Blogger Điếu Cày được một số cá nhân và đoàn thể người Việt quốc gia ở hải ngoại đón tiếp nồng hậu tại sân bay Los Angeles, ngày 22 tháng 10.
Công luận trong và ngoài Việt Nam có hơi bất ngờ nhưng không ngạc nhiên trước việc nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước thời hạn mãn án tù 12 năm về tội “tuyên truyền chống Nhà nước,” sau khi mãn án tù 3 năm về tội “trốn thuế” mà ai cũng biết chỉ là tội danh giả tạo đề trừng phạt các hoạt động tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam vào năm 2008.
Bất ngờ vì sự phóng thích này được thực hiện âm thầm vào đêm 21/10/2014 mà chính Blogger Điếu Cày cũng không được biết trước, cho đến khi được đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội Bài, Hà Nội, đến Hồng Kông quá cảnh qua Hoa Kỳ mới liên lạc được với thân nhân thì công luận mới biết. Thế nhưng không ai ngạc nhiên, vì đây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam đã hành xử như vậy với các nhà bất đồng chính kiến đấu tranh cho các quyền dân sinh, dân chủ trong nước. Một số điển hình trước đây cũng được phóng thích từ nhà tù, đưa thẳng ra sân bay ra hải ngoại như Gs. Đoàn Viết Hoạt, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Luật sư Cù Hy Hà Vũ v.v.
Vậy thì, cách nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do như thế cho Blogger Điếu Cày cũng như các nhà bất đồng chính kiến trước đấy mang ý nghĩa gì?
Bất ngờ vì sự phóng thích này được thực hiện âm thầm vào đêm 21/10/2014 mà chính Blogger Điếu Cày cũng không được biết trước, cho đến khi được đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội Bài, Hà Nội, đến Hồng Kông quá cảnh qua Hoa Kỳ mới liên lạc được với thân nhân thì công luận mới biết. Thế nhưng không ai ngạc nhiên, vì đây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam đã hành xử như vậy với các nhà bất đồng chính kiến đấu tranh cho các quyền dân sinh, dân chủ trong nước. Một số điển hình trước đây cũng được phóng thích từ nhà tù, đưa thẳng ra sân bay ra hải ngoại như Gs. Đoàn Viết Hoạt, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Luật sư Cù Hy Hà Vũ v.v.
Vậy thì, cách nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do như thế cho Blogger Điếu Cày cũng như các nhà bất đồng chính kiến trước đấy mang ý nghĩa gì?
Theo nhận định của chúng tôi, việc trả tự do trước thời hạn mãn án tù chắc chắn không phải là vì lý do nhân đạo của nhà cầm quyền Việt Nam, mà vì áp lực quốc tế nói chung, nhưng cụ thể, là do sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp, công khai hay bí mật của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng sự can thiệp này chỉ có hiệu quả thực tế khi được coi là một trong những điều kiện trao đổi lợi ích nào đó cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Thật vậy, trong những năm qua, các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số chính phủ phương Tây đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do đích danh cho Blogger Điếu Cày. Tháng 05/2012, chính Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhân ngày Quốc tế Tự do Báo chí, cũng đã tuyên bố: “Chúng ta không được quên những nhà báo như Blogger Điếu Cày.” Nhưng lời tuyên bố này cho đến nay mới có hiệu quả thực tế, vì dường như nó được coi là một trong những điều kiện để Hoa Kỳ giải tỏa lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam mới thành đạt chỉ vài ba tuần trước đây (hôm 2/10/2014) với lý do là đã có một số cải thiện về nhân quyền tại nước này; và phải chăng cũng là để tạo thế thuận lợi trước cuộc đàm phán vẫn chưa ngã ngũ với Hoa Kỳ về thương ước Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)?
Có lẽ vì vậy mà trước thành quả này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã nhanh chóng nói rõ là Washington sẽ chỉ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam khi Hà Nội có thêm những tiến bộ về nhân quyền.
Thế nhưng, ngoài áp lực quốc tế và các cường quốc dân chủ hàng đầu có ảnh hưởng như Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho Blogger Điếu Cày cũng như những các nhà đấu tranh cho dân chủ bị cầm tù trước đây không chỉ dựa trên sự toan tính trao đổi lợi ích, còn là tương kế tựu kế loại trừ các phần tử chống đối chế độ ra khỏi nước theo kế sách “điệu hổ ly sơn.” Vì một khi đưa được những nhà đấu tranh cho dân chủ hàng đầu như Blogger Điếu Cày ra khỏi nước, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa được những “con hổ đấu tranh cho dân chủ” ra khỏi lãnh địa Việt Nam, nơi phát huy sức mạnh đấu tranh manh mẽ, có hiệu quả vốn là mối hiểm nguy cho sinh mạng chính trị của chế độ độc tài toàn trị CSVN. Một khi những “mãnh hổ dân chủ” này đưa ra nước ngoài, tác dụng của các hoạt động đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam của họ sẽ suy yếu đi, không còn là hiểm họa cận kề. Đó là chưa kể họ sẽ bị cô lập và tấn công bởi những người quốc gia chống cộng đa nghi, nhất là đối với những nhà dân chủ gốc cán bộ đảng viên cộng sản hay chỉ là người dân sống lâu năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Trên thực tế,những người đựợc phóng thích từ nhà tù ra thẳng nước ngoài trước Blogger Điếu Cày, đa phần sống tại Hoa Kỳ, đều đã bị những người quốc gia chống cộng đa nghi tố cáo, chụp mũ, lăng nhục như những tên cộng sản giả vờ “phản tỉnh”, trá hình nằm vùng, được nhà cầm quyền CSVN dùng “khổ nhục kế” đưa ra nước ngoài mai phục chờ thời cơ đánh phá các tổ chức cộng đồng, các đảng phái chính trị quốc gia, thi hành Nghị quyết 36 của đảng CSVN v.v. Chính hiện tượng này đã hạn chế hiệu quả của các hoạt động đấu tranh cho dân chủ Việt Nam của những nhà dân chủ bị bắt cầm tù trong nước sau khi được đưa ra nước ngoài. Dầu muốn dầu không các nhà dân chủ này đã bị đẩy đưa vào thế liệt kháng phần nào. Tất nhiên hiện tượng này không nhất thiết phản ảnh nhận thức, quan điểm và thái độ, hành động của đa số những người Việt quốc gia chân chính ở hải ngoại, chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, chống cộng vì lòng yêu nước, chứ không chống cộng chỉ vì lòng căm thù Việt cộng. Thế nhưng đây lại là một thực tế đáng lo ngại đã xẩy ra, gây bất lợi cho sự nghiệp chống cộng chung vì mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam.
Giờ đây Blogger Điếu Cày đã thoát khỏi nhà tù của chế độ độc tài toàn trị CS trong nước, được hít thở bầu không khí tự do sau những năm tháng tù đầy (6 năm 6 tháng), được một số cá nhân và đoàn thể người Việt quốc gia ở hải ngoại đón tiếp nồng hậu tại sân bay Los Angeles hôm 22 tháng 10 vừa qua và những ngày sau đó. Mặc dù Blogger Điếu Cày đã có những lời tuyên bố kiên định lập trường đầy khí thế khi tiếp xúc với những người ra chào đón ông, rằng: “Việc tôi ra đi cũng để đấu tranh cho ngày trở về, đây không phải là cuộc đấu tranh cho riêng cá nhân tôi mà còn cho tất cả chúng ta. Vì sao? Vì lẽ tôi không phải tự ý muốn ra đi, mà là do tôi bị trục xuất.”
Thật vậy, trong những năm qua, các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số chính phủ phương Tây đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do đích danh cho Blogger Điếu Cày. Tháng 05/2012, chính Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhân ngày Quốc tế Tự do Báo chí, cũng đã tuyên bố: “Chúng ta không được quên những nhà báo như Blogger Điếu Cày.” Nhưng lời tuyên bố này cho đến nay mới có hiệu quả thực tế, vì dường như nó được coi là một trong những điều kiện để Hoa Kỳ giải tỏa lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam mới thành đạt chỉ vài ba tuần trước đây (hôm 2/10/2014) với lý do là đã có một số cải thiện về nhân quyền tại nước này; và phải chăng cũng là để tạo thế thuận lợi trước cuộc đàm phán vẫn chưa ngã ngũ với Hoa Kỳ về thương ước Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)?
Có lẽ vì vậy mà trước thành quả này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã nhanh chóng nói rõ là Washington sẽ chỉ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam khi Hà Nội có thêm những tiến bộ về nhân quyền.
Thế nhưng, ngoài áp lực quốc tế và các cường quốc dân chủ hàng đầu có ảnh hưởng như Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho Blogger Điếu Cày cũng như những các nhà đấu tranh cho dân chủ bị cầm tù trước đây không chỉ dựa trên sự toan tính trao đổi lợi ích, còn là tương kế tựu kế loại trừ các phần tử chống đối chế độ ra khỏi nước theo kế sách “điệu hổ ly sơn.” Vì một khi đưa được những nhà đấu tranh cho dân chủ hàng đầu như Blogger Điếu Cày ra khỏi nước, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa được những “con hổ đấu tranh cho dân chủ” ra khỏi lãnh địa Việt Nam, nơi phát huy sức mạnh đấu tranh manh mẽ, có hiệu quả vốn là mối hiểm nguy cho sinh mạng chính trị của chế độ độc tài toàn trị CSVN. Một khi những “mãnh hổ dân chủ” này đưa ra nước ngoài, tác dụng của các hoạt động đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam của họ sẽ suy yếu đi, không còn là hiểm họa cận kề. Đó là chưa kể họ sẽ bị cô lập và tấn công bởi những người quốc gia chống cộng đa nghi, nhất là đối với những nhà dân chủ gốc cán bộ đảng viên cộng sản hay chỉ là người dân sống lâu năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Trên thực tế,những người đựợc phóng thích từ nhà tù ra thẳng nước ngoài trước Blogger Điếu Cày, đa phần sống tại Hoa Kỳ, đều đã bị những người quốc gia chống cộng đa nghi tố cáo, chụp mũ, lăng nhục như những tên cộng sản giả vờ “phản tỉnh”, trá hình nằm vùng, được nhà cầm quyền CSVN dùng “khổ nhục kế” đưa ra nước ngoài mai phục chờ thời cơ đánh phá các tổ chức cộng đồng, các đảng phái chính trị quốc gia, thi hành Nghị quyết 36 của đảng CSVN v.v. Chính hiện tượng này đã hạn chế hiệu quả của các hoạt động đấu tranh cho dân chủ Việt Nam của những nhà dân chủ bị bắt cầm tù trong nước sau khi được đưa ra nước ngoài. Dầu muốn dầu không các nhà dân chủ này đã bị đẩy đưa vào thế liệt kháng phần nào. Tất nhiên hiện tượng này không nhất thiết phản ảnh nhận thức, quan điểm và thái độ, hành động của đa số những người Việt quốc gia chân chính ở hải ngoại, chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, chống cộng vì lòng yêu nước, chứ không chống cộng chỉ vì lòng căm thù Việt cộng. Thế nhưng đây lại là một thực tế đáng lo ngại đã xẩy ra, gây bất lợi cho sự nghiệp chống cộng chung vì mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam.
Giờ đây Blogger Điếu Cày đã thoát khỏi nhà tù của chế độ độc tài toàn trị CS trong nước, được hít thở bầu không khí tự do sau những năm tháng tù đầy (6 năm 6 tháng), được một số cá nhân và đoàn thể người Việt quốc gia ở hải ngoại đón tiếp nồng hậu tại sân bay Los Angeles hôm 22 tháng 10 vừa qua và những ngày sau đó. Mặc dù Blogger Điếu Cày đã có những lời tuyên bố kiên định lập trường đầy khí thế khi tiếp xúc với những người ra chào đón ông, rằng: “Việc tôi ra đi cũng để đấu tranh cho ngày trở về, đây không phải là cuộc đấu tranh cho riêng cá nhân tôi mà còn cho tất cả chúng ta. Vì sao? Vì lẽ tôi không phải tự ý muốn ra đi, mà là do tôi bị trục xuất.”
Thế nhưng những người quan tâm lo lắng tự hỏi, rồi đây sau khi ổn định sức khỏe và cuộc sống, liệu Blogger Điếu Cày, một “mãnh hổ đấu tranh cho dân chủ Việt Nam” ở trong nước sẽ có còn là “mãnh hổ đấu tranh cho dân chủ Việt Nam” ở hải ngoại hay không?
Câu trả lời về mặt chủ quan xin dành cho Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Về mặt khách quan, câu trả lời này không chỉ tùy thuộc vào cá nhân Blogger Điếu Cày, mà còn tùy thuộc vào môi trường đấu tranh hải ngoại. Vì vậy câu hỏi thứ hai được đặt ra: Liệu Blogger Điếu Cày có tránh được số phận và tư thế đấu tranh bất lợi như những nhà dân chủ từng được trả tự do từ nhà tù trước thời hạn, đi thẳng ra ngoại quốc hay không? Câu trả lời xin dành cho những người quốc gia chống cộng vốn đa nghi ở hải ngoại.
Câu trả lời về mặt chủ quan xin dành cho Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Về mặt khách quan, câu trả lời này không chỉ tùy thuộc vào cá nhân Blogger Điếu Cày, mà còn tùy thuộc vào môi trường đấu tranh hải ngoại. Vì vậy câu hỏi thứ hai được đặt ra: Liệu Blogger Điếu Cày có tránh được số phận và tư thế đấu tranh bất lợi như những nhà dân chủ từng được trả tự do từ nhà tù trước thời hạn, đi thẳng ra ngoại quốc hay không? Câu trả lời xin dành cho những người quốc gia chống cộng vốn đa nghi ở hải ngoại.
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét