Bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc vì bác sĩ kê toa “khủng” với giá 3-5 triệu đồng một toa. Quy định cấm kê toa có thực phẩm chức năng nhưng bác sĩ cứ kê với giá “cắt cổ” để ăn hoa hồng với nhà thuốc, có khi từ 30% tới 50% theo hóa đơn. Con số đó mỗi tháng tính ra rất lớn, có thể tới vài trăm triệu đồng, nên có nhiều bác sĩ vô lương tâm trong các bệnh viện công đã muối mặt làm công việc này. Trường hợp hai ông Nguyễn Bá Minh Nhật và Nguyễn Văn Hùng, bác sĩ tại Bệnh viện Bình Dân Sài Gòn (khu Chất lượng cao, đối diện với Bệnh viện Bình Dân cũ), bị báo chí phanh phui chỉ là những trường hợp tiêu biểu “không may” cho các ông đó mà thôi. Sự thực, có những ông “lương y như đạo tặc” nhưng cũng có những vị “lương y như từ mẫu”, song các vị này tương đối rất ít. Chúng ta hãy thử xem các “bác sĩ đạo tặc” này ăn trên đầu trên cổ người nghèo như thế nào…
Khám tiêu hóa, cho thực phẩm chức năng… tăng cường sinh lý!
Ngày 13/8/2014, ông N.D.T. (64 tuổi, Sài Gòn) đến Bệnh viện Bình Dân khám bệnh vì đi tiêu hơi khó. Bác sĩ Nguyễn Bá Minh Nhật chuẩn đoán ông bị bệnh trĩ và… phì đại tiền liệt tuyến (!), kê toa cho ông 5 loại thuốc uống trong nửa tháng.
Tại nhà thuốc trong bệnh viện, ông T. giật mình khi thấy nhân viên bán thuốc bảo ông đóng gần 2,9 triệu đồng. Nghĩ mình bị bệnh nặng nên bác sĩ mới cho thuốc nhiều tiền, ông T. vội trở lại gặp bác sĩ để xin cho được nội soi trực tràng.
Ngày 13/8/2014, ông N.D.T. (64 tuổi, Sài Gòn) đến Bệnh viện Bình Dân khám bệnh vì đi tiêu hơi khó. Bác sĩ Nguyễn Bá Minh Nhật chuẩn đoán ông bị bệnh trĩ và… phì đại tiền liệt tuyến (!), kê toa cho ông 5 loại thuốc uống trong nửa tháng.
Tại nhà thuốc trong bệnh viện, ông T. giật mình khi thấy nhân viên bán thuốc bảo ông đóng gần 2,9 triệu đồng. Nghĩ mình bị bệnh nặng nên bác sĩ mới cho thuốc nhiều tiền, ông T. vội trở lại gặp bác sĩ để xin cho được nội soi trực tràng.
Kết quả, trực tràng và hậu môn bình thường. Không mang đủ tiền, ông T. mua nửa toa thuốc với giá hơn 1,4 triệu đồng.
Về nhà, vợ ông T. xem từng loại thuốc thì phác giác bác sĩ Minh Nhật có kê trong toa 30 viên Winman – một loại thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý. Một viên Winman bán tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân giá gần 35.000 đồng.
“Khi khám bệnh, chồng tôi không than phiền gì về “chuyện vợ chồng” hay đề nghị bác sĩ cho thuốc hỗ trợ sinh lý, nhưng không hiểu sao bác sĩ Minh Nhật lại kê toa có Winman” – bà vợ ông T. phàn nàn.
Ngoài ra, ông T. còn bị bác sĩ Nhật kê toa 28 viên kháng sinh Cevirflo (giá 34.240 đồng/viên, chỉ định viêm xoang cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi…) trong khi ông không bị các bệnh này. (Bị bệnh về tiêu hóa, cho thuốc về viêm xoang mũi và viêm phế quản, viêm phổi?).
Ngoài ra, ông T. còn bị bác sĩ Nhật kê toa 28 viên kháng sinh Cevirflo (giá 34.240 đồng/viên, chỉ định viêm xoang cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi…) trong khi ông không bị các bệnh này. (Bị bệnh về tiêu hóa, cho thuốc về viêm xoang mũi và viêm phế quản, viêm phổi?).
Từ phản ảnh của vợ ông T., ngày 24/9 phóng viên báo chí đã đến Bệnh viện Bình Dân tìm hiểu thực tế. Chỉ xem toa của gần chục bệnh nhân, các phóng viên phát giác có 4 người bị bác sĩ Minh Nhật kê toa có 30 viên thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý Winman (!).
Hầu hết các bệnh nhân khi được hỏi đều không biết Winman là thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lý đàn ông, hầu hết các toa đều có 30 viên Winman (tốn hơn 1 triệu đồng cho sản phẩm này).
Hầu hết các bệnh nhân khi được hỏi đều không biết Winman là thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lý đàn ông, hầu hết các toa đều có 30 viên Winman (tốn hơn 1 triệu đồng cho sản phẩm này).
3-5 triệu đồng/toa thuốc
Sáng 24/9/2014, tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân thuộc khu Kỹ thuật cao (thường gọi là Khu Chất lượng cao như đã nói bên trên, rất sang trọng), bà Lê Thị Nghiệp (56 tuổi, ngụ tại Bình Dương) không tin vào tai mình khi nhân viên bán thuốc kêu đóng hơn 4,6 triệu đồng. Bà buột miệng kêu: “Gì mà dữ vậy?”.
Lưỡng lự một lúc, bà Nghiệp nói: “Lấy chừng 1 triệu đồng thôi, tôi không đủ tiền”. Nhân viên bán thuốc khuyên: “Bác sĩ cho bà rất nhiều thuốc, lấy 1 triệu đồng sao đủ uống”.
Vét sạch túi, bà Nghiệp chỉ đủ tiền mua nửa toa thuốc. Đơn thuốc của bà Nghiệp cũng do bác sĩ Minh Nhật kê và chuẩn đoán bà bị “viêm dạ dày cấp khác”, trong đơn có 7 loại thuốc, uống trong ba tuần, trung bình mỗi ngày bà Nghiệp phải uống 17 viên thuốc.
Ngày 25/9, vẫn tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân khu Kỹ thuật cao, các phóng viên gặp ông Trần Trung (49 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) đang trầm ngâm trước toa thuốc quá đắt tiền.
Ông Trung được bác sĩ Nguyễn Văn Hùng chuẩn đoán “viêm dạ dày cấp khác”, kê toa 6 loại thuốc với giá 4,8 triệu đồng.
Sáng 24/9/2014, tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân thuộc khu Kỹ thuật cao (thường gọi là Khu Chất lượng cao như đã nói bên trên, rất sang trọng), bà Lê Thị Nghiệp (56 tuổi, ngụ tại Bình Dương) không tin vào tai mình khi nhân viên bán thuốc kêu đóng hơn 4,6 triệu đồng. Bà buột miệng kêu: “Gì mà dữ vậy?”.
Lưỡng lự một lúc, bà Nghiệp nói: “Lấy chừng 1 triệu đồng thôi, tôi không đủ tiền”. Nhân viên bán thuốc khuyên: “Bác sĩ cho bà rất nhiều thuốc, lấy 1 triệu đồng sao đủ uống”.
Vét sạch túi, bà Nghiệp chỉ đủ tiền mua nửa toa thuốc. Đơn thuốc của bà Nghiệp cũng do bác sĩ Minh Nhật kê và chuẩn đoán bà bị “viêm dạ dày cấp khác”, trong đơn có 7 loại thuốc, uống trong ba tuần, trung bình mỗi ngày bà Nghiệp phải uống 17 viên thuốc.
Ngày 25/9, vẫn tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân khu Kỹ thuật cao, các phóng viên gặp ông Trần Trung (49 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) đang trầm ngâm trước toa thuốc quá đắt tiền.
Ông Trung được bác sĩ Nguyễn Văn Hùng chuẩn đoán “viêm dạ dày cấp khác”, kê toa 6 loại thuốc với giá 4,8 triệu đồng.
Ông Trung tâm sự: “Nghe nói Bệnh viện Bình Dân có nhiều bác sĩ giỏi nên tôi không ngại đường xa đến đây khám bệnh. Không ngờ bác sĩ cho thuốc quá mắc, lương giáo viên của tôi không đủ tiền để mua”.
Tương tự, khi nghe gọi tên đóng gần 5,3 triệu đồng tiền thuốc, anh Nguyễn Văn Chương (38 tuổi, người Quảng Ngãi) thẫn thờ xin lấy lại toa vì không đủ tiền mua.
Bác sĩ Hùng chuẩn đoán anh Chương bị “viêm dạ dày cấp và sỏi thận”, kê toa cho 7 loại thuốc uống trong ba tuần. Trong đó có 7 loại bác sĩ kê 84 viên (tổng cộng 588 viên) và một loại là 42 chai Biocid MH 100ml (ngày uống một chai).
Theo anh Chương, anh là công nhân làm cửa nhôm kính, trị giá toa thuốc này gần bằng tháng lương của anh.
Tương tự, khi nghe gọi tên đóng gần 5,3 triệu đồng tiền thuốc, anh Nguyễn Văn Chương (38 tuổi, người Quảng Ngãi) thẫn thờ xin lấy lại toa vì không đủ tiền mua.
Bác sĩ Hùng chuẩn đoán anh Chương bị “viêm dạ dày cấp và sỏi thận”, kê toa cho 7 loại thuốc uống trong ba tuần. Trong đó có 7 loại bác sĩ kê 84 viên (tổng cộng 588 viên) và một loại là 42 chai Biocid MH 100ml (ngày uống một chai).
Theo anh Chương, anh là công nhân làm cửa nhôm kính, trị giá toa thuốc này gần bằng tháng lương của anh.
Yêu cầu giải trình và bình toa thuốc
Các phóng viên đưa gần 20 toa thuốc của bác sĩ Hùng và bác sĩ Nhật cho lãnh đạo Bệnh viện Bình Dân là TS.BS Trần Vĩnh Hưng (giám đốc) và PGS.TS Vũ Lê Chuyên (phó giám đốc).
Cả hai bác sĩ lãnh đạo bệnh viện đều nhìn nhận nhiều toa thuốc của hai bác sĩ này có “kê thuốc thừa” (cho thuốc không cần thiết), cho thuốc dài ngày, nhiều loại mắc tiền và có thuốc cho chưa phù hợp với chuẩn đoán.
Các phóng viên đưa gần 20 toa thuốc của bác sĩ Hùng và bác sĩ Nhật cho lãnh đạo Bệnh viện Bình Dân là TS.BS Trần Vĩnh Hưng (giám đốc) và PGS.TS Vũ Lê Chuyên (phó giám đốc).
Cả hai bác sĩ lãnh đạo bệnh viện đều nhìn nhận nhiều toa thuốc của hai bác sĩ này có “kê thuốc thừa” (cho thuốc không cần thiết), cho thuốc dài ngày, nhiều loại mắc tiền và có thuốc cho chưa phù hợp với chuẩn đoán.
Bác sĩ giám đốc Hưng còn khẳng định việc bác sĩ Nhật kê thuốc thực phẩm chức năng là sai quy định. Theo bác sĩ Hưng, bệnh viện sẽ yêu cầu các bác sĩ này giải trình và sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Đồng thời, ban lãnh đạo sẽ đưa các toa thuốc này ra Hội đồng khoa học bệnh viện để các giáo sư đầu ngành của bệnh viện bình toa, kết luận đúng hay sai. Trước mắt, ban giám đốc sẽ thông báo việc này trong cuộc họp giao ban toàn bệnh viện.
“Để xảy ra những chuyện như bệnh nhân phản ảnh là lỗi của ban giám đốc, và đặc biệt là tôi xin nhận khuyết điểm vì quản lý bệnh viện chưa tốt” – bác sĩ Hưng thẳng thắn nhận trách nhiệm.
PGS.TS Vũ Lê Chuyên cũng nhìn nhận bệnh viện chưa rốt ráo bình toa thuốc ở khu khám bệnh có thu phí (khu kỹ thuật cao), nên còn để sót, để lọt các toa thuốc chưa hợp lý.
Trong khi đó, giải thích việc kê toa thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý, bác sĩ Minh Nhật cho rằng, do bệnh nhân than phiền về “chuyện ấy” nên ông mới cho. Khi phóng viên hỏi có phải ông kê toa thực phẩm chức năng để nhận “hoa hồng” không? Ông Nhật trả lời “không có chuyện nhận tiền”.
Riêng ông Hùng thì nói các toa thuốc ông kê cho bệnh nhân là đúng và hợp lý, ông có kinh nghiệm làm việc 30 năm trong lãnh vực tiêu hóa.
PGS.TS Vũ Lê Chuyên cũng nhìn nhận bệnh viện chưa rốt ráo bình toa thuốc ở khu khám bệnh có thu phí (khu kỹ thuật cao), nên còn để sót, để lọt các toa thuốc chưa hợp lý.
Trong khi đó, giải thích việc kê toa thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý, bác sĩ Minh Nhật cho rằng, do bệnh nhân than phiền về “chuyện ấy” nên ông mới cho. Khi phóng viên hỏi có phải ông kê toa thực phẩm chức năng để nhận “hoa hồng” không? Ông Nhật trả lời “không có chuyện nhận tiền”.
Riêng ông Hùng thì nói các toa thuốc ông kê cho bệnh nhân là đúng và hợp lý, ông có kinh nghiệm làm việc 30 năm trong lãnh vực tiêu hóa.
Về việc cho toa thuốc quá mắc tiền và dài ngày, ông Hùng nói: “Tôi không ép bệnh nhân. Mua bao nhiêu thuốc, bao nhiêu tuần là do bệnh nhân quyết định. Có người nói cho thuốc 10 ngày thì tôi cho 10 ngày. Có người nói hai tuần, ba tuần thì tôi cho 2-3 tuần. Thường bệnh nhân có tiền mới qua khu kỹ thuật cao khám”.
“Kê thuốc kiểu này khổ cho bệnh nhân quá!”
Một chuyên gia trong lãnh vực tiêu hóa (xin giấu tên) có kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh lý dạ dày hiện đang làm tại một bệnh viện công ở Sài Gòn thốt lên như vậy khi xem các toa thuốc các phóng viên đưa ra.
Theo bác sĩ này, nhiều toa thuốc điều trị dạ dày được chỉ định với liều cao gấp 2-3 lần bình thường và dùng tới 2-3 loại kháng sinh thế hệ mới nhất trong một toa. Có toa còn thêm các loại thuốc bổ mắc tiền nhưng lại không có tác dụng gì trong điều trị bệnh.
Một chuyên gia trong lãnh vực tiêu hóa (xin giấu tên) có kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh lý dạ dày hiện đang làm tại một bệnh viện công ở Sài Gòn thốt lên như vậy khi xem các toa thuốc các phóng viên đưa ra.
Theo bác sĩ này, nhiều toa thuốc điều trị dạ dày được chỉ định với liều cao gấp 2-3 lần bình thường và dùng tới 2-3 loại kháng sinh thế hệ mới nhất trong một toa. Có toa còn thêm các loại thuốc bổ mắc tiền nhưng lại không có tác dụng gì trong điều trị bệnh.
Vị bác sĩ này phân tích, thuốc Gasgood 40mg (điều trị viêm loét dạ dày) với liều thông thường 1 viên/ngày, hãn hữu lắm mới dùng 2 viên/ngày, nhưng bác sĩ Hùng cho 3 viên/ngày là quá cao.
“Chưa bao giờ tôi phải dùng đến liều này trong điều trị viêm dạ dày thông thường, trừ trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng” – bác sĩ này nói.
“Chưa bao giờ tôi phải dùng đến liều này trong điều trị viêm dạ dày thông thường, trừ trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng” – bác sĩ này nói.
Phẫn nộ việc kê toa thuốc “khủng”
Có gần 200 ý kiến của độc giả phẫn nộ về việc bác sĩ kê toa thuốc “khủng”. Đa số độc giả cho rằng cách kê toa thuốc này thiếu cái tâm của thầy thuốc và “móc túi” người bệnh.
Có gần 200 ý kiến của độc giả phẫn nộ về việc bác sĩ kê toa thuốc “khủng”. Đa số độc giả cho rằng cách kê toa thuốc này thiếu cái tâm của thầy thuốc và “móc túi” người bệnh.
- Cay đắng:
Nghe bác sĩ Nguyễn Văn Hùng trả lời mà cay đắng! Bác sĩ bảo người bệnh yêu cầu cho thuốc bao nhiêu ngày là bác sĩ kê toa bấy nhiêu ngày. Người bệnh đến bệnh viện, nhất là các bệnh viện lớn thì trông cậy hoàn toàn vào bác sĩ. Việc khám và cho toa thuốc như thế nào là quyền của bác sĩ, người bệnh đâu dám cãi hay làm khác được.
Người lao động nghèo, cầm toa thuốc trị giá cả một tháng lương ròng thì “đắng lòng” lắm bác sĩ ơi!
Sự việc xảy ra hằng ngày mà sao bệnh viện chẳng ai quan tâm, đến khi người bệnh và báo chí đặt vấn đề thì mới họp, mới “bình toa”, vậy biết bao giờ mới có hướng xử lý cho dân nhờ? – Thư Lê.
- Tội cho dân nghèo:
Tại sao nhiều bác sĩ chỉ thích công tác tại các khoa khám bệnh và lâm sàng, họ không chịu làm việc ở các khoa cận lâm sàng. Có phải được khám bệnh, mỗi tháng họ sẽ nhận được hoa hồng từ các công ty dược phẩm? Một đơn thuốc có 5-6 loại thuốc, trong đó có ít nhất 1-2 loại hỗ trợ (không có cũng không sao, nhưng đa số người bệnh đều mua vì đây là thuốc do bác sĩ chỉ định). Đến khi người bệnh không đủ tiền trả thì nhà thuốc mới cắt bỏ những khoản thuốc hỗ trợ này.
Chỉ tội cho các bệnh nhân nghèo, vùng sâu vùng xa. Tát một ao cá nuôi trong năm tháng vẫn không đủ mua một đơn thuốc trị bệnh. – Thanh Liêm.
Nghe bác sĩ Nguyễn Văn Hùng trả lời mà cay đắng! Bác sĩ bảo người bệnh yêu cầu cho thuốc bao nhiêu ngày là bác sĩ kê toa bấy nhiêu ngày. Người bệnh đến bệnh viện, nhất là các bệnh viện lớn thì trông cậy hoàn toàn vào bác sĩ. Việc khám và cho toa thuốc như thế nào là quyền của bác sĩ, người bệnh đâu dám cãi hay làm khác được.
Người lao động nghèo, cầm toa thuốc trị giá cả một tháng lương ròng thì “đắng lòng” lắm bác sĩ ơi!
Sự việc xảy ra hằng ngày mà sao bệnh viện chẳng ai quan tâm, đến khi người bệnh và báo chí đặt vấn đề thì mới họp, mới “bình toa”, vậy biết bao giờ mới có hướng xử lý cho dân nhờ? – Thư Lê.
- Tội cho dân nghèo:
Tại sao nhiều bác sĩ chỉ thích công tác tại các khoa khám bệnh và lâm sàng, họ không chịu làm việc ở các khoa cận lâm sàng. Có phải được khám bệnh, mỗi tháng họ sẽ nhận được hoa hồng từ các công ty dược phẩm? Một đơn thuốc có 5-6 loại thuốc, trong đó có ít nhất 1-2 loại hỗ trợ (không có cũng không sao, nhưng đa số người bệnh đều mua vì đây là thuốc do bác sĩ chỉ định). Đến khi người bệnh không đủ tiền trả thì nhà thuốc mới cắt bỏ những khoản thuốc hỗ trợ này.
Chỉ tội cho các bệnh nhân nghèo, vùng sâu vùng xa. Tát một ao cá nuôi trong năm tháng vẫn không đủ mua một đơn thuốc trị bệnh. – Thanh Liêm.
– Mất niềm tin:
Nhiều người nói rằng đi khám và chữa bệnh bây giờ cứ như chơi trò hên xui may rủi vậy. May mắn gặp được bác sĩ có lương tâm và có tầm thì bệnh sẽ khỏi, tiền không tốn nhiều. Còn chẳng may gặp phải những bác sĩ kiểu như bài báo nêu trên thì ôi thôi, vừa tốn tiền mà không khéo bệnh lại nặng thêm.
Đi khám dịch vụ mất tiền lại bị cho đủ loại thuốc linh tinh, nếu không chấn chỉnh thì thật tình là mất niềm tin với hai chữ lương y. – Hoàng Lan.
Nhiều người nói rằng đi khám và chữa bệnh bây giờ cứ như chơi trò hên xui may rủi vậy. May mắn gặp được bác sĩ có lương tâm và có tầm thì bệnh sẽ khỏi, tiền không tốn nhiều. Còn chẳng may gặp phải những bác sĩ kiểu như bài báo nêu trên thì ôi thôi, vừa tốn tiền mà không khéo bệnh lại nặng thêm.
Đi khám dịch vụ mất tiền lại bị cho đủ loại thuốc linh tinh, nếu không chấn chỉnh thì thật tình là mất niềm tin với hai chữ lương y. – Hoàng Lan.
– Có hoa hồng không?
Cần làm rõ mối quan hệ có hay không chuyện bắt tay giữa công ty dược, bệnh viện và bác sĩ kê toa liên quan đến đấu thầu, kê toa hưởng hoa hồng.
Đã có thông tin có những khoản hoa hồng 30-40%, có khi lên đến 50% giá bán thuốc, ví dụ một viên thuốc A giá bán 15.000 đồng/viên, tiền kê toa công ty dược chi hoa hồng 6.000-7.500 đồng/viên. Số tiền này lấy từ người bệnh chứ ở đâu! – Hà Đình Huy.
Cần làm rõ mối quan hệ có hay không chuyện bắt tay giữa công ty dược, bệnh viện và bác sĩ kê toa liên quan đến đấu thầu, kê toa hưởng hoa hồng.
Đã có thông tin có những khoản hoa hồng 30-40%, có khi lên đến 50% giá bán thuốc, ví dụ một viên thuốc A giá bán 15.000 đồng/viên, tiền kê toa công ty dược chi hoa hồng 6.000-7.500 đồng/viên. Số tiền này lấy từ người bệnh chứ ở đâu! – Hà Đình Huy.
– Cần chấn chỉnh:
Đề nghị giám đốc Bệnh viện Bình Dân kiểm tra, sát hạch lại những bác sĩ nào tay nghề kém, có kiểu kê toa thế này thì cho chuyển công tác. Bệnh viện này là bệnh viện lớn của Sài Gòn, cần phải có những bác sĩ giỏi thật sự và có lương tâm.
Người dân chúng tôi lặn lội từ phương xa đến đây khám chữa bệnh cũng chỉ vì một lý do là nghĩ bác sĩ ở đây giỏi. Nếu cứ để tình trạng “tiền mất, tật mang” thì khổ cho dân chúng tôi lắm. – Tô Kim Long.
Đề nghị giám đốc Bệnh viện Bình Dân kiểm tra, sát hạch lại những bác sĩ nào tay nghề kém, có kiểu kê toa thế này thì cho chuyển công tác. Bệnh viện này là bệnh viện lớn của Sài Gòn, cần phải có những bác sĩ giỏi thật sự và có lương tâm.
Người dân chúng tôi lặn lội từ phương xa đến đây khám chữa bệnh cũng chỉ vì một lý do là nghĩ bác sĩ ở đây giỏi. Nếu cứ để tình trạng “tiền mất, tật mang” thì khổ cho dân chúng tôi lắm. – Tô Kim Long.
- Phải xử lý nghiêm:
Sở Y tế cần kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp kê toa thuốc “khủng” này. Bác sĩ mà nói như người tiếp thị thuốc. Bác sĩ phải biết với tình trạng bệnh như vậy thì bệnh nhân phải uống thuốc gì và trong bao lâu, chứ sao lại nói bệnh nhân muốn mua mấy ngày thì cho toa theo yêu cầu của bệnh nhân. Thật không đáng “lương y như từ mẫu” chút nào! – Hồng Phúc.
Sở Y tế cần kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp kê toa thuốc “khủng” này. Bác sĩ mà nói như người tiếp thị thuốc. Bác sĩ phải biết với tình trạng bệnh như vậy thì bệnh nhân phải uống thuốc gì và trong bao lâu, chứ sao lại nói bệnh nhân muốn mua mấy ngày thì cho toa theo yêu cầu của bệnh nhân. Thật không đáng “lương y như từ mẫu” chút nào! – Hồng Phúc.
Tin giờ chót
Ngày 10/10/2014, Bệnh viện Bình Dân ra thông báo, rằng bệnh viện đã điều tra, hai bác sĩ Nguyễn Bá Minh Nhật và Nguyễn Văn Hùng đã xin lỗi và ban lãnh đạo bệnh viện đã tạm thời ra lệnh cấm hai bác sĩ này khám bệnh tại Bệnh viện Bình Dân để chờ Sở Y tế Sài Gòn có biện pháp xử lý, áp dụng kỷ luật.
Ngày 10/10/2014, Bệnh viện Bình Dân ra thông báo, rằng bệnh viện đã điều tra, hai bác sĩ Nguyễn Bá Minh Nhật và Nguyễn Văn Hùng đã xin lỗi và ban lãnh đạo bệnh viện đã tạm thời ra lệnh cấm hai bác sĩ này khám bệnh tại Bệnh viện Bình Dân để chờ Sở Y tế Sài Gòn có biện pháp xử lý, áp dụng kỷ luật.
Đoàn dự ghi chép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét