1* Tóm tắt vụ việc
Đêm chủ nhật 22-4-2012, thừa lúc trời tối, người luật sư khiếm thị 41 tuổi, Trần Quang Thành (TQT), đã trèo tường vượt ra khỏi căn nhà bị quản chế. Đến điểm hẹn, một chiếc xe hơi đang chờ sẵn, người phụ nữ đã đưa anh từ nhà ở tỉnh Sơn Đông đến Bắc Kinh qua đoạn đường khoảng 7 giờ lái xe.
Trong 4 ngày ở Bắc Kinh (BK) kể từ 22-4 đến 26-4-2012, TQT đã ẩn náu nhiều nơi khác nhau, đồng thời bạn bè hoạt động nhân quyền giúp anh thực hiện một video 15 phút, tung lên Youtube gởi cho thủ tướng Ôn Gia Bảo, tố cáo và yêu cầu điều tra các viên chức địa phương tham nhũng và hành hung vợ chồng anh.
Thứ năm 26-4-2012, Trần Quang Thành đã lọt vào tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh. Ở đó TQT không được liên lạc với bạn bè, nên không biết tình hình bên ngoài như thế nào.
Trần Quang Thành cho biết, nhân viên sứ quán tiếp đón anh rất niềm nỡ. Anh ở lại đó 6 ngày.
2* Cuộc đào thoát ly kỳ
Từ năm 2006, nhà Trần Quang Thành luôn được ‘canh gác’bởi bọn côn đồ và du đảng RFI/Stéphane Lagarde
Đêm chủ nhật 22-4-2012, thừa lúc tối trời, anh trèo tường vượt ra khỏi ngôi nhà mà anh bị quản chế.
Trước đó vài tuần lễ, anh giả bịnh nằm liệt giường trong phòng, không xuất hiện ra trước cửa nhà. Đám công an và an ninh tưởng rằng anh bị bịnh thật, nên lơ là canh gác.
Anh trèo qua tường cao 2m, bị té gãy xương bàn chân, tuy nhiên anh vẫn không bỏ cuộc, và đến được điểm hẹn.
Đối với người mù thì không có gì khác biệt giữa ban ngày và ban đêm, nhưng anh đã quen với bóng tối. TQT rất thông thạo đường đi nước bước trong khu vực, vì từ nhỏ anh đã quen thuộc trong những lần mạo hiểm đi lại nhiều lần.
Khi ra khỏi khu vực quen thuộc, anh gặp khó khăn. Dù chân đau, và anh đã vấp té trên 200 lần, nhưng vẫn tiếp tục.
Nhờ chiếc điện thoại di động mà bạn bè đã lén lút trao cho anh trước kia, anh liên lạc được với hệ thống nhân quyền trong tổ chức đào thoát, nên anh đã đến điểm hẹn. Một nhà hoạt động nhân quyền, là nữ giáo sư dạy tiếng anh tên Hà Bội Dung (He Peirong) đã khéo léo và tài tình lái xe vượt qua những nút chận, trạm kiểm soát, đưa anh đến Bắc Kinh.
Sau khi anh vượt thoát, những người tham gia giúp đở anh, trong đó có em và cháu anh, đều bị bắt giữ và người phụ nữ tên Hà Bội Dung mất tích.
Thứ năm 26-4-2012 Trần Quang Thành đã lọt vào sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
3* Vì sao Trần Quang Thành thay đổi ý kiến?
Mục đích của cuộc đào thoát là vào Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh để xin tỵ nạn chính trị, như nhiều nhà bất đồng chính kiến khác đã làm trước đây. Thế nhưng, sau khi vào đuợc tòa đại sứ thì TQT đã thay đổi ý kiến, không còn muốn xin tỵ nạn chính trị nữa, vì nghe nói nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ đánh vợ anh cho đến chết, nếu anh vẫn còn ở trong sứ quán Mỹ.
Trần Quang Thành cho biết, anh quyết định ở lại Trung Quốc vì sự an toàn của vợ con anh.
Vậy ai đã thông báo cho TQT biết là vợ con anh đang gặp nguy hiểm?
Các viên chức ngoại giao Mỹ cho biết, họ không hay biết gì về những đe dọa từ phía Trung Quốc và TQT cũng chưa xin tỵ nạn chính trị.
Tờ Associated Press (AP) đưa tin ngược lại, như sau:
“Ông Trần Quang Thành nói rằng các viên chức ở tòa đại sứ cảnh báo về những đe dọa từ phía TQ.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao HK, bà Victoria Nuland cho biết: “Các quan chức HK chưa bao giờ nói với ông Trần về bất cứ lời đe dọa nào, về thân thể lẫn pháp lý đối với vợ con ông. Quan chức TQ cũng không hề đưa ra một lời đe dọa nào trước mặt chúng tôi cả.” Thế nhưng, bà Nuland nói tiếp: “Giới chức TQ nói với chúng tôi rằng, có thể vợ con ông Trần Quang Thành sẽ bị đưa về nhà ở Sơn Đông, và sẽ không còn cơ hội nào để thương thảo về việc đoàn tụ gia đình của ông Trần nữa”.
Trần Quang Thành hiểu câu nói nầy như là một đe dọa, vì căn nhà ở Sơn Đông là nơi bị quản chế chặt chẽ và đầy sự thù nghịch hung bạo.
Bà Tăng Kim Yến, vợ của nhà bất đồng chính kiến Hồ Giai, cho tiết lộ bà đã được nói chuyện với ông TQT, và xác nhận rằng, ông TQT quyết định ở lại TQ là để bảo vệ an toàn cho vợ con ông. Ông không còn chọn lựa nào khác, vì côn đồ, du đảng đã trang bị gậy gộc đang chờ vợ con ông về nhà.
Cộng Sản Tàu cũng giống như CSVN, là thường dùng bọn côn đồ, du đảng hành hung những nhà tu hành và những người yêu nước, cũng như dàn cảnh tổ dân phố thi hành đấu tố giống Cải Cách Ruộng Đất trước kia.
Kênh truyền hình CNN đưa tin, họ đã nói chuyện với ông Trần, và ông cho biết: “Ông cảm thấy thất vọng về phía Mỹ, vì ông muốn cùng gia đình rời khỏi TQ càng sớm càng tốt”.
Điểm chính của lời phát biểu nầy là TQT muốn HK đưa cả vợ con ông cùng đi. Đó là một việc không thể thực hiện được, vì vợ con ông đang nằm trong bàn tay của TQ.
Phóng viên BBC ở Bắc Kinh là Michael Bristow đưa tin: “Cả Mỹ và TQ, ban đầu nói rằng ông Trần tự nguyện rời khỏi sứ quán, nhưng chuyện nầy càng lúc càng phức tạp hơn nhiều”.
Ông Bob Fu, mục sư, thuộc nhóm vận động nhân quyền ChinaAid, có trụ sở ở Texas, phát biểu: “Ông Trần phải rời sứ quán Mỹ vì có sự đe dọa nghiêm trọng đối với vợ con và những thân nhân của ông.”
Ngoại trưởng Hillary Clinton ra thông cáo: “Tôi rất hài lòng là chúng tôi đã dàn xếp cho ông Trần được tạm trú trong sứ quán, và sau đó rời khỏi sứ quán theo đúng cách thức phù hợp “với sự lựa chọn của ông”, cũng như những tiêu chí của chúng tôi. Ông Trần được chính phủ TQ thông cảm về tương lai của ông, trong đó có việc tiếp tục con đường học vấn ở một môi trường an toàn”.
Tờ báo Pháp, Le Figaro, tường thuật lời của phóng viên ở Bắc Kinh: “Ông Trần Quang Thành nói rằng, chính quyền TQ đe dọa sẽ đánh vợ ông cho đến chết, nếu ông không rời khỏi toà đại sứ Mỹ”.
Thứ tư 2-5-2012, sau 6 ngày trong sứ quán, Trần Quang Thành được đưa tới bịnh viên Triệu Dương ở Bắc Kinh, để chữa trị vết thương bị gãy xương bàn chân, lúc té khi trèo tường ra ngoài.
Phụ tá Ngoại trưởng, ông Kurk Campbell, đại sứ Gary Locke và một số nhân viên đã đưa TQT đến bịnh viện Triệu Dương.
3* Dư luận về việc Trần Quang Thành rời sứ quán Mỹ
3.1. Dư luận
3.1. Dư luận
Việc Mỹ để cho TQT rời sứ quán đã bị các nhóm nhân quyền TQ chỉ trích, đưa tới kết luận: “Việc bang giao Mỹ-Trung đã đẩy ông Trần Quang Thành trở thành một nạn nhân”.
Bà Tăng Kim Yến, vợ của nhà nhân quyền Hồ Giai đưa lên trang mạng cho rằng, ông TQT rời tòa đại sứ Mỹ không do tự nguyện của ông”. (Chen did not leave the U.S. Embassy of his own accord”.
Một số dư luận TQ cho rằng, HK và TQ đã đạt được một thỏa thuận xem như rất xấu hổ đối với Trần Quang Thành.
Giáo sư Lý Khải Tịnh, Đại học Tương Đàm, Hồ Nam, phát biểu: “Đây là cái nhục, là điều xấu hổ chưa từng có, một người mù bị giam giữ dài hạn bất hợp pháp, phải chạy vào tòa đại sứ nước ngoài để được bảo vệ. Họ luôn luôn đổ lỗi cho người khác là can thiệp vào công việc nội bộ của TQ, nhưng họ không bao giờ nhìn lại xem vì sao mà người dân lại mất tin tưởng vào chế độ và hệ thống pháp luật của nước nầy.”
3.2. Nhận xét của các chuyên viên về trường hợp của Trần Quang Thành
Ông Dough Bandow, thuộc Viện Nghiên Cứu Cato cho biết: “Các trường hợp như của TQT là một thách thức đối với HK. Hoa Kỳ tượng trưng cho những vấn đề nhân quyền cơ bản nhất. HK không có thể bắt buộc TQ phải đối xử tốt với công dân của họ. Nhưng nếu HK xem nhân quyền là trọng tâm của các cuộc đàm phán với TQ, thì các vấn đề khác chẳng bao giờ giải quyết được. Do đó, tôi nghĩ một cách khả thi nhất, là các nhà đàm phán HK nên nói với TQ, “Thôi, chúng ta tạm gác nhân quyền lại một bên, khi nào giải quyết xong vụ Bắc Hàn, Iran, Sudan, kinh tế… thì chúng ta sẽ quay trở lại nhân quyền”.
Ông Dough Bandow, thuộc Viện Nghiên Cứu Cato cho biết: “Các trường hợp như của TQT là một thách thức đối với HK. Hoa Kỳ tượng trưng cho những vấn đề nhân quyền cơ bản nhất. HK không có thể bắt buộc TQ phải đối xử tốt với công dân của họ. Nhưng nếu HK xem nhân quyền là trọng tâm của các cuộc đàm phán với TQ, thì các vấn đề khác chẳng bao giờ giải quyết được. Do đó, tôi nghĩ một cách khả thi nhất, là các nhà đàm phán HK nên nói với TQ, “Thôi, chúng ta tạm gác nhân quyền lại một bên, khi nào giải quyết xong vụ Bắc Hàn, Iran, Sudan, kinh tế… thì chúng ta sẽ quay trở lại nhân quyền”.
Phát biểu của ông Mitt Romney.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, Mitt Romney tuyên bố: “Nếu tin tức nói rằng nhân viên sứ quán HK ở Bắc Kinh đã thuyết phục TQT rời sứ quán là đúng sự thật, thì “đó là ngày đen tối của tự do và là ngày xấu hổ cho chính quyền Obama”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, ông Mark Toner: “Chúng ta đang có mối bang giao cực kỳ rộng rãi, cực kỳ đa dạng với TQ. Ngoại trưởng Clinton và tổng thống Obama, đều nói rằng mối bang giao nầy vô cùng quan trọng về chiến lược của chúng ta, và chúng ta sẽ tiếp tục theo đường hướng đó.”
Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc, ông Jay Carney cho biết: “Tổng thống Obama không quan ngại về khía cạnh chính trị của vụ TQT. Tổng thống tập trung vào việc tăng cường lợi ích của HK trong mối bang giao với TQ”.
Tóm lại, lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên hơn nhân quyền và số phận một công dân của quốc gia không thân thiện và có thể sẽ là một quốc gia thù địch của HK, như Trung Quốc chẳng hạn.
4* Đài CNN phỏng vấn Trần Quang Thành
Thứ năm 3-5-2012. Tại bịnh viện Triệu Dương, Bắc Kinh.
Thứ năm 3-5-2012. Tại bịnh viện Triệu Dương, Bắc Kinh.
Lúc 3 giờ sáng, giờ Bắc Kinh
Ký giả của CNN nói chuyện với TQT và vợ là Viên Vệ Tịnh (Yuan Weijing). Dưới đây là bản dịch từ tiếng Anh của cuộc đối thoại bằng tiếng Quảng Đông.
CNN hỏi: – Tại sao anh thay đổi ý kiến, là xin ở lại Trung Quốc?
TQT Đáp: – Tôi quyết định ở lại TQ vì sự an toàn của vợ con tôi.
Hỏi: – Nhân viên sứ quán Mỹ cho biết, anh rất lạc quan khi rời khỏi sứ quán, vì sao vậy?
Đáp: – Lúc đó, tôi không biết gì về tin tức bên ngoài, vì không được phép gọi điện thoại cho bạn bè. Hơn nữa, nhân viên sứ quán thuyết phục tôi nên rời toà đại sứ, và họ hứa sẽ luôn luôn ở bên cạnh tôi tại bịnh viện. Nhưng khi tôi làm thủ tục nhập viện xong thì họ tất cả ra về.
Hỏi: – Anh có thất vọng về nhân viên sứ quán không?
Đáp: – Tôi rất thất vọng về chính phủ Hoa Kỳ (Im very disappointed at the US Government)
Hỏi:- Tại sao thất vọng?
Đáp: – Tôi nghĩ rằng nhân viên sứ quán Mỹ không bảo vệ nhân quyền trong trường hợp của tôi.
Hỏi: – Vợ anh có thuật lại những gì đã xảy ra ở nhà, sau khi anh trốn thoát không?
Đáp: – Công an trói vợ tôi vào chiếc ghế ngồi suốt 2 ngày. Họ mang gậy gộc vào nhà, và cho biết sẽ đánh vợ tôi cho đến chết, nếu tôi không rời toà đại sứ Mỹ. Bây giờ họ đã vào ở trong nhà, ăn uống tại bàn ăn, chiếm dụng đồ đạc của tôi. Họ đặt 7 cái camera trong nhà và dựng hàng rào dây điện quanh nhà. Điều nầy cho biết, họ chuẩn bị mọi thứ cho tôi trở về nhà.
Hỏi: – Vợ anh hiện có ở bên cạnh anh không?
Đáp: – Có. Cái cell phone của tôi bị đổi. Chỉ nhận được ở ngoài gọi vào, nhưng tôi gọi ra không được. Họ bắt đầu trả thù tôi. Tối qua, tới 9 giờ mà không có cơm chiều. Con tôi đói bụng và bắt đầu khóc. Tôi hỏi y tá, thì họ trả lời, nếu muốn yêu cầu gì thì phải gặp giám đốc bịnh viện mới được.
Hỏi: – Anh có muốn nói gì với chính phủ Hoa Kỳ không?
Đáp: – Tôi muốn họ bảo vệ nhân quyền bằng hành động chớ không phải bằng lời nói.
Hỏi: – Anh có nghĩ rằng toà đại sứ đã lừa anh không?
Đáp: – Có chút chút thôi.
Đáp: – Tôi rất thất vọng về chính phủ Hoa Kỳ (Im very disappointed at the US Government)
Hỏi:- Tại sao thất vọng?
Đáp: – Tôi nghĩ rằng nhân viên sứ quán Mỹ không bảo vệ nhân quyền trong trường hợp của tôi.
Hỏi: – Vợ anh có thuật lại những gì đã xảy ra ở nhà, sau khi anh trốn thoát không?
Đáp: – Công an trói vợ tôi vào chiếc ghế ngồi suốt 2 ngày. Họ mang gậy gộc vào nhà, và cho biết sẽ đánh vợ tôi cho đến chết, nếu tôi không rời toà đại sứ Mỹ. Bây giờ họ đã vào ở trong nhà, ăn uống tại bàn ăn, chiếm dụng đồ đạc của tôi. Họ đặt 7 cái camera trong nhà và dựng hàng rào dây điện quanh nhà. Điều nầy cho biết, họ chuẩn bị mọi thứ cho tôi trở về nhà.
Hỏi: – Vợ anh hiện có ở bên cạnh anh không?
Đáp: – Có. Cái cell phone của tôi bị đổi. Chỉ nhận được ở ngoài gọi vào, nhưng tôi gọi ra không được. Họ bắt đầu trả thù tôi. Tối qua, tới 9 giờ mà không có cơm chiều. Con tôi đói bụng và bắt đầu khóc. Tôi hỏi y tá, thì họ trả lời, nếu muốn yêu cầu gì thì phải gặp giám đốc bịnh viện mới được.
Hỏi: – Anh có muốn nói gì với chính phủ Hoa Kỳ không?
Đáp: – Tôi muốn họ bảo vệ nhân quyền bằng hành động chớ không phải bằng lời nói.
Hỏi: – Anh có nghĩ rằng toà đại sứ đã lừa anh không?
Đáp: – Có chút chút thôi.
5* Vài nét về Trần Quang Thành
5.1. Tiểu sử
5.1. Tiểu sử
Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) sinh ngày 12-11-1971, bị mù từ thuở nhỏ sau một cơn sốt nặng. Anh bắt đầu đi học từ năm 23 tuổi ở trường mù Thanh Đào (Qingdao). Tốt nghiệp trung học năm 1998.
Anh thích học luật, nên những anh em của anh đọc bài vở về luật để anh nghe mà tự học. Anh có vợ và 2 con, con gái lớn 6 tuổi. Anh sống ở làng Đông Sư Cổ (Dongshigu) huyện Nghi Lâm (Linyi) tỉnh Sơn Đông (Shandong).
5.2. Nhà tranh đấu nhân quyền
LS Trần Quang Thành, trái, và nhà dân chủ Hồ Giai.(Photo AFP)
Ảnh chụp 2 nhà ly khai Hồ Giai (phải) và Trần Quang Thành xuất hiện trên khắp các trang mạng từ ngày 28/4/2012.
Trần Quang Thành đã lên Bắc Kinh khiếu nại về việc miễn thuế lợi tức cho những người khuyết tật ở địa phương. Khiếu nại thành công. Anh tố cáo những công ty đã xả nước thải chứa nhiều chất độc làm ô nhiễm cả dòng sông.
Năm 2005, anh đại diện cho phụ nữ trong vùng, làm đơn tập thể, kiện chính quyền địa phương đã áp chế thô bạo, bắt buộc hơn 7,000 phụ nữ phải phá thai và triệt sản, theo kế hoạch gia đình một con của nhà nước. Anh binh vực quyền lợi của người dân địa phương, nên được cho danh hiệu là “luật sư chân đất” (Barefoot lawyer).
Do vụ kiện, anh bị quản thúc tại nhà 7 tháng, từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006. Và liền sau đó, bị truy tố ra toà.
Trong phiên xử, 3 luật sư của anh đã bị công an ngăn chận, không cho đến phòng xử, khiến cho anh không có người biện hộ, bị kết án 4 năm 3 tháng tù về tội tập họp gây trở ngại giao thông và phá hủy tài sản.
Ngày 8-9-2010, mãn hạn tù và bị tiếp tục quản chế tại nhà. Có 60 nhân viên công an và an ninh giám sát chặt chẽ 24/24.
Ngày 9-2-2011, các nhà hoạt động nhân quyền tung lên You Tube một đoạn Video tố cáo việc kiểm soát nghiêm nhặt của chính quyền địa phương. Vì thế, công an tổ chức cho bọn lưu manh côn đồ vào nhà đánh đập vợ chồng anh rất dã man.
Thế giới biết đến tên anh. Anh được trao giải thưởng Ramon Magsaysay, là tên của cố tổng thống Phi Luật Tân, giải thưởng nầy được xem như giải Nobel của châu Á.
Vợ anh đại diện cho anh, đi Phi Luật Tân nhận giải, khi ra tới phi trường, thì bị chận lại, với lý do giấy Passport hết hạn. Thật ra, thời hạn vẫn còn, được ghi rõ ràng trong “hộ chiếu”.
Tạp chí Time đã xếp Trần Quang Thành vào danh sách 100 nhân vật của năm 2007, đã có quyền lực, tài năng và đức độ trên thế giới.
6* Trớt quớt
Ngày 6-5-2012, trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NBC “Meet the Press”, Phó Tổng thống Joe Biden cho biết, Washington đang trông đợi Bắc Kinh giữ đúng lời cam kết, là cho phép TQT được đến HK theo học tại Đại Học New York, nơi đã đồng ý cấp học bổng cho anh”.
Ngày 6-5-2012, trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NBC “Meet the Press”, Phó Tổng thống Joe Biden cho biết, Washington đang trông đợi Bắc Kinh giữ đúng lời cam kết, là cho phép TQT được đến HK theo học tại Đại Học New York, nơi đã đồng ý cấp học bổng cho anh”.
Ngày 4-5-2012, Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Lưu Vi Dân (Liu Weimin): “Nếu Trần Quang Thành muốn học tập ở nước ngoài với tư cách một công dân TQ, thì cũng giống như bất cứ mỗi công dân khác, là phải qua một quá trình thủ tục, với các “ban ngành liên quan”, thông qua các kênh thông thường theo quy định của luật pháp”.
Lời tuyên bố trên có 2 rào cản, một là theo nhu cầu của ngành học, hai là xét theo diện của sinh viên bỉnh thường, thì không có trường hợp nào sinh viên du học mà được mang vợ con theo ra nước ngoài cả.
Qua hai lời tuyên bố trên, trước hết Hoa Kỳ đã “bán cái”, giao banh cho TQ. Trung Quốc lại dựa vào pháp luật, cho nên việc xin đoàn tụ gia đình để tỵ nạn ở HK của người luật sư khiếm thị nầy xem như trớt quớt, chả ăn nhậu vào đâu cả.
7* Sự phức tạp của vấn đề
Việc xin tỵ nạn chính trị của TQT diễn ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, là truớc phiên hợp chiến lược hàng năm giữa TQ và HK, là lúc mà HK cần sự ủng hộ hay ít ra cũng không phủ quyết về những nghị quyết trừng phạt Iran, Bắc Hàn, Sudan của HK tại Hội Đồng BA/LHQ. TQ cũng biết như thế, nên rất cứng rắn trong việc giải quyết vụ TQT. TQ còn yêu cầu HK xin lỗi về vụ nầy, và dư luận báo chí cho biết HK xin lỗi gián tiếp bằng cách nói rằng vụ việc như thế sẽ không xảy ra trong tương lai.
Hơn nữa, việc cả gia đình TQT xin sang Mỹ rất khó khăn, ngoài tầm tay của Hoa Kỳ, bởi vì vợ con của TQT đang nằm trong tay của TQ.
Về luật quốc tế, thì toà đại sứ là lãnh thổ quốc gia của HK, công an TQ không có quyền xông vào bắt người, như thế TQT có thể sống trong đó vô thời hạn với sự đồng ý của HK, cũng như trước kia, nhà bất đồng chính kiến Phương Lệ Chi, đã tỵ nạn trong toà đại sứ Mỹ suốt 13 tháng trước khi đến HK. Bên trong vòng rào tòa đại sứ là lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng bên ngoài vòng rào là lãnh thổ của TQ, mà mỗi người dân phải tuân theo pháp luật của nước nầy. Nếu TQT bước chân ra khỏi cổng, thì công an Trung Cộng có quyền bắt, vì thế muốn qua Mỹ thì phải đi một cách bí mật nào đó, hoặc ngụy trang theo một trường hợp nào thuộc quyền bãi miễn ngoại giao.
Về luật quốc gia, công dân TQ muốn ra khỏi nước thì phải được chính quyền cho phép xuất cảnh bằng Passport (hộ chiếu), như thế, cái khó là vợ con của TQT đang nằm trong tay của nhà nước TQ.
Số phận của Trần Quang Thành thì nằm trong tay HK, và HK đã phủi tay. Số phận vợ con TQT thì nằm trong tay Trung Cộng, và Trung Cộng nắm chặt bàn tay lại, bóp nát sinh mạng của những người không thích chế độ độc tài Cộng Sản.
Hôm thứ tư 16-5-2012, nhà bất đồng chính kiến Trần Quang Thành một lần nữa gọi điện đến Quốc Hội Hoa Kỳ, tố cáo chính quyền tỉnh Sơn Đông đang gây khó dễ cho gia đình anh, đồng thời cầu cứu HK giúp đưa gia đình anh ra khỏi nước.
Sáng ngày 16-5-2012, nhà vận động nhân quyền Bob Fu, tại Mỹ, nói với báo chí “Có thể Trần Quang Thành sẽ nhận được hộ chiếu trong tuần tới. Ngày 17-5-2012, từ bịnh viện ở Bắc Kinh, Trần Quang Thành đã gọi điện cho AFP, cho biết hôm 16-5-2012, chính quyền Trung Cộng đã đến bịnh viện làm thủ tục để cấp hộ chiếu cho anh, vợ và 2 con, họ hứa sẽ có hộ chiếu trong vòng 15 ngày tới.
Và cuối cùng, kết quả giằng co ngoại giao giữa Mỹ và Trung Cộng, Trần Quang Thành, vợ và hai con trên chuyến bay 88 của hãng United Airlines đáp xuống phi trường ở New York.
Luật sư Trần Quang Thành đến Trường Đại học New York ở Manhattan, nơi ông sẽ cư ngụ và làm việc
8* Những người bất đồng chính kiến Trung Quốc tỵ nạn tại nước ngoài:
Phương Lệ Chi Liêu Diệc Vũ Ngụy Kinh Sinh
Phương Lệ Chi: Nhà vật lý thiên văn hàng đầu đã tỵ nạn trong đại sứ quán Hoa Kỳ 13 tháng, sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Ông rời Trung Quốc vào năm 1990 và đã qua đời tại Mỹ.
Ngụy Kinh Sinh: Nhà hoạt động dân chủ chạy sang Hoa Kỳ vào năm 1997 sau hơn 14 năm trong tù.
Rebiya Kadeer: Sắc tộc Uighur, bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia, hiện sống tại Hoa Kỳ.
Ngô Nhĩ Khai Hy: Lãnh tụ sinh viên đào thoát khỏi Trung Quốc với sự giúp đỡ của một mạng lưới bí mật sau các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn.
Liêu Diệc Vũ: Nổi tiếng về bài phỏng vấn “Xác chết biết đi” với những người sống bên lề xã hội Trung Quốc, ông chạy qua Đức vào năm 2011.
Dư Kiệt: Tác giả một cuốn sách chỉ trích Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chạy sang Hoa Kỳ năm 2012 sau khi bị bắt giữ nhiều lần và bị đánh đập.
9* Kết
Qua vụ Trần Quang Thành, dư luận cho rằng Hoa Kỳ không đủ cứng rắn đối với TQ, mà thật HK đang nhờ TQ ủng hộ về chiến lược quốc tế, hơn nữa HK hiện không có “tuyệt chiêu” nào ở thế thượng phong để bắt chẹt TQ cả.
Thật ra thì nhân quyền không phải là ưu tiên hàng đầu bao trùm lên trên tất cả những lãnh vực ngoại giao của Mỹ, nó chỉ được áp dụng trong việc mua bán mà thôi. Nhân quyền hay sinh mạng công dân ở các quốc gia không thân thiện hoặc “thù địch” không phải là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của nước Mỹ.
Trong trường hợp của Trần Quang Thành nếu phải lựa chọn thì lợi ích của nước Mỹ được đặt lên trên nhân quyền và số phận một người dân của một quốc gia không thân thiện, có thể là một quốc gia thù địch của Hoa Kỳ, như Trung Quốc chẳng hạn.
Người Việt tỵ nạn ở nước ngoài đấu tranh cho đồng bào của mình trong nước là do tình dân tộc, tình quê hương, tổ quốc cho nên ủng hộ các phong trào nhân quyền và những nhà nhân quyền, nhưng đối với người Mỹ, công dân Mỹ, thì nhân quyền không phải là quan tâm số một, mà là quyền lợi quốc gia.
Tuy nhiên Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu đặt nhân quyền trong các hoạt động ngoại giao về kinh tế thương mại. Mỹ luôn luôn ủng hộ các phong trào nhân quyền và sẵn sàng mở rộng vòng tay tiếp nhận những nhà nhân quyền, cụ thể là nhà bất đồng chính kiến người Việt Nam như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, LS Cù Huy Hà Vũ, Bùi Kim Thành…
Trúc Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét