Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Cựu tổng biên tập báo Thanh Niên bất ngờ kêu gọi tự do báo chí

Rất nhiều người dân trong nước đã hết sức ngạc nhiên khi đọc được bản tin của cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế lên tiếng đòi tự do báo chí, một điều hết sức nhạy cảm mà hầu như bất kỳ nhà lãnh đạo truyền thông nào ở trong nước cũng đều hiểu rõ.

Bài viết này được xuất hiện không theo lối thông thường trong nước hiện nay, mà được chỉ đạo dịch ra Anh ngữ, đăng trên tờ New York Times ra ngày 19 tháng 11 như một tuyên bố chính trị. Sự kiện này đang làm cho giới bình luận trong nước hết sức thú vị, đặc biệt khi liên hệ đến tình hình chuyển động chính trị trong nước.
Bài báo này xuất hiện đúng vào lúc Quốc hội Việt Nam mở phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Kề từ sau khi vụ tham nhũng Vinashin bị vạch trần, rõ ràng báo chí Việt Nam bị chèn ép đến mức nghẹt thở. Nhiều nhà báo bị khủng bố và đi tù, thậm chí việc trấn áp giới truyền thông tự do trong nước cũng hết sức nặng nề.
Việc hâm nóng cho chủ đề tranh luận về tự do báo chí của ông Nguyễn Công Khế, thậm chí đặt vấn đề về minh bạch Hội nghị Thành Đô, đời tư của Hồ Chí Minh qua cuốn Đèn Cù… cho thấy một làn sóng ngầm đang diễn ra trong nội bộ CSVN. Bên cạnh đó, rõ ràng các áp lực dân chủ từ các quốc gia trên thế giới, cũng như hạn định cuối cho hiệp ước TPP là lý do cho phe thân Phương Tây trong Hà Nội đẩy mạnh hoạt động này.
Bài viết của ông Nguyễn Công Khế cũng nêu lên một số những diễn biến trong xã hội Việt Nam thời gian qua, dẫn đến nhu cầu về một sự thay đổi tích cực hơn cho báo chí. Những diễn biến đó bao gồm những đòi hỏi của người dân về thông tin về vấn đề tham nhũng, những cam kết với nước ngoài như hội nghị Thành Đô tại Trung Quốc năm 1990 hay vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ngoài biển Đông.
Không cần nói thì ai cũng hiểu, rõ ràng cuộc tranh chấp vể quan điểm và quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN đang đến hồi quyết liệt, khiến họ phải dùng đến những biện pháp hết sức cổ điển, có từ thời cải cách do Hồ Chí Minh phát động, là sử dụng truyền thông như lực đẩy. Vạch rõ thêm, có thể phe của Nguyễn Tấn Dũng trong Bộ chính trị đang có những bước đi quyết liệt để giành quyền, tìm cách ngã về phương Tây nhiều hơn.
Nguyễn Công Khế được biết đến như là một nhân vật chính trị cơ hội, thường chỉ đi theo phe đang kiểm soát quyền lực. Từ thời nắm quyền báo Thanh niên, Nguyễn Công Khế cũng chọn đúng cách, nên được Uỷ viên chính trị Phạm Thế Duyệt nâng đỡ. Nhưng do ông này bộc lộ tham vọng quá sớm, nên bị đẩy ra khỏi guồng máy quyền lực.
Với những ai đã biết rõ ông Khế, đều biết việc đòi hỏi tự do báo chí lúc này, không phải là niềm khao khát của sự nghiệp mà ông Khế theo đuổi, thực chất là ngọn cờ được trao vào tay đúng lúc, và ông là người được chỉ định thực hiện, hậu thuẫn cho một phe trong Bộ chính trị lúc này.
Những điều này đang dự báo nhiều đổi thay đang đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét