Anders Wright | Trà Mi lược dịch
Cuộn phim tài liệu mới, ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’, do Rory Kennedy đạo diễn và sản xuất, kể lại các sự kiện bi thảm quanh việc di tản quân sự cuối tháng 4, 1975 tại Sài Gòn – chiến dịc sau cùng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tên là Frequent Winds.
Cuộn phim ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ đã bắt đầu trình ciếu vào thứ sáu Tháng 5, tháng 9, 2014
Mặc dù nói về những khoảnh khắc cuối cùng của một cuộc chiến đã kết thúc gần bốn mươi năm trước đây, ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’, cuộn phim tài liệu mới của Rory Kennedy, dường như rất hợp thời. Chiến tranh Việt Nam đã định hình văn hóa cũng như nền chính trị và chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiều chục năm qua, và nước Mỹ của chúng ta là một quốc gia khủng hoảng trong chiến tranh và một khoảng thời gian dài sau đó.
Sự gia tăng hiện nay của những cuộc xung đột trên toàn cầu đang gợi nhớ lại tác động cuộc chiến Việt Nam đã ảnh hưởng không chỉ đến đất nước của chúng ta, mà còn với cả cộng đồng quốc tế. Thật dễ để nhìn vào những xung đột, bạo lực và đau thương trên thế giới và cảm thấy như thể đó là những điều quá lớn để người ta có thể hiểu được, nhưng Kennedy – con gái út của Thượng nghị sĩ Robert Kennedy – thành công bằng cách dùng những sự kiện áp đảo đó để đưa khán giả vào những tình cảnh rất cá nhân.
Kennedy, sinh ra sáu tháng sau khi cha cô bị ám sát, khám phá những ngày cuối cùng người Mỹ có mặt tại Việt Nam, và những cảm giác tội lỗi ngập tràn của một số người, khi xe tăng Bắc Việt đang kéo vào Sài Gòn, đã buộc phải bỏ lại sau lưng hàng trăm người Việt Nam mà họ đã hứa sẽ bảo vệ.
khóa của tác phậm chính là những nghiên cứu sâu sắc và các cuộc phỏng vấn những người trong cuộc, họ đều là những nhân vật đã có một vai trò trong cuộc di tản của Mỹ vào cuối tháng Tư, 1975. Đó là Thượng sĩ TQLC Juan Valdez, người Mỹ cuối cùng trèo lên chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi tòa Đại sứ Mỹ, cũng như một số người Việt Nam đã bị bỏ lại.
Những câu chuyện của họ đậm nét bi hùng. Sau đó, người xem phim có thể sẽ không nhớ nhân vật đã đón người thợ may quần áo dân sự cho ông ta, cùng với những người nấu ăn cho ông và gia đình của họ, và đưa họ đến tòa Đại sứ Mỹ để họ có thể được cứu thoát; nhưng khán giả chắc chắn sẽ nhớ tới niềm tin đạo đức của những gì được coi là một quyết định bất hợp pháp vào thời điểm đó. Rory Kennedy cũng đề cập đến Richard Armitage và Henry Kissinger, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc di tản ấy, dù chỉ có một người thực sự xuất hiện ở hiện trường.
Kennedy cũng đã vẽ lên chân dung thực của Đại sứ Graham Martin, có người con trai duy nhất đã tử trận tại Việt Nam, và cho thấy Đại sứ Martin đã đợi quá lâu trước khi bắt đầu kế hoạch di tản người Mỹ. Điều này khiến nhiều người đã không đi kịp, nhưng Martin, một khi đã có lệnh, lại là một người vị tha đã cứu thoát hàng ngàn người trong những ngày cuối tại Việt Nam. Martin, đã qua đời vào năm 1990, có thể được xem là người vừa dại dột vừa anh hùng, nhưng trên hết, ông được xem như một con người đứng trước những sự lựa chọn vô cùng khó khăn, và là một người đã làm những gì ông nghĩ là đúng.
“Lên kế hoạch di tản là việc của cấp trên của tôi,” một sĩ quan Hải quân Mỹ cho biết trong cuộc phỏng vấn với Kennedy. “Nhưng nếu biết làm như vậy là đúng thì người phải bỏ qua những quy tắc và cứ làm theo tiếng nói của con tim.” ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ đầy những mẩu chuyện của những người hành động theo tiếng nói của con tim của họ trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Đây là một câu chuyện căng thẳng và lôi cuốn, gồm những đoạn phim lưu trữ tuyệt vời, ghi lại cảm xúc thực của những người đã trải qua những kinh nghiệm không thể tưởng tượng được. Đây là một phim tài liệu súc tích có cơ sở nhắc nhở chúng ta về một trong những trang sử xấu nhất, và một số những con người tốt nhất đã là một phần của trang sử đó.
ABC phỏng vấn Rory Kennedu về cuốn phim ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’
© 2014 DCVOnline
Nguồn: ‘Last Days in Vietnam’ personal, poignant. By Anders Anders Wright. Sept. 25, 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét