Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Bắt Anh Ba Sàm là ‘trái pháp luật’

Luật gia Trịnh Hữu Long/  
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt hồi tháng Năm năm nay
 Xét trên cả bình diện pháp luật nội địa lẫn quốc tế, việc bắt và giam giữ blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy là hoàn toàn tùy tiện và trái pháp luật.

Quy trình tố tụng sai từ đầu 

Vụ án Anh Ba Sàm mở màn ngày 5/5 với việc bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh và sau đó là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, quyết định bắt khẩn cấp khác với quyết định bắt thông thường ở chỗ nó không cần sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp trước khi thi hành. Việc phê chuẩn sẽ được tiến hành sau khi bắt người, trong vòng 12 tiếng kể từ khi Viện Kiểm sát nhận được đề nghị phê chuẩn từ cơ quan điều tra.

Quy định này trao cho cơ quan điều tra quyền hành động ngay lập tức, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào, và hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin.

Tuy nhiên, quyết định bắt giữ khẩn cấp này của Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) lại không nằm trong bất cứ trường hợp nào được phép bắt khẩn cấp theo quy định tại Điều 81, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.

Theo đó, việc bắt khẩn cấp chỉ được tiến hành trong trường hợp (i) khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (ii) khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; và (iii) khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Cả ba trường hợp nêu trên đều dễ dàng bị loại bỏ, bởi Điều 258, Bộ luật Hình sự không thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không có người bị hại nào hoặc người nào có mặt tại nhà và văn phòng của ông Vinh và bà Thúy trông thấy họ đang thực hiện tội phạm gì, và cơ quan điều tra không chứng minh được dấu vết tội phạm gì ở người hoặc chỗ ở của hai người này. Bằng chứng là theo Bản Kết luận điều tra số 14/KLĐT ngày 30/10, tất cả các đồ vật thu giữ được tại nhà và văn phòng của họ đều được kết luận là “không liên quan trực tiếp đến vụ án”.

Việc sai phạm ngay từ khâu bắt giữ dẫn đến sai phạm của toàn bộ quy trình tố tụng sau đó.

Vi phạm quyền bí mật thông tin cá nhân 

Bản Kết luận điều tra còn trực tiếp tiết lộ phương pháp thu thập chứng cứ trái pháp luật của cơ quan công an, mà những chứng cứ này lại được dùng làm cơ sở để ra quyết định bắt khẩn cấp đối với ông Vinh và bà Thúy.

Điều đó được thể hiện rõ ngay trang 1 của bản Kết luận điều tra, trình bày rằng vụ án đã được bắt đầu từ ngày 01/4 khi Cục Bảo vệ Chính trị 6 – Tổng cục An ninh I – Bộ Công an gửi Công văn cho Cơ quan An ninh Điều tra, cung cấp dữ liệu theo dõi hai thuê bao Internet (đăng ký với nhà mạng VDC và FPT) của ông Vinh và bà Thúy, với kết luận “thường xuyên đăng tải trên Internet các bài viết có dấu hiệu xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. 
Điều này không khỏi khiến những ai quan tâm đặt ra một số câu hỏi: Liệu công an có được phép theo dõi và sao chép dữ liệu truy xuất Internet của người dùng hay không? Nếu công an muốn theo dõi và sao chép dữ liệu đó thì nhà mạng có nghĩa vụ cung cấp hay không? Và nhà mạng có được phép cung cấp dữ liệu của khách hàng cho công an hay không?

Một số người khác sẽ liên tưởng đến một chi tiết tuy nhỏ mà không nhỏ trong các vụ án ở phương Tây: Cảnh sát chỉ được phép nghe trộm điện thoại của công dân khi được tòa án cho phép.

Đối với pháp luật Việt Nam, câu trả lời có thể dễ dàng được tìm thấy tại Điều 38, Bộ luật Dân sự về quyền bí mật đời tư, theo đó, “thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.

Điều 72 của Luật Công nghệ thông tin cũng nghiêm cấm việc xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.

Tuy vậy, một số người có thể trích dẫn chính Điều 38, Bộ luật Dân sự để phản bác, rằng việc kiểm soát thư tín và thông tin điện tử vẫn có thể tiến hành theo quy định của pháp luật VÀ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy nhưng quy định đó là quy định nào và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là quyết định nào thì bản Kết luận điều tra hoàn toàn không nhắc tới.

Nếu thực sự Bộ Công an được trao thẩm quyền theo dõi dữ liệu thuê bao Internet, và thực sự có quyết định của một cơ quan nào đó cho phép họ theo dõi thuê bao của ông Vinh và bà Thúy thì lại phải đặt một dấu hỏi lớn về tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý của các văn bản đó.

Cần lưu ý rằng, cho đến nay, hai văn bản trực tiếp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an là Nghị định số 77/2009/NĐ-CP và số 21/2014/NĐ-CP đều không được tìm thấy trên hệ thống công báo cũng như các website tra cứu văn bản pháp luật. Một số nguồn tin nói rằng chúng được đóng dấu Mật và không được phép công khai.

Bắt giữ tùy tiện 

Dưới lăng kính pháp luật quốc tế về nhân quyền, hành vi bắt và giam giữ ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy là sự vi phạm đối với quyền tự do thân thể của họ và được định nghĩa là hành vi bắt giữ tùy tiện.

Các Điều 9 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều khẳng định “không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách tùy tiện”.

Việt Nam là thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc và đã ký kết, tham gia các văn kiện mang tính chất nền tảng và trụ cột này của luật nhân quyền quốc tế.

Quy định khá khái quát của hai văn kiện nêu trên, trong một nền pháp trị bình thường và với sự độc lập của hệ thống tư pháp, bao giờ cũng được giải thích và thực thi gần với công lý xã hội nhất, tiệm cận nhất có thể với điểm cân bằng giữa quyền của các cá nhân và sự an toàn của xã hội.

Vào năm 2000, Nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một cơ quan bao gồm các chuyên gia nhân quyền độc lập chuyên điều tra các vụ bắt giữ tùy tiện ở các quốc gia thành viên, đã đưa ra một bộ ba tiêu chí cơ bản để xác định khi nào thì một hành vi bắt giữ được coi là tùy tiện.

Trong số ba tiêu chí đó, việc bắt giữ do thực thi các quyền tự do được quy định trong các văn kiện về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ được coi là tùy tiện và được xếp vào Mục II (Category II).

Mặc dù ông Vinh và bà Thúy không khai nhận 24 bài viết được nêu trong bản Kết luận điều tra là do họ đăng tải, nhưng việc công an cho rằng họ đã đăng những bài viết đó và tiến hành bắt giữ họ, không gì khác hơn là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, và rơi vào Mục II nêu trên.

Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, hiện đang làm việc tại Thái Lan.

Vì sao Bản Kết luận Điều tra của Bộ Công an không nhắc tới trang Ba Sàm?


Anh Ba Sam Arrested Arbitrarily


The detention of blogger Nguyen Huu Vinh (a.k.a. Anh Ba Sam) and his assistant Nguyen Thi Minh Thuy constitutes an arbitrary deprivation of liberty under national and international laws.

A failure of due process in the first place

The case “The SRV vs. Anh Ba Sam” was initiated on May 5, 2014 with the detention of Mr. Nguyen Huu Vinh and his assistant, Ms. Nguyen Thi Minh Thuy.

In accordance with the Vietnamese Penal Code, an urgent arrest or detention is different from an ordinary arrest to the extent that in the former, an approval by the People’s Procuracy is not required prior to the act of arrest or detention. That approval may be granted subsequent to the act of arrest or detention, within 12 hours since the People’s Procuracy receives the request for deprivation of liberty from the investigating body.

This provision authorizes the investigating body to act immediately at their discretion without any restriction. It also helps the investigating body to minimize the risk of information leakage.

In the case of Anh Ba Sam, however, the detention by the Investigating Body under the Ministry of Public Security fails to fit into any category of urgent arrest or detention as stipulated in Article 81, the Vietnamese Procedural Criminal Code of 2003.

Under this law, urgent arrests can only be made in the following cases:

             (i) when there exist grounds to believe that such persons are preparing to commit very serious or exceptionally serious offenses; 
          (ii) when victims or persons present at the scenes where the offenses occurred saw with their own eyes and confirmed that such persons are the very ones who committed the offenses and it is deemed necessary to immediately prevent such persons from escaping; or
          (iii) when traces of offenses are found on the bodies or at the residences of the persons suspected of having committed the offenses and it is deemed necessary to immediately prevent such persons from escaping or destroying evidences.

Obviously the arrest of Nguyen Huu Vinh and Nguyen Thi Minh Thuy does not fall in any of these cases, because the Article 258 of the Penal Code under which they were charged does not belong to the category of “very serious” or “exceptionally serious” crimes. There was not any victim or person present at the homes and offices of Vinh and Thuy to see with their own eyes or to confirm that Vinh and Thuy had committed any offence. The investigating body also failed to find any trace of offence at the homes and offices of Vinh and Thuy: as confirmed in the Investigative Report of October 30, all of the objects confiscated at their homes and offices were found “unrelated to the case.”

The failure of due process in the first place led to due process violations in the subsequent phases.

Violation of privacy rights

Notably, the Investigative Report obviously revealed unlawful means by the police to obtain the evidence based on which the urgently arrest warrant on Nguyen Huu Vinh and Nguyen Thi Minh Thuy was signed.

The unlawful means were clearly referred to on the first page of the Investigative Report, which wrote that “the case began on April 1, when the Department of Political Guardian No.6 [Cục Bảo vệ Chính trị 6] under the General Department of Public Security No. 1, Vietnam’s Ministry of Public Security [Tổng cục An ninh I – Bộ Công an] dispatched a note to the Investigating Body of Public Security, providing surveillance data collected from two Internet subscribers who were VDC’s and FPT’s clients and whom they alleged “often posted to the Internet articles with signs of infringing upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and citizens.”

This inevitably raises questions as to whether the police are authorized to monitor and access personal data of Internet users, whether Internet service providers are to provide personal data of their clients upon police’s request, and whether Internet service providers are allowed to do so.

Some people automatically linked the issue to similar circumstances in Western countries, where the police can only monitor phone calls when they are authorized by the court(s).

Under Vietnamese law, Article 38 of the Civil Code can provide a hint to answer the above questions. It stipulates that “individuals’ letters, telegrams, telephones, and other electronic correspondence shall be protected to ensure confidentiality.”

In addition, Article 72 of the Law on Information Technology strictly prohibits the access to, adjustment to or removal of the data of organizations and citizens in the cyber area.

Some people may invoke Article 38 of the Civil Code to argue that the monitoring of correspondence and electronic information can still be conducted “in circumstances which are stipulated by law” AND “with the order from the competent State authority.” However, which specific law this provision refers to, or which State authority is competent in the case of Nguyen Huu Vinh and Nguyen Thi Minh Thuy, was not mentioned in the Investigative Report.

More importantly, if the Ministry of Public Security is authorized to monitor personal Internet data, and if there was indeed an official decision granting them the authority to monitor Nguyen Huu Vinh and Nguyen Thi Minh Thuy’s data on the Internet, then a big question should be raised about the constitutionality, legality and legitimacy of such decisions.

It should be noted that the two regulatory notes that defines duties, obligations, and authority of the Ministry of Public Security, ie. Decree No. 77/2009/NĐ-CP and Decree No. 21/2014/NĐ-CP, cannot be found in any national gazette or legal database on the Internet. Some sources said these two notes were classified as “confidential”, thus closed to the public.

"Citizen journalist" Anh Ba Sam. Photo by Nguyen Lan Thang

An arbitrary arrest

Under international human rights laws, the arrest of Mr. Nguyen Huu Vinh and Ms. Nguyen Thi Minh Thuy is a violation of their right to liberty and constitutes an arbitrary arrest.

Articles 9 of both the 1948 Universal Declaration of Human Rights and the 1966 International Covenant on Civil and Political Rights stipulate that “no one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or exile.”

Vietnam, as a full member of the United Nations, has signed these two treaties, which are generally agreed to be the foundation of international human rights laws.

The general standards of these above treaties, in the context of a rule of law with an independent judiciary system, are always interpreted and enforced in a manner that helps to achieve social justice and balances human rights with security.

In 2000 the UN Working Group on Arbitrary Detention, a body consisting of independent human rights experts working on arbitrary detentions in its member states, introduced a set of criteria to assess whether an act of deprivation of liberty is arbitrary. Among the criteria, Category II provides that the deprivation of liberty results from the exercise of the rights or freedoms guaranteed by UN human rights treaties is regarded as arbitrary.

The police, by alleging Nguyen Huu Vinh and Nguyen Thi Minh Thuy to have posted to web 24 articles mentioned in the Investigative Report and arresting them despite their denial of allegation, have evidently violated freedom of expression, and this act of arrest fits into the above-mentioned Category II.


Related link: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét