Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GS. VŨ KHIÊU BỊ DÂN MẠNG NÉM ĐÁ VÌ ÔM HÔN HOA HẬU KIỂU TRAI LỰC ĐIỀN VÀ TẶNG NÀNG ĐÔI CÂU ĐỐI ĐẠO VĂN







Trần Mạnh Hảo.

GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng ông lên mây, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau :

"Triết gia trong cách mạng - Nghệ sĩ giữa Anh hùng"

Ông cũng là người được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu 1996 về các cuốn sách mỹ học, triết học, văn hóa học như :" Nghệ sĩ và anh hùng"
"Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử" nhằm ca ngợi Bác và Đảng.

Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới.
Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đại hội Thi đua Thủ đô Hà Nội, khi được trao tặng danh hiệu "Công dân Ưu tú Thủ đô".
( Theo từ điển mạng)

Ông từng được nhà nước tặng biệt thự, được chế độ ưu đãi công thần, chế độ coi ông là thần tượng văn hóa của chế độ…

Năm 1963 GS. Vũ Khiêu đã viết cuốn sách về Mỹ học có tên là “Đẹp”. Năm đó, chúng tôi đã mua cuốn sách này để đọc và thấy kiến thức của GS. Vũ Khiêu phải nói cho công bằng là rất hạn hẹp và ấu trĩ. Mỹ học trong cái nhìn của GS là Mỹ học có tính giai cấp, có tính đảng. Cái gì đảng ta nói, đảng ta làm đều đồng nghĩa với cái đẹp. Ví dụ như cải cách ruộng đất là cái đẹp, đánh nhân văn giai phẩm là cái đẹp, căm thù giai cấp địa chủ tư sản là cái đẹp…

Sau đó tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức.

Việc chế độ nâng GS. Vũ Khiêu từ một ông giáo tiểu học, từng hành nghề lao công tạp dịch trong bệnh viện thời Pháp lên thành biểu tượng cho giới trí thức : là anh hùng văn hóa, là nhà triết học số 1, mỹ học số 1, nhà nghiên cứu văn hóa số 1, thậm chí thành Nguyễn Trãi của chế độ…khiến dư luận giới trí thức thứ thật bất bình, không phục; nên khi GS. Ôm hôn cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên mãnh liệt quá mức ông cháu và nhất là cụ lại tặng cô này một câu đối thiếu văn hóa, khiến thiên hạ bực mình ném đá khắp nơi trên FB và trên các blog, website…

Chúng tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu thì thấy nếu ta xếp cụ vào hàng ngũ trí thức thì quả là một điều quá lố. Chỉ riêng việc GS. Vũ Khiêu lên tiếng nhiệt liệt ủng hộ hành vi của mộ kẻ điên rồ đòi sửa lại, viết lại Truyện Kiều như dưới đây, chứng tỏ cụ không phải là người trí thức :

"Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, khảo dịch - nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.
Với hơn 1.000 chỗ sửa, tức 1/3 tác phẩm, gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử. Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu."
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Khi%C3%AAu

GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS. chưa biết hay sao ?

GS.Vũ Khiêu tặng cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên câu đối thiếu văn hóa dưới đây sao có thể gọi là trí thức :

Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên đôi câu đối:
"Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung"

GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ “Thanh Bình điệu” : “ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối trên. Đạo văn như trên sao là trí thức ?

Câu đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du : “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng ? Nhưng TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ GS ! Tinh thần trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy ! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à ? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức ?

Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao ? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…

Có thể vì chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng ?

Sài Gòn lúc 23 h 28’ ngày 27-2-2015

Trần Mạnh Hảo


Lại nói về ông già họ Vũ, những ngày qua có không ít người bênh vực, nói rằng xã hội chĩa mũi dùi nhọn vào một ông già trăm tuổi là vô lễ, rằng chỉ là cái hôn xã giao, rằng câu đối cũng bình thường khen ngợi vẻ đẹp của nàng Huê hậu. Nên bài này không bàn và nhắc đến việc đó nữa.

Tra trên Wikipedia thì có dòng tiểu sử như này:
Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu (19/09/1916), là một học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).

Cũng trong Wiki về ông này, phần MỘT SỐ PHÁT NGÔN, xin chép lại y nguyên để thấy được “học vấn uyên thâm” của ngài:
Gần đây nhất, trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chất vấn tại quốc hội, ông Vũ Khiêu đã có bài khen ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi nhiều người, đặc biệt là ngoài nước đặt câu hỏi về năng lực và trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Vinashin vỡ nợ và vụ khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Đáng chú ý, người thực hiện bài này yêu cầu thẳng Vũ Khiêu đánh giá về Thủ tướng, và được ông khen rằng Nguyễn Tấn Dũng "có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại". Việc những bài như vậy đăng ở Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tạo cảm giác rằng bên hành pháp đang muốn tạo dư luận thuận lợi trước phiên chất vấn và cũng "nhắc nhở" các vị dân biểu.

Link đây:
http://baodientu.chinhphu.vn/…/Phong-van-G…/201011/49039.vgp
http://www.bbc.co.uk/…/vi…/2010/11/101118_na_questions.shtml

Nhận xét về nhiệm kỳ hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Khiêu nói: "Thành công của Thủ tướng cũng là thành công của tập thể lãnh đạo, mà trách nhiệm của Thủ tướng thì cũng là trách nhiệm chung của ban lãnh đạo, chứ không chỉ của một mình Thủ tướng"

Nói có sách mách có chứng:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/101129_na_pmdung.shtml

Về quốc hoa của Việt Nam, Vũ Khiêu có ý kiến cho rằng "Nếu chọn được bông hoa khác, ngoài các loại hoa trên thì cũng nên chọn, miễn là được nhân dân đồng ý. Ví dụ như hoa Mào gà, nếu được đông đảo nhân dân đồng ý cũng nên chọn làm quốc hoa của Việt Nam".

Link tham khảo:
http://khampha.vn/khoa-hoc/quoc-hoa-mao-ga-hay-hoa-sen-xung-dang-c7a68997.html

Ông còn viết lời đề tựa cho cuốn Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch – Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in năm 2012, một cuốn sách đã xâm phạm trắng trợn và thô bạo bản quyền tác giả và bị dư luận lên án gay gắt.

Link: http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/sua-hon-1000-don-vi-tu-cua-truyen-kieu-mot-hanh-dong-vo-dao-65826.html

Bài phóng sự "Sự thật ấn đền Trần ở Thái Bình" đăng trên phiên bản điện tử của báo Tiền Phong ngày 11/06/2010 viết về lễ khai ấn tại đền Trần Hưng Hà bắt đầu vào ngày 13 tháng Giêng năm 2010 cho biết, trong dịp khai ấn này, đã có hàng vạn bản ấn được đóng, phát/bán cho nhân dân. Quả ấn được đóng là một quả ấn "nhái", bị khắc ngược, có 4 chữ "Thượng Nguyên Chu thị" nhưng lại được coi là ấn cổ, ấn quý, "ấn vua Trần" vì Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình đã thông qua một cán bộ ở Bộ Công an, "nhờ GS Vũ Khiêu đọc giúp, và GS trả lời rằng đó là bốn chữ "Quốc vương thiên nhân"
Link đây:

http://www.tienphong.vn/xa-hoi.../su-that-an-den-tran-o-thai-binh-503111.tpo

Thế nhưng, còn chưa kinh hồn bằng việc, ông Đặng Vũ Khiêu – Niềm tự hào của dòng họ Vũ, từ bỏ họ Đặng (Họ gốc Việt), lấy họ Vũ, và nhận Vũ Hồn (An Nam Đô Hộ Kinh Lược Sứ Tàu) làm tổ Vũ. Bảo sao khi mừng thọ 100 (lúc mới có 98 tuổi), ngài lại đội nón cộc và vận áo lễ của triều Mãn Thanh.
Đừng tưởng ko ai biết: 

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/giao-su-vu-khieu-tu-bo-ho-viet-e-lay-ho.html

Kinh hơn nữa, ngôi mộ tổ mà ông Khiêu vẫn hô hào con cháu 2 dòng họ Vũ - Võ hàng năm về tế lễ lại là mộ giả, mới chỉ có niên đại khoảng 300 năm, trong khi đó, bà Vũ Thị Đức – mẹ ruột của Vũ Hồn, lại sống cách đây ngót 1200 năm. Tức là theo ông Khiêu, dòng họ Vũ mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 9.

Link:
 http://www.baomoi.com/Phat-hien-chan-dong-Ho-Vu-va-ho-Vo-tho-nham-mo-to/79/4184891.epi

Lại còn kinh hơn nữa, đôi câu đối Câu đối của ông Khiêu dâng vào Miếu Thần tổ Vũ Hồn ở Mộ Trạch, Hải Dương "Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo/ Cửu tiêu nhật nguyệt phúc trùng quang", do ông ăn cắp gần nguyên xi đôi câu đối ở đình làng An Trì ở tận Hải Phòng "Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo/ Cửu vân nhật nguyệt ánh trùng quang".

Đạo sư:
http://hovuvovietnam.com/Mot-so-Cau-doi-cua-Giao-su-AHLd-Vu-Khieu_tc_313_315_358.html
http://haiphonginfo.vn/vPortal/4/51/450/766/Di-tich-lich-su/Dinh-An-Tri.aspx

Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu âm thầm, đơn giản như người cả đời đi tìm dòng tích chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền, chỉ là một ông giáo nghèo, nhưng đã có những phát hiện chấn động, về một thầy giáo họ Vũ (Vũ Thê Lang) quê ở Mộ Trạch (Hải Dương) đã cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông Ngàn (Kinh Bắc), đã lên vùng này dạy học vào thời Vua Hùng thứ 18. Thầy cô đã chết vào cùng một giờ, ngày 2-2 năm Quý Dậu (288TCN). Vợ chồng thầy cô giáo được song táng trong lòng một ngôi miếu cổ và được người dân thôn Hương Lan âm thầm bảo vệ suốt 2.300 năm, hiện vẫn còn văn bản, thư tịch lưu lại trong miếu và qua lời kể của người dân.

http://vtc.vn/su-that-ngoi-mieu-tho-thay-tro-thoi-hung-vuong.394.282997.htm
http://baotangnhanhoc.org/vi/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-su-kien-1/1253-ngoi-n-th-s-hc-c-nht-vit-nam.html

Các vị cứ bênh lão già mất nết đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét