Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Phát biểu của phó thủ tướng Phạm Bình Minh ở NYC


Bấm để xem video

Xem toàn phát biểu (và cả phần hỏi đáp) của Phạm Bình Minh tại tổ chức Asia Society ở New York là một cơ hội tương đối hiếm để nghe và đánh giá lập trường của Chính Phủ Việt Nam (hay ít nhất một bộ phận của nó) tại Mỹ. Nói chung, tôi đánh giá khá cao nội dung của phát biểu và cách phát biểu, đáp câu hỏi của Ông.
Trong bài phát biểu, Ông Phạm Bình Minh đã nêu một số điểm đáng chú ý về quan điểm của Ông (nếu nhớ chính xác thì ông cũng nói “quan điểm của tôi.” Dù là một phát biểu không chính thức, nói thế cũng làm cho tôi suy nghĩ một chút chứ.)
Về những thách thức quốc tế lớn, Ông Phạm Bình Minh có nói đến những rủi ro trên Biển Đông, những rủi ro về thay đổi khí hậu, và sự cần thiết của pháp luật quốc tế và ‘đa phương chủ nghĩa’ (multilateralism). Đáng ghi nhận là bình luận của ông nói (trong một thời điểm mà thế giới có nhiều điểm nóng) Mỹ phải tiếp tục đóng một vai trò chủ chốt và không nên bỏ qua ‘trách nghiệm của mình” ở Đông Á. Đối với khu vực Đông Nam Á ông bảo là Việt Nam sẵn sàng đóng một vai trò chủ động cùng với những nước khác trong việc xây xựng kiến trúc an ninh mới trong khu vực. Ông Phạm Bình nói cũng phải chống những động thái hung hăng đơn phương (‘unchecked unilaterialism)
Ở cuối bài phát biểu, ông nêu ba mục tiêu chiến lược lớn của Việt Nam là (1) tiếp tục cải cách kinh tế; (2) giữ hòa bình qua việc phát triển những mối quan hệ ngoại giao đa dạng, đa phương trên nguyên tắc giữ độc lập; và (3) thúc đẩy cái gọi là một “ASEAN-led regional order” (tạm dịch một trật tự khu vực do ASEAN chủ động. (Có thể là lần đầu tiên tôi được nghe từ ‘chủ động và từ ASEAN trong cùng nhau).
Chuyển sang phần hỏi đáp ông Phạm Bình Minh đã nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn là đôi tác thương mại lớn nhất và giá trị của thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc là bằng 1/5 so với tổng giá trị ngoại thương của Việt Nam. Ông cũng đã nhắc lại hai quốc gia là “hai nước xã hội chủ nghĩa” (thế hả?). Đối với Trung Quốc ông Phạm Bình Minh đã phát biểu một cách lịch sự, ngoại giao. Còn hai câu hỏi nữa tôi đã đề ý.
Khi được hỏi về việc bỏ cấm vũ khí của Mỹ, Ông trả lời một cách rất ngắn gọn: “Quan hệ Mỹ Việt đã được bình thường hóa gần 20 năm rồi. Và gần đây hơn hai nước đã đồng ý phát triển quan hệ toàn diện. Trong một quan hệ bình thường việc không bán vũ khí là yếu tố mất bình thường duy nhất.” …“Ra sao, Việt Nam vẫn sẽ mua vũ khí ở đâu đó.”
Cuối cùng, ông được hỏi làm sao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng đi xuống (trong khi Trung Quốc lại tăng), ông trả lời: “Trước hết, phải nói tôi không phải là nhà kinh tế học và vì thế chỉ sẽ trả lời một cách ngoại giao.” Nói thế rất khéo! Song, bảo là Việt Nam phải (1) hoàn thiện cơ chế thị trường; (2) Phát triển và năng cao nguồn nhân lực, và (3) Đầu tư vào hạ tầng cơ sở.” Đúng ông không phải là nhà kinh tế học và là một nhà ngoài giao bởi vì cả 3 điểm này đều không đạt được mấy nếu không có những cải cách thể chế thực sự sâu rộng. 20 phút trước ông đòi “pháp trị” trong phạm vi quốc tế nhưng đối với nội bộ đất nước không thấy hay không nói ra rằng sự thành công của những cái ở Việt Nam cũng phải có yếu tố pháp trị mới có thể thành công.
Trong một phát biểu của một chính khách của nhà nước Việt Nam trước một khán giả mà chủ yếu là những nhà khinh doanh của Mỹ thì không bắt ngờ chẳng có một ai nào hỏi về những cam kết về nhân quyền của Việt Nam. Tiếc nhưng không bắt ngờ là đúng. Có lẽ sang năm sẽ là khác?
JL
Cập nhật: Vì tôi đã không thể xem hết 71 phút nên không thấy có hai người đề cập về vấn đề nhân quyền trong phần hỏi đáp. Như một bạn trên FB đã cho biết:
Một là của một vị tên là John McAuliff, giám đốc quỹ Hòa giải và phát triển có hỏi VN làm thế nào để tôn trọng nguyên tắc ‘tôn trọng lẫn nhau’ với Mỹ (trong bối cảnh khi mà quan điểm báo chí hiện nay ở Việt Nam có mong muốn kêu gọi Mỹ quan tâm tới ổn định của Biển Đông). Nguyên tắc này đòi hỏi VN làm thế nào để thích nghi với những giá trị của Mỹ, trong đó có nhân quyền. Người thứ 2 là bà Jayne Werner, một nhà nghiên cứu về Đông Á. Bà đặt câu hỏi về tiến trình TPP trong đó có 2 điều kiện về công đoàn độc lập và nhân quyền: VN nhìn nhận các vấn đề đó ra sao? Đã thúc đẩy nó đi tới đâu? và sẽ kết lại những vấn đề đó ra sao? Ông Phạm Bình Minh đã rất ‘ngoại giao’ đối với các câu hỏi này.
Với người thứ nhất thì ông nói có lẽ hiện nay quan điểm cũng như cách tiếp cận về nhân quyền của Việt Nam khác với Hoa Kỳ nhưng luôn có những đối thoại để đi tới những hiểu biết thống nhất hơn. Với người thứ 2 thì ông chỉ nói tới công đoàn độc lập – cho rằng đó không là vấn đề quá lớn ở Việt Nam, và cũng không là vấn đề riêng của Việt Nam. (Cảm ơn bạn Quy NTK).
Nhưng cũng rất choáng khi phó thủ tướng có nói “công đoàn lao động độc lập không phải là một vấn đề.” (“The issue of independent labor unions is not a problem,” Ông nói).
Jonathan London

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét