Các thành phố trên khắp thế giới đã thắp sáng cây thông khi một mùa lễ Giáng sinh nữa lại bắt đầu, báo hiệu cho năm cũ sắp qua và một năm mới sắp tới.
Cây thông Noel được thắp sáng để mừng lễ Giáng sinh đang tới gần tại Tòa thị chính Seoul, Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu trong lễ thắp sáng cây thông Noel quốc gia Mỹ lần thứ 90 trước cửa Bạch Ốc, Washington ngày 6/12.
Cây thông Neol rực sáng tại Place de la Concorde, Paris, Pháp.
Thổi kèn trong lễ thắp sáng cây thông ở Quảng trường Old Town, Prague.
Cây thông Noel ở tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Năm nay Grand Place, Brussels, Bỉ có một cây thông ánh sáng đặc biệt, thay thế cho cây thông truyền thống.
Cây thông Giáng sinh ở Trung tâm Rockefeller nổi tiếng của New York.
Lễ thắp sáng cây thông nổi cao gần 100m ở Hồ Rodrigo de Freitas Lake, Rio de Janeiro, Brazil.
Thủ tướng Anh Cameron trong lễ thắp sáng cây thông Noel ở Số 10 phố Downing, dinh thự của Thủ tướng Anh.
Cây thông Noel được háo hức đón chờ tại Warsaw, Ba Lan.
"Ðệ nhất" thông Noel của Bạch Ốc được đặt tại Phòng Xanh.
Một cây thông khổng lồ ở thành phố Puerto Princesa, Palawan, tây Manila, Philippines,
Cây thông trước nhà thờ St. Vladimir ở St. Petersburg, Nga.
Một cây thông Giáng sinh trong lễ hội thắp sáng cây thông Giáng sinh ở Los Angeles, Mỹ.
Cây thông cao 36m được thắp sáng ở trung tâm Stockholm, Thụy Ðiển.
Một cây thông khổng lồ ở một trung tâm thương mại tại Hồng Kông.
Vũ Quý
Nói về
Lễ Giáng Sinh và Truyền thống Giáng sinh tại châu Âu
Lễ Giáng Sinh
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Christmas, Xmas hay Noel (Noel là từ viết tắt từ chữ Emmanuel của tiếng Pháp, có nghĩa là: Thiên chúa ở với chúng ta). Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ là tước vị của Ðức Jesus (Giêsu). Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Ðấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Ðức Jesus. Chữ Christmas và Xmas đều có ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho chữ Chi, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.
1- Chúa sinh ra đời: Theo kinh điển của đạo Công giáo (Catholic), Chúa Jesus do Ðức Mẹ Ðồng Trinh, tự nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ thai này do quyền lực thần diệu của Thượng Ðế tạo ra, trong khi bà Mary còn đồng trinh. Chúa Jesus đã sinh vào đêm 24 tháng 12 (DL), trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái (Israel), lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của đế quốc La Mã, khoảng năm 6 (TCN) đến năm 6 (SCN), và được đặt trong máng cỏ (manger) vì lúc đó trong nhà trọ (inn) không còn một phòng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Ðức Mẹ Mary và ông Joseph nuôi nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel.
Khi Chúa Jesus 12 tuổi, được đưa đến một giáo đường ở Jerusalem và đã làm kinh ngạc các giáo sư về môn Mosaic Law (kinh luật Hồi giáo), với sự hiểu biết thông thái của ngài.
2- Chúa Jesus hành đạo: Khi lớn lên, Chúa Jesus nhận 12 người Tông Ðồ, cùng ngài đi khắp nơi ở Palestine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực hiện các phép lạ và cũng từ đấy tin tưởng Ðức Jesus Christ là vị chúa cứu thế.
Ngài đi rao giảng lời của Thượng Ðế, nên có rất nhiều tín đồ và đồng thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản bội, bị Pontius Pilate người lãnh đạo dân Do Thái lúc bấy giờ kết án, và bị chính quyền La Mã đóng đinh trên thập tự giá. Cũng theo kinh điển của Thiên Chúa giáo, ngài đã cải tử hoàn sinh, nên sau này có lễ Phục sinh (Easter). Theo Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục sinh tất cả rơi vào ngày Chủ nhật, giữa ngày 22 tháng 3 và ngày 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của nhiều quốc gia trên thế giới.
3- Mừng ngày Lễ Giáng sinh: Có một số nước ăn mừng Lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12, một số nước khác lại vào tối
ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, lễ đêm 24 tháng 12, thường thu hút tín đồ tham dự đông đảo hơn. Ngày nay, ở Việt Nam, lễ Giáng sinh đã được coi là một ngày lễ chung, được tổ chức vào tối 24 cho đến ngày 25 tháng 12. Tín đồ Công giáo tại Việt Nam hân hoan mừng Chúa Giáng sinh, cùng với nhân dân trên khắp thế giới. Ngày lễ Giáng sinh, chưng bày vô cùng rực rỡ.
Những điều quan trọng biểu hiện vào dịp lễ Giáng sinh:
4- Ông già Noel và Tặng quà Giáng sinh:
Ngày lễ Giáng sinh, thường xuất hiện ông già Noel, mặc quần áo và đội mũ màu đỏ, giày đen, tóc và râu trắng như tuyết. Ông cỡi xe tuần lộc (xe do hưu, nai kéo) trên không trung. Ông già Noel tiếng Pháp gọi là Père de Noel, tiếng Anh-Mỹ là Santa Claus. Tương truyền ông Nicolaus là hình ảnh ông già Noel, ông sinh ở quận Patara thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, mất ngày 6 tháng 12, không rõ năm, sau đó ông được phong thánh. Ông là người giàu có, tính tình nhân từ, hay giúp đỡ người nghèo khó, thủy thủ, nhất là trẻ em nghèo khổ. Vào dịp Giáng sinh, ông thường đem quà qua ống khói, tặng cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong chiếc tất (vớ). Quà tặng là tiền hay bánh kẹo, để gần nơi lò sưởi, cây Noel hay bên giường ngủ cho các em. Phong tục này khuyến khích các em làm điều thiện và siêng sắn học tập để được tặng quà.
Ðiển tích tặng quà: Chúa Jesus chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, có ba vị vua phương Ðông (nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria) đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá: Vàng, trầm hương và mộc dược. Những người dân thường thì đem tặng hoa quả, và những gì mà họ có. Hang đá nơi Chúa giáng sinh được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc nhiều cánh. Trên ngôi sao có khắc dòng chữ Latin: “Hic de virgine Maria Jesus Christus natus est” (Tại đây, trinh nữ Maria đã hạ sinh Ðức Chúa Jesus). Ðến ngày nay, vào dịp Giáng sinh, người ta tặng cho nhau món quà hay bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân hay bạn bè.
5- Thiệp Giáng sinh: Năm 1843, thương gia người Anh là Henry Cole, nhờ họa sĩ Horsley ở London thiết kế một tấm thiệp thật đẹp, để tặng bạn bè. Noel năm đó họa sĩ Horsley trình làng tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên, được nhiều người trên thế giới nhiệt liệt tán thưởng, nên in tiếp 1000 tấm thiệp nữa. Từ đấy, thiệp Giáng sinh tại Anh phát triển, rồi du nhập qua Ðức và khoảng 30 năm sau, nhân dân Hoa Kỳ cũng hưởng ứng trong việc gởi thiệp Giáng sinh đến người thân hay bạn bè.
6- Cây Noel: Noel là tiếng Pháp, còn tiếng Anh-Mỹ thì gọi là Christmas tree. Vào thế kỷ thứ VII, vị tu sĩ người Ðức có tên thánh là Bonifacedax, cùng với một số tu sĩ vùng Geismar, chặt một cây sồi thật to, khi cây sồi ngã, tất cả cây cối xung quanh bị đè bẹp, riêng cây thông không bị hề hấn gì, họ gọi cây ấy là “cây Chúa hài đồng Jesus”, từ đó người ta dùng cây thông nhỏ chưng bày trong dịp Giáng sinh.
Cây Noel được gọi lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Ðến năm 1560, tín đồ Tin Lành cũng chọn cây thông trưng bày vào ngày Giáng sinh. Từ thế kỷ XIX cho đến nay, cây Noel được trưng bày vào ngày Giáng sinh.
7- Vòng lá mùa vọng: Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh, thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa vọng. Vòng lá có hình tròn biểu tượng vĩnh hằng và tình thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh là biểu tượng rằng Ðấng cứu thế sẽ cứu con người. Trong 4 cây nến: 3 cây màu tím là màu của mùa vọng, 1 cây màu hồng là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday); hoặc 4 cây nến đỏ; cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.
Nguyễn Lộc Yên
1- Chúa sinh ra đời: Theo kinh điển của đạo Công giáo (Catholic), Chúa Jesus do Ðức Mẹ Ðồng Trinh, tự nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ thai này do quyền lực thần diệu của Thượng Ðế tạo ra, trong khi bà Mary còn đồng trinh. Chúa Jesus đã sinh vào đêm 24 tháng 12 (DL), trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái (Israel), lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của đế quốc La Mã, khoảng năm 6 (TCN) đến năm 6 (SCN), và được đặt trong máng cỏ (manger) vì lúc đó trong nhà trọ (inn) không còn một phòng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Ðức Mẹ Mary và ông Joseph nuôi nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel.
Khi Chúa Jesus 12 tuổi, được đưa đến một giáo đường ở Jerusalem và đã làm kinh ngạc các giáo sư về môn Mosaic Law (kinh luật Hồi giáo), với sự hiểu biết thông thái của ngài.
2- Chúa Jesus hành đạo: Khi lớn lên, Chúa Jesus nhận 12 người Tông Ðồ, cùng ngài đi khắp nơi ở Palestine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực hiện các phép lạ và cũng từ đấy tin tưởng Ðức Jesus Christ là vị chúa cứu thế.
Ngài đi rao giảng lời của Thượng Ðế, nên có rất nhiều tín đồ và đồng thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản bội, bị Pontius Pilate người lãnh đạo dân Do Thái lúc bấy giờ kết án, và bị chính quyền La Mã đóng đinh trên thập tự giá. Cũng theo kinh điển của Thiên Chúa giáo, ngài đã cải tử hoàn sinh, nên sau này có lễ Phục sinh (Easter). Theo Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục sinh tất cả rơi vào ngày Chủ nhật, giữa ngày 22 tháng 3 và ngày 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của nhiều quốc gia trên thế giới.
3- Mừng ngày Lễ Giáng sinh: Có một số nước ăn mừng Lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12, một số nước khác lại vào tối
ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, lễ đêm 24 tháng 12, thường thu hút tín đồ tham dự đông đảo hơn. Ngày nay, ở Việt Nam, lễ Giáng sinh đã được coi là một ngày lễ chung, được tổ chức vào tối 24 cho đến ngày 25 tháng 12. Tín đồ Công giáo tại Việt Nam hân hoan mừng Chúa Giáng sinh, cùng với nhân dân trên khắp thế giới. Ngày lễ Giáng sinh, chưng bày vô cùng rực rỡ.
Những điều quan trọng biểu hiện vào dịp lễ Giáng sinh:
4- Ông già Noel và Tặng quà Giáng sinh:
Ngày lễ Giáng sinh, thường xuất hiện ông già Noel, mặc quần áo và đội mũ màu đỏ, giày đen, tóc và râu trắng như tuyết. Ông cỡi xe tuần lộc (xe do hưu, nai kéo) trên không trung. Ông già Noel tiếng Pháp gọi là Père de Noel, tiếng Anh-Mỹ là Santa Claus. Tương truyền ông Nicolaus là hình ảnh ông già Noel, ông sinh ở quận Patara thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, mất ngày 6 tháng 12, không rõ năm, sau đó ông được phong thánh. Ông là người giàu có, tính tình nhân từ, hay giúp đỡ người nghèo khó, thủy thủ, nhất là trẻ em nghèo khổ. Vào dịp Giáng sinh, ông thường đem quà qua ống khói, tặng cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong chiếc tất (vớ). Quà tặng là tiền hay bánh kẹo, để gần nơi lò sưởi, cây Noel hay bên giường ngủ cho các em. Phong tục này khuyến khích các em làm điều thiện và siêng sắn học tập để được tặng quà.
Ðiển tích tặng quà: Chúa Jesus chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, có ba vị vua phương Ðông (nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria) đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá: Vàng, trầm hương và mộc dược. Những người dân thường thì đem tặng hoa quả, và những gì mà họ có. Hang đá nơi Chúa giáng sinh được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc nhiều cánh. Trên ngôi sao có khắc dòng chữ Latin: “Hic de virgine Maria Jesus Christus natus est” (Tại đây, trinh nữ Maria đã hạ sinh Ðức Chúa Jesus). Ðến ngày nay, vào dịp Giáng sinh, người ta tặng cho nhau món quà hay bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân hay bạn bè.
5- Thiệp Giáng sinh: Năm 1843, thương gia người Anh là Henry Cole, nhờ họa sĩ Horsley ở London thiết kế một tấm thiệp thật đẹp, để tặng bạn bè. Noel năm đó họa sĩ Horsley trình làng tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên, được nhiều người trên thế giới nhiệt liệt tán thưởng, nên in tiếp 1000 tấm thiệp nữa. Từ đấy, thiệp Giáng sinh tại Anh phát triển, rồi du nhập qua Ðức và khoảng 30 năm sau, nhân dân Hoa Kỳ cũng hưởng ứng trong việc gởi thiệp Giáng sinh đến người thân hay bạn bè.
6- Cây Noel: Noel là tiếng Pháp, còn tiếng Anh-Mỹ thì gọi là Christmas tree. Vào thế kỷ thứ VII, vị tu sĩ người Ðức có tên thánh là Bonifacedax, cùng với một số tu sĩ vùng Geismar, chặt một cây sồi thật to, khi cây sồi ngã, tất cả cây cối xung quanh bị đè bẹp, riêng cây thông không bị hề hấn gì, họ gọi cây ấy là “cây Chúa hài đồng Jesus”, từ đó người ta dùng cây thông nhỏ chưng bày trong dịp Giáng sinh.
Cây Noel được gọi lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Ðến năm 1560, tín đồ Tin Lành cũng chọn cây thông trưng bày vào ngày Giáng sinh. Từ thế kỷ XIX cho đến nay, cây Noel được trưng bày vào ngày Giáng sinh.
7- Vòng lá mùa vọng: Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh, thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa vọng. Vòng lá có hình tròn biểu tượng vĩnh hằng và tình thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh là biểu tượng rằng Ðấng cứu thế sẽ cứu con người. Trong 4 cây nến: 3 cây màu tím là màu của mùa vọng, 1 cây màu hồng là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday); hoặc 4 cây nến đỏ; cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.
Nguyễn Lộc Yên
Truyền thống Giáng sinh tại châu Âu
DR
Ý nghĩa của mùa Giáng sinh rất khác nhau trong tâm niệm của người châu Âu. Ðối với người Anh và người Ðức, thì Noel trước hết là một Ðêm Thánh. Còn theo phong tục của người Bulgari, lễ mừng Chúa giáng trần chỉ thực sự bắt đầu khi đồng hồ điểm 12 tiếng chuông nửa đêm 24.
Truyền thống Giáng sinh đối với người châu Âu trước hết là một dịp đoàn tụ gia đình, để mỗi người nói lên tình yêu của mình với những người thân với bạn bè, hàng xóm. Trong Liên Hiệp Châu Âu, truyền thống và phong tục đón mừng Noel của 27 nước thành viên có rất nhiều khác biệt.
Khác biệt đầu tiên liên quan đến ngày lễ Giáng sinh : nếu như ở Pháp đỉnh điểm của mùa Noel là đêm 24 và ngày 25 tháng 12 kỷ niệm Chúa giáng trần thì ở phần lớn các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Ðiển … ngày 13 tháng 12 tức lễ thánh Lucie, nữ thánh đem lại ánh sáng cho muôn loài, được coi như là lễ chính.
Ðúng ngày 13, người Phần Lan bầu ra một nữ thánh Lucie. Mặc áo đầm trắng, đội vương miện bằng đèn nến, nữ thánh Lucie này có trọng trách đem ánh sáng, niềm vui và hy vọng đến cho những thiếu may mắn, cho người già yếu, bệnh tật.
Còn đối với con trẻ ở những quốc gia như Bỉ hay Ðức, Áo thì lễ thánh Nicolas 6 tháng 12 được coi là một ngày đặc biệt, vì thánh Nicolas là người đem quà tặng cho những đứa bé ngoan suốt cả năm.
Tại Tây Ban Nha mùa Giáng sinh kéo dài cho đến hết ngày 6 tháng Giêng, khi Ba Vua tìm đến được hang đá Bêlem và người đem quà đến cho trẻ con không phải là ông già áo đỏ, râu tóc trắng như tuyết như ở Pháp mà lại chính là ba vua Melchior, Balthazar et Gaspard.
Ý nghĩa của mùa Giáng sinh cũng rất khác nhau trong tâm niệm của người châu Âu. Ðối với người Anh và người Ðức, thì Noel trước hết là một Ðêm Thánh và quan trọng hơn cả là Thánh lễ nửa đêm. Còn theo phong tục của người Bulgari, lễ mừng Chúa giáng trần chỉ thực sự bắt đầu khi đồng hồ điểm 12 tiếng chuông nửa đêm 24, và Giáng sinh còn là mùa để cho những đôi trai gái đến tuổi lập gia đình tìm đến với nhau.
Người Ðan Mạch xem mùa Giáng sinh như một chiếc « bánh xe » lăn tròn từ năm cũ sang năm mới. Noel là lễ hội của mặt trời, của ánh sáng, gieo mầm cho sự sống và hạnh phúc. Vì thế mỗi gia đình đều phải đốt một khúc gỗ sồi để giữ được ngọn « lửa thiêng ».
Phong tục “hang đá sống” ở Ý
Về tập tục dựng hang đá, ôn lại chuyện xưa mừng Chúa hài đồng, nên biết rằng hang đá đầu tiên của nhân loại đã xuất hiện trên đất Ý. Theo truyền thống thì người Ý dựng hang đá 9 ngày trước đêm Thánh, và một nét đặc thù khác nữa là truyền thống dựng hang đá sống đã trở thành rất phổ biến trên toàn quốc.
Thông tín viên Huê Ðăng từ Roma cho biết thêm về tập tục đặc biệt này của người dân Ý :
"Ở Ý hàng năm, cứ vào khoảng cuối tuần đầu của tháng Giêng, rất nhiều làng mạc hay thành phố có tục lệ tổ chức “hang đá sống”.
Ðó là cảnh dàn dựng lại Hang đá Bêlem. Theo truyền thuyết công giáo thì Ðức Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bêlem.
Gọi là “hang đá sống” bởi vì trong dịp này các nhân vật trong truyền thuyết đều được tái diễn bằng người thật: người thì đóng vai Thánh Joseph, dưỡng phụ của Ðức Chúa, người thì thủ vai Ðức Mẹ Ðồng Trinh Maria. Cả hai quỳ bên một cái máng rơm trong đó người ta để một đứa bé sơ sinh đóng vai Ðức Chúa mới ra đời. Chung quanh máng rơm có ba người sắc phục uy nghiêm thủ vai Ba Vua mang theo châu báu ngọc ngà, trầm hương loại quý giá đến để dâng tặng Ðức Chúa. Chung quanh là các thiên thần ca hát. Trong hang đá sống người ta còn để chung quanh những chú lừa, chiên và trâu bò để làm sống lại cảnh Chúa ra đời trong hang đá bên máng lừa.
Không chỉ dừng lại cảnh tái dựng của hang đá nơi Chúa giáng trần, nhân dịp này người ta còn dàn dựng lại nguyên cảnh của một góc thành phố Bêlem với những cửa tiệm thủ công thời đó: tiệm làm nông cụ, tiệm làm giày, quầy bán tơ lụa, quầy bán hàng hóa thực phẩm và những trẻ chăn chiên dẫn thú đi quanh làng ... tất cả với những nhân vật vận theo trang phục thời đó.
Ðể làm sống động thêm truyền thuyết, có người được thủ vai làm quan chức hay lính La Mã vì theo lịch sử thì ở vào thời điểm Ðức Chúa ra đời vùng đất Bêlem thuộc quyền cai trị của đế quốc La Mã.
Ðây cũng là những dịp để các làng mạc hay thành phố thi đua nhau xem nơi nào tổ chức “hang đá sống” hay nhất. Du khách các nơi cũng đổ xô về dự các buổi lễ hang đá sống này.
Người ta kể rằng “hang đá sống” đầu tiên là do sáng kiến của ông Thánh San Francesco D’Assisi, một nhà chân tu sinh năm 1182 ở vùng Umbria (Trung Ý), và là người lập ra dòng tu Francescano, một dòng tu khổ hạnh với mục tiêu đi làm nhiệm vụ tông đồ.
Năm 1223, trên đường đi hành đạo, khi đến làng Greccio dưới chân núi Lacerone (thuộc thành phố Rieti, Trung Ý), San Francesco muốn làm sống lại hình ảnh Giáng sinh của Chúa Hài Ðồng nên nẩy ra sáng kiến dàn dựng lại trong một hang đá cảnh Giáng sinh với những con người thật đóng vai Thánh Giuse, Ðức Mẹ Ðồng Trinh Maria, máng cỏ với Chúa Hài Ðồng và Ba Vua với các thiên thần cùng các thú vật như lừa, chiên vây quanh máng đồng.
Từ đó, cứ hàng năm đến mùa Giáng sinh là người ta dàn dựng hang đá với cảnh Ðức Chúa ra đời.
Theo đúng tục lệ, hang đá được lập lên vào ngày lễ Thánh San Nicola (khoảng 5 hay 6 tháng 12), nhưng lúc đó thì máng đồng để trống cho đến đêm 25 là đêm Giáng sinh thì mới có tượng Chúa Hài Ðồng trong máng cỏ.
Trong khi đó, vẫn theo truyền thuyết, thì có Ba Vua biết tin Chúa giáng trần, nhưng không biết ở đâu, may nhờ có một vì sao sáng dẫn đường, Ba Vua cứ theo ánh sao và mãi đến ngày 6 tháng giêng Ba Vua mới đến được hang đá, dâng lên Chúa Hài Ðồng châu báu ngọc ngà trầm hương quý giá.
Ðấy cũng là lý do vì sao mãi khi ra Giêng, ăn Tết xong rồi người ta mới tổ chức tục làm “hang đá sống”, bời vì lúc đó mới có Chúa Hài Ðồng và có đủ Ba Vua.
Giáng sinh Hungary và vị vua lập quốc
Noel là lễ trọng đại nhất trong năm của Hungary và người dân xứ này tỏ ra rất mê tín trong công việc sửa soạn bữa tiệc Giáng sinh. Mùa Giáng sinh với ngày lễ chính vào 24-25/12 hàng năm luôn là dịp lễ quan trọng nhất đối với người dân Hungary, một đất nước có chừng 75% cư dân theo Kitô giáo. Ðặc biệt, nó gắn liền với tên tuổi István Ðệ nhất, vị vua lập quốc của nước này, “lưỡng thánh” của cả hai giáo hội Công giáo và Chính thống giáo.
Noel có lẽ là ngày lễ cổ xưa nhất của Hungary vì nó có cùng niên đại với sự ra đời của quốc gia Hung. Vốn là một dân tộc mang tính du mục nay đây mai đó, sau những cuộc di cư vĩ đại từ Châu Á sang vùng Ðông Âu, vào năm 896, các bộ lạc Hung cắt máu ăn thề dừng lại và định cư tại mảnh đất nay gọi là Hungary.
Tuy nhiên, phải tới mốc thời gian 01/01/1001, khi István Ðệ nhất được nhận chiếc “vương miện thiêng liêng” từ Ðức Giáo hoàng Sylvester Ðệ nhị và đăng quang như vị vua đầu tiên, đồng thời cũng là người sáng lập Giáo hội Công giáo Hungary, thì Giáng sinh mới trở thành ngày lễ chính thức ở nước này, trước hết là đối với các tín hữu Công giáo.
Giáng sinh ở đâu trên thế giới cũng mang những đặc điểm và tập tục chung, như tặng quà gửi thiếp cho bạn bè, người thương, trang trí cây thông Noel, dọn dẹp trang hoàng cửa nhà, đi lễ nhà thờ, v.v... Bên cạnh đó, Hungary có thêm một số phong tục ít nhiều khác biệt và khá đặc sắc, được duy trì từ đời này qua đời khác và bảo tồn tới ngày nay.
Như đã biết, ở các nước, Mùa vọng (Advent) được khởi đầu từ ngày Chủ nhật bốn tuần trước ngày lễ cho đến ngày 24 tháng 12. được coi là khoảng thời gian để ăn chay, cầu nguyện và tĩnh tại tinh thần trước lễ Giáng sinh. Nhưng tại Hungary, có thể coi mùa Giáng sinh còn kéo dài tới ngày mồng 1 năm mới, với tên gọi Tiểu Giáng sinh, để phân biệt với Ðại Giáng sinh vào 25/12.
Tất nhiên, điểm sáng của cả mùa Noel tại Hungary là dịp Lễ thánh Giáng sinh, tổ chức vào đêm 24 (lễ vọng), hoặc trong ngày 25/12 (lễ chính ngày). Các gia đình Hung bao giờ cũng tập trung vào tối 24, Ðêm Thánh vô cùng.
Bàn tiệc của người Hungary
Theo truyền thống, trong ngày 24/12, các gia đình Hung vẫn ăn chay và bữa chay tối hết sức được coi trọng với các món táo, hạnh nhân, mật và tỏi, kèm xúp đậu nấu với bơ nhưng không có thịt. Về sau, khi những tập tục chay không còn quá bó buộc, thêm món cá hoặc bắp cải nhồi thịt được đặt lên bàn tiệc.
Tập tục Hungary cho rằng bàn tiệc Noel đóng vai trò rất quan trọng trong dịp lễ, việc trang trí bàn bà trình tự các món ăn phải được tuân thủ một cách ngặt nghèo. Những món ăn trong lễ Giáng sinh được coi là có sức mạnh kỳ diệu và huyền bí.
Trước đây, tại Hungary, chiếc khăn trải bàn trong dịp Giáng sinh được dùng để gói hạt ngũ cốc đề chờ gieo hạt vào mùa xuân với niềm tin là sẽ được mùa màng bội thu. Cụ thể, sau khi trải khăn ra bàn, các bà nội trợ đặt hạt ngũ cốc lên trên, rồi đem cho gia cầm ăn để chúng đẻ nhiều trứng.
Ngoài ra, rơm thì được đặt dưới bàn để tưởng nhớ sự tích Chúa Giêsu ra đời trong máng cỏ. Sau đó, rơm này được đặt trong chuồng gia súc đề chúng khỏe mạnh, chống được bệnh tật và hay ăn chóng lớn. Rơm cũng còn được buộc lên cây ăn quả để có nhiều trái ngọt.
Bữa tối 24/12 bắt đầu khi sao Hôm hiện trên bầu trời. Bà chủ nhà, sau khi bày biện các món ăn lên bàn, sẽ không được rời bàn trong suốt bữa ăn để lũ gà để được nhiều trứng. Hơn thế nữa, cả gia đình sẽ phải đứng ăn từ đầu đến cuối. Bánh mì, bánh kalács (làm từ bột, sữa, bơ và rồi đan xoắn vào nhau và nướng trong lò) được đặt nguyên lên bàn tiệc với hy vọng năm mới sẽ no đủ.
Mùa chay kết thúc vào đêm 24/12 nên trong bữa trưa và bữa tối Giáng sinh 25/12, thịt và cá đã xuất hiện. Theo tập tục dân gian, dân Hung thích thịt lợn quay trong ngày lễ vì lợn được coi là biểu tượng của sự no đủ, sung túc, trong khi gia cầm thì bị coi là trì trệ vì luôn vẫy cánh về phía sau và như thế, hạnh phúc sẽ bay đi.
Tuy nhiên, truyền thống này những năm gần đây không còn được tuân thủ: ảnh hưởng của Âu - Mỹ, nhiều người dân Hung cũng ăn đùi vịt rán, hoặc gà tây bỏ lò, bên cạnh món xúp cá “quốc hồn quốc túy” (halászlé), niềm tự hào của nghệ thuật ẩm thực Hungary.
Cho đến nay, trong lễ Giáng sinh, rất nhiều người dân Hung vẫn ưa ăn các loại đỗ, đậu, đậu ván, hạt anh túc... là những loại ngũ cốc được coi là mang lại tiền tài, tài lộc. Bên cạnh đó, táo được xem như biểu hiện của sự mật thiết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Sau các bữa ăn, chủ gia đình đếm xem có bao nhiêu thành viên thì bổ táo theo đúng từng ấy miếng. Mỗi người nhận được một lát với hy vọng trong năm mới, cả gia đình sẽ gắn bó với nhau như trái táo tròn, các thành viên sẽ tìm lại được nhau và được đường về gia đình, dù có lang bạt nơi đâu đi nữa.
Tất nhiên, Giáng sinh không chỉ là ngày hội ẩm thực. Phong tục Noel quan trọng bậc nhất tại Hungary - tới nay vẫn được diễn ở rất nhiều nơi - là một trò trơi được trẻ em rất thích thú, khi các em diễn lại sự tích Chúa Giêsu chào đời tại Bethlehem, thoạt tiên diễn trong nhà thờ, sau đó đến từng gia đình trong làng. Sau khi diễn trò, các em sẽ được gia chủ thết đãi và trao quà tặng.
Nam Triều Tiên thắp đèn cho cây Giáng Sinh ở biên giới
Chính phủ Nam Triều Tiên đã cho phép một giáo phái Ky-tô thắp đèn cho cây Giáng Sinh khổng lồ đặt tại khu vực biên giới với Bắc Triều Tiên.
Việc thắp đèn này được xem là để đáp ứng vụ phóng tên lửa tầm xa mới đây của Bắc Triều Tiên, mà Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ cho là thử nghiệm công nghệ tên lửa đã bị quốc tế cấm đoán.
Cây Giáng Sinh được trang hoàng và thắp đèn này sẽ được giữ như vậy cho đến đầu tháng Giêng.
Bắc Triều Tiên xem chuyện thắp đèn cây Giáng Sinh là một màn chiến tranh tâm lý, nhưng chưa đưa ra phản ứng nào.
Năm ngoái, cây Giáng Sinh này không thắp đèn sau cái chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il
.
Việc thắp đèn này được xem là để đáp ứng vụ phóng tên lửa tầm xa mới đây của Bắc Triều Tiên, mà Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ cho là thử nghiệm công nghệ tên lửa đã bị quốc tế cấm đoán.
Cây Giáng Sinh được trang hoàng và thắp đèn này sẽ được giữ như vậy cho đến đầu tháng Giêng.
Bắc Triều Tiên xem chuyện thắp đèn cây Giáng Sinh là một màn chiến tranh tâm lý, nhưng chưa đưa ra phản ứng nào.
Năm ngoái, cây Giáng Sinh này không thắp đèn sau cái chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét