại Leon Trotsky.
Chu Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét