Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Chủ nhân xuất khẩu 5 tàu ngầm thấy 'cô đơn ngậm ngùi'

Tàu ngầm Việt thử nghiệm thành công nhưng chưa có doanh nghiệp Việt đặt hàng.
Tàu ngầm Việt thử nghiệm thành công nhưng chưa có doanh nghiệp Việt đặt hàng.
5 chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 1 “Made in Viet Nam” của ông Phan Bội Trân (quận Tân Bình) TP.HCM vừa xuất xưởng. Đối tác Malaysia đến nhận hàng, tự vận chuyển về nước. Với giá thành 3.500 USD mỗi chiếc, ông có vốn liếng để tiếp tục đeo đuổi giấc mơ tàu ngầm. Thế nhưng ông vẫn buồn...
“Mong ước lớn nhất của tôi là thấy tàu ngầm Yết Kiêu được sử dụng ở nội địa. Nhưng đến nay vẫn không mấy người mặn mà” - ông ngậm ngùi nói với Một Thế Giới.
Cô đơn giấc mơ Việt
“Nói thật, xuất khẩu tàu ngầm là việc chẳng đặng đừng, cũng chỉ để lấy ngắn nuôi dài thôi” - ông Trân nói tiếp. Ông phân tích, cái lợi của việc bán tàu ngầm cho nước ngoài chỉ thu về ngoại tệ.Nhưng ngược lại, nếu nhập tàu ngầm từ nước ngoài về thì giá cả đắt gấp đôi và chất lượng rất khó kiểm chứng. 
Đặc biệt, tàu ngầm nước ngoài thường sản xuất theo dây chuyền kích thước có sẵn, không thể thay đổi kích thước theo yêu cầu chuyên dụng. Trong khi tàu ngầm của ông đa phần sử dụng nguyên vật liệu trong nước, đáp ứng được tất cả nhu cầu của đối tác. 
"Tôi mang ơn đất nước. Chỉ có mong muốn lớn nhất là góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho đất nước”-ông tâm tình. 
Hiện ông đã hoàn thiện quy trình sản xuất tàu ngầm mini nên việc sản xuất với số lượng lớn không quá trở ngại.
Tàu ngầm du lịch Yết Kiêu có thể lặn sâu 40m, chở 2 người. Hơn 90% linh kiện của tàu được mua hay tự chế tạo trong nước, riêng động cơ phải đặt mua từ nước ngoài. 
Cái tên Yết Kiêu mà ông đặt cho tàu ngầm của mình cũng mang cả khát vọng: “Tôi chỉ có mong muốn lớn nhất là góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho đất nước”. 
Ước mơ lớn nhất của ông là xây dựng một hạm đội tàu ngầm tổ hợp khí tài để bảo vệ biển đảo quê hương. Tổ hợp tàu ngầm có thể hoạt động cách nơi xuất phát 3.000km, phối hợp tác chiến, đủ sức đối chọi một hạm đội. 
Ngậm ngùi chất xám
Hồi ông khởi sự làm tàu ngầm, nhiều người lắc đầu chê bai. Tàu ngầm thử nghiệm thành công, cũng không mấy ai quan tâm. Chỉ đến lúc doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng thì trong nước mới vào cuộc. “Mà cho đến bây giờ họ cũng không mấy hào hứng” - ông Trân nói. 
Có hai đối tác trong nước đặt mua. Một doanh nghiệp trong lĩnh vực dây cáp điện từ lúc tìm hiểu đàm phán đến nay vẫn chưa thống nhất.
Đối tác thứ hai là tư nhân, chủ một khu du lịch muốn mua tàu ngầm trưng bày. Nhưng tìm hiểu đặt hàng xong đến nay cũng chưa đi đến đâu.
“Ngoài 5 chiếc vừa xuất xưởng. Hợp đồng với đối tác còn 25 chiếc nữa” - ông kể. Sắp tới ông sẽ đưa linh phụ kiện và người sang Malaysia lắp ráp. 
Ông Trân cho biết do tàu ngầm của ông không có chứng chỉ xuất xứ nên nếu nhập nguyên chiếc, đối tác Malaysia sẽ phải trả 30% thuế nhập khẩu. 
Ngoài ra, nếu sản xuất và lắp ráp ở Malaysia, đối tác của ông sẽ được nhận thêm 300.000 USD từ chính phủ Malaysia, nhằm khuyến khích các dự án phát triển khoa học công nghệ cao. Đối tác Malaysia cũng không phải trả phí vận chuyển, phí nhập khẩu…
Ông Phan Bội Trân nuôi dưỡng ước mơ chế tạo tàu ngầm thuần Việt. Nhưng đến bây giờ, tàu ngầm của ông vẫn chưa được tung hoành trên biển nước mình.
Tàu ngầm của ông Trân, đối tác mang về nước làm dự án phát triển khoa học công nghệ cao, được hỗ trợ chi phí lớn. Trong khi chủ nhân thật sự thì trầy trật, cô đơn trong xưởng cơ khí của mình. Thậm chí nếu bị ăn cắp bản quyền thì cũng không làm gì được vì chưa đăng ký. 
“Bây giờ phải chấp nhận mà làm. Cũng phải tồn tại cái đã. Khi nào tìm được hướng đi bền chắc trong nước thì mới tính tiếp được” - ông ngậm ngùi.
63 tuổi, từng là kỹ sư ở Pháp về nước, làm đủ thứ việc từ thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em... tất cả chỉ để nuôi dưỡng ước mơ chế tạo tàu ngầm thuần Việt. Nhưng đến bây giờ, tàu ngầm của ông vẫn chưa được tung hoành trên biển nước mình.
Kiến Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét