Mến tặng mythanh.
Khi còn trẻ, không bao giờ tôi dám nghĩ là có một ngày nào đó tôi sẽ sưu tầm cổ vật Việt Nam. Đó là một thú vui mà tôi vẫn nghĩ chỉ dành cho những tay con buôn, những gia đình giàu có, có truyền thống tự bao đời, hay chỉ về tay các chuyên viên khảo cổ của bảo tàng viện…
Trước 75 ở Sàigòn, vỏn vẹn chỉ có một lần duy nhất tôi lấy thì giờ đi thăm Viện Bảo Tàng ở vườn Bách Thảo mà trong tiềm thức của tôi chỉ còn giữ lại một nuối tiếc là ít tranh vẽ để tôi chiêm ngưỡng buổi hôm đó. Lúc ấy tôi chỉ là một anh công chức quèn của bộ Thông Tin, kiêm thêm nghề thợ vẽ, và thầy dạy vẽ cho trẻ em. Di cư một mình đi theo các cha cố đạo, vào Nam năm 54, gia đình thì không còn mà tiền tài danh vọng cũng không, một xu chữ Nôm, chữ Nho, chữ Hán cũng mù tịt, thì cổ vật văn hóa của đất nước quả là quá xa tầm tay hèn mọn của tôi. Tôi chỉ biết chiêm ngưỡng và tự nhủ ‘Bốn ngàn năm Văn hiến’ của đất nước …
Đến khi đi tỵ nạn định cư tại Pháp, những năm đầu chật vật kiếm sống, gà trống nuôi con trong căn gác trọ chật hẹp của quận 5, thành phố Paris, có bao giờ tôi dám mơ tưởng đến cổ vật hay thòm thèm muốn múa cọ trên giá vẽ. Nhưng số Trời định sao thì chuyện gì phải đến sẽ đến.
« Bố ơi, tối nay mình ăn mì gói nhịn cơm nhá ? »con Lan con gái tôi vừa nói vừa thở hổn hển khi trèo lên đến tầng 6 nơi người chủ cho thuê gác trọ mà ngày xưa họ dành cho người hầu, « Con tiêu bén mất tiền chợ tuần này rồi ! »
Tôi chưa kịp hỏi han ‘tội tình’ thì nó đã gỡ gói giấy bản ra trước mặt tôi rồi nói một hơi không ngừng :
« Bố ơi, đầu chợ Mouffetard có ông bán đồ cũ (brocanteur), nào là khung, tranh, bưu thiệp cổ…Con đứng mò mẫm xem bưu thiệp thời Đông Dương…thì tự nhiên đâu rớt ra hai tấm tranh này, vì nó bé như bưu thiệp vậy! Thấy con thòm thèm mà chợ sắp đóng nên ông già chịu để rẻ cho con cả cặp một trăm quan ! Thế là tiêu hết tiền chợ… thôi chợ cũng đóng cả rồi…»
Lúc ấy, năm 79, chân ướt chân ráo vừa sang Pháp, một trăm quan (15$) đối với cha con tôi là to lắm. Nhưng khi thấy mắt con tôi sáng long lanh nhìn hai tấm tranh lụa lót giấy bìa, nó thủ thỉ « Bố xem có giống Mẹ không này… », con bé biết đúng điểm tâm lý của tôi, tôi không la nó được. Tôi còn nhìn mân mê hai bức tranh lụa, mỗi bức vẽ người thiếu nữ đang trang điểm thật dịu dàng duyên dáng. Lúc ấy tôi nào biết ai là tác giả của hai bức tranh. Nên giá trị của bức tranh chỉ tương xứng với cảm giác rung động, và những kỷ niệm nó gợi đến cho người thưởng thức. Tôi ngâm nga bài ‘Suối Tóc’ của Văn Phụng mà ngày xưa vợ tôi rất thích. «Để cuối tuần mình đi tìm cặp khung rồi treo lên cho đẹp.», tôi nói để nén xuống sự xúc động trong lòng tôi, nhớ người vợ hiền xấu số đã qua đời trên biển cả… Không thấy tôi cằn nhằn, con Lan thở phào nhẹ nhõm. Tối hôm ấy mì gói thú vị làm sao. Cha con tôi có ngờ đâu nó đã đánh dấu bước đầu tiên của cuộc hành trình hai cha con tôi và cổ vật Việt Nam.
Mai Trung Thứ (1906-1980) ‘Trang Điểm’ |
Nhớ lời ông già bán đồ cũ chỉ con Lan buổi đầu « Cái gì chứ di tích của Việt Nam, người Pháp mang về nhiều lắm, muốn sưu tầm thì đi lùng bên Pháp này chẳng thiếu gì. » Rồi cứ thế, có đồng nào dành dụm, có giây phút nào rảnh rỗi, cha con tôi lại đi lùng trái phải, tỉnh nào cũng mò, chợ nào cũng lục, gặp ai cũng hỏi. Nhịn ăn, nhịn mặc thì được chứ không nhịn ‘đi mò’ được. Rồi như thể là số Trời đã định, không phải người tìm đến vật mà nhiều khi vật tìm đến người, như là cái duyên vậy. Thấm thoát hơn ba mươi năm lưu lạc nơi xứ người, cha con tôi chưa trở về nước một lần nào, nhưng tôi mong thầm đáp lại một phần nào ước mơ của con gái tôi là tạo lại nơi này hình ảnh nước nhà đã mất. Tôi thương con, biết nó nhớ nhà lắm, mà tôi nhất định không bao giờ trở về khi cộng sản còn giày phá đất nước. Thù nhà, tôi hận cộng sản từ Cải cách ruộng đất đã tàn phá làng tôi chỉ vì là làng công giáo, tôi đi di cư mà không biết cha mẹ tôi sống còn hay đã chết, đến những năm trong trại cải tạo, và sau cùng vượt biên đã tước lấy đời người vợ yêu dấu…làm sao quay gót trở về được, dù luyến tiếc quê hương tôi cũng bao lần day dứt nhớ…
Con Lan ăn học xong là lăn lộn đi làm bở hơi tai. Chúa thương nó làm nên nhanh chóng cho tôi bỏ nghề chạy bàn trong quán ăn Đào Viên để chỉ còn lai rai nhận việc thông dịch kiếm chút cháo. Còn để dành hết thời giờ vào « cái gì Việt-Nam bố cũng rinh về ». Những năm tháng ấy, chẳng có internet, chẳng có ebay, chỉ phải mò mẫm đọc sách về khảo cổ ở VN của Pháp, chỉ có miệng truyền miệng, rồi người này giới thiệu đến người kia, và đi mua đấu giá, hay mua chợ trời trên khắp nước Pháp. Ngay tại quán Đào Viên tôi được gặp gỡ bao người giúp đỡ móc nối, nào là Hội cựu học sinh trường Albert Sarraut Hà-Nội, nào là các văn hào, nghệ sĩ, họa sĩ, từ lớp người đi trước (khi đất nước chia đôi), đến những đồng hương tỵ nạn như tôi, và ngay cả những người chạy trốn cộng sản đi từ miền Bắc sau này!
Và như thế, cha con tôi tích trữ từ từ, mua lại của ngừơi Pháp rất nhiều, của bạn bè hay người quen nhường lại cũng có. Từ hai tấm tranh lụa của bước đầu, bao nhiêu bức tranh kế tiếp, lụa, sơn dầu, vẽ mực, phấn hay sơn mài, từ đầu thế kỷ XX về sau. Lịch sử tranh họa trước thế kỷ XX tiếc thay không có gì lưu trữ lại. Nhưng ngược lại các cổ vật bằng đá, gỗ, đồng, sắt, vàng, nhũ thạch, thủy tinh, cùng các đồ đất, gốm, sứ, sành thì tôi tìm ra đủ loại từ thời Hòa Bình, Đông Sơn, Hán Việt, hay thời Sa Huỳnh, Chiêm La, từ di tích Phú Nam (còn gọi là Óc Eo) đến di tích Chàm…và qua các thời đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn…
Lư sắt ( ˜100 tCL )Thanh-Hóa |
Qua quá trình sưu tầm đồ cổ, tôi đã mãn nguyện nhận thấy sự khác biệt rõ ràng của văn hóa nguyên thủy của người Việt đối với văn hóa Hán, ngay cả dưới Bắc thuộc, thời đại Hán Việt. Tôi học hỏi được một cách thú vị qua sách vở nghiên cứu quốc tế rằng chính người Bách Việt (mà Văn Lang là mạnh lớn nhất) đã dạy người Hán làm ruộng trồng lúa nước khi người Hán chỉ biết trồng lúa mì; rằng dưới Bắc-thuộc người Hán cướp lấy hết đồ sắt và cấm người Việt không được có đồ sắt, chứ không phải người Việt không biết làm ra sắt mà chỉ biết làm đồ đồng mà thôi…(như cái Lư sắt rất hiếm thời Đông-Sơn trễ trước Hán Việt mà tôi mua lại của một người Pháp).
Tôi không phải là khảo cổ gia, cũng chẳng phải là sử gia. Cha con tôi chỉ tình cờ lâm vào cái bệnh đam mê lưu trữ lại những di tích của đất nước, quyết không để thất lạc đi. Rồi gần đây tôi có mộng lập một Bảo Tàng Viện Cổ Vật Mỹ-Thuật Việt-Nam Tự-Do trên mạng, hầu mang lại thưởng thức cho người Việt bốn phương… Nhưng tuổi đời không cho phép nên ước muốn này sẽ chỉ là một giấc mơ chăng ?….
Trống đồng văn hóa Đông-Sơn (500-100 tCL ) loại Heiger I B2 – Thanh Hóa |
Bây giờ tôi không còn sức sưu tầm nữa, nghĩ bụng sưu tập của cha con tôi cũng đã tạmđủ, nhà thì không còn chỗ trưng mà tường thì không đủ chỗ treo. Trên năm trăm món lớn nhỏ, cồng kềnh như những trống đồng Đông-Sơn, hay nhỏ bé như hạt chuỗi thời Giao-Chỉ… Quý giá cũng có mà lượm lặt cũng có. Trên bảy mươi bức tranh, từ các bậc thầy như cụ Nguyễn Phan-Chánh (1892-1984) cho đến những họa sĩ ít được tiếng… Tất cả những gì liên hệ đến lịch sử nghệ thuật của Việt-Nam, về Việt-Nam, đối với tôi đều đáng quý. Nhưng trong cả bộ sưu tầm này, hẳn nhiên là có những thứ mà tôi yêu chuộng đặc biệt, không phải vì nó có giá trị trên thị trường mà vì nó có ý nghĩa tình cảm riêng biệt đối với tôi qua hai cơ duyên đã cho tôi tri-ngộ cùng hai họa sĩ bậc thầy đáng quý. Xin thuật lại sau đây để chia sẻ cùng người đọc.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993):
Khi xưa ở Sài-gòn, tôi có nghe nói đến tên Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, ông rất nổi tiếng về sơn mài. Ông tốt nghiệp trường Cao-đẳng Mỹ-thuật Đông-Dương ở Hà-Nội. Tôi nhớ mãi lần đầu tiên được đối diện với ông ở Sài-gòn thật tình cờ. Năm ấy là năm 71. Hôm ấy, tôi đến dạy vẽ các cháu con anh bs Tuyến như những cuối tuần khác. Nhưng chưa thấy mặt học trò tôi đâu thì tôi đứng trong phòng khách đợi nên có dịp chiêm ngưỡng một bức tranh sơn dầu khá lớn (̴1mx1,2m kể cả khung), vẽ cảnh ‘Ba Vua đến hang lừa’ với chữ viết ‘In Excelcis Deo’ trên sơn vàng nhũ phía trên, thật là đẹp vì không giống tất cả những tranh khác tôi đã từng thấy trong sách đạo. Tôi đang đứng thơ thẩn nhìn thì có giọng người nói sau lưng tôi :
« Anh cũng đến gặp anh Tuyến à ? »
Tôi giật mình quay lại, thấy người lớn tuổi, tôi thưa:
« Dạ thưa ông, đến dạy các cháu học vẽ mà chưa thấy mặt đứa nào cả, nên đứng chiêm ngưỡng bức tranh này trong khi đợi.»
Ông ta cười nói
« Anh thấy thế nào ? Tôi vẽ cho Dinh Độc-Lập ngày xưa đấy, mà trong dinh lúc ấy có vẻ chê vì tôi vẽ kiểu mới hơi ‘déstructuré’, không ‘classique’ đủ! Bực mình quá tôi tặng luôn ông Tuyến. Chú ấy đi đâu chưa về à ? ».
Thấy tôi ngơ ngác, ông Trí tiếp
«Tôi là Nguyễn Gia Trí, tạt sang thăm ông Tuyến trò chuyện. Anh có dịp bữa nào ghé sang xưởng sơn mài tôi nhé!»
Nói thế rồi ông xoay lưng đi về. Lòng tôi bồi hồi vì tình cờ được gặp được bậc thầy. Mấy tháng sau, hỏi dò ra được địa chỉ xưởng vẽ của ông ở đường Cách Mạng, tôi đánh bạo tìm đến. Rồi từ đó, ông chỉ dạy tôi như một người thầy, cho tôi tiếp tay vào mài sơn trong nhiều tác phẩm mà ông nói là ngoại quốc họ đặt. Nhiều người phụ việc cho thầy lắm, họ chuyên tay làm cho thầy Trí từ bao giờ, tôi chỉ như một anh tập sự thỉnh thoảng đến thêm một tay mài sơn hay đập vỏ trứng…Thầy Trí vẽ nhiều tranh một lúc, vì sơn mài cứ mài đi mài lại, sơn lên lại phải đợi cho khô, không biết mấy chục lớp sơn…mỗi bức tranh phải ít nhiều trên 6 tháng đến cả năm.
Nguyễn Gia Trí (1908-1993) Thiếu nữ bên hoa phù dung (1974) |
Thế mà có một bức thu hút tôi lạ kỳ. Phải chăng đây lại là duyên số ? Hỏi thì thầy mới giải nghĩa
« Bức này là ‘Thiếu nữ bên hoa phù dung’,tôi đã vẽ một lần ở Hà-Nội năm 44, nay vẽ lại cho người bên Pháp đặt, còn gọi là
‘Jeunes filles aux hibiscus’. Hibiscus gọi là phù dung nghe hay hơn là dâm bụt!»
‘Jeunes filles aux hibiscus’. Hibiscus gọi là phù dung nghe hay hơn là dâm bụt!»
Nói rồi thầy cười giòn tan…Năm 74, bức tranh hoàn tất, 4 biển lìa nhau, còn gọi là quadryptique, thầy gửi đi sang Pháp. Sau 75, thầy gần như không làm việc nữa vì thiếu vật liệu và sống đơn sơ cho đến khi từ trần. Tôi không được tin gì cho mãi đến năm 90 thì tôi gặp lại ls Minh (con ông Nguyễn Văn Bửu và con đỡ đầu của Thầy Trí) ở quán Đào-Viên, ông trao tôi đọc quyển hồi ký của thầy, trong đó thầy thuật lại chuyện bức tranh
‘ Ba Vua (1960)’ mà tôi chiêm ngưỡng ngày nào tại nhà của bs Tuyến. Trong hồi ký, thầy Trí chỉ nói là đã cho bức tranh cho một người bạn trẻ là một bác sĩ mà không nói ra tên vì sợ chính quyền cộng-sản xoi mói. Sau này, người ta đồn sai nhầm rằng bức tranh theo gia đình ông bác sĩ sang Pháp, rồi lại trở về nước và bị bán đi. (Riêng tôi thì tôi được biết là gia đình bs Tuyến đi tỵ-nạn ở Anh-quốc năm 75 tay không. Khi bộ đội vào chiếm nhà ai giữ lấy bức tranh ấy rồi bán đi, gia đình bs Tuyến, các học trò của tôi, không biết gì cả…’Miễn mấy anh bộ đội không đem ra đốt làm củi là mừng lắm rồi’ …) Cũng trong dịp gặp gỡ đó, ls Minh cũng nhường lại cho tôi hai bức phác thảo của thầy Trí mà tôi quý vô cùng. Thế rồi, một ngày đó tôi đi lùng ở Marseille qua lời giới thiệu của người quen, tôi không ngờ đã tìm lại được bức ‘Thiếu nữ bên hoa phù dung (1974)’. Ngày nay, mỗi lúc nhìn tấm sơn mài này, bao kỷ niệm với thầy Trí lại trở về với tôi. Lòng khâm mộ người thầy khả kính vẫn nguyên vẹn. Nhưng tôi chỉ biết thầy Trí qua phương diện một họa sĩ đại tài mà đời đã cho phép tôi được theo phụ trong một thời gian quá ngắn. Tôi nào ngờ đâu, tôi phải đợi đến 25 năm sau để tìm hiểu thêm về cuộc đời chính trị của một người yêu nước như thầy Trí, khi tôi đến gặp họa sĩ Võ Lăng năm 2000.
‘ Ba Vua (1960)’ mà tôi chiêm ngưỡng ngày nào tại nhà của bs Tuyến. Trong hồi ký, thầy Trí chỉ nói là đã cho bức tranh cho một người bạn trẻ là một bác sĩ mà không nói ra tên vì sợ chính quyền cộng-sản xoi mói. Sau này, người ta đồn sai nhầm rằng bức tranh theo gia đình ông bác sĩ sang Pháp, rồi lại trở về nước và bị bán đi. (Riêng tôi thì tôi được biết là gia đình bs Tuyến đi tỵ-nạn ở Anh-quốc năm 75 tay không. Khi bộ đội vào chiếm nhà ai giữ lấy bức tranh ấy rồi bán đi, gia đình bs Tuyến, các học trò của tôi, không biết gì cả…’Miễn mấy anh bộ đội không đem ra đốt làm củi là mừng lắm rồi’ …) Cũng trong dịp gặp gỡ đó, ls Minh cũng nhường lại cho tôi hai bức phác thảo của thầy Trí mà tôi quý vô cùng. Thế rồi, một ngày đó tôi đi lùng ở Marseille qua lời giới thiệu của người quen, tôi không ngờ đã tìm lại được bức ‘Thiếu nữ bên hoa phù dung (1974)’. Ngày nay, mỗi lúc nhìn tấm sơn mài này, bao kỷ niệm với thầy Trí lại trở về với tôi. Lòng khâm mộ người thầy khả kính vẫn nguyên vẹn. Nhưng tôi chỉ biết thầy Trí qua phương diện một họa sĩ đại tài mà đời đã cho phép tôi được theo phụ trong một thời gian quá ngắn. Tôi nào ngờ đâu, tôi phải đợi đến 25 năm sau để tìm hiểu thêm về cuộc đời chính trị của một người yêu nước như thầy Trí, khi tôi đến gặp họa sĩ Võ Lăng năm 2000.
Họa sĩ Võ Lăng (1921-2005):
Từ mới lên năm, tôi bị polio nên đi tập tễnh chân cao chân thấp. Ở lại làng sẽ không lo ruộng nương được nên ông Cụ tôi xin cho tôi theo các Cha đi học ở Phát Diệm. Cho đến giờ thỉnh thoảng tôi vẫn đau nhức xương. Một hôm tôi được giới thiệu đến thăm một bác sĩ người Pháp chuyên về bệnh xương tủy. Khi tôi đến ngồi trước mặt bàn giấy của ông, tôi chỉ bị thu hút bởi một bức tranh sơn dầu treo sau lưng ông. Cảnh vẽ Venise, nhìn kỹ chữ ký là Volang, thì nghĩ có thể là người Pháp. Nhưng không hiểu tại sao, tôi lại quên cả đau mà lại hỏi ông bác sĩ về người vẽ. Ông ấy cười nói:
“Đồng hương với ông đấy ! Họa sĩ Võ Lăng là bệnh nhân của tôi. Tôi chữa cả cho vợ ông ta. Con gái ông ấy cũng là bác sĩ cùng khóa với tôi nhưng không cùng chuyên môn. Bên buồng bên cạnh này, tôi cho ông xem những bức tranh khác mà họa sĩ Võ Lăng vẽ cho tôi và vợ tôi! »
Sau khi khám bệnh cho tôi, trò chuyện thật lâu về ông Võ Lăng, ông bác sĩ Pháp gọi điện thoại đến ông Võ Lăng để xin cho tôi được đến thăm. Khi tôi ghé lại gác vẽ (atelier) của ông Võ Lăng, ở quận 15, cuối một khu vườn thật thần tiên mà ngoài mặt đường không thể ngờ che khuất sau cánh cổng. Ngày ấy ông đã trên tám mươi nhưng còn phong độ lắm. Kể qua loa lý lịch của tôi cho ông nghe là cảm thấy gần gủi với ông ngay. Ông cho tôi xem gác vẽ của ông, cả trăm bức tranh, mà tôi chỉ mê mẩn nhìn những bức tranh vẽ về Việt-Nam lúc đầu đời của ông. Sau lần gặp gỡ này, mỗi lần ông có mặt tại Paris, là tôi lại lên hầu chuyện ông…
Ông Võ Lăng là em trai của cụ Võ Văn Hải (xưa là Chánh văn phòng của TT Ngô Đình Diệm), sinh trưởng ở Huế, sau ra Hà-Nội học trường Cao-đẳng Mỹ-thuật Đông-Dương. Theo như lời ông thuật lại:
T |
Trần Bình Lộc (1914-1941) Chị Em (1936) |
« Mình chỉ thích vẽ thôi, dạo mới ra Hà-Nội thì mình còn trẻ con quá, chẳng biết gì. Nhưng ở Hà-Nội lúc bấy giờ, các đàn anh đi trước cùng trường, nào là Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Gia Trí, Trần Bình Lộc…ai cũng có máu ‘làm cách mạng’ cả…Thời buổi ấy là như vậy. Dù họ lớn tuổi hơn tôi nhiều và đã hoạt động vào tù ra khám vì chống Tây, khi tôi hãy còn đi học. Tôi đi theo họ vì phục họ lắm. Tôi gần nhất lúc bấy giờ là với anh Trí và anh Lộc. Khi anh Lộc bị Việt-Minh giết năm 41, tội lắm mới 27 tuổi đầu, tôi ấm ức lắm vì biết anh Lộc là người yêu nước nhưng bị Việt-Minh gán tội theo Tây. Năm 43, anh Trí được thả ra khỏi tù của Pháp ở Sơn-La, cùng với các anh Nhất-Linh, Hoàng-Đạo thì năm ấy tôi còn đoạt được giải hội họa Đông Dương. Các anh lớn đều đi theo VN Quốc Dân Đảng và cứ hồi hộp sợ bị Việt-Minh thủ tiêu. Thế nên tôi chẳng vào đảng nào cả, và vì gốc Huế nên lúc bấy giờ anh Hải với tôi còn tôn trọng Bảo Hoàng. Đến 45 thì tụi Việt-Minh nó càng ngày càng giết người Quốc Dân Đảng quá thể. Anh Trí rủ tôi đi trốn sang Tàu, chẳng hiểu gì tôi cũng đi theo ! Thế là hai anh em trèo đèo lội suối lên tận Lạng Sơn, kiếm đường sang Tàu, chủ đích là đi sang Hương Cảng. Đây là bức hình tôi vẽ Ải Nam-Quan nhìn từ Đồng-Đăng, chú cứ cầm về làm kỷ niệm của tôi. Tôi còn nhớ khi chèo thuyền với anh Trí sang Hương Cảng, lên bờ tôi cởi áo ngoài ra cho anh Trí mặc vì trời lạnh quá mà trên người anh ấy chỉ chiếc áo sơ-mi rét vì đẫm nước. Sang HK tôi có vẽ nhiều lắm, bán đi để kiếm ăn với các anh em lúc ấy. Đến 49 tôi sang Pháp, các anh ở lại rổi trở về nước cả… Dưới thời ông Diệm, anh Hải tôi làm chef de cabinet cho ông Cụ. Có một dạo cử tôi được đi làm tùy viên văn hoá ở Washington. Lúc ấy tôi bay nhẩy phải biết ! Bạn tôi nào là Gene Kelly, Fred Astaire và Burt Lancaster…Họ có tranh của tôi nhiều lắm, Otto Preminger cũng mua tranh của tôi nữa. Sau khi Cụ Diệm bị đảo chánh, tôi năn nỉ anh Hải sang Pháp mà ông ấy không chịu. Thế mới khổ, sau 75, Việt-Cộng nó bắt anh ấy đi tù cải tạo, rồi chết trong tù…Tôi về chôn anh tôi, năm 89…Thương lắm cơ anh ơi, chúng nó trao lại xác anh tôi, người da bọc xương, trói chặt hai tay, hai chân như trói lợn, trong cái két gỗ ! Tôi khổ tâm lắm…tụi chúng nó dã man quá…Thú thực với anh, cho đến ngày giờ đó tôi mới thấm nhuần được tư tưởng đấu tranh của các đàn anh ngày xưa !…Cộng-sản còn ác hơn Tây cả vạn lần !… Bao nhiêu người chống Pháp mà chúng nó thủ tiêu hay chỉ điểm cho Pháp bắt ?!? Sau đó mấy năm thì tôi nghe tin anh Trí mất ! Thôi thế là tôi mất cả hai ông anh lớn rồi !»…
Một tuần trước khi ông Võ-Lăng qua đời năm 2005, ông còn ngồi tâm sự với tôi ở quán ăn Ấn-Độ bên kia đường gác vẽ. Ông ra đi lặng lẽ trong giấc ngủ…Đến phiên tôi mất đi một người anh lớn…
Ngày hôm nay, ngồi ôn lại những lời tri kỷ, nhìn bức tranh ‘Ải Nam-Quan (1946)’, lòng tôi quặn đau, tôi chua chát hỏi thầm : « Các anh mà biết ngày hôm nay cha con thằng Hồ Chí Minh đem cúng đất, cúng biển cho Tàu…Ải Nam-Quan không còn thuộc về nước mình nữa…các Anh ơi ! »
Thầy Vẽ – 22/08/11.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét