Mới đây nhân ngày tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc 36 năm trước, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng “Đảng và nhà nước không bao giờ quên các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước tại biên giới phía Bắc….”. Lời tuyên bố này hẳn là được sự đồng tình ủng hộ của toàn dân, toàn quân; thế nhưng, thực tế ra sao thì mọi người đều đã biết! Sắp tới đây, ngày 14 tháng 3, ngày 64 chiến sĩ đã bỏ mình dưới đáy biển trước họng súng của quân xâm lược phương Bắc để gìn giữ đảo Gạc Ma 27 năm trước, liệu rằng người dân có cần chờ nhà nước “bật đèn xanh” rồi mới tưởng niệm như những lời tuyên bố mang tính cách xảo ngôn của ông Nguyễn Tấn Dũng hay không?
Trong cuộc điện đàm với Thùy An sau đây, nữ nghệ sĩ Kim Chi đã nói lên những suy nghĩ và đề nghị về những hình thức tưởng niệm mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện, hầu biểu tỏ ý nghĩa cao đẹp của ngày tưởng niệm. Mời quý vị cùng nghe sau đây:
ttps://soundcloud.com/radio-ctm-1/nghe-si-kim-chi-de-nghi-mac-niem-toan-quoc-ngay-14-3 | Download
DienDanCTM
ttps://soundcloud.com/radio-ctm-1/nghe-si-kim-chi-de-nghi-mac-niem-toan-quoc-ngay-14-3 | Download
RadioCTM - Thùy An@S:
RadioCTM: Vào ngày 19-2-2014 (cách đây 1 năm) ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng đảng và nhà nước không bao giờ quên các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước tại biên giới phía Bắc từ năm 1979 đến 1989. Nhưng chúng ta thấy trong suốt năm 2014 vừa qua, không còn thấy nhà cầm quyền tưởng niệm Ngày Hoàng Sa 19-1, ngày 17-2 vừa qua; và nếu tiếp tục như vậy thì Ngày Trường Sa 14-3 sắp tới có thể đi vào quên lãng. Theo bà, lý do tại sao lại có những sự việc như vậy?
Nghệ sĩ Kim Chi: Khi tôi nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói như thế, tôi mừng lắm. Và tôi
nghĩ rằng chắc chắn đài, báo sẽ đưa tin và sẽ có những cuộc vận động, nhắc nhở mọi người rằng những ngày thiêng liêng đó phải được kỷ niệm. Nhưng rõ ràng tôi không thấy người ta đã làm những việc này. Trên thực tế, họ không những không làm, mà khi anh em xã hội dân sự và tất cả những anh em đang đòi dân chủ làm lễ tưởng niệm thì bị công an và côn đồ ngăn chận và đánh phá. Lý do theo tôi là vì các vị lãnh đạo cao cấp sợ phật lòng người anh em 16 chữ vàng 4 tốt. Bởi vì thực tế là những bia mộ tại biên giới còn bị đục bỏ nữa. Cho nên tôi nghĩ vong linh của các chiến sĩ và gia đình vô cùng đau đớn. Theo tôi thì việc này phải sửa chữa và không ai có quyền ngăn cấm nhân dân Việt Nam nhớ ơn người đã hy sinh để giữ gìn lãnh thổ Việt Nam.
nghĩ rằng chắc chắn đài, báo sẽ đưa tin và sẽ có những cuộc vận động, nhắc nhở mọi người rằng những ngày thiêng liêng đó phải được kỷ niệm. Nhưng rõ ràng tôi không thấy người ta đã làm những việc này. Trên thực tế, họ không những không làm, mà khi anh em xã hội dân sự và tất cả những anh em đang đòi dân chủ làm lễ tưởng niệm thì bị công an và côn đồ ngăn chận và đánh phá. Lý do theo tôi là vì các vị lãnh đạo cao cấp sợ phật lòng người anh em 16 chữ vàng 4 tốt. Bởi vì thực tế là những bia mộ tại biên giới còn bị đục bỏ nữa. Cho nên tôi nghĩ vong linh của các chiến sĩ và gia đình vô cùng đau đớn. Theo tôi thì việc này phải sửa chữa và không ai có quyền ngăn cấm nhân dân Việt Nam nhớ ơn người đã hy sinh để giữ gìn lãnh thổ Việt Nam.
RadioCTM: Chúng ta cũng được biết là có một số người dân đã đề nghị nhân ngày 14-3 sắp tới toàn dân tưởng nhớ chung tất cả các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước chống Trung Quốc xâm lược, tức là bao gồm cả Hoàng Sa, cuộc chiến biên giới, Trường Sa, bà thấy ý kiến này như thế nào, có khả thi hay không?
Ns. Kim Chi: Tôi thấy rất hay bởi vì việc tưởng niệm những người đã hy sinh cho đất nước là một việc làm của những người "uống nước nhớ nguồn". Đó là văn hóa, tâm linh. Theo tôi, nếu hàng năm vào ngày 14-3 nếu tất cả công dân Việt Nam đến các đài tưởng niệm liệt sĩ dâng hoa và thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ, thì đó chính là cách giáo dục truyền thống yêu nước.
RadioCTM: Qua những gì bà vừa trình bày, người dân có thể làm gì để tưởng nhớ những người đã hy sinh ạ?
Ns. Kim Chi: Tôi nghĩ có rất nhiều cách để tưởng niệm. Nếu có nhiều nghĩa trang thì chúng ta có thể bắt đầu viếng ngay từ những ngày đầu tháng 3 và kéo dài cho đến ngày 14-3. Hành động này là đẹp nhất cho toàn dân Việt Nam bởi vì đây là một nghĩa cử đẹp, rất là nhân văn. Tôi thấy rất cần thiết làm.
RadioCTM: Bà có những đề nghị nào thêm về những hình thức nào khác không ạ?
Ns. Kim Chi: Tôi thấy ra bờ biển làm thì cũng rất đẹp và rất hay. Nhưng ý nguyện và ước mơ cao nhất của tôi là hàng năm vào ngày 14-3, vào đúng 12 giờ trưa thì toàn thể nhân dân, các cơ quan ban ngành đứng yên 2 phút mặc niệm các chiến sĩ đã vì nước quên thân. Vong linh người chết sẽ mát mẻ, và đây chính là cách giáo dục truyền thống giữ đất nước rất tuyệt vời để mọi người nhìn thấy rằng: không bao giờ quên ơn những người đã ngã xuống. Và những kẻ nào lăm le xâm chiếm nước ta sẽ thấy mọi người đều có nghĩa cử như thế thì sẽ hiểu thông điệp rất tuyệt vời, nhắc nhở mọi người phải giữ gìn đất nước. Nếu không thể đi đến đông đủ ở một nơi nào đó [để mặc niệm] thì ít nhất trong ngày 14-3, toàn dân từ già trẻ, bé lớn, bất cứ ở đâu, ngay trong nhà mình cũng có thể đứng yên 2 phút vào lúc 12 giờ trưa để tưởng nhớ những người đã nằm xuống bảo vệ các lãnh thổ của chúng ta ở phía Bắc và ở biển đảo.
Tôi nghĩ việc làm này không mất thời gian, mà cũng không phải đi đâu cả, nếu như không có cơ hội để làm theo một hình thức khác. Về phương diện đối với nhà nước và báo chí, theo tôi nghĩ rằng như ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói trước đây thì đừng để cho công an sách nhiễu những người đi tưởng niệm nữa bởi việc làm đó rất tàn ác và vô ơn.
Tôi cho rằng cách hữu hiệu nhất là mặc niệm, và mặc niệm tại chỗ trong ngày 14-3. Việc này ai cũng có thể làm được. Với việc toàn cầu hoá internet hiện nay, tôi thấy việc này rất dễ dàng [quảng bá]. Chúng ta có thể truyền đi những tin tức và các báo đài có thể phỏng vấn khắp nơi để đánh động và nhắc nhở. Internet tuyệt vời ở chỗ chỉ vài phút sau sự việc xảy ra thì luồng tin có thể đi xa khắp nơi trên thế giới cho nên là khá thuận lợi cho chúng ta. Tôi cũng mong ước rằng tất cả các trang mạng đồng loạt đưa tin, nhắc nhở mọi người cùng hướng về những người đã nằm xuống năm xưa bảo vệ biển đảo, bảo vệ biên giới phía Bắc. Tôi nghĩ đây là việc làm cần thiết mà cũng rất thuận lợi, dễ dàng.
Tôi tin vào tâm linh. Tôi nghĩ những người đã nằm xuống sẽ cảm thấy vong linh của mình mát mẻ, và bản thân chúng ta cũng vậy, thấy chúng ta làm một nghĩa cử rất đẹp, và không có gì hơn là giáo dục lòng yêu nước của tất cả mọi người từ già, trẻ, bé lớn; và đặc biệt các trẻ em, ngày hôm đó chúng ta dạy các trẻ em rằng lòng biết ơn bao giờ cũng cần thiết. Sợ nhất là những kẻ vô ơn, đó là cái tệ hại nhất. Theo tôi quan niệm là như thế. Chúng ta cần phát động việc làm này bởi vì nó sẽ làm cho những kẻ manh tâm chiếm nước ta phải giật mình rằng, dân tộc này bất khuất và không bao giờ quên những điều độc ác mà chúng đã gây ra. Và tôi nghĩ phương tiện internet có thể làm như thế.
http://www.radiochantroimoi.com/phong-su/nghe-si-kim-chi-de-nghi-mac-niem-toan-quoc-ngay-143.html
DienDanCTM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét