Hãy khoan tìm chủ thể để chụp hình và nên học cách nhìn!
Đã có nhiều trường hợp những người mua dàn máy ảnh và ống kính mắc tiền. Yes, những tấm hình họ chụp cũng “đẹp” - nhưng cái đẹp đó thường chỉ bao gồm phần kỹ thuật (rõ nét, hình sáng, chi tiết nhiều…). Điều thiếu sót đáng kể nhất trong những tấm ảnh đó là phần mỹ thuật. Để giúp bạn chụp được những tấm ảnh (tương đối) có “hồn” hơn, sau đây là một số cách thức bạn có thể làm theo và thực hành.
1. Tìm sự tái diễn và nhịp điệu
Tìm những gì có nhiều hơn 1 (lặp lại nhiều lần) - không đơn điệu. Hoặc làm ngược lại, và đi kiếm những gì hoàn toàn cô lập từ môi trường xung quanh.
2. Quan sát những màu sắc.
Tìm những màu sặc sỡ. Hoặc làm ngược hẳn: tìm những gì hoàn toàn thiếu màu, hay chụp theo thể loại trắng đen (B&W)
3. Quan sát ánh sáng
Khi bạn thấy khung cảnh có ánh sáng đẹp, hầu như mọi thứ bạn muốn chụp cũng sẽ đẹp. Chụp những tấm ảnh có bóng đen, hoặc sự phản chiếu, hoặc những tia sáng rọi qua vật gì, hoặc làm ngược hẳn - chụp những vật trong bóng tối (dùng đèn nhân tạo).
4. Quan sát cảm xúc và cử chỉ
Nếu bạn chụp người, đây là những yếu tố bạn nên để ý. Có phải họ đang biểu hiện niềm vui? Nỗi buồn? Có phải họ nhìn như đang suy tư? Hoặc họ chỉ nhìn giống một người hơi bực mình vì có máy ảnh đang chĩa vào họ?
5. Quan sát kết cấu, hình thể, và mẫu hình
Những ảnh trắng đen tuyệt vời đạt được kết quả này, vì loại ảnh B&W bắt buộc người chụp ảnh phải quan sát để “thấy” được những kết cấu, hình thể và sự tương phản mạnh.
6. Tìm sự tương phản
Tìm một vật gì nổi bật hơn phần còn lại trong khung ảnh. Trong bức ảnh của bạn, dùng tiêu cự rộng nhất của ống kính zoom (hoặc dùng một ống kính wide angle) và bước tới gần để có “áp phê” như mong muốn. Tìm sự tương phản của tất cả những yếu tố nói trên: màu sắc giữa xám xịt, tia sáng trong bóng tối, và v.v... Nếu bạn muốn chụp người, thử đặt “người mẫu” của bạn trong một nơi mà họ có thể “nổi bật”.
7. Tìm những gì không “cliché” - Lặp lại!
Quan sát bất cứ điều gì có thể thu hút người xem mà không phải là một chủ đề theo truyền thống (nhàm!!) Trên con đường đi tìm thể loại thích hợp cho bạn, có lẽ bạn sẽ quay về chụp lại ảnh những chủ thể. Không sao. Nếu tìm được những gì không phải là chủ thể sẽ làm nhiếp ảnh của bạn tiến bộ rất nhiều. Những lý thuyết đơn giản này, vẫn còn có thể giúp bạn nhìn “thế giới” bằng một cách nhìn khác.
1. Tìm sự tái diễn và nhịp điệu
Tìm những gì có nhiều hơn 1 (lặp lại nhiều lần) - không đơn điệu. Hoặc làm ngược lại, và đi kiếm những gì hoàn toàn cô lập từ môi trường xung quanh.
2. Quan sát những màu sắc.
Tìm những màu sặc sỡ. Hoặc làm ngược hẳn: tìm những gì hoàn toàn thiếu màu, hay chụp theo thể loại trắng đen (B&W)
3. Quan sát ánh sáng
Khi bạn thấy khung cảnh có ánh sáng đẹp, hầu như mọi thứ bạn muốn chụp cũng sẽ đẹp. Chụp những tấm ảnh có bóng đen, hoặc sự phản chiếu, hoặc những tia sáng rọi qua vật gì, hoặc làm ngược hẳn - chụp những vật trong bóng tối (dùng đèn nhân tạo).
4. Quan sát cảm xúc và cử chỉ
Nếu bạn chụp người, đây là những yếu tố bạn nên để ý. Có phải họ đang biểu hiện niềm vui? Nỗi buồn? Có phải họ nhìn như đang suy tư? Hoặc họ chỉ nhìn giống một người hơi bực mình vì có máy ảnh đang chĩa vào họ?
5. Quan sát kết cấu, hình thể, và mẫu hình
Những ảnh trắng đen tuyệt vời đạt được kết quả này, vì loại ảnh B&W bắt buộc người chụp ảnh phải quan sát để “thấy” được những kết cấu, hình thể và sự tương phản mạnh.
6. Tìm sự tương phản
Tìm một vật gì nổi bật hơn phần còn lại trong khung ảnh. Trong bức ảnh của bạn, dùng tiêu cự rộng nhất của ống kính zoom (hoặc dùng một ống kính wide angle) và bước tới gần để có “áp phê” như mong muốn. Tìm sự tương phản của tất cả những yếu tố nói trên: màu sắc giữa xám xịt, tia sáng trong bóng tối, và v.v... Nếu bạn muốn chụp người, thử đặt “người mẫu” của bạn trong một nơi mà họ có thể “nổi bật”.
7. Tìm những gì không “cliché” - Lặp lại!
Quan sát bất cứ điều gì có thể thu hút người xem mà không phải là một chủ đề theo truyền thống (nhàm!!) Trên con đường đi tìm thể loại thích hợp cho bạn, có lẽ bạn sẽ quay về chụp lại ảnh những chủ thể. Không sao. Nếu tìm được những gì không phải là chủ thể sẽ làm nhiếp ảnh của bạn tiến bộ rất nhiều. Những lý thuyết đơn giản này, vẫn còn có thể giúp bạn nhìn “thế giới” bằng một cách nhìn khác.
Chuyên đề nhiếp ảnh
Tác giả: Andy Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét