Hàng vạn người Hong Kong đã xuống đường thực hiện phong trào “Chiếm giữ Trung tâm”. Hỗn loạn đã bao trùm các con đường ở Hong Kong tối 28/9. Cảnh sát chống bạo động xịt hơi gas để giải tán người biểu tình trên con phố chính kế bên trụ sở chính quyền đặc khu.
Tình hình Hong Kong làm người ta nhớ lại tình hình Ukraine tháng 2 năm nay, khi chính quyền Yanykovich quay ngoắt 180 độ rút khỏi các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và chuyển sang bắt tay với Nga. Giới phân tích cho rằng Điện Kremlin đã không đánh giá hết sự phản kháng của hàng triệu người Ukraine phản đối việc đưa Ukraine “trở lại mái nhà xưa” (với Nga), tạo điều kiện cho sự can thiệp của phương Tây.
Người Hong Kong đang tự phá hoại các cơ hội phát triển kinh tế của mình (minh họa của báo China Daily)
Từ một quyết định duy ý chí của Bắc Kinh…
Theo hãng thông tấn BBC, Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng và các hãng tin nước ngoài, “Chiếm giữ Trung tâm” (Occupy Central), tổ chức đứng ra tập hợp cuộc biểu tình, nói họ muốn Chính phủ Trung Quốc hủy bỏ những quy định về cuộc bầu cử đặc khu trưởng vào năm 2017.
Theo hãng thông tấn BBC, Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng và các hãng tin nước ngoài, “Chiếm giữ Trung tâm” (Occupy Central), tổ chức đứng ra tập hợp cuộc biểu tình, nói họ muốn Chính phủ Trung Quốc hủy bỏ những quy định về cuộc bầu cử đặc khu trưởng vào năm 2017.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh ở Hongkong thời gian qua diễn ra nhiều cuộc biểu tình và chiếm đóng toà nhà trung tâm tài chính nhằm phản đối quy định vừa được ban hành về tiến trình bầu cử tại Hong Kong năm 2017.
Để phản kích lại những người biểu tình Hong Kong, nhà đương cục Trung Quốc đã tổ chức “phản biểu tình” hôm 17/8. Theo phát biểu của ban tổ chức, có 193 nghìn người, tổng cộng 1500 đoàn thể đã tham gia cuộc tuần hành này. Những người biểu tình phần lớn là những đoàn thể đến từ Đại lục. Một người tham gia biểu tình đến từ Quảng Đông cho phóng viên biết, nhà đương cục Bắc Kinh dùng phương thức bao ăn, phát tiền để vận động họ đến Hong Kong tham gia biểu tình.Cuộc biểu tình phản chiếm Trung tâm kéo dài khoảng 5 tiếng thì kết thúc.
Ngày 18/8, các báo của Trung Quốc đồng loạt đăng trang nhất tiêu đề, “Biểu tình phản đối phe dân chủ chiếm Trung tâm” tại Hong Kong đã phản ánh “ý chí người dân Hong Kong” cho thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, trên thực tế rất nhiều người biểu tình không biết mục đích của nó là gì, họ cũng không thực sự “phản đối chiếm khu Trung tâm”, chỉ là bởi lẽ Trung Quốc đứng đằng sau cung cấp nguồn tiền khổng lồ, hoặc họ “nể sợ” mà bất đắc dĩ phải kéo sang biểu tình.
Chuyện là, ngày 31/8, Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc đã thông qua quyết định quan trọng liên quan việc bầu cử Hội đồng lập pháp và bầu cử Người đứng đầu đặc khu hành chính Hong Kong.
Theo quyết định ngày 31/8, từ năm 2017, việc bầu cử người đứng đầu Đặc khu hành chính Hongkong sẽ tiến hành theo hình thức “phổ thông đầu phiếu”, nhưng phải thành lập một Uỷ ban đề cử có tính đại biểu rộng rãi. Uỷ ban này căn cứ vào các trình tự dân chủ để chọn ra từ 2-3 ứng cử viên cho vị trí Người đứng đầu đặc khu với điều kiện phải nhận được trên 50% sự ủng hộ của số uỷ viên Uỷ ban đề cử. Sau đó ứng viên trúng cử Người đứng đầu đặc khu phải do Chính phủ trung ương Trung Quốc bổ nhiệm.
Phát biểu trong cuộc họp báo diễn ra tại Bắc Kinh chiều 31/8, Phó Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc Lý Phi cho biết, việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết định trên là căn cứ vào quy định có liên quan tới Luật cơ bản về Đặc khu hành chính Hongkong, phù hợp với nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”, phù hợp với địa vị pháp lý của Hongkong, đồng thời căn cứ vào lợi ích và nguyện vọng của tất cả các tầng lớp trong xã hội”.
Ông Lý Phi khẳng định: “Người đứng đầu Đặc khu hành chính Hong Kong vừa phải chịu trách nhiệm về công việc của Đặc khu, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ Trung ương. Việc thông qua quyết định trên là yêu cầu cơ bản của phương châm “một quốc gia, hai chế độ”, và là yêu cầu khách quan của việc đảm bảo duy trì cho Hong Kong ổn định, phát triển lâu dài; bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia của Trung Quốc”.
Những người phản đối đưa ra yêu sách đòi Chính quyền trung ương Trung Quốc phải thay đổi quy định bầu cử hiện hành, thực hiện bầu cử phổ thông đầu phiếu để lựa chọn ra Người đứng đầu Đặc khu mà không cần có sự ủng hộ của 50% uỷ viên Uỷ ban đề cử. Bởi vì họ cho rằng, quy định này sẽ cho phép Đại lục thao túng tiến trình bầu cử theo ý định của Bắc Kinh.
Đến yêu sách 4 điểm...
Những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông từ hôm 22/9 bắt đầu tiến hành chiến dịch “bất tuân dân sự” quy mô lớn. Hôm 28/9, nhóm sinh viên biểu tình Hong Kong đã đưa ra tối hậu thư 4 điểm, trong đó yêu cầu mở cửa quảng trường nhân dân và các tuyến đường cho người biểu tình; yêu cầu Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh và bộ 3 người cải cách trong chính quyền Hong Kong từ chức; thu hồi quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc (31/8) về thay đổi luật pháp; người dân được tham gia bầu cử. Phong trào đã lan ra các địa điểm khác ở Hong Kong.
Cảnh sát cơ động đã dùng hơi cay bắn vào người biểu tình. Khoảng 30 người đã bị thương. Ngày 26/9, cảnh sát Hong Kong cho biết họ đã bắt giữ 61 người, trong đó có lãnh đạo hàng đầu của phong trào sinh viên là Joshua Wong. Lần này, hơn 60 người biểu tình tiến vào một khu vực cấm và bị bắt giữ. Cuối cùng, cảnh sát đã được lệnh rút khỏi những nơi diễn ra biểu tình.
Trong nỗ lực xoa dịu người biểu tình, ông Lương Chấn Anh hứa hẹn chính quyền đặc khu sẽ tiến hành sớm vòng tham vấn mới về cải cách bầu cử. Tuy nhiên, ông không cung cấp chi tiết về thời gian tham vấn, đồng thời nhấn mạnh cuộc bầu cử năm 2017 sẽ diễn ra theo kế hoạch. Theo đài BCC, ông Lương còn thúc giục người dân không tham gia cuộc phản đối trái phép.
Học sinh sinh viên Hồng Kông sẽ bãi khóa trong tuần này. Cuộc bãi khóa của sinh viên là bước đầu để Occupy Central phát động một cuộc đại biểu tình vào ngày 1/10.
Hồng Kông được Bắc Kinh cho hưởng quy chế ‘một đất nước, hai chế độ’. Điều này có nghĩa là người dân Hồng Kông có quyền biểu tình.
Bắc kinh đã lên án các hành vi bất hợp pháp của những người biểu tình. Nhưng ở Anh – “mẫu quốc” trước đây của Hong Hong - , thủ lĩnh Công Đảng đã phê phán chính sách thỏa hiệp với Bắc Kinh của chính quyền đảng Bảo thủ. Tại Đài Loan, Tổng thống Mã Anh Cửu nhanh chóng lên tiếng đòi Bắc Kinh phải chú ý tới nguyện vọng của người dân Hong Kong.
Việc giải quyết những yêu sách của người biểu tình Hong Kong sẽ tác động đến chủ trương “thống nhất Đài Loan”, cũng như hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Hong Kong đang đặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước một bài toán khó khi Bắc Kinh phải cùng lúc đối phó với các cuộc khủng bố của các phần tử đòi độc lập Hồi Cương và phong trào đòi tự quyết của Tây Tạng. Đó là chưa nói hàng chục ngàn cuộc bạo động, biểu tình của người Hán diễn ra trên Đại Lục./.
Hoài Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét