Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền”

Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’
kiều bào, Nguyễn Thiện Nhân,ASEAN, Campuchia, đối ngoại nhân dân
Đại diện Hội Nông dân VN phát biểu tại buổi làm việc chiều 5/9 củaChủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN, 5 tổ chức chính trị-xã hội, Hội liên lạc người VN ở nước ngoài về Chương trình đối ngoại nhân dân của MTTQ VN giai đoạn 2014-2019.
Không thể tay trái mãi được
Bà Hoa, đại diện Hội, cho rằng, những chương trình đoàn ra như vậy luôn là kênh hữu ích để đối ngoại về đất nước, dù là đối ngoại với chính những người Việt đang định cư ở nước ngoài. Xưa naykhông thiếu đoàn ranước ngoài, tiếp cận kiều bào nhưng những thông tin về VN vẫn lạ lẫm, mới mẻ với không ít kiều bào vốn không có nhiều điều kiện về thăm đất nước.
Về điều này, theo bà Hoa, phải có liều lượng thông tin cũng như tần suất phổ cập đến với kiều bào để họ không lạ, không tròn mắt về thay đổi đang diễn ra ở VN, mà nguyên do chỉ là thiếu thông tin.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội liên lạc người VN ở nước ngoài cũng nói: Thực ra, ai về thì đã về rồi. Nhưng số đông vẫn còn ở ngoài. Công tác vận động kiều bào là khó. Lâu nay chúng ta luôn nhấn mạnh chính sách coi đây là bộ phận không tách rời của dân tộc, nhưng nếu chỉ đặt vấn đề thế này mà phương pháp không mạnh thì mới chỉ nặng về nêu nguồn lực thôi”.
Bởi vậy, tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào hướng về quê hương, xây dựng đất nước là một đầu mục công việc lớn được đề cập trong Chương trình đối ngoại nhân dân của MTTQ VN giai đoạn 2014-2019.
Thực tế đây không phải một bản kế hoạch tham vọng riêng rẽ nào của MTTQ VN. Như Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân nêu tại cuộc làm việc, công tác đối ngoại nhân dân xưa nay đã, vẫn đang làm, và làm không ít, ở mọi kênh, mọi hình thức, song hành với đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Nhưng Chủ tịch MTTQ ví von làm đối ngoại nhân dân không thể chỉ là việc chuyên môn chính của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN (VUFO). Và mọi đối tượng đã có sứ mệnh làm đối ngoại nhân dân thì “không thể tay trái được mãi bởi ra nước ngoài không cần biết anh là ai, nếu không làm được là không hiệu quả”.
Nhận vai trò “hiệp thương”, kết nối 5 tổ chức chính trị - xã hội và Hội liên lạc người VN ở nước ngoài trong các hoạt động đối ngoại nhân dân vẫn đang làmMTTQ muốntất cả cùng lên một con tàu thống nhất, kết nối, không lẻ tẻ, riêng rẽ như trước đây.
4 nội dung lớn
Câu chuyện hiệu quả là vấn đề lớn. Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch VUFO chỉ ra: “Công tác phối hợp còn khoảng trống, bất cập nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp”.
VUFO được giao phác thảo bản Chương trình đối ngoại nhân dân của MTTQ VN giai đoạn 2014-2019. Bản Chương trình được Chủ tịch VUFO quảng bá là “tham vọng” nhưng nếu thực hiện được chắc chắn sẽ có kết quả đột phá.
Theo đó, Chương trình đặt trọng tâm vào 4 nội dung lớn.
Đó là tăng cường công tác thông tin giữa các tổ chức thành viên và thông tin tuyên truyền đối ngoại. Cụ thể, tăng cường công tác thông tin giữa MTTQ VN và các tổ chức thành viên: tổ chức trao đổi thông tin định kỳ hàng quý và đột xuất nếu cần về công tác đối ngoại  nhân dân.
Xây dựng tài liệu tuyên truyền đối ngoại theo các nội dung, chuyên đề khác nhau ( giới thiệu về VN, Biển Đông, nhân quyền...) cho cán bộ làm công tác đối ngoại.
Thứ hai, tăng cường công tác tham mưu, nghiên cứu về đối ngoại nhân dân, góp phần tham gia phản biện xã hội về đối ngoại.
Thứ ba, phát triển, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác này.
Thứ tư, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân. Trong đó, củng cố, phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước láng giềng.
Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhân dân với các nước ASEAN. Thúc đẩy quan hệ hợp tác và kết nối mạng lưới bạn bè, đối tác thuộc các nước bạn truyền thống, các nước có quan hệ đối tác chiến lược với VN.
Tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào xây dựng đất nước…
Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo
Ngoài vấn đề cơ chế, nguồn lực tài chính, nhân lực chuyên trách về đối ngoại, đại diện Hội Nông dân VN nhấn mạnh cần thúc đẩy đối ngoại nhân với với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, TQ. Mà quan trọng nhất là phải đưa được người dân của họ đến VNgiao lưu, trao đổi, gắn kết quan hệ hữu nghịnhiều hơn cũng như ngược lại.
Bà Hoa chỉ ra thực trạng có những đoàn VN đi trao đổi toàn cử lãnh đạo tỉnh, huyện mà không chú trọng người dân. Trong khi để có được hiệu quả chiều sâu và đoàn kết thì đối ngoại nhân dân phải lấy nhân dân làm trung tâm.
Ngoài cán bộ đối ngoại đương nhiên phải được đào tạo bài bản, bà Hoa cũng nhấn mạnh phải nâng cao nhận thức, đào tạo cho lãnh đạo chủ chốt của các tổ chức thành viên. “Nếu lãnh đạo không nhận thức đây là nhiệm vụ trong thời kỳ mới thì không đưa ra những quyết định thống nhất và cách ứng xử cho phù hợp”.
Linh Thư - Hồng Nhì

Đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền”

Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’” (1) tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người Việt ở nước ngoài (sẽ gọi tắt là “Việt kiều”) là thiếu thông tin, và từ đó, giải pháp là tăng cường … tuyên truyền. 

Trong thực tế, tôi nghĩ ngược lại: Việt kiều ở ngoài không hề thiếu thông tin về VN.

 Có nhiều lần tôi đi dự các buổi tiếp kiến các quan chức cao cấp (thường là cấp bộ trưởng, phó chủ tịch nước) sang đây công tác (hay du lịch?) mà thấy nản lắm. Buổi tiếp kiến thường diễn ra theo công thức vị đại sứ hay lãnh sự địa phương giới thiệu, rồi sau đó vị quan chức viếng thăm nói chuyện. Họ thường bắt đầu bằng những câu sáo ngữ về vai trò của Việt kiều, rồi đọc vanh vách tình hình kinh tế và xuất khẩu. Đó là những thông tin mang tính hành chính mà thật ra đại đa số khán giả chẳng ai quan tâm. Vả lại, ai cũng biết thông tin về thống kê bên nhà rất khó tin vì nó là sản phẩm của giả tạo và bệnh thành tích. Trong thực tế, Việt kiều biết nhiều tin bên nhà hơn là người ở trong nước, vì ở ngoài này người ta đọc được báo “lề dân” và báo nước ngoài. Vì thế những gì các vị ấy nói rất ư là thừa và làm mất thì giờ của khách đến nghe. Nhiều người chỉ đến nghe một vài lần rồi thôi, vì những vị từ VN sang chỉ có một bài nói! 

Họ (các vị viếng thăm) không bao giờ nói về những tin “tiêu cực” như tham nhũng. Họ càng không dám đề cập đến những vấn đề tế nhị như Biển Đông. Đến phiên vấn đáp họ tỏ ra rất quan tâm và nghiêm trọng, chắc vì sợ có những câu hỏi “nhạy cảm”. Tôi nhớ có lần một bạn hỏi về Biển Đông với một thông tin cụ thể, vị cựu phó chủ tịch nước lúng túng và nói “Tôi chưa nắm được thông tin đó”. Và, cái câu đó tôi nghe rất thường xuyên khi họ không muốn trả lời hay không dám trả lời. 

Các vị quan chức cao cấp bên nhà nên hiểu một điều căn bản: ở các nước tiên tiến người ta không thích “tuyên truyền” – propaganda. Tuyên truyền được xem là một sản phẩm của cộng sản. Có thể nó chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng khi nói đến chữ này mấy người phương Tây đều thấy ghê tởm. Do đó, khi các vị nói “tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào hướng về quê hương, xây dựng đất nước” tôi thấy vừa là một sự thừa thải vừa là xúc phạm. Chúng tôi ở nước ngoài không ai mà không nghĩ đến việc giúp quê hương, đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền” chúng tôi phải hướng về quê hương. Quí vị cứ nói về kiều bào một cách thắm thiết nhưng trong thực tế có vài kiều báo lại bị cấm về quê hương! 

Tôi nghĩ trước hết các vị quan chức cao cấp trước khi ra nước ngoài và nếu có ý định nói chuyện với kiều bào, quí vị nên học cái đã. Học cái “văn hoá” của kiều bào là nên nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, nên nói thật chứ không phải sáo ngữ tuyên truyền, nên học cách trả lời câu hỏi một cách thành thật. Các vị phải tìm hiểu xem ngoài này người ta biết gì, và cách tìm hiểu tốt nhất là đọc nhiều báo hay những trang web “lề dân” với một cái tâm thanh thản và bình tĩnh chứ đừng nghĩ người ta phản động. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét