Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Tàu bựa bành trướng, xâm lăng kiểu mới: Đổ tiền chiếm đất không đổ máu

Chính sách thực dân và nuốt biển khó lường của TQ

Chiến lược viễn chinh kiểu thực dân mới: Chiếm đất qua viện trợ không đổ máu

Nguyễn Hoàng Hà (Danlambao) - Sau các thử nghiệm viện trợ vào Campuchia và Lào, cũng như ở nhiều nước châu Phi thành công, nay Trung quốc áp dụng viện trợ kinh tế, đỏ tiền dưới danh nghĩa các công ty, các doanh nghiệp đầu tư làm ăn vào các nước nghèo nhưng có vị trí quan trọng thực hiện chiến lược lâu dài là bành trướng lãnh thổ mà không tốn một viên đạn, một người lính mà lại chính danh. Tổng số tiền viện trợ không đặt điều kiện cho Campuchia đã lên tới 7 tỷ đô-la trong 10 năm qua và cho vay ưu đãi là 6 tỷ cùng với hơn 20 tỷ núp dưới các đại gia, các công ty đầu tư vào nước này. Nay Campuchia dần thành một tỉnh của Trung quốc. Lào cũng đang theo vết này và tổng số tiền viện trợ đã là 4 tỷ đô-la, đầu tư vào Lào là 6 tỷ. Với việc biến các nước này càng lệ thuộc sâu vào mình, giới lãnh đạo Trung quốc đã dẫn dắt các lãnh đạo quốc gia này theo cái gậy của mình rất dễ dàng. Như điều khiển Campuchia phá hoại các hội nghị quốc tế tại quốc gia này, dẫn dắt các hội nghị ở đây có lợi cho Trung quốc. gây chia rẽ các quốc gia Đông Nam Á.

Người ta tổng kết thì thấy, chỉ có Miến Điện là Trung quốc thất bại vì tinh thần dân tộc của nhân dân ở đây rất cao và lãnh đạo quốc gia này rất tỉnh táo. Việc áp dụng hình thức này cũng khó khăn hơn ở Việt nam sau khi vụ Bauxite Tây nguyên bị các nhà lãnh đạo lão thành quân đội và trí thức phanh phui nhưng họ vẫn chờ thời cơ mới. 

Sách lược này được vạch ra do ông Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền cách đây 35 năm khi thời cơ đến đó là tổng thống Richard Nixon Mỹ đã ký thông cáo chung Thượng hải với ông Mao và Chu Ân Lai. Chiến lược đó đã được thực hiện thành công nhất ở thời kỳ ông Giang Trạch Dân lãnh đạo đất nước này. Theo chiến lược này còn đi xa hơn nữa đó là nuốt dần nước Mỹ bằng cách triệt để lợi dụng tình hình khủng khoảng kinh tế của quốc gia này mua các công ty, các hãng, các ngân hang đang bị phá sản. 

Như dư luận Trung quốc đang rộ lên chuyện giật gân là: Theo một số nhà kinh doanh có quan hệ gắn bó với lãnh lão chóp bu Trung quốc tiết lộ thì Trung quốc đã đề nghị Mỹ cho mua hẳn một tiểu bang ở phía Nam nước này và sẵn sàng xóa đi một phần nợ mà Mỹ đã vay của họ. Nếu Mỹ bán, họ sẽ áp dụng thử quản lý theo kiểu Hongkong và nếu thành công thì sau đó sẽ mua thêm nhiều tiểu bang khác. 

Tin này mang tính đồn đại, lá cải, nhưng trên thực tế thì Trung quốc đã áp dụng kế hoạch này từ lâu rồi và nay thì bật đèn xanh cho các nhà tư bản nước này mua tất cả các công ty, các hãng, ngân hàng v.v... của Hoa kỳ, Canada và cả ở các nước châu Âu đang bị phá sản. Với cách này họ thực hiện làm ăn kiểu “mua tận ngọn bán tận gốc”. Hiện chính sách này đang có hiệu quả tại Canada khi mà các hãng dầu hỏa đang rơi vào tay họ và châu Âu, còn ở Mỹ họ cũng đang tăng tốc. 

Chiến lược về Biển: 

Một bài báo rất giá trị mà bạn Thái-An đã viết lại của báo Reuters đăng tải ngày 11 tháng 12, sau đây: 

Hãy thử hình dung nếu Hawaii của Mỹ thông qua đạo luật cho phép cảnh sát biển lên tàu và nắm giữ các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở phạm vi 1.000 km từ Honolulu. 

Nhưng đó lại là điều diễn ra ở Trung Quốc một tuần trước đây. Tại tỉnh Hải Nam - nơi có những khu nghỉ dưỡng bên bờ biển và cũng là nơi có một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc - chính quyền địa phương đã cho phép cảnh sát được tiếp cận, kiểm tra và thậm chí là bắt giữ các tàu nước ngoài mà họ gọi là "hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. 

Chính sách mập mờ 

Vào thời điểm cộng đồng quốc tế nhìn về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là một siêu cường đang trỗi dậy nhanh chóng với mong muốn sở hữu vị thế xứng đứng trên vũ đài quốc tế, thì chính sách ngoại giao mập mờ của Trung Quốc đang gây ra những sự hỗn loạn và leo thang căng thẳng trong khu vực. 

Việt Nam và Philippines - những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng với Brunei và Malaysia - đã phản đối mạnh mẽ những quy định mới mà tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đưa ra... 

Ấn Độ tuần trước tuyên bố đã sẵn sàng điều động tàu hải quân tới khu vực để đảm bảo các lợi ích của mình. Mỹ công khai yêu cầu Trung Quốc làm rõ phạm vi và ý nghĩa của quy định mới. "Nó thực sự không rõ ràng, tôi cho rằng với mọi quốc gia", Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke nói. 

Giới phân tích cho rằng, thực tế là một chính quyền tỉnh có thể đơn phương làm xấu đi một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của Trung Quốc, thậm chí có khả năng gây rủi ro lớn trong việc hoạch định chính sách cho khu vực này. "Nó thể hiện một chính sách đối ngoại hỗn độn thế nào của Trung Quốc khi đề cập tới Biển Đông", một quan chức ngoại giao phương Tây tại Trung Quốc nói. 

Theo một báo cáo của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) hồi đầu năm nay, có không ít hơn 11 cơ quan chính phủ từ quản lý du lịch tới hải quân Trung Quốc - tham gia đóng vai trò ở Biển Đông. Tất cả, ICG cảnh báo, đều có khả năng hành động làm tổn hại nỗ lực ngoại giao. 

Tuyên bố chủ quyền 

Đó chính là những gì xảy ra trong trường hợp quy định mới của Hải Nam. 

Ngô Thế Xuân - quan chức cấp cao trong văn phòng đối ngoại tỉnh này nói, ông nghĩ quy định mới được hội đồng lập pháp địa phương thông qua và không chắc Bắc Kinh có nắm rõ điều này hay không. Phần lớn các nhà phân tích tin rằng, nỗ lực phối hợp giữa vô số cơ quan quản lý chính sách biển tại Trung Quốc đã thất bại trong khi ngày càng có nhiều thừa nhận trong tầng lớp quan chức Trung Quốc rằng, khi một vấn đề tồn tại thì khó có khả năng thay đổi nhanh chóng. 

Trong khi đó, cuộc tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. Tuần trước, Việt Nam đã phản ứng việc 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Báo cáo của ICG nhấn mạnh, các tàu cá Trung Quốc trong một số trường hợp được chính quyền tỉnh "thúc ép" hoạt động xa hơn. 

Không lâu trước khi ban hành quy định mới, cả khu vực đã lên tiếng bất bình vì một bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc. Bản đồ này thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông. Chu Phong, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho hay, tấm hộ chiếu mới được Bộ Công an (MPS) Trung Quốc phát cho dân thường. "Tôi nghĩ rằng, MPS thấy họ cần làm gì đó để thể hiện sự ủng hộ với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, nhưng tôi không nghĩ họ có được sự ủng hộ từ bộ Ngoại giao", ông nói. 

Trong khi đó, bộ Ngoại giao Trung Quốc cấp hộ chiếu cho quan chức chính phủ, và những tấm hộ chiếu ấy không mang hình bản đồ nói trên. 

Ở đây xuất hiện một phần lớn của vấn đề: bộ Ngoại giao Trung Quốc có nhiệm vụ phối hợp giữa các bên, nhưng ảnh hưởng lại chưa đủ lớn để làm việc này một cách hiệu quả. Trong cuộc họp báo gần đây, người phát ngôn của bộ này là Hồng Lỗi dường như không có nhiều thông tin về quy định mới của Hải Nam. Một phóng viên đã hỏi về trách nhiệm điều phối chính sách Biển Đông của bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn họ Hồng trả lời: "Trung Quốc quản lý biển theo quy định của pháp luật". 

Đường 9 đoạn 

Một nhân tố phức tạp khác trong cuộc cạnh tranh chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông là việc Bắc Kinh tự mình thể hiện tham vọng trên cái gọi là "bản đồ 9 đoạn". Bản đồ này lượn sát bờ biển các nước khác trong cái gọi là phân định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. 

Nhưng nó không đơn giản là như vậy. Carlyle Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học New South Wales ở Australia, cho hay, trong 26 hội thảo ông tham dự suốt hai năm qua, các câu hỏi được lặp đi lặp lại với các học giả Trung Quốc chỉ là về đường 9 đoạn và không hề có câu trả lời rõ ràng. "Không một người nào ở Trung Quốc có thể nói cho bạn nó nghĩa là gì", ông nhấn mạnh. 

Các cơ quan chính phủ Trung Quốc cũng có những quan điểm khác nhau. Một quan chức Đông Nam Á ở Bắc Kinh cho hay "Trung Quốc thậm chí không có tọa độ chính xác về yêu sách mở rộng chủ quyền trong khu vực, khiến vấn đề trở nên khó khăn khi phải xác định nơi chủ quyền của họ bắt đầu và kết thúc". Ông nói. "Chúng tôi đã hỏi họ về tọa độ chính xác và họ không thể trình bày cho chúng tôi". 

Một số nhà phân tích lập luận, sự mơ hồ đôi khi giúp Bắc Kinh "rảnh tay" trong việc thương thảo ở một số khu vực tranh chấp. Nhưng "mặt khác", theo ông Thayer, "họ cũng đối mặt với áp lực to lớn" hiện tại để truyền tải rõ ràng và cụ thể về vị trí của Trung Quốc. 

Chính phủ Trung Quốc thừa nhận cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan, nhưng có rất ít tiến triển. 

Trong tương lai gần, tầng lớp lãnh đạo mới dưới sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình sẽ tập trung nhiều vào các vấn đề trong nước. Stephanie Kleine-Ahlbrandt, tác giả - thuộc Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế - báo cáo chính sách Biển Đông của Trung Quốc nhận định "Trong bối cảnh ấy, hầu như sẽ không có thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc". 

Dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến các cuộc biểu tình giận dữ của người dân Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn mấy ngày qua. Họ cho rằng Nhà nước Việt Nam đã đánh mất vai trò lãnh đạo của chính mình khi không để các tổ chức quần chúng như Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Sinh viên v.v... tham gia mà lại ra sức ngăn cản. Như vậy chỉ càng làm mất đi uy tín và làm cho tiếng vang của các cuộc biểu tình này thêm mạnh mẽ hơn mà thôi. Nếu không tìm ra các biện pháp tháo gỡ thì ngọn lửa yêu nước đó của nhân dân một khi bị cản ngăn nó có thể sẽ thổi ngược lại thiêu đốt chính họ. 

Âm mưu và thủ đạo của Trung quốc rất nham hiểm và lớn đang là thách thức to lớn của không chỉ Việt nam mà cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Nhật bản, Nam hàn, đồng thời thách thức cả chính với Hoa kỳ. Người ta không gì tốt hơn là phải cảnh giác, nắm vững vũ khí trong tay là lòng yêu nước, tính dân tộc cao của nhân dân mình và trang bị quốc phòng, đoàn kết liên minh với nhiều quốc gia tạo nên một mặt trận chung đối phó với một cường quốc mới lên nhưng mang dòng máu Bành trướng đại Hán. 

Ngày 12 tháng 12 năm 2012. 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét