Chỉ là một cô gái Palestine bình thường nhưng Rania đã làm thay đổi diện mạo hoàng tộc Jordan và trở thành bà hoàng có ảnh hưởng nhất ở Trung Đông và thế giới.
Chuyện tình sét đánh
Người dân Jordan cho rằng Quốc vương Abdullah II, khi ấy còn là Thái tử Abdullah bin al-Hussein 31 tuổi, may mắn khi tình cờ ghé thăm Citibank ở Amman, thủ đô Jordan, vào một ngày đầu năm 1993.
Tại đây vị vua tương lai được nghe kể rất nhiều về cô nhân viên trẻ đẹp, tính cách mạnh mẽ, có tên Rania al Yasein. Câu chuyện đã khiến thái tử rất thích thú và tò mò về cô gái đặc biệt này.
Sau đó, họ có dịp gặp nhau trong một dạ tiệc. Giống như câu chuyện tình của vua cha Hussein khi gặp mẹ Toni “Muna”, trái tim của Thái tử Abdullah rung động mãnh liệt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Rania cũng vậy.
Ngày 10/6/1993, chỉ sau bốn tháng quen nhau, Rania Al Yasein, ở tuổi 23, trở thành vương phi trẻ nhất vương quốc Jordan. Lần đầu tiên, một cô gái Ả Rập xuất thân từ một gia đình thường dân (cha cô là bác sĩ nhi khoa ở Kuwait) bước chân vào hoàng gia Jordan. Hoàng hậu Zain Al Sharaf, bà nội của thái tử, lần đầu gặp cháu dâu đã phải thốt lên: “Cháu là một viên ngọc quý bổ sung vào hoàng tộc Hashemite”.
Người dân Jordan cho rằng Quốc vương Abdullah II, khi ấy còn là Thái tử Abdullah bin al-Hussein 31 tuổi, may mắn khi tình cờ ghé thăm Citibank ở Amman, thủ đô Jordan, vào một ngày đầu năm 1993.
Tại đây vị vua tương lai được nghe kể rất nhiều về cô nhân viên trẻ đẹp, tính cách mạnh mẽ, có tên Rania al Yasein. Câu chuyện đã khiến thái tử rất thích thú và tò mò về cô gái đặc biệt này.
Sau đó, họ có dịp gặp nhau trong một dạ tiệc. Giống như câu chuyện tình của vua cha Hussein khi gặp mẹ Toni “Muna”, trái tim của Thái tử Abdullah rung động mãnh liệt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Rania cũng vậy.
Ngày 10/6/1993, chỉ sau bốn tháng quen nhau, Rania Al Yasein, ở tuổi 23, trở thành vương phi trẻ nhất vương quốc Jordan. Lần đầu tiên, một cô gái Ả Rập xuất thân từ một gia đình thường dân (cha cô là bác sĩ nhi khoa ở Kuwait) bước chân vào hoàng gia Jordan. Hoàng hậu Zain Al Sharaf, bà nội của thái tử, lần đầu gặp cháu dâu đã phải thốt lên: “Cháu là một viên ngọc quý bổ sung vào hoàng tộc Hashemite”.
Điểm tựa ngọt ngào
Lúc bấy giờ, Hoàng gia Jordan đang rối rắm chuyện thừa kế. Thái tử Abdullah đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh ngầm với hoàng tử của các vị hoàng hậu (Quốc vương Hussein có bốn vợ, trong đó có một người Anh và một người Mỹ). Trong 47 năm trị vì của vua Hussein, đất nước Jordan trải qua nhiều biến cố lịch sử lớn, trong đó bao gồm cuộc “chiến tranh sáu ngày” làm Jordan mất Bờ Tây sông Jordan và “chiến tranh Yom Kippur”. Đây là hai cuộc chiến lớn giữa Israel và các nước Ả Rập. Những biến cố này khiến quốc vương Hussein không ngừng thay đổi chuyện chỉ định người thừa kế.
Lúc bấy giờ, Hoàng gia Jordan đang rối rắm chuyện thừa kế. Thái tử Abdullah đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh ngầm với hoàng tử của các vị hoàng hậu (Quốc vương Hussein có bốn vợ, trong đó có một người Anh và một người Mỹ). Trong 47 năm trị vì của vua Hussein, đất nước Jordan trải qua nhiều biến cố lịch sử lớn, trong đó bao gồm cuộc “chiến tranh sáu ngày” làm Jordan mất Bờ Tây sông Jordan và “chiến tranh Yom Kippur”. Đây là hai cuộc chiến lớn giữa Israel và các nước Ả Rập. Những biến cố này khiến quốc vương Hussein không ngừng thay đổi chuyện chỉ định người thừa kế.
Ban đầu, nhà vua chỉ định con trai trưởng Abdullah Al Hussein, con hoàng hậu thứ hai, làm thái tử theo đúng tinh thần hiến pháp năm 1952. Tuy nhiên, trong những năm 1960 đầy bất ổn, ông Hussein lại chỉ định em trai là Hoàng thân Hassan bin Talal là người thừa kế ngai vàng. Rồi ông lại đổi ý, nhường ngôi cho Ali bin Al Hussein, con trai bà vợ thứ ba. Cuối cùng, trước giờ lâm chung ngày 25/01/1999, ông mới tái chỉ định Thái tử Abdullah làm vua.
Thái tử Abdullah trở thành Quốc vương Abdullah II ngày 07/02/1999 với những khó khăn nội tại mà không có sự giúp đỡ của vợ, ông khó thể vượt qua. Quốc vương Abdullah II có một trái tim đầy nhiệt huyết của người Bedouin (Ả Rập du cư) nhưng lại suy nghĩ như một người Anh. Ông nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Ả Rập vì đã sống 15 năm ở Anh và Mỹ. Khuôn mặt ông cũng không thuần chất Ả Rập vì mẹ ông, Hoàng hậu Muna Al Hussein, là một người Anh. Ông lại không thích để râu tượng trưng cho nam tính như một người Ả Rập đích thực. Nói chung, ông không phải là một người Ả Rập 100% và cũng vì lẽ đó mà Quốc vương Hussein, dưới sức ép của Hoàng thái hậu Zein al-Sharaf bint Jamil, từng chỉ định Hoàng tử Ali bin Al Hussein làm thái tử thay ông, để duy trì nòi giống Bedouin.
Bà Rania trở thành Hoàng hậu Rania Al Abdullah khi mới 29 tuổi với những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Một mặt, bà phải thuyết phục người dân Jordan rằng Quốc vương Abdullah II là một người Ả Rập đích thực, dù bề ngoài có yếu tố ngoại lai. Theo một số thành viên của hoàng gia, bà đã thuyết phục được Quốc vương Abdullah II thay đổi lối sống, từ bỏ những thói quen của những người giàu có và nổi tiếng phương Tây không phù hợp với lối sống truyền thống của người Bedouin. Mặt khác, bà phải đóng vai “thiên thần hòa giải” trong cuộc chiến thừa kế tuy ngấm ngầm nhưng hết sức quyết liệt. Đó là những tin đồn đầy ác ý nhắm vào vợ chồng bà của phe ủng hộ Hoàng thân Hassan, chú ruột của chồng, nhất là từ bà Sarvath, vợ của vị hoàng thân này. Và bà Rania đã thành công trong việc hóa giải những chuyện bất lợi cho chồng.
Bà Toujan Faisal, cựu nữ nghị sĩ duy nhất ở Jordan, một trong những thủ lãnh hàng đầu phe đối lập, nhận xét: “Rania là một trong những thành viên hoàng gia Jordan thông minh nhất, sành thơ ca và văn học thế giới. Khi gặp nhau lần đầu, chúng tôi đã bàn luận tâm đắc về nhà văn Nga Dostoievsky. Bà ấy là một phụ nữ Ả Rập xinh đẹp. So với bà hoàng Noor, vợ thứ tư của Quốc vương Hussein, bà Rania được lòng dân hơn. Bà Noor tuy cũng được người dân yêu mến và nể trọng vì tình yêu và sự tận tụy của bà đối với Quốc vương Hussein trong những ngày tháng bệnh tật cuối đời nhưng bà quá Tây, đặt quá nhiều tham vọng vào con trai Hamzah, quá xa hoa trong lối sống và trở nên xa lạ trong một nước Hồi giáo mực thước như Jordan”.
Diana của Jordan
Trong gần hai thập niên trị vì đất nước, Quốc vương Jordan Abdullah II luôn sát cánh cùng Hoàng hậu Rania xinh đẹp, thông minh và nhân hậu. Họ thường xuyên xuất hiện cùng nhau trong các chuyến công du và sự kiện chính trị quan trọng. Ống kính phóng viên thường ghi được hình ảnh bà Rania đứng bên Quốc vương Abdullah II trong trang phục trang nhã, hiện đại và hiếm khi dùng khăn trùm đầu.
Trong gần hai thập niên trị vì đất nước, Quốc vương Jordan Abdullah II luôn sát cánh cùng Hoàng hậu Rania xinh đẹp, thông minh và nhân hậu. Họ thường xuyên xuất hiện cùng nhau trong các chuyến công du và sự kiện chính trị quan trọng. Ống kính phóng viên thường ghi được hình ảnh bà Rania đứng bên Quốc vương Abdullah II trong trang phục trang nhã, hiện đại và hiếm khi dùng khăn trùm đầu.
Theo trang The Richest, bà Rania được tạp chí Harpers and Queen bình chọn là Đệ nhất phu nhân đẹp nhất năm 2011. Nhiều trang tin còn cho hay bà là thần tượng của người dân Jordan và được nhiều người Ả Rập tôn vinh là “Nữ hoàng của thế giới Ả Rập”.
Không chỉ nổi tiếng về sắc đẹp, Hoàng hậu Rania còn được biết đến là một nhà hoạt động xã hội tích cực và một thành viên hoàng gia thông minh, được lòng dân chúng.
Không phải vô cớ mà người dân Jordan so sánh Hoàng hậu Rania với Công nương xứ Wales, vợ quá cố của Thái tử Charles nước Anh. Cũng giống Diana, bà Rania thích trò chuyện và gần gũi với người dân. Trong chương trình talkshow của “nữ hoàng truyền hình” Oprah Winfrey, bà Rania nhấn mạnh: “Ngoài chuyện chăm sóc chồng con, tôi còn có nghĩa vụ với sáu triệu dân nước tôi, với những vấn đề sống còn của đất nước”. Để tiếp xúc với dân, bà Rania tận dụng các mạng xã hội chia sẻ các cảm xúc và thông tin cá nhân. Số người theo dõi bà trên mạng Twitter đã vượt quá con số một triệu người. Bà nói: “Trong thế giới ảo tôi tiếp cận người dân nhiều hơn thế giới thật. Nhiều người quan niệm hoàng hậu khó gần gũi, không thể trình bày nguyện vọng vì rào cản nghi lễ hoàng gia phức tạp. Tôi cũng không thích nó và muốn phá vỡ rào cản này, vì tôi muốn biết người dân thật sự nghĩ gì và muốn gì”.
Daily Mail đầu tháng 2/2015 cho biết Hoàng hậu Rania đã đích thân đến an ủi cô Anwar Tarawneh – vợ của phi công Jordan Moaz al-Kasasbeh vừa bị tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thiêu sống – và cùng hàng ngàn người dân Jordan tham gia cuộc tuần hành thể hiện sự phẫn nộ đối với hành động này của IS. Trong khi đó, Quốc vương Abdullah II tiến đến ôm chặt ông Moaz al-Kasasbeh – cha của viên phi công xấu số – trước khi tuyên bố sẽ “truy đuổi IS đến viên đạn cuối cùng”.
Daily Mail đầu tháng 2/2015 cho biết Hoàng hậu Rania đã đích thân đến an ủi cô Anwar Tarawneh – vợ của phi công Jordan Moaz al-Kasasbeh vừa bị tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thiêu sống – và cùng hàng ngàn người dân Jordan tham gia cuộc tuần hành thể hiện sự phẫn nộ đối với hành động này của IS. Trong khi đó, Quốc vương Abdullah II tiến đến ôm chặt ông Moaz al-Kasasbeh – cha của viên phi công xấu số – trước khi tuyên bố sẽ “truy đuổi IS đến viên đạn cuối cùng”.
Hoàng hậu Rania cũng giống Công nương xứ Wales ở chỗ làm việc thiện một cách hăng hái và có ý thức chứ không theo phong trào nhằm đánh bóng hình ảnh của mình. Trong chuyện này, bà còn khôn khéo kết thân với Hoàng thái hậu Noor để thực hiện nhiều chương trình từ thiện có ý nghĩa lớn như hỗ trợ nạn nhân bom mìn khắp thế giới. Riêng cá nhân bà thành lập và điều hành nhiều tổ chức từ thiện giúp đỡ phụ nữ và trẻ em bất hạnh. Nhiều nhà quan sát quốc tế tin rằng đây là cách tuyệt vời của bà Rania nhằm hóa giải các hiềm khích ngấm ngầm trong hoàng tộc, gắn kết các thành viên lại với nhau.
Bà còn nỗ lực xóa bỏ khoảng cách giữa phương Tây với thế giới Ả Rập qua việc sử dụng tài khoản YouTube, Facebook, Instagram và Twitter. The Telegraph gọi bà là “Nữ hoàng của Twitter” khi sự kiện Đức Giáo hoàng Francis đến thăm Jordan vào năm 2009 được bà thông báo rộng rãi trên tài khoản cá nhân.
Theo tạp chí Forbes, bà Rania là thành viên hoàng gia được thế giới cập nhật thông tin nhiều nhất, là “hoàng hậu am hiểu công nghệ nhất thế giới” và đứng trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh vào năm 2011.
Theo tạp chí Forbes, bà Rania là thành viên hoàng gia được thế giới cập nhật thông tin nhiều nhất, là “hoàng hậu am hiểu công nghệ nhất thế giới” và đứng trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh vào năm 2011.
Gia đình viên mãn
Sau 22 năm chung sống, Quốc vương và Hoàng hậu Jordan có 4 người con: Thái tử Hussein (21 tuổi), Công chúa Iman Bint (19 tuổi), Công chúa Salma bint Abdullah (15 tuổi) và nhỏ tuổi nhất là Hoàng tử Hashem bin Al Abdullah mới 10 tuổi.
Cuộc sống của gia đình Quốc vương Jordan không chỉ trong bốn bề hoàng cung. Hoàng gia Jordan cho biết họ luôn dạy con cái tính tự lập và có thể tận hưởng cuộc sống như một người bình thường.
Sau 22 năm chung sống, Quốc vương và Hoàng hậu Jordan có 4 người con: Thái tử Hussein (21 tuổi), Công chúa Iman Bint (19 tuổi), Công chúa Salma bint Abdullah (15 tuổi) và nhỏ tuổi nhất là Hoàng tử Hashem bin Al Abdullah mới 10 tuổi.
Cuộc sống của gia đình Quốc vương Jordan không chỉ trong bốn bề hoàng cung. Hoàng gia Jordan cho biết họ luôn dạy con cái tính tự lập và có thể tận hưởng cuộc sống như một người bình thường.
T.Ng
(Theo PN online)
(Theo PN online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét