"…với động thái "thu hồi quyền sử dụng đất" được cho là sai phạm của ông Trần Văn Truyền từ phía Ban Bí thư, cho thấy tính khả thi còn tùy thuộc vào phía… Chính phủ. Vì ở đây, để thu hồi các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, đất của một công dân, phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng, chứ không phải từ "Điều lệ Đảng"...
Đầu giờ chiều ngày 21/11/2014, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ủy ban kinh tế trung ương) đã có thông cáo báo chí về "Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ".
Một hôm trước đó, với Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20/11/2014, Văn phòng Trung ương Đảng đã "bật đèn xanh" để Ủy ban kinh tế trung ương "công khai" về những sai phạm của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ bằng hình thức "Thông cáo báo chí".
Toàn văn của thông cáo báo chí này được đăng tải trên trang điện tử của Chính phủ. Những thông tin này là một bất ngờ kèm nhiều nghi vấn, vì vào sáng ngày 17/11/2014, trong phần giải trình thêm của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trước một số ý kiến của đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn đã gợi ý vụ ông Trần Văn Truyền có kết luận thì thông tin ngay trước Quốc hội.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã trả lời rằng ông Trần Văn Truyền thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của Ban Bí thư.
"Ông Truyền là cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Bí thư. Sau phiên chất vấn lần trước, Ban Bí thư đã họp, chỉ đạo Ủy ban kinh tế trung ương kiểm tra đúng quy trình những vi phạm của ông Truyền. Đến nay chưa có kết luận nên chưa có thông tin để báo cáo đại biểu Quốc hội" - ông Tranh báo cáo. (xem clip trả lời)
4/6 nhà đất có chứng cứ sai phạm
Ủy ban kinh tế trung ương đưa ra 6 địa chỉ liên quan đến khối bất động sản của ông Trần Văn Truyền. Có 4 địa chỉ được xác định rõ về chuyện vi phạm pháp luật của ông Trần Văn Truyền khi ông này giữ cương vị Bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre, và sau đó là Tổng Thanh tra Chính phủ.
Những vi phạm này của ông Trần Văn Truyền, theo mô tả của Ủy ban kinh tế trung ương, hoàn toàn được công khai khi ông Truyền nhận được "sự ưu ái" của Quân khu 9, Tỉnh Ủy Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị Trung ương.
Những vi phạm này của ông Trần Văn Truyền, theo mô tả của Ủy ban kinh tế trung ương, hoàn toàn được công khai khi ông Truyền nhận được "sự ưu ái" của Quân khu 9, Tỉnh Ủy Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị Trung ương.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã nói gì?
Chiều 12/6/2014, Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIII tiến hành với phiên chất vấn dành cho Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
Ông Lê Đắc Lâm, Đại biểu tỉnh Bình Thuận đứng lên đặt ra duy nhất một câu hỏi liên quan đến khối tài sản khổng lồ phát sinh sau khi cán bộ - cụ thể là cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền - về hưu. Ông Lê Đắc Lâm đề nghị ông Huỳnh Phong Tranh cho biết ý kiến về vấn đề này cũng như phương án xử lý. Câu hỏi của ông Lê Đắc Lâm nhận được sự hưởng ứng của một vài đại biểu khác.
Thay mặt Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết hiện nay chưa có quy định về việc kê khai tài sản đối với cán bộ đã về hưu, mà chỉ có việc kê khai tài sản đối với cán bộ đương nhiệm. Với trường hợp này, khi còn đương nhiệm, ông Trần Văn Truyền đã thực hiện kê khai đầy đủ, không có dấu hiệu thiếu trung thực.
Ông Tranh cho rằng về việc cán bộ sau khi về hưu phát hiện khối tài sản lớn qua thông tin báo chí, hiện Thanh tra chính phủ đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất, đồng thời phối hợp quản lý đồng bộ với các cơ quan chức năng để xử lý.
Thí chốt hay nắn gân?
Quyết định 1403-QĐ/UBKTTW năm 2013 về "Hệ thống mẫu văn bản nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng" do Ủy ban kinh tế trung ương ban hành, đều có quy định về "Độ mật".
Trong các văn bản liên quan nội dung Quyết định 1403-QĐ/UBKTTW, cho thấy với tư cách là đương kiêm Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh phải nhận được "báo cáo nội bộ" nhằm "lấy ý kiến" về "dự thảo kết quả" của kiểm tra "dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ".
Với động thái giải mật "nhanh bất ngờ" của Công văn số 9161-CV/VPTW, cho thấy những người đứng đầu Đảng Cộng sản đang cố tình "làm khó" cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi người đứng đầu Chính phủ vừa đăng đàn trả lời chất vấn, với những tuyên bố được cho là cứng rắn với Trung Quốc.
Hậu trường chính trị, lâu nay ai cũng biết cả ông Trần Văn Truyền và ông Huỳnh Phong Tranh đều thuộc ê-kíp miền Nam của Thủ tướng.
Một lưu ý khác, mặc dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã "soán ghế" Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, song trên thực tế ở Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi 2012, hiệu lực từ 01/02/2013), thì chức danh "Trưởng ban…" này vẫn thuộc người đứng đầu Chính phủ.
Như vậy, với động thái "thu hồi quyền sử dụng đất" được cho là sai phạm của ông Trần Văn Truyền từ phía Ban Bí thư, cho thấy tính khả thi còn tùy thuộc vào phía… Chính phủ. Vì ở đây, để thu hồi các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, đất của một công dân, phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng, chứ không phải từ "Điều lệ Đảng".
Minh Tâm
Theo VNTB
Theo VNTB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét