Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Tình Dục trong văn chương XHCN

tinduc01511


Nguyễn Mạnh Trinh
Ở nền văn học miền Bắc trước 1975, thời kỳ chiến tranh nên tình yêu nhất là tình dục là một phần rất nhỏ nhoi so với những lời cổ vũ ra trận, so với những hình tượng của những anh hùng của chiến thắng của niềm tin vào ngày mai của tấm lòng ái quốc. Trên thực tế chiến tranh tàn phá tất cả từ đất nước đến con người, tạo những mất mát về vật chất lẫn tinh thần, hủy hoại những tình cảm trong sáng của con người và những nhu cầu tự nhiên như sinh lý, như yêu thương.
Tình yêu, dĩ nhiên không phải chỉ là trong những đời sống chay tịnh thanh khiết mà còn ở trong tình dục của bản năng tự nhiên con người và cả trong những ham muốn về thể xác lẫn tinh thần. Tình dục, đôi khi còn tượng trưng cho sức sống của con người, chữ dâm trong văn học nhiều khi là cấm kỵ với nhiều người nhưng lại có sức tồn tại lâu dài.
Waterfall
Waterfall

a.k.a. Head Rush 

Benefits: The blood will rush to your other head, too. 

Lie back with your head and shoulders on the floor and have her move to the edge of the bed as she straddles you. The blood will rush to your head creating mind-blowing sensations as you climax.

Heat Index:
5 stars
Sau năm 1975, chiến tranh chấm dứt. Cùng với sự đổi mới cũng như thay đổi tư duy, những mảnh đời thường được nhìn ngắm lại và trong cái nền văn học gọi là hiện thực chủ nghĩa ấy, tình dục chẳng còn là một vấn đề úy kỵ nữa mà nhiều khi trở thành những đề tài lôi cuốn sự chú ý của độc giả và những người phê bình văn học.
Giai đoạn đầu, với những tác phẩm như “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Những mảnh đời đen trắng” của Nguyễn Quang Lập, “Bến không chồng” của Dương Hướng… có những cảnh ôm ấp làm tình táo bạo, những tâm hồn thèm khát xác thịt, những suy nghĩ điên đảo, những cuộc giao hoan tưởng như vỡ toang thân thể…

Bảo Ninh viết trong “Nỗi Buồn chiến tranh”: “Suốt đêm, trong nhịp tàu dồn dập lắc lư mặc kệ rằng xung quanh lính tráng đùa cợt trêu chọc hai người thoải mái ôm siết lấy nhau mà ngủ, cùng nhau nói mê, thỉnh thoảng thức dậy càng ôm chặt nhau, thỏa sức hôn hít nhau sống gấp lên với nhau những cây số cuối cùng còn vương lại của tuổi thanh xuân chiến hào… ”

Nguyễn Quang Lập viết trong “Những mảnh đời đen trắng”: “Đại úy Thìn vô cùng sửng sốt mắt trợn ngược lên nhìn vào cái cảnh mà ông không thể tưởng tượng nổi. Hai đứa trẻ hỉ chưa sạch mũi đang trần truồng trước mắt ông. Cái gì thế? cái gì thế? Vú và đùi, mông và mông trắng đầy trên cái giường cưới của vợ chồng ông. Môi đứa này áp vào má đứa kia, bốn cánh tay trần cuốn lấy nhau chặt khư.”
Gift Wrapped
Gift Wrapped

a.k.a. The Horny Mantis 

Benefits: Relaxing position with deeper penetration and increased intimacy. 

Both of you lie on your sides facing one another. She bends and spreads her legs, and angles her vagina toward you. You lift your legs between hers to enter while she wraps her legs around your back.

Now try this: She can use her legs and feet to pull you close during thrusts for deeper penetration.

Heat Index: 2 stars
Tình dục và tình yêu có khác biệt gì với nhau, nhất là trong văn chương? Câu hỏi ấy, đã rất có nhiều người tự vấn. Hai danh từ ấy, khi phân biệt đã có ranh giới khá mong manh. Chỉ cần quá tay một chút, người cầm bút lãng mạn với tình yêu sẽ trở thành người viết dâm thư. Những bảng đỏ cấm vào, trên những ngã đường, nhiều khi không có, nhưng vẫn là cấm địa, bởi những từ ngữ, những hình ảnh kích động một cách thầm kín nhưng đôi khi mãnh liệt… Có nhiều người khi viết truyện về sex đã phải đổi bút danh. Họ không muốn bị búa rìu dư luận khi viết những trang sách mô tả những cơ thể kín đáo cũng như các công việc mà thiên nhiên đã có từ ngàn đời.
Ở Việt Nam, tôi nghĩ ở trong một nước với trình độ dân trí chưa phát triển như thế thì sự cấm kỵ phải dữ dội hơn, nghiêm ngặt hơn. Vậy mà, ngược lại, những điều càng cấm kỵ thì lại càng có sự hấp dẫn của nó.
Thậm chí có những vấn đề được coi như khá phức tạp cũng được đặt thành câu hỏi với những nhà văn nữ trẻ. Bốn nhà văn nữ đã trả lời câu hỏi: “Có ý kiến cho rằng những cuộc hôn nhân không thỏa mãn được cái tôi thường dẫn đến ngoại tình. Chị nghĩ sao?”
Nguyễn Quỳnh Trang, Trang Hạ, Thanh Xuân, Cấn Văn Khánh, nhìn theo cảm quan của mình và khá táo bạo khi phân tích cũng như khi nhận xét. Trả lời câu hỏi thế nào là ngoại tình trong tâm tưởng, các nhà văn nữ tuổi đời còn trẻ này đã tỏ ra nhiều kinh nghiệm trong việc luyến ái. Cách đặt vấn đề cũng như câu trả lời đã cho thấy cái vòng kiêng kỵ đã bị xóa mờ đi…
Văn chương Việt Nam ở trong nước, sau một thời kỳ kéo dài mấy chục năm bị “trói” tạo thành một nền văn học minh họa thì khi được “cởi trói” và đổi mới văn chương thiên về tính dục lại trở thành một cách thế được gọi là làm mới để phóng túng hơn, cởi mở hơn và đôi khi trở thành một “chiêu tiếp thị” để bán sách…
Hãy thử xem những cuốn sách được dư luận nhắc đến và có số lượng sách bán cao ở trong nước để đến nỗi có hiện tượng in sách lậu. Thời kỳ đầu của thế kỷ 21, những cuốn như “Cánh Đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, “Bóng Đè” của Đỗ Hoàng Diệu, “I am đàn bà” của Y Ban là những cuốn đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi mà ý kiến thuận và không thuận nhiều khi đối nghịch nhau đến độ xô xát .
The Face Sitter
The Face Sitter

a.k.a. Hovering Dragonfly 

Benefits: A comfortable position for the woman. An erotic one for you. 

Rest a pillow behind her head, then straddle her shoulders. Support yourself by holding the bed's headboard or the wall.

Heat Index: 3 stars
Thực ra, ở Việt Nam, từ những thời kỳ trước, những cuộc tranh luận dâm hay không dâm, đã xảy ra, như truyện của Vũ Trọng Phụng cho đến về sau này, ở hai mươi năm văn học miền Nam với các nhà văn nữ giới và ngay cả sau này ở hải ngoại. Nhưng, đặc biệt ở trong nước, bây giờ còn một yếu tố khác nằm trong tay những “đầu nậu” sách. Có những cuộc tranh luận được thổi phồng quá đáng để gợi sự tò mò của người mua sách. Đó là ý kiến của nhiều người ở trong nước như nhà văn Nhật Tuấn khi trả lời một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái chẳng hạn. Tôi cũng là một người tò mò và mặc dù sống ở hải ngoại cũng đi tìm để đọc những cuốn sách trên. Với tư cách là một độc giả, tôi cố gắng quên tất cả những lời phê bình khen chê để có một nhận định chủ quan cho riêng mình khi đọc những tác phẩm ấy. Nhận định của tôi có thể có nhiều bất cập, có thể không có sự hiểu biết sâu sắc về văn học trong nước bởi vì chỉ là một người đứng ngoài nhìn vào. Tôi nghĩ, những tác phẩm trên không phải chỉ là đơn thuần một vấn đề tính dục. Mà, sâu xa hơn, tôi nghĩ còn phản ánh những nếp sống, nếp nghĩ của cả một thời đại, một xã hội mà họ đang sống. Con người, ở trong những hoàn cảnh ấy, những sinh hoạt ấy, thì những chuyện xảy ra được mô tả có thể là chuyện quen thuộc hằng ngày. Phản ứng tâm, sinh lý như vậy có thể phải xảy ra. Qua những điều diễn tả, dù ở trường hợp một cá nhân, chúng ta cũng có thể từ đó để mường tượng ra một đời sống hiện thực.

Một cây bút đang sống ở trong nước, nhà văn nữ Phạm Thị Ngọc Liên, đã nhận xét về tính dục trong văn chương Việt Nam: “…Thời gian gần đây, tại Việt Nam, một số cây bút nữ cũng gây xôn xao dư luận khi đề cập tới lĩnh vực nhạy cảm này trong tác phẩm của mình. Bạn đọc, tùy nhận định, có thể khen hay chê cách viết của họ là “mới mẻ” hoặc quá “trần trụi”. Nhưng nó vẫn là một khuynh hướng mới trong cách viết của một số nhà văn nữ.


Bằng cách viết động chạm đến chuyện cấm kỵ, họ đã tự cởi trói, tự chứng tỏ rằng trong sáng tác, không nên phân biệt nam hay nữ. Bằng nội tâm phong phú và nhạy cảm, họ cho rằng họ viết về giới của họ trung thực hơn là những gì mà người khác áp đặt…”
The Fusion
The Fusion

a.k.a. Getting a Leg Up 

Benefits: Quicker orgasms for her; easier motions. 

From The Spider, she can lift her legs onto your shoulders, which increases the muscular tension that advances the orgasm sequence. By elevating her butt off the bed, it''ll be easier for her to thrust and grind in circles.

Heat Index: 5 stars
Truyện ngắn “Cánh Đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư như thế nào mà lại gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi như vậy và dẫn đến việc cô bị kiểm điểm “bởi những giới chức cầm trịch văn học ở địa phương… Truyện có bốn nhân vật chính và không gian là những cánh đồng ruộng hoang vu nơi chăn nuôi một đàn vịt, sinh kế của một gia đình sống lang thang trên những vùng sông nước. Bốn nhân vật bốn cá tính. Cô gái điếm, sau trận bị đánh ghen tàn nhẫn, đã nhảy lên chiếc ghe của một gia đình bé nhỏ gồm ba cha con. Người cha, bị vợ bỏ vì bà này ham muốn những vải vóc của một người buôn bán tạp hóa dạo bằng ghe và bỏ nhà đi theo, để lại một mối hận thù đàn bà trong lòng người chồng. Hai chị em, sống cô đơn ở những vùng vắng bóng người, có tâm tính bất bình thường của những người bị dồn nén. Nhất là người em tên Điền, một cậu trai mười bảy tuổi, đã chứng kiến cảnh người mẹ ngoại tình và cũng thấy người cha bạc tình lạnh lùng bỏ rơi những người đàn bà sau khi chiếm đoạt thân xác họ, nên tâm tính trở thành người bất thường, lúc thì tàn ác, lúc thì lạnh lùng không để ý tới chuyện sinh lý mà tuổi dậy thì phải có. Người chị kể: “Điền mười sáu tuổi, nó có thể mãn nguyện nằm bên tôi, dái tai để mặc tôi mân mê. Điền đã lạnh ngắt. Nó dửng dưng nhìn những đứa con gái làm cỏ lúa, quần xắn cao, đùi non mởn. Đôi lúc bắt gặp những đôi người quần nhau giữa các chòi ruộng hay lùm cây, nó khinh khỉnh cười khào…”.

Và, kết cuộc là Điền đã bỏ đi theo một người đàn bà phong trần sành sỏi chuyện xác thịt. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước, thằng con trai thì bỏ đi theo sinh lý đòi hỏi và người con gái thì bị hãm hiếp trước mặt mình, có phải tác giả muốn nêu lên một góc cạnh của luật nhân quả? Nhân vật có nhiều cá tính nhất trong truyện vẫn là người đàn bà làm điếm nông thôn, dù bị đòn đau, đến nỗi bị đổ keo hàn sắt vào cửa mình nhưng vẫn lạc quan và gượng dậy được trong những nỗi nhục nhã của một người hiểu được thân phận của mình. “Cha đưa chị một ít tiền ngay trong bữa cơm, khi cả nhà đủ mặt, “Tôi trả cho hồi hôm…”, rồi cha điềm nhiên phủi đít đủng đỉnh đứng lên, sự khinh miệt và đắc thắng no nê trong mắt. Chị nhét tiền vào trong áo ngực, cười “Trời ơi, ba mấy cưng sộp quá chừng””. Người đàn bà ấy, lúc thì trây trúa, nhưng cũng có lúc lại tình cảm. Hành động hiến thân cho những “ông cán bộ” để cứu đàn vịt, nguồn sinh sống của gia đình nhỏ nhoi như một phản diện của vóc dáng người đàn bà này. Rồi thì, phải bỏ đi vì sự nhục mạ nặng nề của người đàn ông mà chị chớm có cảm tình…


Nhiều người kết tội Nguyễn Ngọc Tư đã quá tay khi phác họa những nhân vật bệnh hoạn và những hoàn cảnh quá sức bi đát. Những nét hiện thực tạo thành một thế giới đen tối, của nghèo nàn, của những bất mãn càng ngày càng tạo thành sức ép khiến cho con người bị đẩy vào cùng đường không có ngõ ra. Một người cùng nữ phái như Phạm Thị Ngọc Liên viết: “Tiêu biểu, trong thời điểm hiện nay, Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư được xem như “một bứt phá ngoạn mục” so với cách viết thật thà, nhà quê trước đó của cô. Cây bút nữ được yêu mến bởi những tác phẩm về nông thôn Nam Bộ với những nhân vật “hiền như cá rô kho tộ” bỗng trở nên táo bạo ác nghiệt nhẫn tâm trong Cánh Đồng Bất Tận. Cùng những con người ấy, nhân vật ấy, chợt đậm đặc như một thứ dục tính cuồng bạo. Không ít người vốn yêu quí giọng văn Nguyễn Ngọc Tư trước đây đã phải kêu lên “Ghê quá”.


Đọc xong Cánh Đồng Bất Tận, cái cảm giác tương tự khi đọc một truyện khích dâm không có, với tôi. Mà, bàng bạc trong ý nghĩ những hình ảnh của một xã hội, vừa nghèo đói, vừa bất công hiện ra. Những con người, trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống, đã bị lôi đi trong những vòng xoáy thăm thẳm để bị nhận chìm tất cả xuống đáy sâu. Nhưng, hình như tất cả không phải chỉ là đen tối. Vì khi nhân vật Tôi sau khi bị hãm hiếp vẫn còn có được những ý nghĩ thật nhân ái: “Không biết con có bị có con không cha? Nó hơi sợ hãi… cảm giác một cái gì, nhỏ xíu nhưng lanh lợi như con lăng quăng đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen).


Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ, hay Dịu, Xuyến, Hường… Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”.


Lỗi lầm? Của ai? Có phải là của một xã hội bất công nghèo đói và chậm tiến?
Snow Angel
Snow Angel
a.k.a. Bottom's Up 

Benefits: She gets a prime view of your derriere. 

This is challenging: She lies on her back while you straddle her facing away. She lifts her legs and wraps them around your back to elevate her pelvis so you can enter. She then grabs your butt to help you slide up and back. She can add a little massage action to her grip also.

Heat Index: 4 stars
Một cuốn sách, cũng của một nhà văn nữ, Đỗ Hoàng Diệu, “Bóng Đè” cũng là một hiện tượng trong giữa thập niên đầu của thế kỷ 21. Nhiều dư luận đã nổi lên từ tác phẩm ấy, người buộc tội, kẻ tán dương. Chính tác giả, cũng chưa tường tận lắm về sự tại sao mình lại viết như vậy:

“… nhiều người vẫn muốn tôi giải thích rõ tại sao từ một cô bé nhà quê có thể thay đổi nhanh chóng để trở thành thiếu nữ gớm ghê dám ăn nằm cùng tổ tiên nhà chồng? Tôi không thể giải thích rõ ràng, thực sự tôi không thể. Vì chính tôi, tôi không biết nguyên nhân. Tôi chỉ biết mọi điều xảy ra hết sức tự nhiên, tự nhiên ngay chính trong nhận thức, trong tình cảm, trong con người tôi. Đôi khi tôi cũng ngạc nhiên với chính nhân vật tôi đã tạo dựng. Đôi khi tôi không thể nhớ đã làm ra họ bằng cách nào. Tôi không phải là một người viết văn chuyên nghiệp, tôi chỉ viết khi cảm xúc đến, khi không thể không viết. Tôi không có một kế hoạch cụ thể rõ ràng cho con đường văn nghiệp. Tôi chỉ là kẻ ngoại đạo băng qua khu vườn văn thơ linh thiêng và vô tình làm rụng rơi vài chiếc lá. Chỉ có vậy thôi…”
Có rất nhiều nhận định về tập truyện Bóng Đè. Báo An Ninh Thế Giới thì cho rằng về mặt nhục cảm văn chương, Đỗ Hoàng Diệu đã đưa Vi Thùy Linh vào quá khứ (Vi Thùy Linh là một nữ thi sĩ có ý nghĩ và ngôn ngữ táo bạo, hay dùng những hình ảnh gợi tới những phần thân thể của người nữ). Nguyễn Thanh Sơn thì gợi ý từ Vệ Tuệ để chê bai: “Đỗ Hoàng Diệu là nhà văn của một nền văn chương già nua đang hấp hối. Thế giới quanh cô vẫn là một thế giới u ám của làng quê Việt Nam hai mươi năm trước, với những bà mẹ chồng cay nghiệt, những cô em dâu lăng loàn, những ông chồng nhu nhược. Thế giới của cô là thế giới của một lớp công chức nhà nước già nua, với những công thức cliché cũ mèm về tình yêu nơi công sở được gia giảm liều lượng bằng sự hèn hạ của người đàn ông…”.

Nhưng, cũng có người khen như Nguyên Ngọc: “Thắm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc”, hay như Phạm Xuân Nguyên: “gần như chủ yếu Đỗ Hoàng Diệu viết về phụ nữ và dục tính. Cô dùng người nữ vÀ dục tính như một bộ mã để gởi đi một thông điệp của mình cho cuộc sống này. Bóng Đè là một truyện ngắn tiêu biểu hay cả về nội dung và cách viết…”
Bóng Đè là truyện của người phụ nữ theo chồng về quê ăn giỗ mỗi năm 16 lần. Và lần nào cô cũng bị bóng ma trên bàn thờ tổ tông của nhà chồng cưỡng hiếp. Cảm giác của cô lúc bắt đầu thì sợ hãi, sau chấp nhận rồi thành ám ảnh khát thèm những lần sau. Mỗi lần về ngôi nhà xưa, nằm trên tấm phản cũ, thì lại xảy ra những cảm giác nửa thật nửa mê, kích động người nữ vào trong một cái tội gọi là tội tổ tông kỳ thú. Người chồng bất lực đau đớn trong cái cảm giác người vợ bị hãm hiếp trước mặt mà đành chịu thúc thủ. Người mẹ chồng thì rình mò, thắp nhang khi giữa canh khuya để mong bắt gặp những chuyện ô uế. Người phụ nữ, sống và mê trong cái khao khát dục tính và đòi hỏi của thân xác.


Đỗ Hoàng Diệu tả tâm lý nữ khá sâu sắc để làm bật ra cái cảm giác ấm ức của một người đang thèm thuồng mà chưa được thỏa mãn. Thực và giả lẫn lộn, thân thể bồng bềnh giữa cái có và cái không, y hệt một người bị mê sảng, khi cảm quan bị tê liệt và dẫn vào một thế giới khác lạ lùng và đầy ắp xúc cảm… Tổ tiên là những bóng ma của quá khứ, đè nặng lên những người còn sống, trở về trần làm chuyện dâm ô, để người con dâu làm chuyện loạn luân trong cái khao khát xác thịt của một người có chồng mà không được hưởng cái sung sướng của đời chồng vợ…


Đỗ Hoàng Diệu hình như chuyên chở theo những ẩn ý từ ngôn ngữ truyện. Đọc những truyện ngắn khác, cũng cảm thấy tương tự. Một thế giới khác được tạo dựng, và ở đó cuộc sống phức tạp và con người hình như có nhiều hình dạng khác nhau, lẫn lộn giữa mê và thực. Đọc truyện, tôi không tìm được những xôn xao khích động cơ thể. Mà, lại là sự hiếu kỳ để mong kiếm ra những điều mới lạ ẩn chứa trong con chữ. Đó có phải là duyên cớ để có người nghĩ xa xôi khi ví những bóng ma tổ tông ấy tương tự như bóng ma của một nền văn hóa Trung Hoa từ ngàn năm trước vẫn ám ảnh những thế hệ Việt Nam sau này…
Một năm sau cuốn sách của Đỗ Hoàng Diệu, cuốn “I am đàn bà” của Y Ban lại là một hiện tượng văn học trong nước. Truyện của Y Ban cũng đậm đặc dâm tính và chân dung của người đàn bà được phác họa để mô tả bằng những nét đen tràn ứ cảm giác.

Y Ban đã phát biểu về truyện ngắn “I am đàn bà” của mình: “Đúng là “I am đàn bà” được viết từ một mẫu tin tôi đọc trên báo. Mẫu tin kể về một phụ nữ Việt Nam đi lao động xuất khẩu và bị kiện ra tòa vì tội quấy rối tình dục ông chủ. Bằng chứng là một cuốn băng ghi được từ chiếc máy camera gắn trong phòng ông chủ, người đàn ông bị liệt mà chị vẫn phải săn sóc hằng ngày. Tôi là người làm báo tiếp xúc với không ít số phận đáng thương của những người đi lao động xuất khẩu nhưng tôi vẫn rất đau đớn khi đọc được tin này. Tại sao người phụ nữ Việt Nam lại có thể bị kiện vì tội quấy rối tình dục? Ngày xưa tôi lớn lên ở quê. Tôi còn nhớ các bà còn răn dạy con cháu trong nhà rằng “đàn ông nhà mày đi xa, mày có thèm thì lấy gót chân dí vào, đừng có dại dột mà làng nước người ta chửi vào mặt. Đấy người phụ nữ Việt Nam nhẫn nhịn như thế cơ mà…”


Thị, tên nhân vật của “I am đàn bà”, là một người đàn bà nhà quê có dục tính mạnh. Khi còn ở quê, Thị vào rừng kiếm củi thấy đứa bé bị vứt bỏ nên đã mang về nhà nuôi như con dù rằng bị nhiều người dè bỉu. Khi sang ở đợ tận xứ Đài Loan phải săn sóc một người đàn ông bại liệt thì lại hứng lên và làm tình với người đàn ông ấy. Tác giả tả công việc ấy như là một cách ban phát sex vì lòng thương hại vì Thị đã coi người đàn ông tàn phế như là đứa con nuôi lượm nhặt ven rừng lúc trước. Trộn lẫn giữa lòng ham muốn xác thịt và sự thương cảm, xen lẫn giữa nhục cảm và tình cảm, cái tâm tính rất đàn bà ấy đã mang bà ta vào tù. Dù chữ nghĩa kém cỏi, là phận người đi ở đợ xứ người, nhưng Thị cũng đã nói được một câu Anh ngữ nửa vời để làm đầu đề cho một truyện ngắn gây nhiều tranh cãi.


Một truyện ngắn khác, “Tự”, cũng là một trái bom dục tính của Y Ban. Khác với Thị của truyện trước, Tự lại là một người đàn bà có học vị cao nhưng cũng có một cuộc sống tình dục khá sôi bỏng. Y Ban nói về truyện ngắn này của mình: “…Tôi để ngòi bút của mình tự do khi viết về chuyện đàn ông, đàn bà, về những khát vọng và đam mê của người phụ nữ. Trước đây, tôi viết ra rồi tự biên tập, cắt gọt rất nhiều, còn bây giờ tôi không biên tập nữa. Truyện Tự trong tập truyện này là một ví dụ của sự buông thả, giải phóng ngòi bút của tôi…


…Tự là một truyện mang nhiều màu sắc sex. Tác phẩm kể về một người đàn bà sau khi chồng mình mất đi khả năng tình dục đã quyết liệt tìm mọi cách để có được tình yêu nhằm đảm bảo những nhu cầu bản năng chính đáng. Nhưng thất vọng trước thế giới đàn ông, chị phải tự sắm sửa cho mình một liệu pháp công nghiệp là cái “chim” giả . Nghe qua như vậy, người ta có thể coi đó là một truyện ngắn tục tĩu khoét sâu vào khía cạnh bản năng của con người. Nhưng đằng sau khát vọng của nhân vật chính là rất nhiều những ẩn ức bị dồn nén bởi hoàn cảnh xã hội…”


Trong Tự có ba người đàn ông. Người thứ nhất là người chồng, lành hiền, có thể là một người chồng tốt nhưng lại bị bất lực và sau cùng bỏ đi vì mặc cảm có tội với người vợ mà ông ta yêu thương. Người thứ hai, là một chuyên gia có tầm cỡ nhưng kết quả của cuộc trao đổi thể xác chỉ là hai bịch sữa bột mà người ấy “thuổng” được khi đi họp. Cái giá rẻ ấy làm Tự choáng váng và thấy mình bị hạ thấp thật nhiều. Người thứ ba là một giáo sư văn hóa nhưng vô văn hóa và thô bạo sau khi làm tình lại đem khăn lau bàn cho người tình dùng. Cả ba người đàn ông này làm Tự thất vọng khi đi tìm kiếm và nàng đã chọn cách thủ dâm với con “chim” giả để thỏa mãn sự thèm khát của mình…


Nhưng không phải Y Ban chỉ muốn lột trần những người đàn bà. Hình như, tác giả muốn lột trần một đời sống mà con người bị dồn nén đến thành ẩn ức. Kể chuyện hai vợ chồng sống trong một căn nhà đông người chật ních đến nỗi phải ra công viên làm chuyện yêu nhau để rồi bị bắt gặp trong tư thế trần truồng khi đám dân phòng đi tuần tra qua. Cái cảm giác ê chề ấy, một người đàn bà có học vị tiến sĩ xã hội học có lẽ không bao giờ quên và nó trở thành một vết thương khó lành.


Tôi tự hỏi chuyện ấy có thể là chuyện thực ở đất Hà Nội xã hội chủ nghĩa không? Và rất nhiều người đã trả lời, chuyện ấy mà ăn thua gì, con người trong thời bao cấp hay đổi mới cũng đều giống nhau, khi mà sự xấu hổ bị quên đi vì tiền bạc, lợi nhuận hay lạc thú riêng mình… Người đàn bà nhân vật của Y Ban, dù là cái Tý, cái Thanh, hay Thị… của giới nghèo khổ cùng đinh hay Tự của giới có học đều giống nhau, cùng có cái ham muốn tự nhiên của con người và lúc nào cũng lửng lơ phân đôi giữa cái muốn và cái ngăn cấm. Để rồi, những chọn lựa chỉ là bất đắc dĩ, của một tâm trạng “rất đàn bà” …
Một người viết nữ khác, mang vóc dáng của thời hậu hiện đại, Lynh Bacardi, cũng gây ra những dư luận ồn ào từ thơ và truyện của cô. Tên thật của cô là Nguyễn Thùy Linh nhưng vì yêu nên ghép tên người bạn trai là Thận Nhiên: Linh yêu Nhiên thành Lynh còn Bacardi là tên của một loại rượu mạnh. Chọn bút hiệu đã đặc biệt mà cô in thơ còn đặc biệt hơn nữa. Tập thơ “Dự Báo Phi Thời Tiết” của “5 con ngựa trời” trong đó có Lynh Bacardi có hình bìa rất độc đáo có hình của dương vật đàn ông. Ngựa trời cái có tính là sau khi làm tình với ngựa trời đực thì ăn thịt luôn và những người bị gọi là ngựa trời là người đàn bà coi chuyện làm tình như ăn như ngủ.

Cô còn bạo gan hơn nữa khi trả lời một câu phỏng vấn: “Thật tức cười khi có ai đọc thơ của tôi mà thấy “cương” hay “ướt”, muốn lên giường thủ dâm hay muốn tìm ai để cưỡng hiếp. Họ tưởng viết dâm thư dễ lắm sao? Nhưng nếu có một ngày nào đó, có độc giả nói với tôi rằng: họ thèm làm tình khi đọc thơ Lynh Bacardi, thì tôi sẽ chuyển qua viết dâm thư vậy. Như vậy vừa có tiền, vừa có ơn ích cho đời bằng việc giúp thiên hạ hồi phục “những dương vật buồn hiu” và lãnh cảm…”


Đọc Tre Rừng, một truyện ngắn mới của Lynh Bacardi, thì lại thấy chuyện dâm thư khích dục chỉ là một phần. Còn, vẫn là đại cảnh của một xã hội khốn khó, sa đọa, xuống cấp đến mức không ngờ. Thế giới trong truyện của Lynh Bacardi là một thế giới đầy những thảm kịch và người con gái trẻ dâm đãng một cách ngây thơ bị đẩy vào những hoàn cảnh tuy đẫm ướt dục tính nhưng lại xen vào nhiều tình cảm. Nhân vật xưng tôi là một người đàn bà có người tình tên Quang, một mối tình tạm bợ, trong cư xử với nhau có lẫn lộn sự khinh bạc và nhục cảm, và có một người em tật nguyền tên Thành, mù mắt và bệnh tâm thần. Người đàn bà ấy sống vật vã trong một xã hội tha hóa, nghèo khổ túng thiếu, dằn vặt đủ điều từ sinh kế đến sinh lý. Tác giả đã rất phóng túng khi tả những cảnh làm tình, cũng như những ngôn ngữ khá sống sượng. Người đàn bà ấy, một phần vì muốn hy sinh chữa bệnh cho em, một phần vì nhục dục đòi hỏi nên đã làm chuyện loạn luân…
Tôi đọc những tác giả nữ kể trên và những tác phẩm của họ với một câu hỏi. Liệu có phải dục tính còn là một lãnh vực còn nhiều cấm kỵ hay đã thành một vấn đề để làm mới văn chương? Chuyện ăn nằm nam nữ là chuyện ngàn đời, và không lạ lùng nhưng lại có sự lôi cuốn kể hoài không hết. Hình như các nhà văn nữ đều có ý tưởng giải phóng nữ quyền nên các nhân vật phái nam trong truyện của họ đều là những mẫu người bất toàn và yếu đuối cả về tâm hồn lẫn thể xác. Nữ phái trở thành phái mạnh và nam giới trở thành phái yếu. Thực tế, thì thế nào? Có phải những chuyện ấy chỉ là cá biệt, và liệu người đàn bà có thể sống một mình không có đàn ông không?


Nguyễn Mạnh Trinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét