Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Mẹ Việt Nam ơi con của mẹ say rồi


khi tuổi trẻ
sáng xỉn trưa say
chiều loay hoay đồ hiệu
thì dân tộc vẫn oằn mình
dưới ách điêu linh

và độc tài
vô lại tay sai
tiếp tục nhai
cái bánh vẽ
nhân quyền giả dối
mẹ Việt Nam ơi
con của mẹ say rồi

khi chúng ta
đứng bên lề lịch sử
để đời sau
cháu con gánh vác
thì ngàn năm
ngu muội vẫn lên ngôi

lửa dân quyền
chẳng dám đốt soi
và bát phở
hơn dân chủ, tự do
tất cả đã có đảng lo
thì tuổi trẻ Việt Nam ơi

vô tư mà nhậu
Cong Do facebook
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1528514184028150&set=t.100003127921641&type=3&theater





Thành viên ISIS từng cắt đầu con tin Mỹ bị nhận diện

'Jihadi John,' từ một sinh viên trở 
thành kẻ giết người tàn bạo 





Trong số hàng ngàn người bị tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo tàn sát trong vòng gần một năm vừa qua, có khoảng 200 người bị hành quyết theo cách man rợ là chặt đầu. Hầu hết các nạn nhân này là dân Syria, Iraq, Afghanistan,... không phải dân Âu Mỹ nên dư luận quốc tế ít biết đến vì hình ảnh nếu có được phổ biến chỉ bằng tiếng Á Rập. 

Sau khi Washington Post và BBC công bố tên của Jihadi John, kẻ cầm dao cắt đầu các con tin của IS, truyền hình Sky News ở Anh đưa ra hình ảnh đầu tiên của Mohammed Emwazi lúc còn là sinh viên và khi làm một tên khủng bố tàn bạo. (Hình AP/Sky News) 

“Đao phủ thủ” bịt mặt cầm dao trong các đoạn băng video rùng rợn do IS công bố, với cái tên “Jihadi John” do các con tin đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên tháng 8 năm ngoái khi giết một con tin là nhà báo Mỹ James Foley. Sau đó người ta lại thấy đao phủ này trong những vụ hành hình nhà báo Mỹ Steven Sotloff, và các nhân viên cứu trợ Anh David Haines, Alan Henning -  Mỹ Abdul-Rahman Kassig - Nhật Kenji Goto Jogo,  Haruna Yakawa.
Hôm Thứ Năm, cả thế giới biết tên tuổi của Jihadi John là Mohammed Emwazi, công dân Anh gốc Kuwait, qua sự loan tin của báo Washington Post và kế đó là đài BBC. Các cơ quan an ninh Anh, Mỹ  từ lâu đã tìm ra lý lịch của Jihadi John nhưng không công bố trong khi còn cần theo dõi điều tra. Theo đài truyền hình Channel 4 ở Anh, FBI đã biết Jihadi John là ai từ tháng 9 năm ngoái, và hiện nay không có người dân Mỹ nào bị IS bắt làm con tin, cho nên Hoa Kỳ cũng không cần thiết phải giấu kín tên Jihadi John.
Tổ chức nhân quyền CAGE, trụ sở ở London, nói rằng một phóng viên của Washington Post đã tiếp xúc với họ đầu tuần này và đã tìm ra Mohammed Emwazi. CAGE là tổ chức nhân quyền bênh vực cho những dân Hồi Giáo gặp khó khăn với các cơ quan chính quyền do vấn đề chống khủng bố.Theo Washington Post, bạn bè và những người quen biết xác định rằng tên khủng bố cầm dao cắt đầu các con tin “có những nét rất giống với Emwazi”, tuy nhiên họ không thể nào chắc chắn 100% vì đầu che kín chỉ thấy hai con mắt.




Asim Qureshi, giám đốc nghiên cứu của CAGE, xác nhận rằng Emwezi đã có những tiếp xúc với tổ chức trong một khoảng thời gian hai năm về vấn đề “quấy rầy” của MI5, cơ quan anh ninh và phản tình báo quốc nội Anh. MI6 là cơ quan mật vụ và tình báo phụ trách vấn đề ngoại quốc. Báo Washingon Post dẫn lời Qureshi nói có tiếp xúc trước khi Emwazi qua Syria. Hôm Thứ Năm CAGE đưa ra một thông cáo hạ thấp vai trò của Qureshi trong sự nhận diện Emwazi.

Mohammed Emwazi sinh năm 1988 ở Kuwait, tới 6 tuổi qua London, sống tại Queen's Park phía Tây Bắc thành phố,  khu nhà của những gia đình khá giả chứ không phải dân nghèo khó. Emwazi  lớn lên và được giáo dục ở Anh, tốt nghiệp đại học Westminster University năm 2009 ngành thảo chương trình điện toán. Trong cuốn băng video hành quyết nhà báo Mỹ, người ta đã nhận thấy Jihadi John nói tiếng Anh với giọng rất chuẩn.
Tháng 8 năm 2009, Emwazi tới Dar-es-Salaam, Tanzania, với mục đích nói là đi xem thú rừng Phi Châu cùng các bạn, nhưng bị chặn lại ở phi cảng và bị bắt đưa về Amsterdam, Hòa Lan. Tại đây một nhân viên MI5 thẩm vấn và tố giác Emwazi định đi Somalia gia nhập nhóm khủng bố al-Shabaab. Trở về Anh, Emwazi là đối tượng bị theo dõi và MI5 báo cho biết rằng anh có tên trong danh sách khủng bố không được phép đi tới bất cứ một quốc gia Hồi Giáo nào. Emwazi nạp đơn lên cơ quan Independent Police Complaints Commission khiếu nại về sự đối xử này và đây chính là thời gian anh bắt đầu tiếp xúc với CAGE nhờ can thiệp.

Cũng có nguồn tin nói rằng MI5 muốn tuyển dụng Emwazi nhưng anh từ chối và sau đó đã bị MI5 thẩm vấn hay tạm giữ hàng chục lần. Tiếp đó Emwazi chuyền sang Kuwait và xin được việc làm ở một hãng computer. Tháng 6 năm 2010 trở về thăm London, Emwazi lại bị các viên chức chống khủng bố bắt và không cho phép trở lại Kuwait nữa.
Theo tờ USA Today, Emwazi đã trở thành một phần tử  quá khích và đi theo con đường của các nhóm chiến binh tàn bạo vì liên tục bị làm rầy trong cuộc sống bởi các cơ quan an ninh, mà theo anh chỉ vì một lý do là dân Hồi Giáo. Các bạn của Emwazi tin rằng anh  có tư tưởng cực đoan là do vụ Tanzania. Nhưng Channel News 4 nói các giới chức an ninh biết anh đã được tiêm nhiễm tư tưởng quá khích từ khi còn ở trường đại học.
Khi về London và bị cấm trở lại Kuwait, trong các e-mail gởi cho CAGE, Emwazi than phiền rằng cảm thấy sống như tù nhân, mất việc làm ở Kuwait và người bạn gái ở đây hủy bỏ cuộc đính hôn.

Trong buổi họp báo hôm Thứ Năm, Qureshi của CAGE cho rằng: “Khi chúng ta coi một cá nhân như người ngoài thì đương sự sẽ cảm thấy xa lạ với xã hội ấy và tìm tới một hướng khác”. Nhưng Sir John Sawers, giám đốc MI6 từ 2009 đến 2014 bác bỏ lập luận cho rằng các cơ quan an ninh đóng một vai trò trong việc đẩy những người như Emwazi từ một sinh viên bình thường trở thành phần tử quá khích.

Năm 2013, Emwazi đổi tên thành Mohammed al-Ayan tìm cách trốn sang Kuwait một lần nữa nhưng không thành công. Ba tuần lễ sau cơ quan an ninh Anh ghi nhận Emwazi biến mất và 4 tháng sau cảnh sát báo cho gia đình biết Emwazi đang ở Syria. Có lẽ Emwazi đã đi qua đường Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không rõ Emwazi gia nhập IS từ khi nào và mau chóng trở thành một phần tử quan trọng trong các chiến binh Jihad của tổ chức quá khích này ra sao. Người ta cũng không biết nhiều về gia đình Emwazi vì họ từ chối yêu cầu phỏng vấn của Washington Post, viện lý do khuyến cáo về mặt pháp lý của các luật sư.
Emwazi thuộc một nhóm thanh niên ở West London đã bí mật sang Syria trong thời gian 2012. Các cơ quan an ninh Anh chó biết khoảng 600 công dân Anh đi theo các nhóm chiến binh quá khích ở Trung Đông và nhiều người đến nay đã chết. Channel 4 News hôm Thứ Sáu thực hiện một phóng sự về sự liên hệ của khu vực Tây-Bắc London với những phần tử khủng bố.

Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc từ chối không xác nhận và cũng không phủ nhận người bịt mặt trong cuốn băng hành quyết con tin của IS có những điểm giống với một người ở London. Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holder trong cuộc phòng vấn của ABC News tuyên bố Hoa Kỳ “vẫn đang tìm cách bắt sống hay hạ sát Jihadi John, kẻ phải chịu trách nhiệm về những tội ác man rợ”.

Tờ Telegraph tại Anh dẫn lời một nữ phát ngôn viên của Thủ Tướng David Cameron: “Chúng tôi không thể xác nhận hay phủ nhận bất cứ điều gì liên quan đến tình báo. Nhưng như Thủ Tướng đã khẳng định, chúng tôi quyết tâm đưa kẻ phạm tội ác ra trước pháp luật”. Được hỏi thêm rằng Downing Street, phủ thủ tướng Anh, có quan tâm gì về việc tên của Jihadi John bị tiết lộ, bà nói: “Tôi không thể đi vào chi tiết cuộc điều tra của cảnh sát và cơ quan an ninh. Chúng tôi để họ làm việc bằng bất cứ cách nào bắt được tội phạm và bảo vệ an ninh cho dân chúng”.


Theo Telegraph, dù MI5 và FBI đã biết rõ lý lịch Jihadi John từ tháng 9 nhưng không tiết lộ vì sự an toàn của các con tin và vì ngại gia đình Emwazi có thể bị trả thù. 

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Tôi có thẳng bạn nó làm o cây xăng của petrolimex ...

'Cái lỗ Petrolimex' nằm ở đâu?



Đại diện Petrolimex đưa ra ba nguyên nhân khách quan để lý giải cho việc lỗ 1.145 tỷ đồng. Tuy nhiên, xung quanh con số lỗ "khủng" này vẫn còn nhiều tranh cãi.
Người được ủy quyền công bố thông tin Petrolimex Lưu Văn Tuyển chính thức công bố Báo cáo số 0180/PLX-TCKT gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; trong đó nêu rõ: Báo cáo hợp nhất toàn Tập đoàn trong Quý IV/2014 lỗ 1.145 tỷ đồng.
3 nguyên nhân khách quan?
Lý giải điều này, ngày 26/2, ông Nguyễn Xuân Chài - Trưởng phòng Kinh doanh Tập đoàn Petrolimex đã đưa ra 3 lý do về con số lỗ hơn 1.145 tỉ đồng. Đại diện tập đoàn khẳng định con số lỗ trên do tác động đồng thời của 3 nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, Quý IV/2014 giá xăng dầu thế giới giảm liên tục với biên độ lớn. Sự biến động này nằm ngoài các dự báo của Chính phủ cũng như các chuyên gia kinh tế.
Thứ hai, công thức tính giá cơ sở để xác định giá bán tại Việt Nam chỉ được tính bình quân của 15 ngày cuối của chu kỳ tồn kho bắt buộc 30 ngày.
Thứ ba, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và việc trích lập dự phòng đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết theo các quy định hiện hành.
"1.145 tỷ đồng là số lỗ của riêng Quý IV/2014. Do vậy, khi hợp nhất số liệu cả năm 2014 vì thế mà hiệu quả sản xuất - kinh doanh của năm 2014 cũng bị giảm đi tương ứng" - ông Nguyễn Xuân Chài phân trần.
Petrolimex cũng thông tin thêm, việc tồn kho 30 ngày là để bảo đảm an ninh năng lượng theo quy định - tất cả các doanh nghiệp đầu mối (19 doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu xăng dầu hiện nay) bắt buộc phải thực hiện.
Thêm vào đó, để xăng dầu tại Việt Nam tiệm cận với diễn biến giá xăng dầu của thị trường thế giới, Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 xác lập công thức tính theo bình quân của 15 ngày cuối của chu kỳ tồn kho 30 ngày; chính vì vậy, khi xăng dầu thế giới giảm sâu như quý IV/2014 vừa qua chênh lệch lớn giữa giá cơ sở và giá bán dẫn tới doanh nghiệp bị lỗ.

Ví dụ cụ thể cho thấy: Nếu lấy giá cơ sở theo bình quân 30 ngày để xác định giá bán theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP thì doanh nghiệp có lãi định mức 300 đồng/lít (không bị lỗ). Tuy nhiên, khi lấy giá cơ sở theo bình quân 15 ngày cuối của chu kỳ tồn kho 30 ngày quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP để xác định giá bán tối đa thì thiếu 750 đồng/lít.

Trước đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã công bố bị lỗ cả ngàn tỉ đồng trong quí 4/2014 do giá xăng dầu liên tục giảm mạnh. Kết quả này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cả năm.
Báo cáo tài chính hợp nhất quí 4/2014 (chưa soát xét) của Petrolimex công bố mới đây cho thấy, riêng trong quí báo cáo, đơn vị này chịu lỗ hơn 1.145 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm 2013 lãi gần 360 tỉ đồng.
Giải trình về kết quả này, Tổng giám đốc Trần Văn Thịnh trong báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết Petrolimex với trục chính là kinh doanh xăng dầu nên kết quả hợp nhất bị ảnh hưởng bởi việc giá xăng dầu giảm liên tục với biên độ lớn trong quí 4-2014. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP là dự trữ lưu thông 30 ngày trong khi giá cơ sở được tính theo giá bình quân 15 ngày. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc lợi nhuận quí 4/2014 biến động lỗ với con số kể trên.
Riêng công ty mẹ, báo cáo tài chính quí 4/2014 (chưa soát xét) công bố số lỗ hơn 782 tỉ đồng, tăng rất nhiều so với con số lỗ 93,5 tỉ đồng của cùng kỳ năm 2014.
Kết quả này đã kéo lợi nhuận cả năm của Petrolimex xuống còn hơn 4,8 tỉ đồng, giảm rất mạnh so với năm 2013. Năm 2013, đơn vị này báo lãi 1.578,9 tỉ đồng.
Ảnh minh họa.

Riêng công ty mẹ, lợi nhuận cả năm 2014 đạt hơn 67 tỉ đồng, chỉ bằng gần 1/10 so với con số 710 tỉ đồng của năm 2013.

Kết quả cụ thể này không bất ngờ bởi trước đó, lãnh đạo Petrolimex trong các dịp như tổng kết ngành Công Thương... cũng từng thông báo tương tự. Theo đó, quí 4/2014 đơn vị này lỗ nặng vì giá xăng dầu liên tục giảm, làm triệt tiêu toàn bộ thành quả có được của 3 quí trước đó.


Bất hợp lý, đáng quan ngại?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên tờ Đất Việt cũng bày tỏ quan điểm, việc kinh doanh xăng dầu của Petrolimex không thể bằng các năm trước là điều hoàn toàn có thể hiểu được bởi giá xăng dầu thế giới giảm chắc chắn ảnh hưởng rất nặng nề tới tập đoàn này, những doanh nghiệp không kinh doanh sành sỏi sẽ khó lòng chịu nổi.
"Tuy nhiên, đo lường ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới làm Petrolimex thua lỗ đến mức nào thì phải có các thông số, kết quả phân tích sâu vào báo cáo tài chính của họ", bà Phạm Chi Lan nói.
Theo bà, điều đáng tiếc là các chuyên gia kinh tế như bà không được tiếp cận các thông tin đó để có thể phân tích điều Petrolimex đưa ra xác đáng đến đâu.
"Chắc chắn là hiệu quả kinh doanh của Petrolimex sẽ thấp đi nhưng có đến mức thua lỗ hay không, bao nhiêu phần trăm lỗ của tập đoàn do giá xăng dầu thế giới giảm hay do biên độ 30 ngày dự trữ và 15 ngày điều chỉnh giá một lần... thì cần phải phân tích kỹ các thông số mới biết được", bà Lan nhấn mạnh.
Có một điều khiến chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan băn khoăn là, Nghị định 83 quy định thời gian như vậy và Petrolimex được quyền điều chỉnh tăng giá theo biên độ nhất định tại sao trước đây họ không kêu? Giờ đến khi giá thế giới giảm, ảnh hưởng đến tập đoàn thì họ mới kêu?
"Đó là điều không hợp lý! Những chính sách nào có lợi cho Petrolimex thì họ không nói gì, nhưng đến lúc nào đó có một chút có thể gây thiệt hại cho tập đoàn thì họ kêu rằng cơ chế đó là không hợp lý", bà Phạm Chi Lan nhận xét.
Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, việc Petrolimex, doanh nghiệp xăng dầu lớn nhất báo lỗ là một điều đáng quan ngại.
"Petrolimex với vị thế thống lĩnh thị trường còn bị lỗ thế, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp xăng dầu khác hoạt động theo điều kiện tương tự của Petrolimex có bị lỗ hay không, mức độ lỗ có tương đương với quy mô thị trường của họ hay không".
Điều gây ngạc nhiên, theo ông Lê Đăng Doanh, đó là Petrolimex được chủ động điều chỉnh giá ở một biên độ nhất định mà giờ tập đoàn này kêu lỗ. Do đó, cần hỏi lại lý do Petrolimex lỗ và nên có kiểm toán độc lập xem xét việc báo lỗ của Petrolimex.
Đặt giả thiết phải chăng Petrolimex báo lỗ lớn để được "mở van" Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang rất "khủng", TS Lê Đăng Doanh nói đó là điều đương nhiên, hệ quả dễ hiểu. Còn chuyên gia Phạm Chi Lan cũng cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể.
Quách Hoàng/GDVN

Đá Chữ Thập: pháo đài canh giữ biển Đông?

Tàu thuyền Trung Quốc đang bồi đấp đảo mới từ Đá Chữ Thập. chinatopix.com
Báo Wall Street Journal sưu tầm hình ảnh những đá, bãi đang được Trung Quốc kiến tạo và mở rộng ở Trường Sa, đem đặt cạnh những không ảnh chụp các vị trí  này trước đây trong năm ngoái, cho thấy diện tích các nơi này được làm tăng gấp nhiều lần. Riêng Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam năm 1988 đã được kiến tạo tăng diện tích gấp hơn 10 lần so với đầu năm ngoái, khiến nó trở thành hòn đảo lớn nhất Trường Sa, lớn hơn cả đảo Ba Bình vốn bị Đài Loan chiếm giữ từ đầu thập niên 1950.
Ảnh hưởng quốc tế?
Việc Trung Quốc tái tạo đảo ở Trường Sa đã được quốc tế chú ý từ đầu năm ngoái khi Bắc Kinh khởi sự kiến tạo đá Chữ Thập một cách đại quy mô, cùng lúc với năm đảo và bãi đá khác, trong đó có đá Gác-Ma cũng chiếm của Việt Nam, và gần đây lại xây đắp một vị trí thứ bảy nữa ở Đá Vành Khăn, cách Palawan 209 km. Giới chuyên gia quân sự và chiến lược là những người lưu ý tới sự kiện này nhiều nhất, vì họ thấy được qua hành động đó, Trung Quốc quyết tâm bành trướng lấn chiếm 90% diện tích biển Đông, đối đầu với chính sách của Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược sang khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Không ảnh chụp Đá Chữ Thập đang được bồi đắp, tân tạo
Không ảnh chụp Đá Chữ Thập đang được bồi đắp, tân tạo
Tất nhiên mọi sự kiện liên quan đến biển Đông đều liên quan chặt chẽ tới Việt Nam trên mọi phương diện, từ chủ quyền đến kinh tế, quân sự, ngoại giao, ảnh hưởng vào chế độ chính trị… nhưng hành động này của Trung Quốc ở biển Đông mang nhiều ý nghĩa hơn đối với chiến lược châu Á của Hoa Kỳ. Sách lược biển Đông của Trung Quốc không có gì là lạ, nhưng diễn tiến trong năm qua đã chứng tỏ Bắc Kinh rất quyết đoán và gấp rút thực hiện nó, song song với việc phát triển quốc phòng, mặc dù kinh tế và nội trị có những khó khăn riêng.
Ý nghĩa chiến lược?
Báo chí của Trung Quốc gọi đá Chữ Thập là căn cứ lợi hại từ đó có thể tung ra cuộc tấn công chiếm giữ thủ phủ Sài Gòn của miền Nam Việt Nam trong vòng vài giờ đồng hồ! Nhưng đó chỉ là điều khoa trương ồn ào, không do Quân Ủy Trung ương Bắc Kinh phát biểu, để hăm he và bảo Việt Nam đừng trông mong vào Mỹ. Dường như Trung Quốc cũng hiểu rằng việc tấn công chiếm Sài Gòn không thực tế và không quan trọng bằng tính cách căn cứ hải dương, pháo đài trấn ngự con đường biển từ eo Malacca ngược lên tới nam Trung Hoa, lên tận biển Hoa Đông vào Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, trước hết, nhóm đá và bãi được tân tạo để có thể làm căn cứ hải dương và điểm tiếp vận cho các hạm đội hải quân cùng hàng ngàn tàu đánh cá của Trung Quốc. Quan trọng hơn thế, khi căn cứ này đi vào hoạt động nó sẽ cho thấy ngay hình ảnh lãnh hải rộng lớn của biển Đông nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc.
Vai trò quân sự?
Thực ra nhóm vị trí tân tạo này chỉ tạo nên hình ảnh và hình thức một lãnh thổ xa xôi của Trung Quốc, nhằm khoa trương về cái gọi là chủ quyền lãnh hải Trung Quốc từ Hải Nam tới Trường Sa và qua khỏi Trường Sa. Nó không đủ điều kiện địa lý và pháp lý để Bắc Kinh dựa vào đó xác định chủ quyền lãnh hải đặc quyền.
Về mặt quân sự, vị trí này cũng chỉ mang tính hình thức.  Ngay trong trường hợp giả dụ xảy ra chiến tranh với Việt Nam, liệu cái căn cứ vững chắc và to lớn nhất trong nhóm đó là đá.
Tàu ngầm Kilo-636 của Việt Nam
Tàu ngầm Kilo-636 của Việt Nam

Chữ Thập có chịu nổi chục quả ngư lôi loại ASuW 53-65, 533 ly, với khối nổ ba trăm kilogram phóng từ tàu ngầm Kilo-636 KMV “sát thủ thầm lặng” của Việt Nam? Trận tấn công có thể khiến cầu tàu, sân bay cùng theo nhau lặn xuống đáy biển! Hay nếu Việt Nam may ra “mượn” được qua tay Mỹ vài quả bom tấn kiểu “shock-and-awe” nữa, thì cả một loạt căn cứ gọi là “tân tạo bề thế” đó cũng sẽ bị xóa vĩnh viễn trên bản đồ. Như vậy liệu nó có khả năng giữ được cái gọi là vai trò pháo đài trấn ngự biển Đông đối đầu với chính sách chuyển trục của Mỹ?
Chủ đích khác
Hình ảnh “pháo đài trấn ngự biển Đông”, do đó, chỉ là hình ảnh trên mặt hình thức để khoa trương mà thôi. Một dúm đá với rạn san hô lèo tèo khi nổi khi chìm trên mặt nước như vậy có tân tạo bồi đắp đến mấy thì cũng chỉ tạo được một hình thức không có thực chất, không có gì lợi hại về mặt quân sự và cũng không làm mốc cho lãnh thổ mở rộng. Ngay cả hòn đảo lớn nhất và kiên cố nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm cứ cũng không đủ điều kiện cho một căn cứ kiên cố trên biển, so với những điểm chiến lược như dãy đảo Saipan, Iwo Jima dẫn vào đất Nhật. Phòng thủ nhóm đảo nhỏ nhoi đó cũng đã khó, khoan nói đến căn cứ xuất phát tấn công.
Tóm lại hành động chiếm cứ và bồi đắp kiên cố những đá và bãi ở Trường Sa không thể làm nghiêng cán cân lực lượng trước ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ ở biển Đông, mà chỉ là để tạo nên một hình ảnh lãnh thổ bao trùm biển Đông. Trung Quốc chỉ cố thổi phồng hình ảnh lên cho thành thực tế, để cho quốc tế nếu không nhìn nhận thì cũng không thể đẩy được Trung Quốc ra khỏi vùng lãnh thổ lãnh hải mà họ nhất quyết bám chặt bằng mọi giá.
Không chiến tranh
Nhóm đá mới bồi đắp này quả là không có ý nghĩa gì về quân sự khi chẳng may xảy ra chiến tranh, nhưng liệu Trung Quốc có để xảy ra một cuộc chiến tranh ở biển Đông, trong khi đám báo chí Trung Quốc phụ họa với đảng Cộng sản cầm quyền lúc nào cũng hô hoán chuyện dạy Việt Nam một bài học nữa, rồi thì “thừa khả năng đánh chiếm Việt Nam trong vài ngày”? Câu trả lời có nhiều phần là KHÔNG, vì chiến tranh sẽ lật ngược quyền lợi chiến lược và kinh tế của Bắc Kinh.
Không gây chiến tranh nhưng Trung Quốc gắng tô bồi nhóm đảo cỏn con đó để có thể mở ra vùng nhận dạng phòng không mới ở biển Đông. Kỳ thảo luận bàn tròn “Thế giới Trong tuần” ngày 11 tháng 12 năm 2013 nói rằng Trung Quốc chỉ mở vùng nhận dạng phòng không đó khi có đủ lực lượng hải quân tuần tra đến tận Trường Sa, Singapore. Nay là lúc Trung Quốc ráo riết chuẩn bị cho cả hải quân lẫn không quân khả năng tuần tra và kiển soát không phận hải phận biển Đông, bằng những hoạt động được nói đến trong lần thảo luận này.
Nhóm đảo tân tạo còn có lợi cho Trung Quốc về kinh tế, trong lãnh vực giao thông chuyển vận và ngư nghiệp. Từ tháng 7 năm ngoái Bắc Kinh đã khuyến khích ngư dân của họ mở rộng ngư trường về phía nam, nói là các tàu cá sẽ được tiếp liệu ở Trường Sa.

Phi cơ chiến đấu của Trung Quốc trên đường bay trên đá Chữ Thập tân tạo- Ảnh mô phỏng

Dựa vào đâu?
Trung Quốc có thể sẽ áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông, đồng thời mở rộng hoạt động quân sự và ngư nghiệp trên vùng biển sân trước của Việt Nam. Đến lúc đó Việt Nam sẽ phải có phản ứng, nhưng dựa vào đâu để phản ứng, thì đó là câu hỏi mà toàn dân toàn quân Việt Nam sẽ buộc đảng Cộng sản cầm quyền phải trả lời thích đáng.
Liệu đảng Cộng sản có thể nói “dựa vào chính mình” trong một quốc gia mà chính trường rối loạn với trận đấu đá giết chóc nhau công khai để tranh giành quyền lực, người dân thì bị cướp đoạt, áp chế một cách tàn bạo không nương tay?
V-L
Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reclamation-in-spratlys-02262015104458.html

MỘT HIỆN TƯỢNG ĐÁNG LO NGẠI

Đào Tiến Thi

Trên BVN ngày 26-2-2014 chúng tôi có đăng bài Về một hiện tượng đáng suy nghĩ của ông Đào Tiến Thi. Đây chỉ là một đoạn trích từ lá thư chung của ông Đào Tiến Thi gửi cho nhiều người, chưa phải một bài viết chặt chẽ, đăng lên mà chưa được phép tác giả là một thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi xin đăng lại bài viết hoàn chỉnh của tác giả đã được đăng trên hai trang mạng Diễn đàn và Văn Việt thay cho bài đã đăng và xin có lời cáo lỗi chân thành cùng ông Đào Tiến Thi và bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
 Vào những dịp cuối năm và đầu năm, tôi thường có những việc phải về quê, nhân đó mà chứng kiến hoặc nghe kể biết bao cảnh “xuống” (theo cách nói của Tản Đà) của xã hội làng quê truyền thống. Ngoài những sự tranh giành, chém giết mà báo chí thường nêu, tôi thấy hiện tượng này mới thực sự đáng lo ngại: ĂN NHẬU và VUI TRÀN CUNG MÂY (tạm gọi như vậy) đến phát sợ. Có thể kể một số biểu hiện sau:
  1. Đám ma, đám cưới, khao thọ, giỗ chạp mỗi ngày một to, thủ tục mỗi ngày một rườm rà và thêm những biến tướng mới. Ví dụ: đám ma kéo dài thêm thời gian quàn thi thể người chết để làm được nhiều các trò cúng tế; đám cưới thì cưới hai lần cho những người sinh vào các năm Đinh, Nhâm, Quý, để tránh phải đi “hai lần đò”[1],…
  2. Ngày càng có thêm các cuộc gặp gỡ để ăn nhậu: hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội những gia đình ba con, năm con,… Có gia đình riêng mùa cưới hỏi giỗ chạp năm nay đã phải bán đi 7 tạ thóc để chi cho việc đi ăn cỗ.
  3. Lượng rượu, bia uống mỗi ngày một nhiều. Kiểu uống “nhâm nhi” của các cụ xưa gần như không còn nữa. Thay vào đó là kiểu “nốc” rượu: nốc chúc nhau tại mâm rồi lại mỗi người lần lượt cầm cái chén đi chúc các mâm, đều uống theo cách “nốc” một phát/ một chén rồi bắt tay – cái tay dính lem nhem thức ăn. Chúc một vòng, rồi lại vòng nữa, vòng nữa…
  4. Số người bệnh ung thư và bệnh tâm thần mỗi ngày một nhiều. Cũng có một số người cảm thấy nguyên nhân từ rượu nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các cuộc vui tràn cung mây.
  5. Trong mâm rượu người ta gần như không nói chuyện chính trị – xã hội như ngày trước, mà chỉ nói những chuyện lên chức lên “lon”, chuyện về các “con” xe, “con” di động,… Rồi thì thơ phú tuôn ra rào rào trong các cuộc gặp gỡ này.
Những hiện tượng trên diễn ra một cách tự phát. Một số người cũng thấy “chướng” vì vừa tốn kém tiền của và thời giờ lại vừa lố bịch. Nhưng chẳng ai “dại” mà chống lại dòng nước lũ này. Có người chê trách nhà khác là xa hoa, rởm đời, nhưng đến lượt nhà mình lại làm như vậy, có khi còn hơn.
Những điều kể trên, trước mắt, nó làm người dân hoang tưởng rằng cuộc sống đang “nở hoa”, đang ngày càng thịnh vượng, từ đó quên đi các chuyện bức xúc, vô lý, khổ đau có thật. Và nhất là nó làm người ta bận rộn, đam mê việc làng đến quên đi việc nước. Dân quê vốn thiết thực. Đầu óc họ còn lúc nào mà để ý chuyện biển đảo của đất nước đang ngày càng bị đe doạ nữa. Còn về lâu dài, nó làm cho con người Việt Nam dần dần mất gốc và bại hoại cả thể xác lẫn tinh thần. Đến thời điểm nào đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh có thể thò tay mà nhúp nước Việt Nam dễ dàng.
Điều lạ là những việc như thế ngày trước (thời bao cấp, thời nguyên vẹn tính chất XHCN) chính quyền, đoàn thể can thiệp rất sát sao. Chính quyền thậm chí còn cấm ăn uống trong các đám cưới. Đám nào cố tình, có khi dân quân đến tịch thu cả rượu thịt đã bày ra mâm. Nhưng ngày nay, chính quyền, trong khi vẫn rất hà khắc trước những hành động đấu tranh của nhân dân, thì các hiện tượng xuống cấp văn hoá trên lại được buông, được làm ngơ, được coi là “bình thường”.
Quan niệm sai? Sự vô trách nhiệm? Hay còn có gì đó thuộc bề sâu của vấn đề còn ẩn khuất?
Xin kể thêm mấy câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ.
Mới đây trong một cuộc liên hoan, tôi ngồi cùng một vị cựu quan chức, người ta hỏi sao ông ngoài bảy mươi mà trông lại tráng kiện hơn trước, thì ông ấy nói rằng, do ông tập pháp luân công (PLC). Khi ngà ngà say, ông ấy bảo: “Các vị biết vì sao Trung Quốc nó cấm PLC không? Là vì PLC làm cho con người khoẻ mạnh, cường tráng, tinh thần minh mẫn. Người ta sẽ rủ nhau theo hết PLC. Tập Cận Bình có lần nói rằng “PLC tranh hết quần chúng của Đảng là vì thế”.
Tôi được nghe mấy năm vừa qua, có rất nhiều phóng viên các báo đi Trường Sa. Mục đích chuyến đi tất nhiên là tìm hiểu, thăm hỏi, động viên chiến sỹ giữ gìn biển đảo. Tuy nhiên, cảm giác của nhiều phóng viên khi về lại là sự thất vọng. Thất vọng vì cảnh thiếu thốn và cả tinh thần thiếu tin tưởng của các chiến sỹ quân đội ta. Và dư âm để lại cho nhiều phóng viên sau chuyến đi là: ta không thể đấu với Trung Quốc được!
Mới đây TP. Hà Nội chủ trương cho bắn pháo hoa thường xuyên trên cầu Nhật Tân chứ không chỉ bắn vào những ngày lễ trọng đại của đất nước. Khi Dư luận phản đối thì một vị quan chức – ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội giải thích: “Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó, những cái vất vả luôn đeo bám cuộc sống của họ bấy lâu nay”.
Cả sự vui vẻ nhố nhăng lẫn sự chán nản, thất vọng đều làm tiêu mòn nguyên khí quốc gia. Những người cầm quyền ấu trĩ, dốt nát hay thờ ơ vô trách nhiệm, hay thậm chí chủ tâm cứ để mọi sự tự phát phát triển để dân chúng dần dần mất gốc và bại hoại cả thể xác lẫn tinh thần cho dễ cai quản, lèo lái? Tôi chưa kết luận là cái nào. Nhưng dù thế nào thì hậu quả của nó cũng là có hại vô cùng. Và cái nguy hại mang vẻ rất riêng của nó là: một quá trình mất nước từ từ khiến đa số không quan tâm.
Các triều đại phong kiến xưa cũng như các nước đế quốc trong thời kỳ tìm đất thực dân, nhìn chung, họ khuất phục các dân tộc khác bằng vũ lực, sau đó mới nô dịch bằng văn hoá, tinh thần; tuy nhiên lịch sử cũng cho thấy nó có thể diễn ra bằng một số con đường khác. Nhà thơ Inrasara (Việt Nam nhìn từ huyền thoại ít được biết đến, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 3 – 4/2015) cho rằng quá trình mở cõi của người Việt về phía Nam được tiến hành bằng cả hai phương thức: bằng gươm và bằng mỹ nhân. Ngoài Huyền Trân công chúa, về sau còn có các công chúa khác như Ngọc Khoa, Ngọc Vạn tiếp bước “mượn màu son phấn đền nợ Ô, Ly”, góp phần hoàn tất quá trình Nam tiến của người Việt. Nhưng rõ ràng người Việt chỉ thực hiện được điều này bởi có những ông vua Chăm ham sắc (và coi thường nhân dân) đến độ đánh đổi cả lãnh thổ quốc gia. Sự đồi bại về văn hoá và tinh thần của người Việt Nam hôm nay, thiết nghĩ là đã vô hình tạo điều kiện để nhà cầm quyền Bắc Kinh thôn tính bằng sức mạnh mềm.
Để phân tích tìm ra nguyên nhân và hậu quả các hiện tượng trên cần có sự khảo sát, nghiên cứu kĩ hơn. Tuy nhiên, một điều có quy luật là: Nước mất nhưng văn hoá, tinh thần còn thì vẫn có điều kiện để khôi phục độc lập. Nhưng mất văn hoá, mất tinh thần dân tộc là mất gốc, dù hiện tại chưa mất nước nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất nước rất cao.
ĐTT
(24-2-2015)
[1] Thời xưa, những người tin thuyết số mệnh cho rằng “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài/ Gái Đinh, Nhâm, Quý phải hai lần đò”. (Hai lần đò: hai lần lấy chồng). Để hoá giải điều này, khi cưới, người ta tổ chức hai lần đưa rước dâu, trong đó một lần mang ý nghĩa tượng trưng (chắc là để đánh lừa quỷ thần). Nếu chỉ có thế thì cũng không đáng trách lắm, chỉ hơi mệt cho thủ tục đưa rước dâu. Tuy nhiên ngày nay, nhiều cặp hôn nhân làm hai lần đám cưới và đưa rước râu ở hai lần cách xa nhau, tức cả hai lần đều là thật một trăm phần trăm. Như thế sự ngu muội đã đến cực điểm.

VĂN HÓA THỜI ĐẠI LOẠN: ĐẦU NĂM CHẾT SẶC VÌ CƯỜI:…

Thụy Kha giáng bút trường ca ngắn & kịch thơ;

Vũ Khiêu giáng bút hoa hậu và quán cơm.


Vì sao Thụy Kha 2/15 phiếu vẫn chui được vào giải thưởng Quốc gia của Hội Nhà văn? Độc giả có quyền đặt câu hỏi :”Có phải các thế lực thù địch phản động hải ngoại đã chi tiền cho Kha mua Ban GK, BCH Hội NV để đưa thơ dở, thơ vô cảm, thơ vô hồn của Kha vào hòng bôi bác nền văn học cách mạng chói ngời không? Câu hỏi này, chỉ BGK, BCH Hội NV mới đủ thẩm quyền trả lời. Đến nay, có thể nói không thế lực thù địch phản động nào từ bên ngoài có thể len vào phá hoại mặt trận tư tưởng văn hóa cách mạng hiệu quả bằng chính các ông được mệnh danh “công thần văn nghệ” của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt! Cho nên, người ta có quyền nghi vấn họ chi tiền nuôi những ông thơ dở, thơ khẩu hiệu, thơ đạo văn, thơ tào lao xịt bọp, nhưng có khả năng to mồm, làm reo với Hội Nhà văn để mấy ông này “tự diễn biến”. Mấy năm trước, có ông Thanh Thảo “thi pháp gãi háng”, đem thơ cứt đái quăng lên ngôi đền Hội nhà văn, nay có thêm ông Thụy Kha đem thơ bạch cầu ung thư, phỉ báng đội quân giải phóng là quân máu trắng, hết máu trắng lại máu xanh như tắc kè.

Ông Thụy Kha chuyên đi đánh quả kiếm chác khắp 3 miền Trung Nam Bắc, chỗ này rượu thịt, chỗ kia gái gú, giao hưởng hợp xướng “tỉnh ca””ngành ca””khu ca” âm nhạc ê a tỉnh này trồng bắp cải tỉnh kia nuôi bò lai, hát dở thua anh hề xóm Hói nhưng tiền tươi thóc thật thu gom hàng trăm triệu mỗi ca khúc “tóm tắt báo cáo tổng kết”. Vì Thụy Kha lấy việc đánh quả thơ văn âm nhạc làm nghiệp chính nên tả đội quân giải phóng cứ như vô cảm: “Họ vừa chuẩn bị kíp mìn để nổ tung con tàu/ Vừa dọn ra mâm cơm thản nhiên ngồi uống rượu”.Trời đất! Cái bài học “lạc quan cách mạng” trong giáo trình hàm thụ, từ xa, anh ta đã ê a sai chỗ, đem đặt lên con tầu không số, đối mặt bom đạn còn ung dung uống rượu, cái này nói trẻ em lớp một nó còn cãi à nha. Sao Kha nỡ nào tả các chiến sĩ cảm tử như tả thân phận đánh quả của Kha nhảy vào tỉnh nọ ngành kia kiếm chác là răng hè? Thật là:

 “Đặt “Màu Quảng Trị” lổm ngổm câu chữ vô cảm của Thụy Kha bên cạnh “Đêm Quảng Trị” thắm  đượm của Vũ Ngàn Chi, thật giống như Thụy Kha hốt cát dơ rác bẩn vãi lên bàn thờ! Đặt tên tuổi và tác phẩm Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha bên cạnh Nguyễn Duy, Bằng Việt, Ý Nhi, Thi Hoàng, Nguyễn Mỹ, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Lê Thị Mây, Vũ Quần Phương, Y Phương, Phạm Tiến Duật, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, …của thơ thời chống Mỹ cũng chẳng khác nào đặt em bé bị bệnh đao không trưởng thành nổi bên cạnh các đàn anh đàn chị khỏe khắn lộng lẫy từ thể chất tới tâm hồn!”

 Nhưng thôi, đầu năm Ất Mùi nhân đọc vannghecuocsong.com; tranmygiong, badamxoe; vonga1153; thachda.blog; thachminh v.v… và hàng chục trang Facebook của các nhà thơ, nhà văn, nhà báo cũng như công chúng yêu văn nghệ, thấy các bài: “Giải thưởng Hội Nhà văn 2014: Thêm một kỳ giải thưởng lèo lá, xú uế”; GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC MẶT TRẬN ĐÃI NGỘ NHỮNG ĐẦU GẤU HẠ CÁNH AN TOÀN (Paul NGUYỄN HOÀNG ĐỨC); Thơ đạt giải thưởng của Nguyễn Thụy Kha quá dở, quá cũ, quá lỗi thời, hô khẩu hiệu suông (Đỗ Hoàng) 

http://vannghecuocsong.com/vi/news/Giai-Thoai-Viet-Nam/Tho-dat-giai-thuong-cua-Nguyen-Thuy-Kha-qua-cu-qua-do-1749/

Xin chúc mừng Hội Nhà văn đã làm được công việc rất to là đã loại các tác phẩm hay ra ngoài giải thưởng (VONGA1153) ; “Sóng gió giải thưởng” (báo Tiền Phong); Cả năm văn đàn tẻ nhạt, đọc Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha bỗng chốc gặt hái được những trận cười (VŨ THỊ THU HUẾ) 


…chúng tôi vừa ngậm ngùi cho thế sự chạy giải quốc doanh vừa được no nê những trận cười nghiêng ngả. 

Rất thấm nhận định của nhà nghiên cứu lừng danh:“Thật không ê chề nào hơn. Nguyễn Thụy Kha tự mình bôi bẩn cái thể chế mà ông ta tôn thờ bằng sự bất tài vô tướng của mình,cấu kết đổi trắng thay đen, cướp giật đánh quả, dối trá man rợ của ông ta. Cuộc chạy giải thưởng Hội Nhà văn với  sự liên kết hù dọa BGK để tặng cho tập Trường ca ngắn &Kịch thơ dưới mức dở, loạn hình thức thể loại, không quang minh chính đại, , chỉ tự tố cái tư cách thảm thương là một góc  trong hệ thống “chân dung đạo đức Nguyễn Thụy Kha”. Nếu có thực “các thế lực thù địch phản động ở hải ngoại” – như các cơ quan chức năng Việt Nam thường lên án- họ sẽ không bỏ nhỡ cơ hội gửi đô la về nuôi nấng Nguyễn Thụy Kha ăn no tắm mát sáng tác chuyên đề tài cách mạng kháng chiến! Bởi không gì bôi gio trát trấu, phủ nhận thành tựu cách mạng và thành tựu văn nghệ kháng chiến hiệu quả bằng thơ dở của Thụy Kha! Nó khiến nhân dân trong nước và kiều bào, nhất là các thế hệ đi sau, lỡ đọc phải càng giảm sút lòng tin vào thời đại đã qua, cái thời đại mà hệ thống tuyên truyền cực mạnh dày công trang điểm! Cư dân mạng đã giật tít “Chúc mừng Hội Nhà văn đã làm được công việc to tát là đã ngăn chặn được những tác phẩm hay không cho vào giải thưởng!”. Qua chuyện Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha chạy lọt giải thưởng cánh hẩu, văn giới Việt Nam như buồn ngủ gặp chiếu manh, cả năm tẻ nhạt bỗng chốc gặt hái được những trận cười!”


 Đầu năm nghe các cây bút lẫy lừng bình luận về giải thưởng quốc doanh, chuyện Nguyễn Thụy Kha giáng bút Trường ca ngắn & kịch thơ làm mất uy tín văn học cách mạng, sang các trang mạng khác lại nghe GS Vũ Khiêu giáng bút hoa hậu và quán cơm, thật hết thuốc chữa! Mới thấy chuyện Lệ Rơi thành ca sĩ xôn xao; Công Phượng 19 hay 21 tuổi; ông Nội (vụ) và ông Ngoại (vụ) chảng nhau vỡ đầu ở Bình Phước cũng không nhố nhăng kệc cỡm bằng. Chẳng biết Hội Nhà văn Việt, Hội đồng Giáo sư quốc gia Việt nghĩ gì khi những chiêu trò vô văn hóa lại khởi đầu từ chốn thiêng. Nhân dân biết trông cậy vào ai. Thế hệ sau biết mong chờ vào ai? Tiền thuế nhân dân hai sương một nắng phải dành nuôi những học giả, nhà thơ báo cô, toàn sản xuất những tác phẩm tệ hại làm ô danh nền văn học nghệ thuật đến thế này sao?

kh

Tâm lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự thiếu hụt nhân tài lãnh đạo đất nước trong thời bình của người Việt

Nguyễn Trọng Bình

1
Vài năm trở lại đây, cứ như một thông lệ trong mỗi dịp xuân về, không ít thì nhiều dân chúng cả nước lại được nghe những người đã hoặc đang giữ cương vị lãnh đạo nước nhà bàn về hai đề tài cũ mèm. Một là chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc, hai là chính sách tìm kiếm và đãi ngộ nhân tài nhằm xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình. Thật lòng, không hiểu sao mỗi khi nghe các vị “đức cao vọng trọng” nước nhà phát biểu về hai vấn đề cũ mèm này bản thân tôi vừa “dị ứng” vừa thấy lòng buồn vô hạn. Vì lẽ, nghe các vị phát biểu tôi buộc phải nghĩ đến vận mệnh và tương lai của nước nhà sao cứ mãi quẩn quanh, năm này qua tháng nọ đi trên con đường không có lối ra.
Thử hỏi đất nước đã thống nhất, giang sơn đã thu về một mối kể ra có hơn nửa đời người rồi vậy mà năm này qua tháng nọ hai chuyện trên vẫn – cứ – phải – mang ra nhắc đi nhắc lại là sao? Điều này, theo tôi ít nhiều cũng đã nói lên một sự thật: nội lực quốc gia hiện nay vẫn đang bị phân tán rất nhiều và không biết đến khi nào mới thật sự hòa hợp, thống nhất. Thứ nữa, thiển nghĩ những người đã và đang nắm quyền cai quản nước nhà có thực sự muốn hòa hợp dân tộc và tìm kiếm nhân tài thật sự để xây dựng đất nước phồn thịnh hay không? Bởi nếu muốn thì theo tôi đây là chỗ không nên nói nhiều và nói trùng lắp mãi mà phải nhanh chóng bắt tay vào làm ngay thôi. Vì đất nước, quốc gia đến nay theo tôi, cái  “nguyên khí” đã và đang vơi đi nhiều lắm rồi; nguồn tài nguyên “rừng vàng biển bạc” mà tạo hóa ban tặng cũng đang dần bị thu hẹp và việc khai thác gần như muốn cạn kiệt rồi… Vậy nên, thời điểm này mà vẫn ngồi “rung đùi” bàn chuyện hòa hợp dân tộc và tìm kiếm nhân tài thì có phải là quá muộn màng và kỳ cục lắm không? Có thể có ai đó cho rằng mới nửa đời người mà làm được bao nhiêu chuyện là giỏi lắm rồi nhưng thử hỏi nửa đời của hơn 90 triệu dân cộng lại thì sao, có chua xót và cay đắng không?
Thôi thì ở đây, vấn đề hòa hợp dân tộc xin tạm thời gác lại, sẽ bàn vào một dịp khác. Bài viết này chỉ xin góp vài ý kiến xung quanh chuyện tìm kiếm nhân tài.
2
Có một thực tế mà ai cũng thấy ở nước ta thời gian qua là, mỗi khi có một người “nổi tiếng” (nhất là những người từng giữ cương vị lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính quyền) nào đó mất đi thì qua các phương tiện truyền thông công chúng sẽ biết được trong các bài điếu văn, trong các sổ tang gia đình tràn ngập những lời ca tụng, biểu dương công đức người vừa nằm xuống như những “nhân tài kiệt xuất” của đất nước. Nào là “vĩnh biệt đồng chí kiên trung”, “vĩnh biệt người con ưu tú của…”, “vĩnh biệt nhà lãnh đạo tài ba”; nào là “đồng chí là tấm gương sáng ngời, suốt đời tận tụy vì dân, vì nước….”, v.v…
Vẫn biết “nghĩa tử là nghĩa tận”, vẫn biết “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý và truyền thống cao quý của dân tộc cần phải gìn giữ, với lại, cũng không ai có quyền ngăn cấm việc thể hiện tình cảm yêu thương, sự mến mộ của ai đó đối với người đã khuất. Tuy vậy, ở một góc nhìn khác, tôi tin là bất cứ một người Việt Nam nào thật lòng quan tâm, trăn trở với hiện tình đất nước cũng ít nhất một lần tự đặt câu hỏi tại sao Việt Nam có rất nhiều “nhân tài kiệt xuất” như vậy nhưng đến nay nước nhà vẫn lẹt đẹt và không thể hóa rồng? Lẽ ra, với truyền thống dày dặc nhân tài như vậy thì Việt Nam phải bay cao, bay xa từ lâu rồi chứ không thể ì ạch mãi thế này?
Chưa hết, như mọi người đã biết, Đảng là tổ chức nắm quyền lãnh, chỉ đạo trong mọi đường hướng phát triển đất nước và dân tộc suốt mấy mươi năm qua. Và lâu nay việc kết nạp người vào hàng ngũ của Đảng đều phải tuân theo một quy trình rất chặt chẽ và ngặt nghèo, chỉ có những người thật sự có Đức, có Tài và lý lịch “ba đời trong sáng như gương”  thì mới được xét cho vào. Theo cái logic thông thường mà suy thì những người đã và đang nắm quyền lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và chính quyền hẳn nhiên phải là những cá nhân ưu tú và xuất sắc nhất (theo nghĩa những nhân tài của đất nước). Thế thì tại sao mấy mươi năm qua những “nhân tài” này vẫn không thể đưa đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời?
Từ hai nghịch lý trên, người viết bài này “trộm” nghĩ hay là Việt Nam từ khi đất nước hòa bình thống nhất đến nay ít có hoặc không có nhân tài thật sự ngoài đời mà chỉ có nhân tài tồn tại trong trí tưởng tượng của những người dân vì quá yêu, quá hâm mộ, quá “thần tượng” đồng đội, đồng chí trong tổ chức, cơ quan, làng xã của mình thôi? Cho nên, mỗi khi “thần tượng” của mình qua đời thì vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên mạnh ai nấy thần thánh hóa “thần tượng” lên như những anh hùng xuất chúng của dân tộc? Phải chăng vì vậy mà đi suốt chiều dài nước Việt đến đâu người ta cũng thấy tượng đồng bia đá, nhà mồ, nhà tưởng niệm, đền đài, lăng tẩm rất nguy nga tráng lệ dành cho những “nhân tài kiệt xuất” ấy?
Công bằng mà nói, nếu căn cứ vào sự đánh giá của nhân dân dành cho những lãnh đạo sau khi họ mất đi thì gần đây nổi bật lên là hai nhân vật có thể xem là nhân tài của đất nước trong thời bình. Một là cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và hai là ông Nguyễn Bá Thanh – nguyên Bí thư Đà Nẵng và Trưởng ban Nội chính Trung ương. Tuy vậy, nếu so sánh hai nhân vật này với Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long ở Singapore thì theo tôi hai người tài của Việt Nam vẫn chưa đủ “tầm phủ sóng” để có thể hiệu triệu toàn dân, từ đó tạo ra động lực thật sự để xoay chuyển vận mệnh của đất nước. Dĩ nhiên, so sánh như thế là khập khiểng, tuy nhiên, qua so sánh này tôi muốn lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp người Việt cần phải hết sức cẩn trọng trong việc phong “nhân tài” cho các lãnh đạo trong nước. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nếu chúng ta vẫn cứ “đóng cửa” và tự phong “nhân tài” cho nhau thì có khác gì đang một mình… “tự sướng” trong đêm đen?
Nói cách khác, qua đây cho thấy thời gian qua người Việt dường như đang có sự nhầm lẫn trong quan niệm và quá dễ dãi khi phong danh hiệu “nhân tài” cho một lãnh đạo hay một cá nhân nào đó.
Tuy chưa có một công trình nghiên cứu nào nhằm so sánh mật độ nhân tài giữa các nước trên thế giới nhưng tôi tin rằng nếu có một công trình như thế thì Việt Nam chí ít cũng sẽ có thêm một kỷ lục thế giới về mật độ “nhân tài” trong dân chúng. Bởi không biết tự lúc nào hễ nghe tin một anh nào đó được bổ nhiệm vào một vị trí lãnh đạo cao hơn trong bộ máy nhà nước; hay anh nào đó vừa “lấy xong cái Tiến sĩ”, vừa mới được phong GS hay PGS… thì cả làng, cả xóm, cả tỉnh, cả nước gọi đó là “nhân tài” và “phong Thánh” mà chẳng thèm xem xét anh ta đã có đóng góp gì thiết thực cho dân cho nước hay chưa; chẳng thèm tìm hiểu việc thăng quan tiến chức của anh ta có minh bạch, có đường hoàng hay vì phe phái và lợi ích nhóm nên được nâng đỡ và tâng bốc lên?
Chính sự nhầm lẫn và dễ dãi này, theo tôi đã dẫn đến một hệ lụy là lâu dần cả một dân tộc quay cuồng trong căn bệnh háo danh, khoe mẽ và nhất là “thùng rỗng kêu to” lúc nào không hay. Từ đó làm cho việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nhất là nhân tài trong hàng ngũ lãnh đạo và quản lý đất nước rơi vào cảnh “vàng thau lẫn lộn”, người thực tài và có tâm với đất nước thì bị vứt ra bên lề xã hội và ngược lại.
Không những vậy, nhìn ở góc độ văn hóa, sự nhầm lẫn và dễ dãi trong quan niệm về “nhân tài” của người dân thời gian qua cũng ít nhiều nói lên cái tâm lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự thiếu hụt nhân tài thật sự của cả dân tộc. Người ta đua nhau để được lên quan, để được gọi là GS, TS, để trở thành người nổi tiếng, để rạng danh dòng tộc bằng con đường bất lương và thiếu minh bạch là một trong những biểu hiện rõ nhất cho cái tâm lý mặc cảm này. Điều này vô tình đã tạo ra cái hệ lụy rất nguy hiểm là có không ít người thay vì dũng cảm nhìn vào sự thật về hiện tình của đất nước trong thời điểm hiện tại để mà thay đổi thì lại bấu víu vào những ánh hào quang xưa cũ của các vị tiền nhân, xem đó như là cứu cánh, là phép mầu rồi biện hộ, lấp liếm cho những sai lầm trong quá trình lãnh đạo của mình.
3
Đất nước muốn ổn định và phát triển thì nhất định phải có sự hòa hợp của cả dân tộc. Nhưng muốn có sự hòa hợp của cả dân tộc thì xã hội cần có một hành lang, một không khí “đối thoại” chân thành và dân chủ giữa lãnh đạo, chính quyền với mọi tầng lớp nhân dân hay giữa các tầng lớp nhân dân với nhau. Nói cách khác, nếu không có không khí “đối thoại” chân thành và dân chủ này (mà chỉ là sự “độc thoại”, muốn nói gì thì nói từ một phía nào đó) thì mọi chính sách dù đúng đắn đến mấy cũng rất khó đi vào đời sống, rất khó trở thành hiện thực.
Bởi lẽ, trong cuộc sống những suy nghĩ và lời nói chân thành là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ vì nó không quan trọng bằng những hành động và việc làm cụ thể nhằm hiện thực hóa suy nghĩ và lời nói ấy. Cho nên, nói cho cùng một đất nước muốn phát triển và thịnh vượng thì những lời nói cùng những việc làm chân thành từ phía người lãnh đạo là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Có được điều này rồi thì chắc chắn nhân tài của đất nước sẽ xuất hiện và tự nguyện chung tay góp sức xây dựng quê hương thôi. Khi ấy, “nguyên khí quốc gia” chắc chắn cũng sẽ theo đó mà sung mãn, tràn trề mà không cần đến những phong trào “trải thảm đỏ” để thu hút, tìm kiếm nhân tài mang nặng tính hình thức như hiện nay.
Cần Thơ, 26/2/2015
N.T.B.
Nguồn tham khảo:
  1. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói về giải pháp để thu hút nhân tàihttp://vov.vn/chinh-tri/nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-noi-ve-giai-phap-de-thu-hut-nhan-tai-383588.vov
  2. Hòa hợp dân tộc: Mong người trên ngựa chìa bàn tay. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/220166/hoa-hop-dan-toc–mong-nguoi-tren-ngua-chia-ban-tay.html
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 26-2-15
Nguồn: http://viet-studies.info/kinhte/NguyenTrongBinh_MacCamNhanTai.htm

Cát nhiều đến thế


H1Cơn sốt ‘lấn biển’ của châu Á nẩy sinh ra nhiều vấn đề chồng chất
Ngay cả vào một buổi sáng Chủ nhật yên tĩnh, một dòng xe tải đều đặn hối hả chạy dọc theo các đường phố rộng, hoang sơ nếu không nói là hoang vắng của Punggol Timur, một hòn đảo có được từ lấn biển ở phía đông bắc của Singapore. Các xe này trút hết tải trọng xuống thành từng đống trắng, vàng và xám theo hàng lối thật trật tự ở chỗ mà đất nước này tích trữ loại nguyên liệu quan trọng: cát. Công nghiệp xây dựng trên thế giới phụ thuộc vào cát. Nhưng nhu cầu của Singapore là đặc biệt gay gắt, vì không những họ xây lên cao mà còn xây ra ngoài, thêm lãnh thổ bằng cách dùng cát lấp biển. Và tại châu Á họ không phải là kẻ đơn độc. Toàn khu vực đều đam mê với việc tôn tạo đất vốn lâu nay đã làm các nhà phát triển bất động sản vui thích. Nhưng điều đó lại làm các nhà bảo vệ môi trường lo lắng và đem lại những rắc rối chính trị và pháp lý xuyên biên giới. 
Đối với Singapore, mở rộng lãnh thổ đã là một phần thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế. Từ khi độc lập vào năm 1965, nước này đã mở rộng thêm 22%, từ 58.000 ha (224,5 dặm vuông) đến 71.000 ha. Chính phủ dự kiến sẽ cần thêm 5.600 ha vào năm 2030. Các bãi trữ cát phải bảo đảm nguồn cung ứng. Singapore từ lâu đã cạn kiệt nguồn cung ứng của chính mình và theo một báo cáo được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố vào năm ngoái thì cho đến nay Singapore đã trở thành nhà nhập khẩu cát lớn nhất trên toàn thế giới, và là nước sử dụng cát lớn nhất thế giới tính theo đầu người. Nhưng, các nhà cung cấp trong khu vực, hết nước này đến nước khác, đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu: Malaysia vào năm 1997, Indonesia 10 năm sau đó, Campuchia năm 2009 và sau đó Việt Nam. Myanmar cũng phải đối mặt với áp lực đòi hỏi phải dừng lại. Các nước xuất khẩu đang được báo động về những hậu quả môi trường của việc nạo vét lớn. Và những người yêu nước cực đoan phẫn nộ việc bán thậm chí một hạt cát của lãnh thổ.
Diện tích đất lấn biển của Singapore là nhỏ nhoi so với những nơi khác như Nhật Bản và Trung Quốc chẳng hạn. Từ thế kỷ 19, Nhật Bản đã lấn biển 25.000 ha chỉ riêng tại Vịnh Tokyo. Đối với Nam Hối (Nanhui), thành phố mới được quy hoạch gần Thượng Hải, hơn 13.000 ha đất có được qua lấn biển. Tại Hong Kong, khi bến cảng Victoria đã được lấp đi, hòn đảo này đã nhích gần Trung Quốc đại lục hơn về mặt địa lý, nếu không về mặt chính trị.
H1Singapore là bất thường vì quá nhỏ so với một tỉ lệ lãnh thổ nhân tạo quá lớn vì rất gần hai láng giềng biển, Malaysia và Indonesia. Không những nó phải đối mặt với những chỉ trích từ các nhóm bảo vệ môi trường do tác động của việc nước này mua cát đối với các nước xuất khẩu, năm 2003 họ cũng phải đối mặt với một thách thức pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) từ Malaysia đối với dự án lấn biển ở hai đầu eo biển Johor, phân cách hai nước. Malaysia cáo buộc công việc này xâm phạm chủ quyền, làm tổn hại đến môi trường và đe dọa sinh kế của một số ngư dân của họ.
Sau khi qua trọng tài, tranh chấp đã được giải quyết khá thân thiện. Nhưng bây giờ vai trò lại đảo ngược: Singapore quan ngại hai dự án lấn biển lớn của Malaysia ở Eo Biển Johor. Một dự án, Thành Phố Forest, sẽ lấn biển để tạo ra bốn hòn đảo nối với nhau trong eo biển này. Nghe có vẻ giống như mộng tưởng – gần như toàn bộ một thành phố mới với các toà nhà chọc trời và những bãi cỏ xanh tươi. Nhưng vì các cổ đông của nó là một mối quan tâm lớn của Trung Quốc và vua Johor, người đứng đầu hoàng gia ở bang Johor của Malaysia, nên nó được lắng nghe nghiêm túc. Sau khi có các cuộc biểu tình của Singapore, công việc lấn biển dừng lại vào năm ngoái. Nhưng hồi tháng 1, có tin cho biết rằng dự án đã được chính phủ Malaysia phê duyệt, dù bị thu nhỏ đáng kể. Chính phủ Singapore cho biết họ vẫn đang chờ thông tin chính thức.
Luật pháp quốc tế có khả năng được viện dẫn lần nữa đối với việc mở rộng đảo ở những nơi khác ở châu Á. Nhật Bản cho rằng chỏm đất Okinotorishima xa tít phía Nam là một đảo (island), mà theo UNCLOS nó sẽ được phép có “lãnh hải” 12 hải lý (22 km), và một “vùng đặc quyền kinh tế” (EEZ) 200 hải lý. Trung Quốc lập luận rằng nó chẳng phải là đảo mà một [đảo] đá (rock), không có khả năng duy trì việc cư trú của con người, và như vậy, theo UNCLOS, chỉ có lãnh hải, không có EEZ. Lập luận phức tạp thêm bởi những nỗ lực của Nhật Bản làm cho hòn đảo lớn lên bằng cách sử dụng cát sao (star sand), vỏ của một sinh vật đơn bào nhỏ được tìm thấy gần rạn san hô ở phía Nam Nhật Bản. Các nhà khoa học đã biết cách nuôi nó nhân tạo, và chính phủ hi vọng qua đó củng cố tuyên bố Okinotorishima thành tình trạng đảo (island status). Thậm chí nếu họ làm được kỳ công khoa học này thì nó cũng có thể không qua phép thử pháp lý với UNCLOS. Đảo đá và đảo phải được “hình thành tự nhiên”. Vì vậy, đảo đá có thể chuyển thành đảo qua cát nhân tạo được không?
Luật pháp vạch rõ rằng bãi đất bị ngập nước khi triều cao – được gọi là “bãi đất triều thấp” [low-tide elevation] – không có lãnh hải hay EEZ, và không thể xây lên để thành “đảo đá”. Đây là một vấn đề quan trọng trong các tranh chấp lãnh thổ phức tạp chồng chéo ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang lấn biển tại khu vực tranh chấp. Trong một hồ sơ gửi cho tòa án UNCLOS, Philippines đã đòi hỏi ba thể địa lý Trung Quốc đang phát triển được phân loại là “bãi đất triều thấp” và ba thể địa lý khác phân loại là “đảo đá”.
Anh đá, tôi đảo
Trung Quốc có thể hy vọng rằng bằng cách lấp biển quanh [đảo] đá các loại, họ có thể nâng cấp tình trạng pháp lý của chúng. Xét cho cùng, một khi công việc thực hiện xong, sẽ khó mà chứng minh thể địa lý ban đầu bắt đầu và kết thúc ở chỗ nào. Tuy nhiên, có nhiều khả năng là Trung Quốc chỉ đơn giản thấy đáng làm theo câu châm ngôn rằng sở hữu chiếm 9/10 pháp luật. Việc xây dựng trên các thể địa lý này mang lại lợi ích thiết thực cho hải cảnh, ngư dân, hải quân và không quân Trung Quốc – và nó củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc với sự hiện diện thực tế nâng cao.
Trung Quốc mập mờ về những yêu sách mà họ đòi hỏi. Họ có dựa trên các thể địa lý và những vùng biển gắn với chúng theo UNCLOS không? Hoặc họ, dựa theo các bản đồ lịch sử cho thấy một “đường 9 vạch” vòng quanh rìa của biển này (xem bản đồ), cũng khẳng định chủ quyền đối với chính vùng biển này? Trong biển mập mờ đó, công việc lấn biển của Trung Quốc mang lại các lợi ích thiết thực và biểu tượng. Nó cũng chỉ ra một nguyên nhân hiếm khi trích dẫn vì sao Biển Đông lại là chuyện đáng nói. Các chuyên gia dầu hiện nay thường nghi ngờ sự phong phú về hydrocarbon ở vùng biển này. Tuy nhiên, nó hẳn có chứa một lượng cát đáng kể.

Tác giả: Banyan
Người dịch: Huỳnh Phan
28-2-2015

Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình

Trọng Đạt
26-02-2015
Mao Trạch Đông (Mao Zedong)
H1
Ảnh: danchimviet.info
Cũng như Nga sô, Trung Hoa là một đất nước rộng mênh mông, một dân tộc vĩ đại chịu nhiều bất hạnh, khác với lịch sử hiền hòa của nước láng giềng rộng lớn Ấn Độ, nước Tầu trải qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc suốt từ thời Xuân Thu Chiến Quốc từ thế kỷ thừ bẩy tới thứ hai trước Tây lịch. Thời nhà Tần, thế kỷ thứ hai sau Tây lịch diễn ra trận chiến Hán Sở tranh hùng, sau đó thời Tam Quốc cuộc chiến tranh quyền và nhà Tống, Nguyên, Minh… chống quân du mục Mông Cổ. Tới nay Mao Trạch Đông rước Cộng Sản về gây nên nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng tàn phá đất nước.
Mao sinh ngày 26-12-1893 mất ngày 9-9-1976, ông là Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Hoa từ 1943 cho tới khi chết năm 1976. Mao thắng Tưởng Giới Thạch năm 1949, là người sáng lập chủ nghĩa Mác Lê theo kiểu Tầu gọi là Mao ít (Maoism). Mao có công thống nhất nước Tầu nhưng ông ta gây nạn đói năm 1959-1961 và phát động Cách mạng văn hóa làm nhiều triệu người chết.
Năm 1918 Mao tốt nghiệp sư phạm tỉnh Hồ Nam, năm 1921 tham gia lập đảng CS Trung Quốc tại Thượng Hải, hai năm sau ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương gồm có năm người. Năm 1924 Quốc Cộng hợp tác, năm 1926 Tưởng Giới Thạch quay ra đàn áp CS khiến Mao và tàn quân du kích chừng 1,000 người họp với quân Chu Đức lập căn cứ tại nơi giáp ranh hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây năm 1928. Tại nơi đây từ 1931-1934 Mao thành lập nhà nước Cộng hòa Sô Viết Trung hoa, ông được bầu làm Chủ tịch Chính phủ trung ương lâm thời. Nội bộ đảng tranh quyền, phe theo Nga gồm 28 người thắng, Mao bị gạt ra ngoài.
Tháng 10-1934 Tưởng Giới Thạch đem 50 vạn quân bao vây khu Sô Viết trung ương khiến Hồng quân phải mở đường máu tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh gian khổ vượt 9,600 km suốt một năm trời tới tỉnh Thiểm Tây ở phía bắc lập căn cứ mới. Mao và các đồng chí phải di cư lên miền Bắc để được CS Nga giúp đỡ.
Tháng 1-1935 Mao được bầu vào Ban thường vụ Bộ chính trị, nắm quyền thực sự và năm 1943, ông được bầu làm Chủ tịch Bộ chính trị đảng CS Tầu. Tại căn cứ Diên An những năm 1937-1945 Mao lãnh đạo kháng chiến chống Nhật và hợp tác Quốc-Cộng. Tháng 6-1945 Mao được bầu làm Chủ tịch ban chấp hành Trung ương đảng CS, tại đây Mao ly thân với vợ hai để lấy Lam Bình sau gọi là Giang Thanh.
Thế chiến thứ hai gần kết thúc, ngày 6 và 9 tháng 8-1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn ở Nhật, ngay sau đó một triệu rưỡi quân Nga tấn công lộ quân Quân Đông Nhật tại Mãn Châu. Sô Viết chỉ nhẩy vào ăn có sau khi Mỹ đã ném bom nguyên tử, gần một triệu quân Nhật đầu hàng. Người Nga lấy kho vũ khí to lớn của Nhật kể cả xe tăng thiết giáp giao cho Mao Trạch Đông, thật là giáo vào tay giặc.
Sau Thế chiến thứ hai, Tưởng giới Thạch muốn tấn công tiêu diệt giang sơn của Mao tại Mãn châu, tại đây CS Tầu chỉ kiểm soát được một phần tư đất đai và một phần ba dân số. Nga đề nghị Mỹ ép Tưởng ký kết hòa bình với Mao lấy cớ nhân dân đã khốn khổ nhiều. Quốc Cộng hòa hoãn đầu năm 1946 nhưng chỉ được 6 tháng thì nội chiến bùng nổ. Tưởng đưa hơn đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân từ miền nam lên căn cứ Mao tạo Mãn châu, Cộng quân đánh du kích tiêu hao Quốc Dân Đảng (QDĐ), vì xa căn cứ nên thiếu tiếp liệu, Tưởng Giới Thạch thất thế, thua mất cả triệu quân. Năm 1948 Cộng quân thắng thế, QDĐ ở thế thủ, dần dân xa cách Mỹ, Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn Hoa Bắc như Thẩm Dương và Trường Xuân, họ chiếm Mãn châu hoàn toàn. Mao tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của QDĐ. Cuối năm 1948, Tưởng cho phu nhân bà Tống Mỹ Linh sang Mỹ xin viện trợ nhưng họ lờ đi không đáp ứng.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoathủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng và khoảng 2 triệu Quốc Dân Đảng chạy rađảo Đài Loan.
Dư luận Mỹ chỉ trích, lên án Tổng thống Truman đã để CS chiếm Trung Hoa. Thượng nghị sĩ Joe McCarthy cho rằng việc ngăn chận CS Tầu cần phải viện trợ nhiều hơn và có lẽ phải dùng cả không lực. Người ta bắt đầu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa? Tỷ lệ ủng hộ Truman từ 70% xuống còn 35%. Bộ trưởng ngoại giao của Truman bị coi là thằng hèn, Tướng George Marshall, ông Bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm bị coi là tên phản bội.
Dư luận chê Tưởng có một lực lượng hùng hậu, được Mỹ viện trợ 4 tỷ đô la quân sự nhưng lại bị Cộng quân yếu hơn đánh bại, họ nói Tưởng mất lòng dân, trong khi Hồng quân tuyên truyền nhiều người theo.
Có tài liệu nói sau Thế chiến, cán cân quân sự nghiêng về Mao. Chủ lực quân của họ tăng lên 1 triệu 2 và 2 triệu du kích. Vùng kiểm soát của họ chiếm 1/4 lãnh thổ Trung Hoa gồm nhiều tỉnh thành quan trọng. Ngoài ra Nga Sô đã giúp CS Tầu nhiều vũ khí. QDĐ chống quân Nhật hồi Thế chiến thứ hai đã bị mất nhiều đơn vị tinh nhuệ trong những trận đánh lớn khi ấy CS Tầu ít thiệt hại, họ ít đụng chạm Nhật. Sau Thế chiến, Mỹ không thực sự giúp Tưởng thắng Hồng quân vì vai trò chống Nhật của QDĐ đã hết.
Mao chiếm được Hoa lục làm lệch cán cân quân sự quốc tế của hai phe CS và Thế giới tự do đã đưa tới các cuộc chiến đẫm máu khác ngay trong năm sau.
Giữa năm 1950 Nga Sô, Trung Cộng giúp Bắc Hàn xâm lược Nam Triều Tiên khiến Mỹ phải đưa quân vào, cuộc chiến tàn khốc tới tháng 7-1953 thì Triều Tiên đình chiến. Từ 1950 Mao giúp Việt Minh chống Pháp thắng lợi, sau 8 năm khói lửa, Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ tháng 5-1954. Người Mỹ để mất Trung Hoa đưa tới nhiều hậu quả thảm khốc.
Từ 1949-1958 Mao thực hiện cải cách ruộng đất, mới đầu thành lập các đội giúp đỡ nhau từ 5-15 nhà, sau đó từ 1953 thành lập hợp tác xã nông nghiệp từ 20-40 nhà, 1956 tiến lên đại hợp tác xã gồm từ 100-300 nhà. Giai đoạn đầu không thành công mấy và nạn đói lan rộng năm 1956. Kế hoạch Đại nhẩy vọt (Great Leap Forward) 1958-60 đưa tới hậu quả tai hại, chủ trương nhẩy vọt từ nông nghiệp sang kỹ nghệ lớn. Hậu quả là đưa tới khoảng từ 20 tới 40 triệu người bị chết đói. Ngay từ 1956 bắt đấu có nạn đói, năm 1957 Mao cho mở chiến dịch Trăm hoa đua nở, cho tự do phê bình nên có nhiều người chỉ trích chính sách. Mao nổi gận cho thanh trừng khoảng nửa triệu người do Đặng Tiểu Bình tổ chức. Năm 1957 Mao chỉ trích Khrushchev muốn sống chung hòa bình với các nước Tây phương. Kế hoạch Đại nhẩy vọt Ngũ niên lần thứ hai 1958-1963 ra sức sản xuất thép kể cả cấp xã. Nhà cửa bị phá làm củi đốt, nồi niêu xoong chảo được cung cấp sắt cho các lò, thành phẩm chỉ là sắt nguyên liệu phẩm chất rất kém, dù biết đây là một kế hoạch điên rồ nhưng không ai dám lên tiếng.
Vì số lao động chuyển qua làm đúc thép nên vụ mùa sút kém, năm 1958-1960 thời tiết xấu, khô hạn, lụt lội. Tháng 7-1959 sông Hoàng Hà gây lụt khiến cho khoảng 2 triệu người chết vì lụt, đói. Tại miền quê thuộc những tỉnh triệt để theo chính sách của Mao thiệt hại nhiều, chết nhiều như An Huy, Cam Túc, Hà Nam, tỉnh Tứ Xuyên đông dân mầu mỡ lại bị chết nhiều nhất.
Kế hoạch Nhẩy vọt bị ngưng lại, đảng cho nhập cảng gạo, lúa từ Úc, Canada khiến nạn đói giảm, nhà nước chính thức công nhận có 14 triệu người chết nhưng các nhà học giả ước tính từ 20-40 triệu . Năm 1959 Mao từ chức Chủ tịch nhà nước, Lưu Thiếu Kỳ giữ chức vụ này, Đặng Tiểu Bình giữ chức Tổng bí thư đảng. Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài chống đối kế hoạch bị Mao kết án theo Nga, bị cách chức giao lại chức cho Lâm Bưu. Sau khi Mao chết người ta cho rằng lỗi lầm của ông ta quá lớn. Thời “Đại nhẩy vọt” Mao 60 tuổi, thời Cách mạng văn hóa Mao 70 tuổi và khi bang giao với Mỹ Mao 80 tuổi.
Năm 1994, nhà đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đã thực hiện cuốn phim giá trị To Live, Anh Phải Sống, được hai giải thưởng tại Đại hội điện ảnh Cannes 1994, Củng Lợi đóng vai chính. Trương Nghệ Mưu đã qua mặt kiểm duyệt diễn tả lại mấy chục năm lịch sử tang thương đau khổ của nước Tầu dưới thời Mao. Người Tây phương cho rằng Mao là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử thế giới ngày nay (Mao is regarded as one of the most important individuals in modern world history). Mao làm Chủ tịch Trung ương đảng 1945 khi dân số Trung Hoa khoảng 550 triệu, năm 1976 khi Mao chết dân Tầu khoảng 900 triệu.
Mao có thể là nhân vật quan trọng đối với lịch sử thế giới nhưng ông ta ảnh hưởng tai hại với Trung Hoa và cả thế giới, đã đầy đọa giết hại nhân dân suốt 26 năm cầm quyền. Không những thế, Mao đã trực tiếp, gián tiếp gây hai cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 và Đông Dương 1950-1975 làm chết nhiều triệu người gồm Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Pháp, Mỹ. .. Mao đã kéo lùi nước Tầu lại thời Trung cổ, một đất nước đói khổ, lạc hậu nhưng cuối đời ông ta có thức tỉnh, bắt tay với Mỹ để đưa đất nước khỏi cảnh lạc hậu, tối tăm.
Mao đã biến nước Tầu thành một địa ngục đói khổ tang thương thê thảm nhất là những năm Nhẩy vọt, đây là một sự sai lầm của lịch sử đã lựa chọn Mao. Cũng như Staline và Hitler, Mao là người phạm tội ác chống nhân loại ấy thế mà vẫn được sùng bái, ca tụng, lập lăng miếu thờ phụng… thì quả thực là một điều quái gở chỉ có ở bên Tầu.
Quốc Dân Đảng Trung Hoa câm quyền tại Đài Loan và đã đưa đảo quốc nhỏ bé này lên hàng cường quốc kinh tế Á châu, chúng ta thử tưởng tượng nếu họ tiếp tục cai trị nước Tầu, nếu Mỹ không bỏ rơi Tưởng Giới Thạch năm 1949 thì bộ mặt của đất nước này sẽ huy hoàng là nhường nào.
Hoa Quốc Phong (Hua Guofen).
Sinh 16-2-1921, mất 20-8-2008 tên khai sinh của ông là Tô Chú, ông lấy biệt danh là Hoa Quốc Phong. Chu Ân Lai chết tháng 1-1976, Hoa lên lên thay làm Thủ Tướng, tháng 9-1976 Mao chết khiến Hoa kế vị Mao làm Chủ tịch đảng CS Tầu. Ông tống cổ lũ bốn người vào tù gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn nguyên và Vương Hồng Văn. Cách mạng văn hóa thời Mao và Giang Thanh để loại Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Bành Chân. Hoa Quốc Phong là người cố chấp đi theo chủ nghĩa Mao. Mấy năm sau Hoa bị Đặng Tiểu Bình lật đổ, về hưu non, người ta đồn ông là con Mao Trạch Đông. Hoa được bầu vào Trung ương đảng năm 1969, vào Bộ chính trị năm 1973, năm 1972 làm Bộ trưởng công an, năm 1975 làm Phó Thủ tướng rồi quyền Thủ tướng tháng 1-1976 khi Chu Ân Lai chết, Phó chủ tịch thứ nhất đảng tháng 4-1976, khi Mao chết Hoa Quốc Phong lên làm Chủ tịch đảng tháng 9-1976, ông chấm dứt cuộc Cách mạng văn hóa. Hoa Quốc Phong trở lại tái lập công nghiệp và kế hoạch hóa như Nga. Phe Đặng Tiểu Bình phản đối dựa trên kinh tế thị trường, năm 1977 Hoa bắt treo hình Mao và Hoa bên cạnh nhau, thật là một điều quái đản, hình người chết bên cạnh người sống.
Đặng Tiểu Bình dần dần nắm quyền kiểm soát đảng CS Trung quốc, Hoa Quốc Phong bị lên án và bị thay thế các chức vụ chính: Năm 1980 bị thay thế chức Thủ tướng bởi Triệu Tử Dương, năm 1981 bị thay chức Chủ tịch đảng bằng Hồ Diệu Bang. Cả hai Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang đều được Đặng Tiểu Bình bảo trợ trong nhiệm vụ cải cách kinh tế Trung Quốc. Hoa Quốc Phong bị giáng cấp Phó chủ tịch, chức này bị bãi bỏ năm 1982, Hoa chỉ còn là thành viên của Trung ương đảng và nắm giữ vị trí này cho tới năm 2002.
Việc loại bỏ Hoa quốc Phong cho thấy cuối thập niên 70 đầu 80 chức vụ chính thức không có thực lực, giá trị vì mặc dù ông là lãnh tụ chính thức của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhưng Hoa bị phe Đặng chèn ép và hất cẳng không bị tù đầy, ám hại như những năm trước.
Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping)
Sinh ngày 22-8-1904 mất ngày 19-2-1997. Từ 1920-1926 ông ta du học tại Paris, sau dó sang Nga. Tên khai sinh là Đặng Tiên Thanh, tên Đặng Tiểu Bình được dùng từ năm 1927. Họ Đặng tuy không giữ chức vụ Chủ tịch nước nhưng thực sự cầm quyền tại Trung Quốc từ cuối thập niên 70 tới đầu 90. Ông đã giữ các chức vụ Phó chủ tịch đảng, Tổng thư ký ban bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng tham mưu trưởng quân đội, Chủ tịch ủy ban cố vấn đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương (tức đại diện của Đảng trong quân đội). Với vai trò lãnh đạo tối cao đất nước ông cải cách Trung Quốc, thu hồi Hồng Kông và Ma Cao.
Năm 1966 thời Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán là theo chủ nghĩa tư bản, bị cách mọi chức vụ. Ngày 23-3-1973 ông rời Giang Tây trở lại Bắc Kinh được phục hồi bầu vào Ban chấp hành Trung ương đảng rồi Phó chủ tịch đảng, Phó thủ tướng, rồi Đệ nhất Phó thủ tướng. Khi Chu ân lai mất ông lại bị Mao cách chức hết. Năm 1978 sau khi lũ bốn người bị lật đổ họ Đặng lại được khôi phục các chức vụ như dã nói trên, ông đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên cải cách mở cửa. Năm 1979 Đặng thăm Mỹ để bình thường hóa quan hệ hai nước sau đó dậy cho VN một bài học, gây lên chiến tranh đẫm máu tại biên giới Việt-Hoa, nó nằm trong chính sách ngăn chận ảnh hưởng Nga tại Đông nam Á và đã gây nhiều khó khăn cho CS Hà Nội.
Cuộc biểu tình không lồ tại Thiên An Môn điễn ra dưới thời Đặng Tiểu Bình, nhiều người tin rằng ông ta đã nhúng tay vào máu trong cuộc thảm sát phong trào tại quảng trường này. Cuộc sô sát ngày 4-6 hay sự náo động từ mùa xuân tới mùa hè 1989, một loạt những cuộc biểu tình của giới trí thức, nhà hoạt động, công nhân viên ở Trung Cộng đòi tự do ngôn luận, báo chí, dân chủ…do bất mãn về tham nhũng của chính quyền. Những cuộc đụng độ đã khiến khoảng hơn 2,000 người bị giết, hàng chục ngàn người bị thương. Đỉnh cao của cuộc chống đối có tới một triệu người tụ tập tại quảng trường. Trí thức cho rằng các nhà lãnh đạo quá tham nhũng, cải cách kinh tế đưa tới lạm phát rất cao. Trong hàng ngũ đảng có sự chia rẽ về cách ứng phó với cuộc biểu tình, nhóm cứng rắn chủ trương đàn áp. Ngày 20-5-1989 thiết quân luật, ngày 3-6 và 4-6 xe tăng, bộ binh đàn áp bắn người biểu tình bằng đại liên. Theo ước lượng của Mỹ khoảng từ 4,000 tới 6,000 người bị giết, Hồng thập tự Trung Cộng phỏng đoán có 2,600 người chết, một nhân viên Hồng thập tự TC ước tính có 5,000 người chết, khối Sô viết ước tính 10,000 người bị giết, số bị thương được ước lượng từ 10,000 tới 30,000 người.
Cuộc biểu tình bắt đầu khi Gorbachev thăm Bắc Kinh, nhiều đảng viên cao cấp ủng hộ biểu tình, khi phong trào vượt quá tầm kiểm soát họ cho nổ súng, cuộc tắm máu Thiên An Môn bị cả thế giới lên án. Tổng bí thư Triệu Tử Dương muốn can cả hai bên nhưng thất bại vì quá trễ. Mới đầu cuộc biểu tình do sinh viên, trí thức khởi xướng sau được công nhân thành thị tham gia và được các thành phố Thượng Hải, Trùng Khánh, Hồng Kông, Đài Loan và các cộng đồng người Hoa tại Bắc Mỹ, Canada, Âu châu ủng hộ mạnh.
Tổng bí thư Triệu Tử Dương có cảm tình và ủng hộ cuộc biểu tình, Thủ tướng Lý Bằng muốn đàn áp, Đặng Tiểu Bình là Chủ tịch quân ủy trung ương kiểm soát được quân đội có khả năng dẹp biểu tình. Triệu Tử Dương bị gạt ra khỏi ban lãnh đạo. Quân đội tại Bắc Kinh không chịu đàn áp nên đảng phải đưa quân từ địa phương khác tới để bắn vào nhân dân.
Nay biến cố Thiên An Môn được chính quyền bưng bít che dấu khiến cho các thế hệ sau tại Hoa Lục, nay họ hầu như không được biết tới. Mặc dù không có báo cáo chính xác vai trò Đặng Tiểu Bình tại Thiên An Môn mà người ta thường cho là ông đóng vai chính. Sau biến cố họ Đặng rút khỏi chính trường, Thiên An Môn có gây chia rẽ trong Đảng và Quân đội giữa hai phe bênh và chống.
Nhiều người mỉa mai nói Quân đội nhân dân quay súng bắn vào nhân dân, thật là xấu hổ khi họ lấy quần chúng đặt tên cho quân đội. Năm 1989 cuộc cách mạng dân chủ đang bùng phát tại Đông Âu, các nước CS tại đây đua nhau từ bỏ CS trở lại chế độ dân chủ tự do tư bản, các sinh viên, công nhân Bắc Kinh nắm lấy thời cơ phát động phong trào nhưng đã bị đàn áp dã man. Dù sao CS da trắng văn minh, yêu nước hơn CS da vàng rất nhiều, họ biết hy sinh quyền lợi cho nhân dân, đất nước. Ngược lại bọn CS da vàng sẵn sàng bắn giết đồng bào ruột thịt của mình để bảo vệ địa vị của đảng, cuả tập đoàn CS một cách mù quáng. Mặc dù cùng tôn thờ chủ nghĩa Mác Lê, CS da trắng vẫn thường khinh bỉ ghê tởm CS da vàng như một lũ mọi rợ súc vật.
Giang Trạch Dân (Jiang Zemin)
Ông sinh ngày 17-8-1926, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ ba, giữ chức Tổng bí thư đảng từ 1989-2002 , Chủ tich nước từ 1993 tới năm 2003 , Chủ tịch quân ủy trung ương từ 1989-2004. Giang Trạch Dân lên nắm quyền từ sau vụ Thiên An Môn, năm 1989 ông giữ chức Tổng bí thư thay thế Triệu Tử Dương bị thanh trừng vì nhượng bộ với những người phản kháng. Đặng Tiểu Bình ngày càng già, ảnh hưởng kém, Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo tối cao thập niên 90. Thời Giang Trạch Dân, kinh tế tiến triển bền vững, thu hồi Hồng Kông và Ma Cao, xã hội nhiều bất công nên Giang bị chỉ trích, những đảng viên cứng rắn buộc tội họ Giang quá thiên về cải cách, thiên về tư bản.
Giang biết nói nhiều thứ tiếng, năm 1947 tốt nghiệp Kỹ sư điện tại Thượng Hải, có du học ở Nga. Năm 1983 ông giữ chức Bộ trưởng công nghiệp, năm 1985 Chủ tịch thành phố Thượng Hải sau làm Bí thư thành ủy Thượng Hải, năm 1987 được vào Bộ chính trị. Chính sách cởi mở của Đặng Tiểu Bình đưa ra rất khôn ngoan khiến Trung Cộng tiến mạnh, trong vòng ba năm, Đặng Tiểu Bình chuyển hết quyền lực đảng, nhà nước, quân đội cho Giang Trạch Dân.
Khi được Đặng tin tưởng, Giang bổ nhiệm những người thân tín vào chính quyền thay thế các đảng viên già nua lỗi thời, năm 1989, Giang nắm Quân Ủy Trung ương, tháng 3-1993 giữ chức Chủ tịch nước. Dưới thời Giang tệ nạn tham nhũng gia tăng mạnh, các vùng ven biển phát triển nhanh đưa tới doanh nghiệp nhà nước đóng cửa nhiều, thất nghiệp lên 40% tại một số vùng thành thị. Sự phát triển nhanh nhưng hố cách biết thành thị nông thôn ngày một sâu xa. Quan chức tham nhũng làm mất đi 10% GDP của quốc gia, đa số các tài sản tham nhũng được chuyển ra ngoại quốc. Tỷ lệ tội phạm tăng cao tại các thành phố, Giang tiếp tục bỏ vốn vào phát triển các vùng kinh tế đặc biệt các vùng ven biển.
Năm 1999 Pháp Luân Công (PLC), một môn pháp tu dưỡng cơ thể và tinh thần tại Hoa Lục bị Giang Trạch Dân chỉ đạo đàn áp dã man. Năm 1999 số môn đệ PLC đã tăng lên 70 triệu người, mặc dù tập thể này không tham gia chính trị và gây ảnh hưởng xấu nhưng lại bị Giang phát động chính sách đàn áp đẫm máu bắt đầu từ tháng 7-1999. Công an Trung Cộng cho lùng bắt giam giữ các môn đệ PLC, tra tấn man rợ, các hình ảnh sau này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới, hình ảnh có thật do chính những Công an, mật vụ tại các trại giam vượt biên qua các nước Úc, Canada… phổ biến tố cáo chính quyền Tầu đỏ. Nhiều hình ảnh đã gây căm phẫn trên khắp thế giới như một người phụ nữa bị treo trên xà ngang, phía dưới là ngọn lửa hồng, nhiều cô con gái liễu yếu đào tơ bị bắn vỡ sọ. Tổng cộng khoảng 7,000 nạn nhân bị bắn giết hoặc tra tấn cho tới chết.
Năm 2006 Bộ ngoại giao Canada đã thu thập nhiều bằng chứng tố cáo Trung Cộng cho mổ gan, thận các tử tù đem bán với giá cao, tội ác tầy trời này được coi là chưa từng có trên trái đất, dã man hơn cả thời Đức Quốc Xã.
Mặc dù Tầu đỏ chối cãi tra tấn, đàn áp PLC nhưng tại Mỹ một tổ chức nghiên cứu đã có bằng chứng rõ ràng về hệ thống đàn áp qui mô này.
Môn đệ Pháp Luân Công tại các nước đã thu thập chữ ký khắp nơi để xin một toàn án nhân quyền xét xử Giang Trạch dân và đồng bọn. Tháng 1-2004 có 16 vụ án tố cáo tội ác của Giang và các lãnh đạoTrung Cộng đã phạm tội ác chống nhân loại. Ngày 18-11-2009 Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố Giang Trạch Dân và 4 viên chức Tầu đỏ phạm tội các tra tấn diệt chủng, nếu những người này tới các nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha họ sẽ phải đối mặt với 20 năm tù giam về tội ác nêu trên. Tháng 12 năm 2009, một toàn án của Argentina (Á Căn Đình) cũng đã ra lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân về tội ác chống nhân loại nếu ông ta tới một nước nào đã ký Hiệp ước dẫn độ với Argentina. Giang được coi như người đàn áp, diệt chủng PLC, bị kết án tại 17 quốc gia trên thế giới.
Giang ôn hòa với Mỹ và Tây phương, ông ta sang Mỹ năm 1997 bị Quốc hội chất vấn nhiều về việc giết hại môn phái Pháp Luân Công và bán các bộ phận tử tù. Thời Giang Trung Cộng gia nhập tổ chức Thương mại thế giới và Thế vận hội 2008. Năm 2002 Giang rời Ban thường trực Bộ chính trị nhường cho thế hệ lãnh đạo thứ tư Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư đảng, Giang vẫn giữ chức cơ quan đầy quyền lực Quân ủy trung ương.
Các lãnh đạo CS Tầu từ Mao Trạch Đông Đặng Tiểu Bình tới Lý Bằng, Giang Trạch Dân toàn những tên uống máu người không tanh, bọn này giết hại đồng bào mình bị cả thế giới nhất là Tây phương khinh bỉ ghê tởm như như thú vật.
Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao)
Sinh ngày 21-12-1942, được kết nạp vào đảng năm 1964, tháng 7-1965 tốt nghiệp đại học hạng ưu, Chủ tịch nước từ 15-11-2003 tới 14-3-2013, ngày 19-9-2004 Giang Trạch Dân từ chức Chủ tịch quân ủy trung ương, Hồ Cẩm Đào lên thay. Giang bị chỉ trích chú trọng phát triển nhanh gây ảnh hưởng xấu môi trường, khoảng cách giầu nghèo ngày càng tăng.
Hồ Cẩm Đào tiếp tục chính sách cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, ông có tư tưởng ôn hòa trong việc