Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Lạm phát: kẻ cướp vô hình của 87 triệu người dân Việt Nam


Mizzou

Sự thật khó tin – 87 triệu người dân bị bốc hơi một nửa tổng tài sản sau 6 năm

Một thống kê sẽ khiến không ít người vội ôm chặt lấy ví tiền của mình và chột dạ: Làm thế nào mà một người thông minh, chăm chỉ, mẫu mực như mình lại có thể dễ dàng bị ăn cắp và đang ngày càng trở nên nghèo khó đến thế?
TRONG 6 NĂM (2006 – 2012), ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM MẤT GIÁ HƠN 50%. Nói cách khác, hơn 50% tài sản của người dân được chôn dưới 3 tấc đất từ năm 2006 tới nay sau 6 năm đã bị bốc hơi đi hơn một nửa. Thật vô cùng khủng khiếp. Vậy AI LÀ THỦ PHẠM CƯỚP TIỀN của gần 90 triệu người dân Viêt Nam một cách tinh vi, trắng trợn và dã man đến vậy? Câu trả lời, đó chính là LẠM PHÁT, hệ quả của của sự gia tăng phi mã của giá thuốc, giá thực phẩm, giá dịch vụ giáo dục,…
Hòa nhịp vào cơn sốt vi rút của nền kinh tế toàn cầu, Viêt Nam đang rơi vào những trận ốm co rút chưa có hồi kết thúc cho dù Chính phủ Viêt Nam đã bằng cách này hay cách khác kê đơn cho bệnh nhân nền kinh tế Việt Nam đang nằm liệt chiếu (tung tiền giải cứu bất động sản, giảm thuế, tăng tín dụng, hạ lãi suất cho vay, tái cấu trúc DNNN,…). Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 là 5,03% [1]- mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1999. Cùng với mức tăng trưởng đáng thất vọng của một nền kinh tế được nhiều kỳ vọng và nhiều quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng được dự trù đạt 9,21%. Con số này là sự nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam một năm qua ra sức bít lỗ hổng của nền kinh tế lấy DNNN làm chủ đạo, nơi mà sự suy sụp của khu vực doanh nghiệp này đã khiến toàn dân Việt Nam nghèo đi nhanh không kể xiết (lạm phát 18,13% riêng trong năm 2011).
Nếu so sánh mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác trên thế giới, ta sẽ thấy được sự khác biệt về năng lực điều hành của bộ máy chính phủ các quốc gia [2]:
- CPI Trung Quốc: 1,901%
- CPI Phần Lan: 2,194%
- CPI Đức: 1,809%
- CPI Italy: 2,507%
- CPI Nhật Bản: -0,400%
- CPI Hàn Quốc: 1,622%
- CPI Indonexia: 4,320%
Sự yếu kém của Chính phủ không những khiến vị thế của nền kinh tế quốc gia bị suy giảm mà còn gây thiệt hại nặng nề tới tài sản của người dân. Đây là lý do tại sao tầng lớp trung lưu bị đẩy dần xuống tầng lớp nghèo, còn tầng lớp nghèo trở nên khánh kiệt hơn:
- Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
(nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Điều đó có nghĩa là trong túi của ai đó có 20 triệu vào cuối 2012 thì thực tế anh ta chỉ có chưa tới 10 triệu vào cuối năm 2006. Ai là nạn nhân hãy lên tiếng, & Tiền rơi vào túi ai, xin mời quý độc giả vào cuộc???
Bài viết & Hình ảnh: [Admin Mizzou]
Bản quyền: © Wegreen Vietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét