Trời mưa không to lắm nhưng giòng nước trên con đường lại mau chóng dâng cao dần, khách bộ hành xắn quần lội nước lõm bõm. Nước tràn lên vỉa hè, sắp tràn qua bậc cửa vào quán tạp hóa rồi. Không hề ngạc nhiên, ông chủ tiệm tạp hóa nhìn quanh rồi vội vã mang chiếc thanh tre dài để sẵn góc nhà ra khều đám bịch nylon rác nằm chặn ngay miệng ống cống.
Bà nông dân ở Củ Chi ngồi cặm cụi lặt đậu phọng mới nhổ ở rẫy về. Dù đã bón phân nhưng đám đậu phọng còn nguyên vỏ vẫn nhỏ xíu và đẹt ngắt. Bà vạch ra, tìm gỡ từng mảnh nylon nhỏ bám chặt lấy búi rễ. Đó là do nguồn phân bón từ rác chưa được phân loại kỹ nên vẫn còn lẫn nhiều sợi nylon quấn vào rễ cây. Thứ này tới cả ngàn năm sau mới phân hủy nổi.
Quả bây giờ là thời đại nylon. Bao bì bằng nylon tiện dụng hơn hẳn các vật liệu khác. Đủ cỡ to, nhỏ, đủ màu sắc, dày mỏng… Dùng qua một lần là có thể vứt bỏ đi ngay. Khỏi mất công rửa ráy, lau, chùi…
Bao nylon đã thay thế cho chiếc giỏ của các bà nội trợ. Ngày trước, các bà đi chợ xách chiếc giỏ đan bằng tre hay mây. Khi ấy, thực phẩm ở chợ bán sỉ chứa trong các sọt, cần xế đan bằng tre, trúc. Hàng bán lẻ từ mớ rau, con cá đến trái cây, cục kẹo đều gói lại bằng giấy báo, giấy vở… cũ. Buổi sáng đi mua quà sáng hay tối ăn khuya là phải xách theo tô hay cái gà-mên.
Thế nhưng tre trúc mau hư. Các loại giấy cũ nói chung dùng để bọc thực phẩm, rõ ràng bụi bặm lâu ngày và mực in nhòe ra dính vào thức ăn rất mất vệ sinh. Bìa đậu phụ, cái bánh, miếng thịt… không nên gói bằng giấy cũ. Ngay cả mảnh lá chuối đẹp mắt để gói xôi biết có rửa sạch chăng, hay chỉ được bà bán hàng lau suốt buổi chỉ bằng một cái nùi giẻ cáu bẩn.
Vì vậy, tất cả đều được thay thế bằng bao nylon.
Mọi thứ hàng hóa sống hay chín, khô hay ướt, to hay nhỏ đều cần tới bao nylon nên thứ bao bì không thể thiếu này hiện diện khắp nơi trong đời sống.
Trẻ con ở thành phố bây giờ không còn nghe hoặc thấy cái chạn tức cái gạc-măng-rê cửa lưới chứa thức ăn, với bốn chân đặt trong bốn chén nước tránh kiến và ruồi muỗi. Lồng bàn cũng ít dùng mà tất cả được thay thế bởi tấm màng nylon mỏng phủ bao trùm lên các đĩa thức ăn.
Anh bán trái cây đèo phía sau và hai bên yên xe là các bọc nylon lớn: bọc xoài, bọc cam, bọc quýt, bọc bưởi… Đến chợ, anh hạ các bọc ấy xuống đất, banh miệng ra là xong phần bày hàng. Tan buổi chợ, hôm nào đắt, anh thảnh thơi chạy xe không hoặc ế thì dồn ít trái thừa vào gọn một bao chở về…
Rau cỏ, thịt thà chở xuống các chợ lẻ cũng đựng trong các bọc nylon lớn như thế. Các bà, các cô đi ra chợ tay không chứ khỏi cần xách giỏ làm chi. Họ móc vào ngón tay nào bịch cá, bịch ốc, bịch bún, bịch chè… Hai ba củ hành tây, một nhúm ngò, vài quả ớt… hết thảy đều cho vào các bịch nylon lớn nhỏ. Về nhà đỡ mất công cọ chùi giỏ. Thứ nào chưa dùng tới, bận rộn thì y nguyên tống thằng vào tủ lạnh. Kỹ hơn thì sang qua một bọc khác. Cho nên trong tủ lạnh là các bao bịch nylon chất chồng nhau. Thứ nào dùng xong quẳng luôn khỏi rửa ráy.
Bà mẹ ra tiệm mua hủ tíu về cho con: bịch hủ tíu, bịch nước lèo, bịch nước tương, bịch rau thơm… Rồi tất cả gom lại đựng trong một bao nylon lớn treo toòng teng ở ghi-đông chiếc xe gắn máy. Thời buổi này cần sự tiện lợi chứ bắt người mua xách gà-mên theo như ngày xửa ngày xưa thì mất mối ngay.
Hàng bình dân dùng bao nylon tái sinh màu đục lợn cợn cát và xông mùi hôi nồng nặc. Hàng sang dùng bao nylon trong veo hay nhiều màu sắc, in hình đẹp đẽ tới mức sau đó, khách hàng vẫn giữ những bao này xách đi đây đó đựng hàng tiếp.
Sau thời gian dài thấy lợi ích trước mắt của bao nylon là gọn nhẹ, rẻ tiền, lại bền chắc, dễ dùng… thì bây giờ khoa học và thực tế xã hội đã chứng tỏ bao tác hại của việc dùng loại bao bì này.
Nếu không đựng vào đó thì đựng bằng gì bây giờ. Bịch nylon dễ dàng đựng thức ăn nguội, lạnh như nước mía, sương sâm, bún xào, khoai luộc… và nhất là nóng. Tất cả thức ăn đang sôi sùng sục trên bếp như cháo huyết, bánh canh, bún măng, phở… Có khi một bịch đựng nguyên tô bún nóng trong đó; có khi nước lèo riêng, cái riêng. Mang về nhà mở ra vẫn còn bốc khói ăn hít hà. Cho nên mọi thứ thức ăn, hết thảy đều nằm gọn gàng trong chiếc bịch nylon.
Trong xã hội, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng cao, nhất là ung thư, một căn bệnh tưởng chừng chỉ thấy trong các bộ phim tình cảm Hàn, nay ung thư xuất hiện khắp nơi với đủ loại tuổi, đủ địa vị, nghề nghiệp.
Khoa học đã chứng minh việc đựng thức ăn nóng sôi như phở, cháo… hoặc đồ ăn chua như dưa chua, cà muối vào túi nylon thì sẽ dễ gây độc cho thực phẩm đựng trong đó và có thể gây ung thư.
Cảnh báo từ túi nylon khiến người dân bắt đầu ý thức về hiểm họa này. Nhiều nơi bắt đầu tìm cách tránh.
Siêu thị đi tiên phong bằng cách dùng loại bao có thể tự hủy khi thành rác hoặc phân phát những chiếc túi vải có thể dùng nhiều lần. Thế nhưng chiếc giỏ đi chợ đã bỏ từ lâu, nay lại toòng teng đâu ai chịu xách đi. Những sản phẩm này khiến siêu thị tốn kém, đồng thời khách hàng lại thờ ơ khiến siêu thị cũng phát nản. Dần dần những chiếc túi “thân thiện” biến mất hồi nào không hay.
Xôi hồi đó gói lá chuối nhưng nay sáng sớm, cậu học trò mua nắm xôi đầu đường được xới lên mặt một chiếc túi nylon, có tròng vào trong mảnh báo hay trang vở cũ cho cứng cáp, dầy dặn dễ gói. Tân tiến hơn là chuỗi cửa hàng “Xôi lá chuối”. Thật ra lá chuối bây giờ đâu có nhiều. Đồng ruộng đã bị đẩy đi rất xa, nếu dùng lá tươi phải chuyên chở từ đâu đâu về thành phố thì mắc quá. Ngay cả các nhà hàng lớn, với các món ăn “về nguồn”, lá chuối cũng chỉ lót làm vì mang vẻ trang trí chứ không lan tràn như trước kia. Bởi vậy, xôi trong cửa tiệm, nếu không lót một mảnh lá chuối trên tấm nylon làm duyên, làm cảnh, thì được đựng trong hộp xốp kín. Khách hàng không thể cầm hộp đi khơi khơi chỗ này chỗ nọ được nên chiếc hộp lại đặt ngay ngắn trong bịch nylon, trong đó lại gài thêm bịch muối đậu đường, bịch nước tương nếu là xôi mặn.
Bánh mì không khác. Ổ bánh mì được đựng trong túi giấy sạch sẽ, đàng hoàng, in logo cửa tiệm nhưng đi ra ngoài đường lỡ mắc mưa ướt nhem thì sao, nên túi giấy lại đặt trịnh trọng vào trong một bịch nylon.
Nước giải khát nếu đựng vào ly giấy cứng thì giống như tiệm xôi, tiệm bánh mì…, giống như siêu thị, sẽ đẩy giá lên cao. Thời buổi kinh tế khó khăn mãi không khá lên nổi, nên tốt hơn hết cứ uống nước trong bịch nylon, cắm vào đó một ống hút đơn giản là ổn. Hầu hết khách hàng vẫn cần đến giá rẻ hơn vệ sinh. Giá rẻ ngay trước mắt, còn vệ sinh thì xa lắc xa lơ và là chuyện của ai đâu, nên bao nylon vẫn được chấp nhận hơn một thứ bao bì nào khác.
Dùng xong, bao nylon vất đi. Vì không được phân loại nên nylon nằm chung với đủ thứ rác.
Thay vì trước kia, người ta cứ xách thùng rác ra khỏi nhà, đổ ụp xuống vệ hè thành một đống lùm lùm vương vãi, nhà ai gần bến nước càng tiện hơn, đổ thẳng phi tang xuống sông ngòi, thì nay có khá hơn, rác được bỏ trong bịch nylon to, thắt chặt đàng hoàng để dọc đường chờ xe rác tới gom. Chỉ có điều, chỉ lúc sau, người móc bọc lần tới, dùng chiếc móc cào rách bịch tung tóe ra mặt đường để chọn, nhặt rác, nhiều khi chỉ để lấy cái bao nylon đựng rác đó. Sau này, dân địa phương phản ứng dữ quá nên người móc bọc chỉ làm việc vào buổi tối, trước giờ xe rác đến, để lỡ rác đổ tùm lum ra thì còn có công nhân vệ sinh quét. Công việc kiếm ăn của người này lại khiến người khác thêm mất công dọn dẹp!
Nylon đem về nhúng sơ qua xô nước hoặc mang xuống kênh rạch giũ, phơi ráo rồi cân ký bán cho đầu nậu mang tới chỗ nấu nhựa. Thành thử gần những chỗ gom nylon, không khí bốc mùi đến khó thở và nước kênh rạch đục ngầu. Bao nylon không biết qua mấy lần tái sinh hoặc hóa chất khử không hết nên có chung đặc điểm là hôi nồng nặc và có màu xanh xỉn, vàng xỉn, đỏ xỉn…, thấy rõ những hạt tạp chất đen lấm chấm. Hàng nào được coi là có lương tâm thì đựng hàng khô, đựng tôm cá. Còn không lại tiếp tục đem ra đựng hàng hóa to và nhỏ, thực phẩm sống và chín…
Nylon xâm lấn khắp mọi nơi. Khi đường phố chưa kịp quét, bay là là trên mặt đất là những bao nylon, dước gốc cây, cột đèn là đống bịch nylon rác. Vì thế nghẹt cống lớn, cống nhỏ và nổi trên mặt sông rạch thành giề, thành búi cũng chính là nylon. Mỗi lần công nhân vệ sinh móc cống, lôi lên hàng núi toàn nylon và nylon. Sau tắm biển, phơi nắng, ăn uống… khi khách du lịch rút đi thì bãi biển ngổn ngang đầy bao nylon rác và túi nylon nổi lềnh bềnh trên mặt nước, trôi từ từ ra xa lại tà tà dạt vào bờ. Cho nên con cá không chết vì mắc nghẹn bao nylon mới là chuyện lạ.
Ở Việt Nam, chỉ mới có cù lao Chàm thuộc thành phố Hội An đã đi đầu (?) trong việc “Nói không với túi nylon”. Cù lao nhỏ xíu, dân không nhiều, nằm riêng rẽ giữa biển khơi, các trạm kiểm soát lập ra để nhắc nhở du khách, nylon nơi khác khó tràn tới nên may ra tránh được hiểm họa nylon chứ trong đất liền thì khó lắm.
Sài Gòn cũng vừa ra yêu cầu các nơi hạn chế dùng bao nylon, cũng như không quẳng bừa bãi túi nylon ra đường phố, cống rãnh… Các cửa hàng, siêu thị… làm ơn hạn chế dùng túi nylon giùm.
Yêu cầu thôi chứ xem chừng chẳng cách nào hạn chế nổi. Cứ lôi lý do cái khó và thói quen ra thì khôn mấy cũng chịu thua.
Thành phố Sài Gòn, với khoảng tám triệu dân, đã nhiều lần hô hào. Lần này lại ra chỉ thị mới. Không biết đi kèm là những biện pháp mạnh mẽ nào, thưởng, phạt ra sao khi hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng tám mươi tấn nhựa và túi nylon, cả nước là hai mươi lăm ngàn tấn. Con số này lại chẳng có vẻ gì muốn dừng hay chậm lại.
Nhỏ thôi, nhưng túi nylon vẫn là một vấn đề không giải quyết nổi.
Bà nông dân ở Củ Chi ngồi cặm cụi lặt đậu phọng mới nhổ ở rẫy về. Dù đã bón phân nhưng đám đậu phọng còn nguyên vỏ vẫn nhỏ xíu và đẹt ngắt. Bà vạch ra, tìm gỡ từng mảnh nylon nhỏ bám chặt lấy búi rễ. Đó là do nguồn phân bón từ rác chưa được phân loại kỹ nên vẫn còn lẫn nhiều sợi nylon quấn vào rễ cây. Thứ này tới cả ngàn năm sau mới phân hủy nổi.
Quả bây giờ là thời đại nylon. Bao bì bằng nylon tiện dụng hơn hẳn các vật liệu khác. Đủ cỡ to, nhỏ, đủ màu sắc, dày mỏng… Dùng qua một lần là có thể vứt bỏ đi ngay. Khỏi mất công rửa ráy, lau, chùi…
Bao nylon đã thay thế cho chiếc giỏ của các bà nội trợ. Ngày trước, các bà đi chợ xách chiếc giỏ đan bằng tre hay mây. Khi ấy, thực phẩm ở chợ bán sỉ chứa trong các sọt, cần xế đan bằng tre, trúc. Hàng bán lẻ từ mớ rau, con cá đến trái cây, cục kẹo đều gói lại bằng giấy báo, giấy vở… cũ. Buổi sáng đi mua quà sáng hay tối ăn khuya là phải xách theo tô hay cái gà-mên.
Thế nhưng tre trúc mau hư. Các loại giấy cũ nói chung dùng để bọc thực phẩm, rõ ràng bụi bặm lâu ngày và mực in nhòe ra dính vào thức ăn rất mất vệ sinh. Bìa đậu phụ, cái bánh, miếng thịt… không nên gói bằng giấy cũ. Ngay cả mảnh lá chuối đẹp mắt để gói xôi biết có rửa sạch chăng, hay chỉ được bà bán hàng lau suốt buổi chỉ bằng một cái nùi giẻ cáu bẩn.
Vì vậy, tất cả đều được thay thế bằng bao nylon.
Mọi thứ hàng hóa sống hay chín, khô hay ướt, to hay nhỏ đều cần tới bao nylon nên thứ bao bì không thể thiếu này hiện diện khắp nơi trong đời sống.
Trẻ con ở thành phố bây giờ không còn nghe hoặc thấy cái chạn tức cái gạc-măng-rê cửa lưới chứa thức ăn, với bốn chân đặt trong bốn chén nước tránh kiến và ruồi muỗi. Lồng bàn cũng ít dùng mà tất cả được thay thế bởi tấm màng nylon mỏng phủ bao trùm lên các đĩa thức ăn.
Anh bán trái cây đèo phía sau và hai bên yên xe là các bọc nylon lớn: bọc xoài, bọc cam, bọc quýt, bọc bưởi… Đến chợ, anh hạ các bọc ấy xuống đất, banh miệng ra là xong phần bày hàng. Tan buổi chợ, hôm nào đắt, anh thảnh thơi chạy xe không hoặc ế thì dồn ít trái thừa vào gọn một bao chở về…
Rau cỏ, thịt thà chở xuống các chợ lẻ cũng đựng trong các bọc nylon lớn như thế. Các bà, các cô đi ra chợ tay không chứ khỏi cần xách giỏ làm chi. Họ móc vào ngón tay nào bịch cá, bịch ốc, bịch bún, bịch chè… Hai ba củ hành tây, một nhúm ngò, vài quả ớt… hết thảy đều cho vào các bịch nylon lớn nhỏ. Về nhà đỡ mất công cọ chùi giỏ. Thứ nào chưa dùng tới, bận rộn thì y nguyên tống thằng vào tủ lạnh. Kỹ hơn thì sang qua một bọc khác. Cho nên trong tủ lạnh là các bao bịch nylon chất chồng nhau. Thứ nào dùng xong quẳng luôn khỏi rửa ráy.
Bà mẹ ra tiệm mua hủ tíu về cho con: bịch hủ tíu, bịch nước lèo, bịch nước tương, bịch rau thơm… Rồi tất cả gom lại đựng trong một bao nylon lớn treo toòng teng ở ghi-đông chiếc xe gắn máy. Thời buổi này cần sự tiện lợi chứ bắt người mua xách gà-mên theo như ngày xửa ngày xưa thì mất mối ngay.
Hàng bình dân dùng bao nylon tái sinh màu đục lợn cợn cát và xông mùi hôi nồng nặc. Hàng sang dùng bao nylon trong veo hay nhiều màu sắc, in hình đẹp đẽ tới mức sau đó, khách hàng vẫn giữ những bao này xách đi đây đó đựng hàng tiếp.
Sau thời gian dài thấy lợi ích trước mắt của bao nylon là gọn nhẹ, rẻ tiền, lại bền chắc, dễ dùng… thì bây giờ khoa học và thực tế xã hội đã chứng tỏ bao tác hại của việc dùng loại bao bì này.
Nếu không đựng vào đó thì đựng bằng gì bây giờ. Bịch nylon dễ dàng đựng thức ăn nguội, lạnh như nước mía, sương sâm, bún xào, khoai luộc… và nhất là nóng. Tất cả thức ăn đang sôi sùng sục trên bếp như cháo huyết, bánh canh, bún măng, phở… Có khi một bịch đựng nguyên tô bún nóng trong đó; có khi nước lèo riêng, cái riêng. Mang về nhà mở ra vẫn còn bốc khói ăn hít hà. Cho nên mọi thứ thức ăn, hết thảy đều nằm gọn gàng trong chiếc bịch nylon.
Trong xã hội, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng cao, nhất là ung thư, một căn bệnh tưởng chừng chỉ thấy trong các bộ phim tình cảm Hàn, nay ung thư xuất hiện khắp nơi với đủ loại tuổi, đủ địa vị, nghề nghiệp.
Khoa học đã chứng minh việc đựng thức ăn nóng sôi như phở, cháo… hoặc đồ ăn chua như dưa chua, cà muối vào túi nylon thì sẽ dễ gây độc cho thực phẩm đựng trong đó và có thể gây ung thư.
Cảnh báo từ túi nylon khiến người dân bắt đầu ý thức về hiểm họa này. Nhiều nơi bắt đầu tìm cách tránh.
Siêu thị đi tiên phong bằng cách dùng loại bao có thể tự hủy khi thành rác hoặc phân phát những chiếc túi vải có thể dùng nhiều lần. Thế nhưng chiếc giỏ đi chợ đã bỏ từ lâu, nay lại toòng teng đâu ai chịu xách đi. Những sản phẩm này khiến siêu thị tốn kém, đồng thời khách hàng lại thờ ơ khiến siêu thị cũng phát nản. Dần dần những chiếc túi “thân thiện” biến mất hồi nào không hay.
Xôi hồi đó gói lá chuối nhưng nay sáng sớm, cậu học trò mua nắm xôi đầu đường được xới lên mặt một chiếc túi nylon, có tròng vào trong mảnh báo hay trang vở cũ cho cứng cáp, dầy dặn dễ gói. Tân tiến hơn là chuỗi cửa hàng “Xôi lá chuối”. Thật ra lá chuối bây giờ đâu có nhiều. Đồng ruộng đã bị đẩy đi rất xa, nếu dùng lá tươi phải chuyên chở từ đâu đâu về thành phố thì mắc quá. Ngay cả các nhà hàng lớn, với các món ăn “về nguồn”, lá chuối cũng chỉ lót làm vì mang vẻ trang trí chứ không lan tràn như trước kia. Bởi vậy, xôi trong cửa tiệm, nếu không lót một mảnh lá chuối trên tấm nylon làm duyên, làm cảnh, thì được đựng trong hộp xốp kín. Khách hàng không thể cầm hộp đi khơi khơi chỗ này chỗ nọ được nên chiếc hộp lại đặt ngay ngắn trong bịch nylon, trong đó lại gài thêm bịch muối đậu đường, bịch nước tương nếu là xôi mặn.
Bánh mì không khác. Ổ bánh mì được đựng trong túi giấy sạch sẽ, đàng hoàng, in logo cửa tiệm nhưng đi ra ngoài đường lỡ mắc mưa ướt nhem thì sao, nên túi giấy lại đặt trịnh trọng vào trong một bịch nylon.
Nước giải khát nếu đựng vào ly giấy cứng thì giống như tiệm xôi, tiệm bánh mì…, giống như siêu thị, sẽ đẩy giá lên cao. Thời buổi kinh tế khó khăn mãi không khá lên nổi, nên tốt hơn hết cứ uống nước trong bịch nylon, cắm vào đó một ống hút đơn giản là ổn. Hầu hết khách hàng vẫn cần đến giá rẻ hơn vệ sinh. Giá rẻ ngay trước mắt, còn vệ sinh thì xa lắc xa lơ và là chuyện của ai đâu, nên bao nylon vẫn được chấp nhận hơn một thứ bao bì nào khác.
Dùng xong, bao nylon vất đi. Vì không được phân loại nên nylon nằm chung với đủ thứ rác.
Thay vì trước kia, người ta cứ xách thùng rác ra khỏi nhà, đổ ụp xuống vệ hè thành một đống lùm lùm vương vãi, nhà ai gần bến nước càng tiện hơn, đổ thẳng phi tang xuống sông ngòi, thì nay có khá hơn, rác được bỏ trong bịch nylon to, thắt chặt đàng hoàng để dọc đường chờ xe rác tới gom. Chỉ có điều, chỉ lúc sau, người móc bọc lần tới, dùng chiếc móc cào rách bịch tung tóe ra mặt đường để chọn, nhặt rác, nhiều khi chỉ để lấy cái bao nylon đựng rác đó. Sau này, dân địa phương phản ứng dữ quá nên người móc bọc chỉ làm việc vào buổi tối, trước giờ xe rác đến, để lỡ rác đổ tùm lum ra thì còn có công nhân vệ sinh quét. Công việc kiếm ăn của người này lại khiến người khác thêm mất công dọn dẹp!
Nylon đem về nhúng sơ qua xô nước hoặc mang xuống kênh rạch giũ, phơi ráo rồi cân ký bán cho đầu nậu mang tới chỗ nấu nhựa. Thành thử gần những chỗ gom nylon, không khí bốc mùi đến khó thở và nước kênh rạch đục ngầu. Bao nylon không biết qua mấy lần tái sinh hoặc hóa chất khử không hết nên có chung đặc điểm là hôi nồng nặc và có màu xanh xỉn, vàng xỉn, đỏ xỉn…, thấy rõ những hạt tạp chất đen lấm chấm. Hàng nào được coi là có lương tâm thì đựng hàng khô, đựng tôm cá. Còn không lại tiếp tục đem ra đựng hàng hóa to và nhỏ, thực phẩm sống và chín…
Nylon xâm lấn khắp mọi nơi. Khi đường phố chưa kịp quét, bay là là trên mặt đất là những bao nylon, dước gốc cây, cột đèn là đống bịch nylon rác. Vì thế nghẹt cống lớn, cống nhỏ và nổi trên mặt sông rạch thành giề, thành búi cũng chính là nylon. Mỗi lần công nhân vệ sinh móc cống, lôi lên hàng núi toàn nylon và nylon. Sau tắm biển, phơi nắng, ăn uống… khi khách du lịch rút đi thì bãi biển ngổn ngang đầy bao nylon rác và túi nylon nổi lềnh bềnh trên mặt nước, trôi từ từ ra xa lại tà tà dạt vào bờ. Cho nên con cá không chết vì mắc nghẹn bao nylon mới là chuyện lạ.
Ở Việt Nam, chỉ mới có cù lao Chàm thuộc thành phố Hội An đã đi đầu (?) trong việc “Nói không với túi nylon”. Cù lao nhỏ xíu, dân không nhiều, nằm riêng rẽ giữa biển khơi, các trạm kiểm soát lập ra để nhắc nhở du khách, nylon nơi khác khó tràn tới nên may ra tránh được hiểm họa nylon chứ trong đất liền thì khó lắm.
Sài Gòn cũng vừa ra yêu cầu các nơi hạn chế dùng bao nylon, cũng như không quẳng bừa bãi túi nylon ra đường phố, cống rãnh… Các cửa hàng, siêu thị… làm ơn hạn chế dùng túi nylon giùm.
Yêu cầu thôi chứ xem chừng chẳng cách nào hạn chế nổi. Cứ lôi lý do cái khó và thói quen ra thì khôn mấy cũng chịu thua.
Thành phố Sài Gòn, với khoảng tám triệu dân, đã nhiều lần hô hào. Lần này lại ra chỉ thị mới. Không biết đi kèm là những biện pháp mạnh mẽ nào, thưởng, phạt ra sao khi hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng tám mươi tấn nhựa và túi nylon, cả nước là hai mươi lăm ngàn tấn. Con số này lại chẳng có vẻ gì muốn dừng hay chậm lại.
Nhỏ thôi, nhưng túi nylon vẫn là một vấn đề không giải quyết nổi.
Saigon cô nương
SGCN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét