Người làm nghề ngồi, đứng, cúi lâu, sau 1 giờ cần nghỉ, thay đổi tư thế.
Đĩa đệm, là cái bao tròn, dẹt, đàn hồi, vỏ là lớp sợi bọc một nhân keo nằm giữa các đốt sống. Nó như một thứ giảm xóc để đốt sống vận động.
Nam nữ tùy cơ địa bẩm sinh, bắt đầu từ tuổi 20 - 30 đã chớm có dấu hiệu giảm độ mềm dẻo của lớp sụn vỏ vòng ngoài do ma sát nhiều dễ bị xơ hóa hoặc bị chấn thương do va đập hay cử động trái chiều, lặp lại làm trơ, nhờn, có thể gây rạn nứt, rách vỏ.
Nhân keo bên trong theo thời gian kém dần độ dẻo và có thể thoát vị qua chỗ nứt, rách, chui vào ống tủy, chèn ép rễ thần kinh gây đau, chèn ép tủy đốt cổ gây liệt, tàn phế suốt đời. Chèn ở vùng thắt lưng có thể mắc chứng rối loạn các cơ vòng trong và ngoài ở đầu ra tại bàng quang và giang môn mà đại, tiểu tiện không tự chủ được. Nhiều ca bệnh bị teo tóp chi, sinh hoạt và khả năng lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nam nữ tùy cơ địa bẩm sinh, bắt đầu từ tuổi 20 - 30 đã chớm có dấu hiệu giảm độ mềm dẻo của lớp sụn vỏ vòng ngoài do ma sát nhiều dễ bị xơ hóa hoặc bị chấn thương do va đập hay cử động trái chiều, lặp lại làm trơ, nhờn, có thể gây rạn nứt, rách vỏ.
Nhân keo bên trong theo thời gian kém dần độ dẻo và có thể thoát vị qua chỗ nứt, rách, chui vào ống tủy, chèn ép rễ thần kinh gây đau, chèn ép tủy đốt cổ gây liệt, tàn phế suốt đời. Chèn ở vùng thắt lưng có thể mắc chứng rối loạn các cơ vòng trong và ngoài ở đầu ra tại bàng quang và giang môn mà đại, tiểu tiện không tự chủ được. Nhiều ca bệnh bị teo tóp chi, sinh hoạt và khả năng lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không nên ngồi một chỗ quá 1 giờ để giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm |
Trong y văn có hai khái niệm về cảm giác đau hoặc đau ở vùng lưng. Đau sinh lý và đau bệnh lý. Đau sinh lý là khi xuất hiện cảm giác đau khi nhịn tiểu lâu làm bàng quang căng tức gây khó chịu, hoặc thận kém cũng làm đau lan ra cả thắt lưng.
Đau bệnh lý là do suy yếu công năng cột sống do bẩm sinh, vôi gai, gù vẹo, thoái hóa đốt, hẹp ống sống, trượt đốt… hoặc do mang vác quá nặng, sai tư thế, lặp lại, lâu thành bệnh. Nhiều khi đau khu trú ổn định, vùng lan tỏa nhẹ.
Triệu chứng đĩa đệm thoát vị chung nhất là đau nhức tại đốt sống bị bệnh, tê lan dọc theo xuống mông, chân; đau từ cổ gáy thì ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay... Chụp X quang khó phát hiện thoát vị đĩa đệm, mà chuẩn xác, an toàn hơn phải chụp MRI.
Mức độ bệnh lý nhẹ có thể được bác sĩ kê thuốc giảm đau Paracetamol, giảm đau chống viêm không Steroid như Diclofenac, Meloxicam... nhưng không lạm dụng vì có nhiều tác dụng phụ. Còn phẫu thuật chỉ nghĩ tới khi bệnh quá nặng như liệt chi...
Một số người dùng thuốc bà con dân tộc gồm lá cúc tần, lá màng tang Hòa Bình và muối hạt, giã giập, sao nóng, chườm chỗ đau. Chừng tháng sau khỏi hẳn, tiếp tục tập luyện toàn thân, bệnh không tái phát.
Có người bị đau đốt sống cổ đã dùng xương rồng 3 cạnh cắt gai nướng chín chườm chỗ đau. Phòng ngừa và phục hồi chức năng cột sống bằng cách mỗi ngày ninh nhừ một đuôi lợn và 30 - 40 gam rễ chanh tươi. Kiên trì sử dụng bài thuốc đó cũng mang lại hiệu quả giảm bệnh.
Người làm nghề ngồi, đứng, cúi lâu, sau 1 giờ cần nghỉ, thay đổi tư thế. Thấy đau cần nghỉ ngơi, chườm nóng, tắm nước nóng, tự xoa vuốt vai cổ, lưng những chỗ ngoặt tay ra sau làm được. Sáng dậy tập thói quen xoa bóp toàn thân.
Khi bị đau nhiều, nhờ người xoa vuốt, day ấn dọc sống lưng và hai bên cột sống là Mạnh đốc và hai đường kinh Bàng quang dọc hai bên dày đặc các đại huyệt quan hệ đến ngũ tạng, các đám nối thần kinh, kích hoạt lưu thông khí huyết toàn cơ thể khí công Đông y gọi là Giáp tích Hoa Đà.
Thuật đi giật lùi cũng tốt, bước dài ngắn tùy người, quan trọng là đầu gối thẳng, hai tay vẩy về phía sau hoặc vỗ ngược vào thắt lưng.
Theo Lương y Trịnh Tố Long Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét