Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Hướng dẫn cấp cứu người bị đột quỵ và tai biến


  1. Hướng dẫn cấp cứu người bị đột quỵ và tai biến
  2. Thực hư việc dùng kim chích ngón tay cứu người đột quỵ
  3. Xử trí khi người thân bị đột quỵ





Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tại 2/3 số quốc gia được khảo sát, tai biến này là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh để lại những di chứng nặng nề về sau.

Sau khi nhận diện người bị tai biến mạch máu não
Có một câu chuyện kể lại rằng: “Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch vì đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vì kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều. Khi mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã được đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đời vì tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
kim

Bài viết dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến các bạn một phương pháp rất đơn giản và hữu hiệu để có thể kịp thời cứu sống người đột quỵ
Cây kim có thể cứu sống bệnh nhân đột quỵ. Rất có thể các bạn đã nhận được thông tin này rồi, nhưng biết thêm vẫn tốt. Hãy giữ một cây kim (nhớ là thật sạch) ở trong nhà để làm điều này. Đây là một cách vô cùng kỳ diệu và độc đáo để cứu người bị đột quỵ. Hãy đọc thật kỹ biết đâu có ngày bạn sẽ có dịp sử dụng kiến thức này để cứu người.
Bài viết này thật tuyệt. Hãy giữ nơi thuận lợi nhất. (Tốt nhất là học thuộc và giữ nó trong đầu của bạn). Đây là các mẹo tuyệt hảo. Hãy bỏ ra một vài phút để đọc. Biết đâu có ngày hữu dụng. Mạng sống của ai đó có thể phụ thuộc vào bạn.
Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chỗ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng. (Nhớ là phải rửa tay thật sạch trước khi thực hiện các việc sau đây):
1. Hơ kim trên lửa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.
2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.
3. Chích đến khi nào máu chảy ra.
4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.
5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.
7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện vì nếu vội vàng chở đi bệnh nhân đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe chạy bị xóc sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra. Nếu nạn nhân có được cứu sống, ráng lắm mới đi lại được thì cũng do phước đức ông bà để lại mà thôi.
Irene Liu kể lại rằng:“Tôi học được phương pháp cứu người bằng cách chích cho máu chảy ra từ Bác sĩ Ha Bu-Ting ở Sun-Juke. Hơn nữa tôi cũng đã từng có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy tôi có thể nói phương pháp này hiệu quả đến 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại trường Đại học Fung-Gaap ở Tai-Chung. Một ngày nọ tôi đang dạy ở trong lớp thì có một giáo viên khác chạy đến lớp tôi và nói trong hơi thở hổn hển: “Cô Liu ơi, mau lên, sếp bị đột quỵ rồi!”
Tôi chạy ngay lên tầng 3. Khi tôi nhìn thấy sếp tôi, ông ChenFu-Tien, thì ông ta da đã nhợt nhạt, nói ngọng nghịu, miệng méo – tất cả các hiện tượng của chứng đột quỵ. Tôi liền nhờ một học sinh đến một tiệm thuốc bên ngoài trường học mua một cây kim và dùng nó chích mười đầu ngón tay ông Chen. Khi tất cả mười đầu ngón tay của ông ta đã chảy máu (mỗi ngón tay đều chảy một giọt máu bằng hạt đậu), sau vài phút, khuôn mặt của ông Chen hồng hào trở lại và đôi mắt cũng đã có thần hơn. Nhưng miệng ông ta vẫn còn méo. Thế là tôi kéo tai ông ta cho máu chảy đến tai. Khi tai ông ta đã đỏ, tôi liền chích vào 2 dái tai của ông để nặn ra hai giọt máu. Khi cả hai tai đều đã được nặn máu, mỗi bên hai giọt, thì một điều kỳ diệu đã xảy ra. Trong vòng 3 – 5 phút, miệng ông ta đã trở lại hình dáng bình thường và giọng nói trở nên rõ ràng. Tôi để cho sếp tôi nghỉ ngơi một lát và uống một tách trà nóng, rồi tôi giúp ông đi xuống cầu thang và chở ông đến bệnh viện. Ông nghỉ tại bệnh viện một đêm và hôm sau được xuất viện để trở về trường dạy học.
Mọi việc xảy ra rất bình thường. Không hề có một tác động nào xấu để lại. Mặt khác, nạn nân đột quỵ thường phải chịu tình trạng mạch máu não bị vỡ  khó tránh khỏi trên đường đi đến bệnh viện. Kết quả là các nạn nhân này sẽ không bao giờ phục hồi được. Sau khi kể lại câu chuyện này Irene Liu tiếc nuối rằng: “Cha tôi đã bị liệt và sau đó đã chết vì bị đột quỵ. Ước gì mà tôi đã biết được cách sơ cứu này trước khi chuyện đau lòng ấy xảy ra. Khi bị bệnh nhân bị đột quỵ, các mạch máu não sẽ bị vỡ”.
Vì vậy đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong rất nhanh. Những người may mắn có thể sẽ sống sót nhưng phải chịu liệt suốt đời. Điều này thật là khủng khiếp. Nếu như tất cả chúng ta có thể nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người ngay tức khắc, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nạn nhân đã có thể hồi sinh và trở lại bình thường.
Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bày cho người khác phương pháp sơ cứu này. Bằng cách làm như vậy, đột quỵ sẽ bị chuyển khỏi danh sách các nguyên nhân chính gây tử vong và giúp người bệnh thoát chết trong gang tấc


Thực hư việc dùng kim chích ngón tay cứu người đột quỵ


Lấy kim chích vào 10 đầu ngón tay, khi máu chảy thì chỉ sau vài phút người bị đột quỵ sẽ tỉnh, là nội dung một bài viết đang được nhiều cư dân mạng truyền nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách làm này hoàn toàn phản khoa học.

Nhiều trang tin điện tử, diễn đàn cũng dẫn lại bài viết này. Theo đó, "có thể nhận diện sớm tai biến mạch máu não bằng cách hỏi nạn nhân 3 điều đơn giản: C.N.G. Đó là yêu cầu người đó Cười, Nói và Giơ tay lên. Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc...".
sdfdf
Thông tin được nhiều cư dân mạng truyền nhau vì cách nhận biết tai biến khá đơn giản.
Ngoài ra, cũng theo hướng dẫn này, có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại.
Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một phương pháp sơ cứu mà mọi người nên biết, nó sẽ cứu được mạng sống của những người bị tai biến mạch mạch máu não.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì thông tin này có ý đúng và cũng có nội dung không có cơ sở khoa khọc.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, cách nhận biết tai biến mạch máu não như trên không có gì là khác lạ, hoàn toàn dựa vào triệu chứng bệnh. Khi bị tai biến, trường hợp nặng thì hôn mê, hỏi không biết, nhẹ thì giống như trúng gió, méo mồm, liệt tay.
Tuy nhiên, theo ông, vẫn có một số trường hợp có thể bị bỏ qua, nguyên nhân do hẹp mạch cảnh, gọi là tai biến thoáng qua. Chỉ khoảng 30 giây, người bệnh tự dưng mất ý thức, sau đó phục hồi hoàn toàn. Đây là những triệu chứng ban đầu dự báo cơn tai biến sau đó 1-2 ngày. Nhiều người không để ý dễ bỏ qua, đến lúc xảy ra tai biến thì không làm được gì.
Thạc sĩ Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Tim Hà Nội cũng cho biết, cách nhận biết sớm tai biến mạch máu não như trên cũng gọi là tương đối đúng, bởi vì C.N.G sẽ phát hiện liệt mặt và liệt các chi nếu có.
Thực tế, cần phải phân chia bệnh thành 2 nhóm triệu chứng. Thứ nhất là loại rõ ràng, người bệnh có các biểu hiện như: mất ý thức, liệt hoàn toàn, mất cảm giác, đại tiểu tiện không tự chủ...
Thứ hai là loại không rõ ràng, với 3 câu hỏi C.N.G có thể phát hiện được. Tuy nhiên, triệu chứng ban đầu nhiều khi rất đa dạng, một số bệnh nhân đôi khi chỉ thấy tê bì khu trú một số vùng, giảm cảm giác, nói ngọng, nuốt nghẹn, sặc ...
Ảnh:
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị tai biến, thậm chí là trẻ nhỏ. Ảnh: P.N.
Còn việc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, dái tai để giúp bệnh nhân tỉnh, sau đó mới đưa đi cấp cứu theo tiến sĩ Hùng đây là một cách làm phản khoa học, làm mất thời gian vàng.
Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời, giảm thiểu di chứng là vô cùng quan trọng. Khi bị tai biến, người bệnh cần có sự can thiệp của học hiện đại, cần đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tim mạch, thần kinh cấp cứu.
Đồng tình với quan điểm này, thạc sĩ Hiếu cũng khẳng định hoàn toàn không có cơ sở khoa học để xử trí cấp cứu người bị tai biến như thế.
"Việc cấp cứu tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân. Sơ cứu chủ yếu là đảm bảo hô hấp tốt: thông thoáng, không có dị vật, không bị sặc..., kiểm soát huyết áp. Đồng thời nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hạn chế di động vùng đầu bệnh nhân, chứ không phải 'Đừng bao giờ di chuyển nạn nhân'", thạc sĩ Hiếu cho biết.
Các chuyên gia khuyến cáo, điều trị tai biến mạch máu não kết quả thấp, hậu quả để lại thường khủng khiếp. Nặng thì tử vong do ổ xuất huyết (hoặc nhồi máu) quá lớn, di chứng liệt giường, loét do tỳ đè, tai biến mạch máu não tái phát, nhiễm trùng phổi, tiết niệu bội nhiễm...
Khi đã xảy ra tai biến thì khó mà tránh được di chứng dù đến sớm và được xử lý tốt mà chỉ có thể giảm thiểu di chứng. Trường hợp may mắn không chết thì cũng để lại di chứng, có ca không điều trị được, nặng có thể rơi vào trạng thái thực vật, hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến tử vong.
Cũng vì thế, vấn đề cần chú trọng ở đây là kiểm soát, dự phòng, quản lý huyết áp, dự phòng không để tai biến xảy ra. Những người có nguy cơ bị tai biến là: tăng huyết áp không được theo dõi và điều trị tốt, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, suy tim nặng, người ít vận động hoặc bị liệt (nguy cơ hình thành huyết khối), người có bệnh lý van tim hoặc theo dõi và dùng thuốc chống đông không đều.....
Nam Phương


Xử trí khi người thân bị đột quỵ

Để mang lại cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não - TBMMN), ngoài việc đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu, việc phát hiện sớm và xử trí nhanh cũng rất quan trọng.

 Xử trí khi người thân bị đột quỵ 

“Thời gian là não”

Bộ não người có khoảng 14 tỷ nơ ron (tế bào thần kinh). Sau khi hoàn thiện, các tế bào thần kinh gần như không được sinh ra, hoặc sinh ra rất ít, mà chỉ có già hoá và mất đi.

Mỗi lần đột quỵ sẽ làm chết khoảng 1,2 tỷ nơ ron, mỗi giờ đột quỵ mất 120 triệu, mỗi giây đột quỵ mất 32.000 nơ ron. Vì vậy, cấp cứu càng sớm thì càng giảm được lượng nơ ron thần kinh bị chết, tăng cơ hội cứu sống và giảm nhẹ di chứng cho người bệnh.


Theo báo cáo tại Hội nghị phòng chống tai biến mạch máu não toàn quốc ngày 06/04 vừa qua, số ca đột quỵ tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Việc phòng bệnh từ sớm, xử trí đúng cách khi bị đột quỵ sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ tử vong và di chứng cho người bệnh.
Phát hiện ra đột quỵ

Bất kể ai cũng có thể phát hiện ra tín hiệu cảnh báo đột quỵ não của bệnh nhân chỉ trong vòng 1 vài phút thông qua 1 hay nhiều triệu chứng sau:

- Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt (cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như "tay chân của người khác"), méo miệng.

- Đột ngột u ám, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa

- Đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt

- Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động

- Đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân

Ngay lập tức, hãy kiểm tra người nghi ngờ bệnh theo quy tắc FAST, tức Mặt – Tay - Nói - Nhanh sau:

- Mặt (đột ngột thấy liệt nửa mặt): Hãy yêu cầu người đó cười xem mặt có bị lệch về một bên không?

- Tay (đột ngột thấy yếu hoặc liệt một bên tay hoặc chân): Hãy yêu cầu người đó giơ hai tay lên và giữ nguyên trong một phút, xem có bên tay nào bị yếu, liệt sẽ bị rơi hoặc hạ thấp xuống không?

- Nói (đột ngột thấy nói khó hoặc không hiểu lời nói của người khác): Hãu yêu cầu người đó nói một câu đơn giản, chẳng hạn như “hôm nay trời đẹp”, xem người đó có thể nói một cách rõ ràng và lưu loát không?

 - Nhanh: Hãy hành động ngay!

Các bước sơ cứu đúng cách

Khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng ở trên, hãy khẩn trương bắt đầu cứu chữa:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

- Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…
Cách nào phòng tránh đột quỵ

Mặc dù việc điều trị đột quỵ cấp tính có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn phế, nhưng theo khuyến cáo của hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ thì điều trị dự phòng trước và sau đột quỵ mới thật sự làm giảm các hậu quả do đột quỵ gây ra.

Theo các chuyên gia, những người có nguy cơ cao bị TBMMN như người cao tuổi, người tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá… nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa. Ngoài thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, còn phải kiểm soát tốt huyến áp, mỡ máu, đường huyết…

Việc ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông cũng đóng vai trò rất quan trọng vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu não.

Vì việc phòng ngừa TBMMN là lâu dài cho nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như nattokinase sẽ đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng xuất huyết dạ dày - tá tràng như khi dự phòng bằng aspirin, clopidogrel…

NattoCare, sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn FDA với giá thành tiết kiệm hơn đến 50%, dùng để phòng ngừa đột quỵ cấp 1 (những người có nguy cơ cao) và đột quỵ cấp 2 (giúp phục hồi nhanh sau đột quỵ và ngăn ngừa tái phát) sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ bị TBMMN.
Xử trí khi người thân bị đột quỵ
NattoCare có: enzyme Nattokinase chiết xuất từ đậu nành lên men, có tác dụng ngăn ngừa hình thành và làm tan cục máu đông, đồng thời giúp làm hạ huyết áp; bổ sung Rutin giúp làm bền thành mạch, giảm cholesterol; vitamin B6 và Kẽm giúp bảo vệ tế bào thần kinh.

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét