Trong vài tuần trở lại đây, nạn lừa đảo nạp thẻ cào điện thoại qua website phát triển rất dữ dội trên mạng xã hội Facebook. Nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng cách nhắn tin hoặc đăng những bài viết lên tường của người khác với nội dung vô cùng hấp dẫn như: “Theo thông tin rò rỉ ra từ nội bộ các nhà mạng Viettel, Mobi, Vina thì các nhà mạng đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt nhân dịp Kỉ niệm 8 năm mối hợp tác giữa Viettel, Vina và Mobi khuyến mãi x10 giá trị thẻ nạp cho nhân viên trong 3 công ty của Viettel, Mobi và Vina”.
Một trong những bài viết lừa đảo trên mạng xã hội Facebook
Và tiếp theo đó là những lời tâm sự như kiểu như “đã thử và thành công” để tạo thêm sự tin tưởng cho người tiêu dùng đang do dự:
“Tin này chỉ nhân viên trong công ty mới biết nha, lúc đầu mình cũng không tin, thử lấy cái thẻ 50k thử trước... thấy đc... mình mua thêm 1 cái thẻ 50k nạp tiếp thì vẫn được, tài khoản của mình hiện tại là 2 triệu. Hôm nay tình cờ lướt Facebook vô tình đọc được bài đăng của một bạn nói về website hack tiền điện thoại. Mình cũng tò mò và mua thử thẻ 200k nạp thử và giờ tài khoản đã hơn 2 triệu rồi. Mình nghĩ nên share cho mọi người dùng. Xài tet ga rui zui thiệt...”
“Tin này chỉ nhân viên trong công ty mới biết nha, lúc đầu mình cũng không tin, thử lấy cái thẻ 50k thử trước... thấy đc... mình mua thêm 1 cái thẻ 50k nạp tiếp thì vẫn được, tài khoản của mình hiện tại là 2 triệu. Hôm nay tình cờ lướt Facebook vô tình đọc được bài đăng của một bạn nói về website hack tiền điện thoại. Mình cũng tò mò và mua thử thẻ 200k nạp thử và giờ tài khoản đã hơn 2 triệu rồi. Mình nghĩ nên share cho mọi người dùng. Xài tet ga rui zui thiệt...”
Các đối tượng lừa đảo còn hướng dẫn tận tình từng chi tiết để dẫn dụ người tiêu dùng vào một cái bẫy tinh vi đã giăng sẵn trên các website mà bọn chúng lập với mục đích lừa gạt. Những website “ma” như sieunapthe.net, kmthecao.com là những thí dụ điển hình. Để tạo lòng tin, cuối website còn ghi đây là một sản phẩm của Công ty cổ phần Ngân Lượng (hệ thống thanh toán trung gian nổi tiếng của Việt Nam). Thậm chí, địa chỉ, số điện thoại (kể cả hotline) cũng được website này ghi chú đầy đủ giống như trang nganluong.vn.
Giao diện website lừa đảo nạp thẻ cào điện thoại.
Và khi người dùng nạp thẻ vào những website “ma” thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một ví dụ đơn giản: Bạn có 1 thẻ cào 100.000đ, bạn nạp vào trang website trên để theo lời quảng cáo là bạn sẽ nhận lại gấp 10 lần. Nhưng xin chia buồn cùng bạn, trang web vẫn lặng thinh và cái thẻ cào 100.000đ của các bạn thì đã biến mất vĩnh viễn.
Giao diện trang lừa đảo Kmthecao.com
Đại diện nhà mạng đã khẳng định các hình thức nói trên chỉ là lừa đảo người tiêu dùng nhẹ dạ. Nhà mạng kiểm soát cực kỳ chặt chẽ nên không thể có việc nạp 1 được 10 như quảng cáo. Rất có thể người tiêu dùng nạp tiền nhưng sẽ không nhận được tiền gốc chứ chưa kể đến khuyến mại “siêu khủng” như website trên rêu rao.
Cách đây không lâu, chiêu lừa của "ông chú Viettel" cũng đã khiến khá nhiều người mắc bẫy. Bằng cách chiếm đoạt tài khoản của người sử dụng Facebook, hacker đã gửi tin nhắn tới danh sách bạn bè của nạn nhân, nói rằng có ông chú ở Viettel tiết lộ công ty này đang có khuyến mãi, khi nạp thẻ, chủ tài khoản sẽ được hưởng khuyến mại gấp 10 lần. Hacker hướng dẫn người sử dụng cách nạp thẻ với công thức có sẵn, đó là gõ *103*8496-444-7423*mã thẻ# và nhấn OK. Trên thực tế. Mã 103 là câu lệnh của một dịch vụ của Viettel cho phép khách hàng có thể tặng/nạp thẻ hộ cho số thuê bao khác trong mạng, còn số 8496-444-7423 là số điện thoại của kẻ lừa đảo.
Những kiểu lừa đảo như thế này sẽ còn diễn ra trong tương lai, vì thế người tiêu dùng cần phải cẩn trọng đề phòng để tự bảo vệ cho mình. Và cũng kiến nghị với lực lượng chức năng có thẩm quyền cần sớm vào cuộc để ngăn chặn và dập tắt nạn lừa đảo đang bùng phát trên mạng xã hội và internet như hiện nay.
PVTD, cộng tác viên Dân Luận, thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét