Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Hồ sơ bí mật của CIA về tâm lý của các nhà độc tài và lãnh đạo thế giới

Phân tích tâm lý các nhân vật quyền lực từ Castro tới Sadam.
Tác giả: Dave Gilson
Người dịch: Trần Văn Minh
11-2-2015
H1
Họ đang nghĩ gì?
Tuần trước, báo Politico và USA Today cho biết về một nghiên cứu bí mật năm 2008 của Ngũ Giác Đài kết luận rằng, cá tính định hình của Tổng thống Nga Vladimir Putin là … tự kỷ. Dự án của The Office of Net Assessment’s Body Leads (xem xét cử chỉ của Phòng Thẩm định Giá trị – một bộ phận nghiên cứu giữ vai trò cố vấn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) khẳng định rằng, sau nhiều giờ xem xét kỹ lưỡng hình ảnh của ông Putin, tiết lộ “Tổng thống Nga mang một trạng thái thần kinh bất thường… được các nhà thần kinh học xác định là hội chứng Asperger, một loại rối loạn tự kỷ, điều đã ảnh hưởng đến tất cả các quyết định của ông ta”.
Phát ngôn viên của Putin đã bác bỏ thông tin đó, cho là “ngu dốt không đáng để bình luận”. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng tình báo cố gắng để phân tích từ xa các nhà lãnh đạo nước ngoài cho các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ. CIA đã có một lịch sử lâu dài tạo dựng hồ sơ tâm lý và chính trị của các khuôn mặt quốc tế, với mức độ chi tiết và chính xác khác nhau. Sau đây là một ví dụ của những nỗ lực để đọc suy nghĩ của những người đứng đầu nhà nước:
Adolf Hitler
H1Adolf Hitler (hình trên, ở giữa), là một thương binh trong Đệ Nhất Thế chiến (Hình: OSS/Coenell)
Năm 1943, Cục Tình báo Chiến lược, tiền thân của CIA thời kỳ Đệ Nhị Thế chiến, đã chỉ thị hạ sĩ Henry A. Murray, thuộc bệnh viện Tâm lý Harvard, thẩm định cá tính của Hitler dựa trên những quan sát từ xa.
Kết quả: Trong một bản thẩm định không kiêng nể, dài 240 trang, Murray và đồng nghiệp kết luận rằng Hitler là một người thiếu tự tin, suy nhược, bạo dâm và tự kiêu, thần kinh nguy hiểm, người tự xem mình như “kẻ hủy diệt lương tâm Do Thái giáo cổ”. Ngoài ra:
Có chút bất đồng giữa các nhà chuyên môn, hoặc thậm chí trong số các nhà tâm lý nghiệp dư rằng cá tính của Hitler là một ví dụ của hình loại đối nghịch, một loại được đánh dấu bởi những cố gắng cật lực và bướng bỉnh (i) để khắc phục các khuyết tật, sự yếu kém và bị nhục mạ (tổn thương đến lòng tự trọng) từ thời trẻ, và đôi khi cũng bởi những cố gắng (ii) để trả thù sự tổn thương và xúc phạm đến niềm tự hào.
Bản nhận định nói rằng Hitler bị chứng “hysterical blindness” (rối loạn thần kinhh gây ra mất thị giác, xúc giác hay lê liệt trong khoảng thời gian ngắn) khi ông là một người lính trong Đệ Nhất Thế chiến. “Bệnh tâm thần này liên quan tới sự thất bại cuối cùng của Mẫu Quốc Đức, và chính ngay sau khi nghe tin về sự đầu hàng của Đức, ông đã có viễn kiến về phận sự làm vị cứu tinh. Đột nhiên thị giác của ông được phục hồi” (Xem hình ở trên). Bản nhận định tiếp tục:
Về vấn đề tình dục, ông là một người mắc chứng tình dục bạo lực cực điểm… Ảo giác tình dục bí mật được che giấu lâu dài của Hitler đã bị phơi bày từ các phân tích có hệ thống và mối tương quan của khoảng ba ngàn ẩn dụ ông dùng trong Mein Kampf[Sự phấn đấu của tôi] …  như thế - Chính là Hitler bất lực. [nhấn mạnh từ nguyên bản của Dr. Henry Murray] Ông chưa lập gia đình và các người quen cũ của ông nói rằng ông không có khả năng thực hiện các hành vi tình dục một cách bình thường.
Hồ sơ cá nhân dự đoán tám kết cuộc có thể xảy ra cho Hitler, bao gồm bị điên loạn, hy sinh thân mình trong trận chiến, trù liệu để bị giết bởi một sát thủ người Do Thái và tự tử: “Hitler đã thề rằng ông sẽ tự tử nếu kế hoạch của ông bị thất bại, nhưng nếu ông chọn giải pháp này, ông sẽ làm điều đó vào phút chót và theo một cách gây xúc động nhất có thể … Đối với chúng tôi điều này sẽ là một kết quả ngoài mong muốn”.
Hồ Chí Minh
Stralsund, Ho Chi Minh mit Matrosen der NVAHồ Chí Minh cùng với các thủy thủ Đông Đức(Bundesarchiv/Wikimedia Commons)
CIA đã nghiên cứu nhà lãnh đạo Việt Nam và cách mạng trong thập niên 1950.
Kết quả: Báo cáo vẫn thuộc diện tài liệu mật, nhưng một bài viết năm 1994 của Thomas Omestad trên tạp chí Forein Policy (không có trên mạng internet) trích dẫn lời một thủy quân lục chiến về hưu, là người đã nhìn thấy báo cáo này trong khi làm việc cho cơ quan tình báo. Nguồn tin này nói với Omestad rằng, CIA hiểu sai động cơ chính trị và mục tiêu của ông Hồ. Một sản phẩm của Chiến tranh lạnh, hồ sơ “phóng đại chủ nghĩa Mác của ông Hồ và đánh giá thấp chủ nghĩa dân tộc hăng say của ông”.
Nikita Khrushchev
Õðóùåâ Í.Ñ. è Êåííåäè Ä.Ô. â Àâñòðèè (1962 ã.)
Nikita Khrushchev và John F. Kennedy tại Vienna, 1961 TASS/ZUMA
CIA thu thập hồ sơ về Thủ tướng Liên Xô trước cuộc họp của ông năm 1961 với Tổng thống John F. Kennedy ở Vienna. Đọc kỹ về đối thủ của ông, làm JFK chú tâm đến hồ sơ điều tra cá nhân của CIA, nhất là “bí mật dâm ô của các nhà lãnh đạo ngoại quốc”, theo nhà sử học Michael Beschloss. Liên Xô cũng điều tra Kennedy cho Khrushchev, mô tả ông là một người “thực dụng điển hình”, có “‘chủ nghĩa tự do’ khá tương đối”.
Kết quả: CIA miêu tả Khrushchev như là “một nông dân thô lỗ, kẻ thích là người khó đoán và hai mặt”, Gunter Bischof và Martin Kofler đã viết trong một cuốn sách về hội nghị thượng đỉnh. Hồ sơ mô tả ông như sau:
Một người đóng kịch thái quá, ông đôi khi minh họa quan điểm với cách thức thô thiển nhất của sự hài hước quê mùa, Khrushchev thỉnh thoảng được khen là người có phẩm giá đáng kể. Ông có một khả năng thực sự khác thường để phô diễn quyền lực từ cá tính mạnh mẽ của riêng ông…
Ông ta nhạy cảm một cách bất thường về sự bất kính, thật hay tưởng tượng, trực tiếp hoặc suy ra – đối với ông, niềm tin chính trị, hay quốc gia của ông, tất cả những điều đó ông coi như nhiều hoặc ít thay thế cho nhau được…
Có khả năng về sự thẳng thắn bất thường, và trong đôi mắt của ông, không thể nghi ngờ một sự trung thực bất thường, Khrushchev cũng có thể thỉnh thoảng là một tay bài bạc và một chuyên gia giả dối trong việc suy đoán sự lừa gạt. Thường khó có thể phân biệt được khi nào Khruschev, trong đôi mắt của chính ông, bày tỏ niềm tin thực sự và khi nào ông giả dối…
Cũng là điều khó khăn với Khrushchev để phân biệt sự giận dữ của ông là thật hay giả vờ … Ông ít có khả năng che giấu sự nóng giận khủng khiếp của mình khi mệt mỏi …
Fidel Castro
President of Cuba Fidel Castro 1926 -Fidel Castro, tìm kiếm sự “tung hô của quần chúng”, ảnh Ketstone USA/Zuma
Kết quả: Fidel Castro không “điên rồ”, nhưng ông ta có một tâm lý mất ổn định và thần kinh nhạy cảm nên dễ bị tổn thương đối với một số loại áp lực tâm lý. Các yếu tố thần kinh nổi bật trong tâm lý của ông là cơn khát quyền lực và sự cần thiết có được quần chúng công nhận và tung hô…
Castro có một nhu cầu thường xuyên về nổi loạn, tìm kiếm một kẻ thù, và để mở rộng quyền lực cá nhân của mình bằng cách lật đổ chính quyền hiện tại. Bất cứ khi nào quan điểm riêng của ông bị phá rối bởi những lời chỉ trích, ông trở nên mất cân bằng về cảm xúc đến mức mất đi phần nào sự tiếp cận với thực tế…
Sự ích kỷ của Castro là gót chân Asin của ông.
Menachem Begin và Anwar Sadat
H1Menachem Begin, Jimmy Carter và Anwar Sadat tại Camp David, 1978 / CIA
Trước cuộc hội đàm tại Camp David năm 1978, Tổng thống Jimmy Carter yêu cầu CIA giúp ông chuẩn bị hồ sơ tâm lý của Thủ tướng Israel Begin và Tổng thống Ai Cập Sadat. Sau hội nghị thượng đỉnh, Carter đã khen ngợi cơ quan gián điệp về hồ sơ này: “Sau khi trải qua 13 ngày với hai ông thủ trưởng, tôi không thay đổi một chữ”.
Kết quả: Sadat là một anh chàng có cái nhìn tổng quát và Begin để ý đến chi tiết, nhưng cả hai đều sẵn sàng đàm phán. CIA tường trình rằng:
Sự tự tin và đánh giá đặc biệt về mình của Sadat đã góp phần trong việc phát triển chính sách đối ngoại sáng tạo của ông, như ông có sự linh hoạt và khả năng để bước ra khỏi văn hóa đóng kín của thế giới Ả Rập. Ông tự coi mình là một nhà chiến lược vĩ đại và sẽ nhượng bộ chiến thuật nếu ông được thuyết phục rằng các mục tiêu tổng thể của mình sẽ được đạt tới… Sự tự tin của ông đã cho phép ông thực hiện các sáng kiến táo bạo, [ông] thường bỏ ngoài tai các phản đối của cố vấn.
Hồ sơ mô tả sự thèm muốn của Sadat trước ánh đèn sân khấu như là “hội chứng Barbara Walters” của ông và “mặc cảm Giải thưởng Nobel Hòa bình”.
Mặt khác, theo lời kể của Jerrold M. Post, là bác sĩ tâm thần đã thành lập bộ phận điều tra cá nhân của CIA, Begin được đánh dấu bởi sự thiên vị của ông về “tính chính xác và hợp pháp”. Hồ sơ CIA của ông lưu ý rằng “Begin tin rằng các cuộc họp mặt-đối-mặt giữa các nhà lãnh đạo thế giới có thể mang lại những thay đổi trong cách tiếp cận đối với các vấn đề quốc tế phức tạp và như thể khó lường”.
Moammar Qaddafi
Muammar Gaddafi 1942 – 2011 Libyan Leader
Moammar Qaddafi Donatella Giagnori/Eidon Press/ZUMA
Vào đầu thập niên 1980, CIA đã cố gắng tìm hiểu về người hùng Libya, là người có các hành động bất thường làm cho chính quyền Reagan lo lắng.
Kết quả: Bob Woodward trích dẫn nghiên cứu trong Veil, cuốn sách của ông về CIA, rằng:
Trái với ý nghĩ thông thường, Qaddafi không bị bệnh tâm thần, và đa phần gần gũi với thực tế… Qaddafi được đánh giá là bị tác động từ sự xáo trộn tâm lý nghiêm trọng – một “rối loạn tâm lý gần mức trầm trọng”… Trong trường hợp căng thẳng nặng, ông ta có hành vi kỳ quái do sự phán đoán của ông bị lầm lạc.
Một hồ sơ CIA tiếp theo về nhà lãnh đạo Libya, Woodward viết, nối kết hành vi của ông với “thời kỳ đang hoặc sắp hồi xuân”.
(Thông tin thú vị: Sau khi nhận ra rằng Tổng thống Ronald Reagan không phải là một người thích đọc sách, CIA trình lên cho ông hồ sơ các lãnh đạo bằng video với thuyết minh và âm nhạc).
Saddam Hussein
Iraqi Dictator Saddam Hussein 1937 - 2006
Saddam Hussein ảnh KEYSTONE USA/ZUMA
Năm 1990, Jerrold Post, người sáng lập của Trung tâm hiện nay không còn tồn tại của CIA cho các phân tích về cá tính và hành vi chính trị, đã đưa “một hồ sơ tâm lý chính trị toàn diện” của Saddam cho Ủy ban Quân vụ Hạ viện.
Kết quả:
Nhãn hiệu “người điên của Trung Đông” và “kẻ hoang tưởng” thường gắn liền với Saddam, nhưng trong thực tế không có bằng chứng rằng ông đang bị chứng rối loạn tâm thần.
Sự theo đuổi quyền lực của Saddam cho bản thân ông ta và Iraq là vô hạn. Thực ra, trong tâm trí của ông, số phận của Saddam và Iraq là một và không thể phân biệt… Trong việc theo đuổi giấc mơ thiên sứ, không thấy có bằng chứng ông bị lương tâm kềm chế; lòng trung thành duy nhất của ông là dành cho Saddam Hussein. Trong khi theo đuổi mục tiêu của mình, Saddam sử dụng sự xâm lăng như phương tiện. Ông dùng bất cứ quyền lực cần thiết nào, và sẽ, nếu xét thấy thuận tiện, đi đến cực điểm của bạo lực, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt…
Trong khi Hussein không bị bệnh tâm thần, ông có khuynh định hướng hoang tưởng mạnh mẽ…
Saddam không có mong muốn trở thành một người tử đạo và sống còn là ưu tiên số một của ông. Một người thực tiễn cách mạng tự xưng, ông không muốn một cuộc xung đột để Iraq bị tàn phá nặng nề và hình ảnh lãnh đạo của ông bị hủy diệt… Saddam sẽ không đi xuống hầm lửa cuối cùng nếu ông có một lối thoát, nhưng ông ta có thể cực kỳ nguy hiểm và sẽ không dừng lại trước bất cứ sự gì nếu ông bị dồn vào đường cùng.
Jean-Bertrand Aristide
Exiled Aristide in the United States
Jean-Bertrand Aristide Peggy Peattie/ZUMA
Năm 1991, CIA đã lập một hồ sơ tâm lý bí mật của Tổng thống Haiti, người vừa bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Khi chính quyền Clinton chuẩn bị khôi phục chức vụ cho ông vào năm 1994, cơ quan [CIA] trình hồ sơ này lên các thành viên của Quốc hội, gây ra một chiến dịch rút lại sự hỗ trợ của Mỹ cho nhà lãnh đạo lưu vong.
Kết quả: Theo hồ sơ, Aristide bị chứng trầm cảm vui buồn bất thường, đã tìm cách điều trị tại một bệnh viện ở Montreal đầu thập niên 80, và đang uống một loại thuốc mạnh chống loạn thần kinh. CIA cũng khẳng định Aristide dễ đi đến bạo lực và có thể tìm cách tiêu diệt đối thủ chính trị khi ông trở lại nắm quyền.
Dựa trên tuyên bố của CIA, Thượng nghị sĩ Jesse Helms (Cộng Hòa-bang North Carolina) công khai tấn công Aristide như một “kẻ tâm thần” và “một kẻ giết người chính hiệu”. Tuy nhiên, bệnh viện được đề cập cho biết ông chưa bao giờ là một bệnh nhân, và Aristide phủ nhận việc ông đang dùng thuốc thần kinh. “Họ nói những điều tồi tệ hơn về Martin Luther King”, ông lưu ý. “Là một nhà tâm lý học, tôi biết về sự ám sát nhân cách và về chiến tranh tâm lý.”
Duyệt xét các chương trong tạp chí Foreign Policy, Thomas Omestad kết luận rằng đó là một vết đen đối với uy tín của cơ quan [CIA] trong việc điều tra cá nhân từ xa: “Nếu các nhà hoạch định chính sách tiếp tục đòi hỏi hồ sơ điều tra cá nhân, họ cũng phải yêu cầu CIA làm cho đúng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét