Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Hậu quả của việc không biết chữ Hán _ 'Thơ tục' về Dương Quý Phi ở nơi thờ Trần Nhân Tông

‘THƠ TỤC’ VỀ DƯƠNG QUÝ PHI Ở 

NƠI THỜ TRẦN NHÂN TÔNG


Bài thơ ca ngợi Dương Quý Phi với vẻ đẹp viên mãn và gợi dục sau một đêm được sủng ái xuất hiện tại chùa Vân Tiêu, Yên Tử – di tích gắn với Phật hoàng Trần Nhân Tông.
TS Trần Trọng Dương suýt nữa thì “ngất” trước những câu thơ của Lý Bạch trong bài Thanh Bình điệu, được chép trên một độc bình.



Ngất không phải vì thơ hay mà vì nó được đặt ở một nơi hoàn toàn không liên quan – tam bảo chùa Vân Tiêu, Yên Tử (Quảng Ninh). Trước đó nhiều năm, chùa Hỏa Tinh (Hà Nội) cũng có loại bình chép bài thơ này.
Theo TS Dương, Thanh Bình điệu là một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học Trung Hoa và thế giới. Chính Đường Minh Hoàng đã lệnh cho Lý Bạch làm bài thơ ca ngợi Dương Quý Phi.
Bài thơ mô tả Dương Quý Phi với vẻ đẹp viên mãn và gợi dục như một đóa mẫu đơn ướt đẫm sương, sau một đêm được sủng ái. “Một áng văn chương sexy hết mực, đến nỗi nghìn đời sau còn nhớ đến”, TS Dương cho biết.
Bài thơ này sau đó được chép lên nhiều đồ gốm mỹ nghệ Giang Tây, như một sự quảng bá văn hóa Trung Hoa. Một trong những sản phẩm đó – chiếc độc bình đã được mua và cúng tiến vào tam bảo chùa Vân Tiêu (Yên Tử).
Trên bình, rành rành hai câu:
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường 
一枝紅艷露凝香,
雲雨巫山枉斷腸。
dịch nghĩa là: “Một nhành hồng thắm móc ngưng hương/Chuyện mây mưa ở Vu Sơn vốn đoạn trường”.
“Một bài thơ sex. Những câu thơ sex. Vu Sơn Vu Giáp là vị thần tình dục của Trung Hoa. Bây giờ chúng được đưa lên non thiêng Yên Tử thế này thì chết rồi. Đây là chính điện chùa Vân Tiêu – nơi Phật hoàng tu luyện. Cụ ngồi đỉnh Vân Tiêu, gửi chơi cánh diều. Cụ chơi diều chứ chơi gì những cái này”, TS Dương nói.
“Đã Vu Sơn hoặc là đã vân vũ thì chắc chắn là liên quan đến chuyện trai gái rồi. Chắn chắn để ở chùa không hợp rồi. Phải yêu cầu người quản lý ở đó đi học ngay chữ Hán”, một nhà nghiên cứu Hán Nôm nói.
“Một là nơi thờ Trần Nhân Tông sao lại ca ngợi Dương Quý Phi. Chưa kể, nếu về nghĩa thì không phù hợp với bối cảnh chùa chiền vì nó có nói chuyện ân ái. Nhanh và luôn là như thế”, một nhà nghiên cứu Hán Nôm khác nói.
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, cho biết: “Số lọ xuất hiện rất nhiều. Chúng tôi đi thanh tra có di tích có đến hai chục cái lọ như thế. Chúng đều do người dân cúng tiến. Không phải lọ nào cũng có chữ, nhưng nếu có chữ nhiều khi người cúng tiến cũng không biết chữ đó nghĩa là gì”.
Về trường hợp này, ông Trần Thành, Phó cục trưởng Cục Di sản, khẳng định Cục sẽ xem xét xem cụ thể chiếc bình này đã được đưa vào di tích từ bao giờ.
“Nếu đưa vào trong thời gian gần đây thì chắc chắn là trái luật rồi. Nó chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý văn hóa vì nếu là di tích quốc gia thì phải có ý kiến của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch”, ông Thành nói.
Tuy nhiên, có những trường hợp hiện vật lạ đã được đưa vào di tích trước khi xếp hạng, mà nhà quản lý lại không đủ điều kiện để thẩm định, rà soát.
“Trước năm 2001, hồ sơ mang tính pháp lý là chính. Để có căn cứ pháp lý bảo vệ di tích của mình. Chứ còn từ 2001 có luật Di sản thì có yêu cầu kiểm kê di tích. Trong quá trình đó sẽ loại bỏ yếu tố không phù hợp với di tích được đưa vào trước khi xếp hạng”.
Tuy nhiên với trường hợp cụ thể này, chiếc bình sứ Giang Tây với những câu thơ Lý Bạch thật khó có thể là yếu tố gốc của di tích.
“Nếu xuống thanh tra thì hoàn toàn có thể yêu cầu bỏ ra được. Nhất là những gì gây phản cảm cho di tích”, ông Trần Thành nói.
Theo nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm, tình trạng “loạn chữ” trong các di tích rất đáng báo động. Việc viết sai, viết nhầm rồi đặt nhầm chỗ như hai câu thơ Lý Bạch trên không khó tìm./ (Thực ra trên chiếc độc bình đó, ghi đủ 4 câu trong Bài Thanh Bình Điệu.)
一枝紅艷儸凝香
雲雨于山枉斷腸
借問漢宮誰得似
可憐飛燕依新妝
“Phải rà soát lại các di tích, tránh tình trạng cứ thấy chữ Hán là cho bừa vào di tích. Người cung tiến không đọc được, nhưng nhà quản lý thì phải có cách nào để hiểu được và thấy nó không phù hợp chứ”, một nhà nghiên cứu Hán Nôm cho biết.

Nói thêm về bài thơ Thanh Bình Điệu của Lý Bạch
李白 LÝ BẠCH (701 – 762)
清平調
雲想衣裳花想容
春風拂檻露花濃
若非群玉山頭見
會向瑤臺月下逢
一枝紅艷儸凝香
雲雨于山枉斷腸
借問漢宮誰得似
可憐飛燕依新妝
名花傾國兩相歡
長得君王帶笑看
解釋春風無限很
沉香亭北依欄杆
李白
Phiên âm:
THANH BÌNH ĐIỆU
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi hồng diệm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoa
Trường đắc quân vương đới tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm hương đình bắc ỷ lan can
LÝ BẠCH
Người dịch: Trần Trọng San
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây, 
Hiên sương phơ phất gió xuân bay. 
Nếu không gặp gỡ trên Quần Ngọc, 
Dưới nguyệt Dao Đài sẽ gặp ai.
Một nhánh hồng tươi, móc đọng sương, 
Mây mưa Vu giúp uổng sầu thương. 
Hỏi nơi cung Hán ai người giống ? 
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang.
Hoa trời, sắc nước thảy đều vui, 
Luôn được vua trông với nụ cười. 
Mối hận gió xuân bay thoảng hết, 
Bên đình, thơ thẩn tựa hiên chơi.
Năm 743, năm Khai Nguyên, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ở đình Trầm Hương ngắm hoa mẫu đơn, lệnh cho Lý Bạch làm ba bài “Thanh bình điệu” này. Trong ba bài này, Lý Bạch có ví Dương Quý Phi với hoa mẫu đơn.

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA HOA MẪU ĐƠN

http://www.saigonreals.com/
Chủ nhật, 07 Tháng 10 2012 14:10
Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, mẫu đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”. Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm.
Những thông tin thú vị về hoa mẫu đơn
Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa mẫu đơn. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. mẫu đơn là bông hoa của tháng 6 ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Tên tiếng Việt : Hoa mẫu đơn
Tên Trung Quốc : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa mẫu đơn. Ngày nay, mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh.Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”. Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.
Thành phố Lạc Dương (tiếng La Tinh là Luoyang, 1 trong 4 thành phố cổ kính nhất Trung Quốc), nổi tiếng về nhiều chủng loại mẫu đơn phong phú, rực rỡ sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày 21.9.1982, người dân Luoyang chính thức chọn mẫu đơn là biểu tượng hoa của thành phố mình.
Tháng 4 là tháng của hoa mẫu đơn, thật sự là mùa vui cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội mẫu đơn Louyang – Luoyang Peony Festival được tổ chức từ 15.4 đến 25.4 hằng năm là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của cư dân Luoyang.
Suốt mùa lễ hội tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng sâu sắc cho tất cả các du khách trên khắp thế giới đến chơi. Ở Luoyang có những loài mẫu đơn quý hiếm, màu sắc thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm cánh, sống đã hàng trăm tuổi.

Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những khả năng kỳ diệu lạ thường của cây hoa mà người ta đã lưu truyền trong dân gian. Dược tính của mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận…Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng.Những tập tục mê tín còn tin rằng nếu đeo một vòng cổ kết bằng hạt mẫu đơn, bạn sẽ tránh được các bệnh như hủi, động kinh, mất trí và nó còn xua tan những cơn ác mộng, như một lá bùa hộ mạng bảo vệ người ta chống lại ma quỷ hay những thế lực của bóng đêm.Khoảng năm 77 sau Công Nguyên, trong cuốn sách Pliny’’s Natural History đã mô tả chi tiết về cây hoa và 20 bệnh chữa bằng những bộ phận của nó. Không lâu sau đó, Dioscoride cũng đã viết một luận án về những cây thảo dược, trong đó có Peony. Vì là một cây thuốc quan trọng, dược liệu mẫu đơn được sản xuất với lượng lớn hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc và thể giới.
Hoa mẫu đơn – Peony còn là biểu tượng hoa của tiểu bang Indiana – Hoa Kỳ từ ngày 13.3.1957.
Tác dụng của hoa mẫu đơn trong phong thủy
Với vẻ đẹp của hoa mẫu đơn, người đời ví đây là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…
Hoa mẫu đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Đặt tượng hoặc tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-Nam) trong phòng ngủ là một việc rất đáng làm!
Do đó, trong các thế giới của vật phẩm phong thủy, hoa mẫu đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên.
Saigonreals.com
Theo Xzone

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét