Trước giờ chúng ta thường được thông tin của lề phải nói rằng, tại vì chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không chấp nhận bầu cử vì sợ sẽ thất cử trước chính quyền VNDCCH của Chủ Tịch Hồ Chí Minh...
Ta sẽ sơ lược để tìm hiểu nhé. Thời điểm từ năm 1954, là năm ký Hiệp Định Giơnevơ cho đến năm 1956là năm sẽ phải Tổng tuyển cử thống nhất hai miền, thì như các bạn đã biết là công cuộc Cải Cách Ruộng Đất đang "Long Trời Lở Đất" trên khắp lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH. Những cuộc di cư của hàng trăm ngàn đồng bào Công Giáo vào Nam vẫn tiếp diễn ,khiến cho các vùng Công Giáo truyền thống Bùi Chu, Phát Diệm...vắng tanh, chỉ còn các cha ở lại để giữ tài sản Nhà Thờ. Vùng tập kết tự do cho dân di cư ở Hải Phòng vẫn hoạt động trong thời hạn 300 ngày...Ước tính có khoảng 900.000 ngàn đã rời bỏ quê hương ở Miền Bắc để di cư vào Miền Nam. Số người di cư này, vốn có sự căm thù hiển nhiên với CS, cộng với các Giáo Phái Cao Đài, Hòa Hảo...đều có mối thù không khoan nhượng với CS. Và hơn tất cả là tuyệt đại đa số người Miền Nam, miền Trung đều không ủng hộ CS. Và thực tế trong cuộc kháng chiến 9 năm thì Việt Minh không thành công ở miền Nam và miền Trung như ở Miền Bắc được..
Ngược lại chỉ có khoảng 160.000 ngàn người vừa dân vừa quân đội Việt Minh đã rời bỏ quê hương để tập kết ra Bắc. Bối cảnh thì như vậy, và với truyền thống thắng cử của nền dân chủ trước nền độc đảng thì hẳn là ngược đời nếu cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm không dám Tổng tuyển cử vì sợ...thất cử.
Việc từ chối Tổng tuyển cử thống nhất là sự thật chứ không phải là bịa đặt của chính quyền CS. Tất cả dường như bắt đầu từ một con người. Nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm. Và với lý do là không tin có sự bầu cử công bằng, chứ không phải là sợ thất cử.
Khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, phải chấp nhận ký hiệp định Genever 1954, thì chỉ có 7/9 nước tham gia ký Hiệp Định này. Và hai nước không ký chính là Hoa Kỳ và Quốc Gia VN, tên của QG mà lúc đó còn do Bảo Đại làm quốc trưởng và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Mặc cho Pháp thúc ép, và ngay cả QT Bảo Đại thúc giục nhưng TTg Diệm vẫn cương quyết không chấp nhận ký, vì lý do chia cắt đất nước...Ông chỉ đạo cho ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn QGVN dứt khoát không ký với một tuyên bố long trọng :
"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam... chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở."
Và khi cái Hiệp Định tai họa đó đã ký thì QG VN và Hoa Kỳ đã không ký. Ông ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bật khóc...TTg Ngô Đình Diệm tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định vì biết trước sự chia cắt đất nước...Và ông đã có một câu nói nổi tiếng :
"Phải thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ"
Và khi năm bầu cử 1956 đến, khi đó ông đã là Tổng Thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ông đã bác bỏ mọi khả năng bầu cử hòa bình để thống nhất hai miền. Vì không tin rằng sẽ có một cuộc bầu cử hợp lệ, tự do và công bằng. Chính phủ Việt Nam DCCH lại được nước, liên tiếp đưa ra các đề nghị bầu cử. Nhưng chính quyền NĐD không trả lời...Và thế là chiến tranh giữa hai miền nổ ra sau đó đưa đến bao cảnh tan nát điêu linh. Và Chính quyền VNDCCH cũng lên tiếng tố cáo chính quyền NĐD không chịu bầu cử thì cũng không sai...
Nhưng trong vòng thân tình thì ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã cười ruồi khi trả lời phóng viên nước ngoài rằng : "Nếu có bầu cử thì dù chúng tôi có nhắm mắt lại cho họ (CS) gian lận bầu cử thì chúng tôi vẫn thắng lớn"
Mai Tú Ân
Mai Tú Ân 's facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét