Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Đức Đạt Lai Lạt Ma và bài học cho Việt Nam

Đức Đạt Lai Lạt Ma và bài học cho Việt Nam
Theo truyền thống, buổi lễ trao giải Nobel Hoà bình hàng năm sẽ có mặt tất cả những nhân vật đã nhận giải các năm trước. Tuy nhiên, tại buổi lễ ở Cape Town Nam Phi ngày 9/9 năm nay sẽ vắng mặt Đức Đại Lai Lạt Ma.
Ngài bị Nam Phi từ chối cấp visa.
Từ nhiều năm nay, Trung Quốc luôn sử dụng mọi thủ pháp gây áp lực với tất cả các nước nhằm cô lập Đức Đại Lai Lạt Ma. Khi kinh tế TQ còn yếu, nhiều nước còn coi thường những thủ pháp ấy, nguyên thủ vẫn đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma trọng thị. Nhưng cùng với sự trỗi dậy của TQ, thì các thủ pháp của TQ ngày càng nặng, và càng ít nước dám làm bạn với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Không ngạc nhiên khi xưa nay Nga luôn từ chối visa với Ngài. Nhưng đáng ngạc nhiên là trong danh sách bạn bè phụ bạc của Đức Lạt Ma lại có tên nước Anh: sau cuộc đón tiếp tháng 5/2013, Ngoại trưởng Anh mất 1 năm nối lại quan hệ với Bắc Kinh cùng lời hứa “lưu tâm đến 
sự nhạy cảm của Tây Tạng”. Ngay cả Na-Uy, nước quyết định tặng giải Nobel cho Ngài năm 1989, cũng làm lơ: họ để Ngài vào nhưng không đón tiếp.
Đến lúc này, thực lực đạo đức mà Ngài đại diện không còn đủ cân bằng với thực lực kinh tế—chính trị trong quan hệ với Bắc Kinh nữa.
Đấy cũng là bài học với Việt Nam.
Một mặt, thì cho dù dưới chế độ nào, hình thái chính trị ra sao, có chuyển đổi hay không thì phát triển thực lực kinh tế—quân sự vẫn là quan trọng hàng đầu. Đấy là mấu chốt lợi ích để bất kỳ một tay chơi địa chính trị nào cũng không thể coi là một con chốt.
Một mặt khác, cần đặt tiến trình thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh song song với tiến trình xây dựng thực lực. Không đoạn tuyệt với Bắc Kinh khi còn yếu. Không dựa dẫm vào các cường quốc đối thủ của Bắc Kinh khi chưa đủ giá trị với họ.
Nếu không, cái bẫy đi dây hụt chân sẽ là đích đến cuối đường.
http://bit.ly/1rYQE6k
Hưng Phạm Ngọc (FB)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét