Thấm thoát 2 năm đã trôi qua từ khi Tập Cận Bình lên nắm chức Chủ tịch Nhà nước TQ. Nhiều nhà phân tích thời cuộc cho rằng ông Tập là người có nhiều quyền thế nhất từ thời đại Đặng Tiểu Bình cho tới nay. Tưởng cũng nên nhắc lại ông Đặng là người có công mở cửa cho TQ tiếp cận với thế giới và thực hiện chính sách kinh tế thị trường sau thời kỳ xáo trộn của cuộc Cách mạng Văn hoá (1966-76).
GS Roderick MacFarquhar, một học giả thuộc ĐH Harvard chuyên về chính trường của ĐCSTQ, đi xa hơn nữa khi ông cho rằng ông Tập là một lãnh tụ quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông, người sáng lập Cộng hoà Nhân dân TQ vào năm 1949 và được hàng triệu Vệ binh Đỏ tôn thờ như thánh.
Trong một bài diễn thuyết tại ĐH Hồng Kông, GS MacFarquhar nói: “Tuy có nhiều quyền lực, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập có nhiều rủi ro có thể phương hại đến tương lai của cái đảng mà ông muốn cứu”.
GS MacFarquhar sẽ giải thích cặn kẻ hơn trong cuộc phỏng vấn sau đây.
Hỏi:Tại sao ông cho rằng ông Tập là một lãnh tụ quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông, dù nhiều người cho rằng ông Đặng Tiểu Bình là người có nhiều ma lực, quyền lực và kinh nghiệm cách mạng?
MacFarquhar: Dĩ nhiên ông Đặng có rất nhiều quyền lực, nhưng các đồng chí cùng sống sót với ông sau cuộc Cách mạng Văn hoá là những người rất bảo thủ như Trần Vân (Chen Yun) – cấp trên của ông Đặng, Lý Tiên Niệm (Li Xiannian) và Bành Chân (Peng Zhen). Đó là lý do tại sao trong thập niên 80, khi ông Đặng đạt đỉnh cao quyền lực, chính sách của TQ cứ mở ra rồi đóng lại. Ông Đặng là người ‘đứng mũi chịu sào’ - mỗi lần phe bảo thủ khép nền kinh tế lại thì ông Đặng lại mở nó ra vì thấy kinh tế TQ quá suy sụp. Sau cuộct hảm sát Thiên An Môn năm 89, ông Đặng hay bị các đồng chí ngang cơ ‘nhắc nhở’ về "hậu quả nguy hiểm" của việc mở cửa nền kinh tế TQ.
Về trường hợp của Tập Cận Bình, ông ta được chọn làm Chủ tịch nước bởi các đồng chí và các nhân vật lão thành trong ĐCSTQ. Điều đó làm uy tín của ông gia tăng – cũng như Mao khi ông ta lên nắm quyền vào năm 1936. Tóm lại là ông Tập không có ai ngang cơ để cạnh tranh quyền lực với ông ta cả.
H: Ông Tập lớn lên trong cuộc Cách mạng Văn hoá - điều đó có ảnh hưởng gì đến ông ta?
M: Cách mạng Văn hoá là một giai đoạn máu lửa. Ai mà sống sót sau đó ắt hẳn là những người có ý chí và lòng tự tin cao vời vợi. Ngoài ra, gia đình ông Tập thuộc hàng ngũ cao cấp trong cách mạng và ông luônc ho rằng vận mệnh của ông gắn liền với ĐCSTQ cho nên ông muốn nó tồn tại. Những nhân vật trong BCT của ĐCSTQ đều là những người có tài về chính trị, hành chánh và thủ đoạn, nhưng ông Tập đã qua mặt tất cả để trở thành nhân vật hàng đầu trong BCT. Đó là điểm mạnh của ông ta.
H: Trong bài diễn thuyết, GS có nói Mikhail S. Gorbachev cũng là một nhà lãnh đạo vững mạnh. Vậy GS so sánh hai người này như thế nào?
M: Tôi muốn nhấn mạnh về sự giống nhau giữa hai người: cả hai đều muốn cứu ĐCS. Tôi nghĩ Gorbachev có lẽ thực sự tin vào chủ nghĩa Mác-Lê, trong khi đó ông Tập chỉ tin vào Lênin chứ không tin Mác. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng Văn hoá đã làm nhụt chí các tầng cấp đảng viên CSTQ từ ông Tập trở xuống. Hai người còn giống nhau ở chổ họ xem công cuộc cải tổ hệ thống hành chánh nhiêu khê, giải toả sự bưng bít thông tin, diệt tham nhũng, v.v… là cốt để trong sạch hoá, để cải thiện ĐCS và lái nó vào một chiều hướng khác.
Sự khác biệt giữa họ là ông Tập có thể học hỏi từ ông Gorbachev. Phải nói là ông Tập bị ám ảnh bởi ông Gorbachev, xem ông Gorbachev là người có công bảo vệ ĐCS Nga. Ông Tập muốn phục hồi uy tín của ĐCSTQ với nhân dân TQ.
Sự khác biệt giữa họ là ông Tập có thể học hỏi từ ông Gorbachev. Phải nói là ông Tập bị ám ảnh bởi ông Gorbachev, xem ông Gorbachev là người có công bảo vệ ĐCS Nga. Ông Tập muốn phục hồi uy tín của ĐCSTQ với nhân dân TQ.
H: Trong lịch sử, có ĐCS nào có thể tồn tại mà không cần dựa vào một ý thức hệ?
M: Không có ví dụ nào cả vì các đảng theo chủ nghĩa Lênin chỉ ra đời sau Cách mạng Nga 1917. Đảng CS Cuba tồn tại là nhờ niềm hãnh diện dân tộc của họ trước sự ăn hiếp của chính phủ Hoa Kỳ, và một phầnc ũng nhờ họ được Liên Xô trợ giúp về kinh tế. Bắc Hàn còn tồn tại là nhờ TQ chưa muốn cắt đứt quan hệ. Dù Bắc Kinh không ưa cái thói hung hăng của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh không muốn thấy một chế độ CS sát nách sụp đổ.
Tôi thì không tin rằng ĐCSTQ có thể tự cải cách. Ông T phải chọn lựa: ưu tiên cho việc dẹp tham nhũng hay cho cải cách kinh tế. Cho đến nay ông T hay nói về cải cách kinh tế nhưng chưa làm được gì nhiều dù vẫn biết nó có thể giúp ĐCSTQ duy trì quyền lực. Nếu ông ta vẫn kiên quyết theo đuổi công cuộc “đả hổ, diệt bọ chét” – tức là tận diệt tham nhũng – thì nó có thể dẫn tới sự sụp đổ của ĐCSTQ như ĐCS Nga trước đây, hoặc đám quan tham sẽ hợp nhau lại để chống ông ta.
Tôi thì không tin rằng ĐCSTQ có thể tự cải cách. Ông T phải chọn lựa: ưu tiên cho việc dẹp tham nhũng hay cho cải cách kinh tế. Cho đến nay ông T hay nói về cải cách kinh tế nhưng chưa làm được gì nhiều dù vẫn biết nó có thể giúp ĐCSTQ duy trì quyền lực. Nếu ông ta vẫn kiên quyết theo đuổi công cuộc “đả hổ, diệt bọ chét” – tức là tận diệt tham nhũng – thì nó có thể dẫn tới sự sụp đổ của ĐCSTQ như ĐCS Nga trước đây, hoặc đám quan tham sẽ hợp nhau lại để chống ông ta.
H: Liệu có thể có một nhóm đối lập với ông Tập để đẩy lui công cuộc cải cách?
M: Hiện nay, các tầng cấp đảng viên không sợ ông Tập như hồi xưa họ sợ ông Mao. Nay họ sẽ phản ứng nếu họ thấy lợi ích của họ, của gia đình họ, công ăn việc làm của họ bị ảnh hưởng.
H: Ông Tập có xem những giá trị của phương Tây như tự do báo chí, xã hội dân sự, v.v… là những đe doạ đối với ĐCSTQ như tham nhũng hay không?
M: Ông Tập rất quan ngại về ảnh hưởng của phương Tây cũng như của tham nhũng. Vấn đề là trong khi ông có thể trị tham nhũng bằng một công cụ rất có quyền lực gọi là ‘Uỷ ban Kiểm sát và Kỷ luật’ vốnc ó sự hậu thuẩn của ĐCSTQ ở cấp cao nhất, ông không có biện pháp có hiệu quả nào để ngăn chận ảnh hưởng của thế giới tự do từ bên ngoài. Vả lại đó là hậu quả tất nhiên của chính sách mở cửa và cải cách. Ông Đặng và các lãnh tụ kế nghiệp đã cho phép hàng ngàn sinh viên du học và sau khi TQ trở nên thịnh vượng họ đều trởv ề phục vụ đất nước. Thành phần này sẽ thấy có một tương lai khác hơn cho TQ, nhưng nếu họ có cơ ngơi ổn định và cuộc sống tốt, họ sẳn sàng quên đi những giá trị của thế giới tự do bên ngoài.
Tôi nghĩ thật là nguy hiểm nếu dân chúng TQ nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ làm lung lay ĐCSTQ và dẫn đến bạo loạn như thời Cách mạng Văn hoá. Lúc đó những ai có thể sẽ tìm cách di dân. Hiện nay đã có nhiều người TQ đi sống ở nước ngoài mang theo hàng tỉ đôla. Họ đã gửi con cháu đi trước để dọn đường. Trong tình huống đó, liệu dân chúng TQ có dám nghĩ đến một sự thay đổi thể chế hay không?
Hiện nay thật khó mà tin rằng các lãnh đạoTQ ở cấp cao suy nghĩ về cách thay đổi. Ông Đặng đã có thể thực hiện cải cách vì cuộc Cách mạng Văn hoá đã để lại một hậu quả thê lương cho TQ nên dân chúng muốn thấy một cái gì mới. Ta không biết lúc nào trong tiến trình chống tham nhũng và ngăn chận ảnh hưởng của thế giới bên ngoài làm cho nền kinh tế TQ xuống dốc đế một mức nào đó thì họ mới nhận ra rằng TQ cần phải thay đổi.
Tôi nghĩ thật là nguy hiểm nếu dân chúng TQ nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ làm lung lay ĐCSTQ và dẫn đến bạo loạn như thời Cách mạng Văn hoá. Lúc đó những ai có thể sẽ tìm cách di dân. Hiện nay đã có nhiều người TQ đi sống ở nước ngoài mang theo hàng tỉ đôla. Họ đã gửi con cháu đi trước để dọn đường. Trong tình huống đó, liệu dân chúng TQ có dám nghĩ đến một sự thay đổi thể chế hay không?
Hiện nay thật khó mà tin rằng các lãnh đạoTQ ở cấp cao suy nghĩ về cách thay đổi. Ông Đặng đã có thể thực hiện cải cách vì cuộc Cách mạng Văn hoá đã để lại một hậu quả thê lương cho TQ nên dân chúng muốn thấy một cái gì mới. Ta không biết lúc nào trong tiến trình chống tham nhũng và ngăn chận ảnh hưởng của thế giới bên ngoài làm cho nền kinh tế TQ xuống dốc đế một mức nào đó thì họ mới nhận ra rằng TQ cần phải thay đổi.
H: Một chiến dịch chống tham nhũng thành công và nỗ lực ngăn chận ý tưởng từ bên ngoài liên quan với nhau như thế nào?
M: Sự thành công của chiến dịch chống tham nhũng không tuỳ thuộc vào việc xử trị được những “con cọp” một cách ngoạn mục và được lòng dân mà tuỳ thuộc vào việc làm sạch bệnh tham nhũng đã di căn vào cơ chế từ cấp thấp nhất. Đó là sự tham nhũng lặt vặt nhưng phổ cập và gây thiệt hại cho môi trường, làm nhiễm độc nguồn thực phẩm, gây bệnh tật, v.v… Nói cách khác, chính những “con sâu, con bọ chét” của tham nhũng khiến cho đất nước điêu linh là cần trị. Nhưng đó là thành phần cán bộ đảng viên. Nếu đem họ ra xử hết thì lấy ai phục vụ chế độ? Ai sẽ là cán bộ mới?
H: Liệu một đảng phái không có ý thức hệ có trường tồn hay không?
M: Ý thức hệ là một chất keo để kết nối ĐCSTQ và nhân dân. Họ dùng nó để tuyên truyền rằng họ xứng đáng để cai trị vì công trạng cách mạng, thông hiểu lịch sử và biết đưa đất nước đến một tương lai tươi sáng. Nếu không có ý thức hệ Lê-nin thì chẳng có gì để biện minh cho sự hiện hữu của “thế lực thù địch bên ngoài” mà đảng tìm mọi cách để không cho dân chúng tiếp cận.
H: Vậy TQ cần dân tộc chủ nghĩa? Họ không sợ nó trở thành Phát xít à?
M: Ông Tập có đường lối đối ngoại hung hăng đượm dân tộc chủ nghĩa – điển hình là thái độ của TQ về tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, về Hoa Kỳ... vì ông muốn được dân chúng ủng hộ ông trong các chiến dịch, nhất là để chống tham nhũng. Nhưng trong trường kỳ đó là một chiến lược nguy hiểm vì nếu chính phủ không thể hành động tương xứng như dân chúng mong đợi thì họ sẽ cho rằng chế độ không yêu nước hoặc thất bại. Tôi nghĩ vào lúc này tinh thần dân tộc chỉ là một công cụ của ông Tập.
H: Nếu không có Mác hoặc Khổng tử mà cũng không đề cao tinh thần dân tộc thì ĐCSTQ còn có gì khác?
M: Chẳng còn gì. Điều đó làm ông Tập lo âu. Ông ta từng phát biểu rằng chế độ CS là một thời đại lịch sử đoàn kết thống nhất – thay vì được chia thành hai thời kỳ: thời kỳ Mao với nhiều thảm cảnh như chết đói, Cách mạng Văn hoá, và hậu-Mao với những cải cách làm cho TQ khá hơn. Ông cho rằng ĐCS Nga và Gorbachev đã sai lầm khi đả kích Lê-nin và Stalin vì hậu quả của nó là làm xói mòn nền tảng quyền lực của ĐCS Nga. Ông ta biết là ông không nên đả phá Mao dù nhiều sai lầm đã xẩy ra trong thời đại Mao, vì Mao là yếu tố tạo ra sự chính danh cho ĐCSTQ. Hiện nay ĐCSTQ không còn được dân chúng kính trọng. Mỗi ngày có khoảng 500 vụ dân TQ chống lại quan chức CS ở các địa phương.
ĐCSTQ chỉ còn biết dựa vào Mao để duy trì quyền lực. Không biết điều đó sẽ tồn tại đến bao giờ và liệu giới trẻ có sẽ tiếp tục tôn thờ Mao hay không? Tôi không biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét