Trong Hội nghị trung ương 9 khoá 3, có hai chuyện đụng đến Lê Liêm, chính uỷ của chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh tham luận phản đối đường lối Mao. Mở đầu anh nói ngay: “Phát biểu thế này là chết tôi đây…”
Biết chết vẫn nói vì anh tin rằng làm thế mới đúng “lương tâm trung thực của người cộng sản”. Nhưng với trung ương uỷ viên thứ trưởng công an Lê Quốc Thân thì lương tâm trung thực của người cộng sản lúc ấy lại là tuyên bố giữa hội nghị rằng chỉ cần Trung ương ra lệnh là trong vòng bốn mươi lăm phút công an chúng tôi tóm cổ hết bọn xét lại.
Cụ Hồ bèn nói:
– Chú hãy tóm cổ Bác trước!
“Lương tâm cộng sản” không được thể hiện đầy đủ, về tổ thảo luận, Thân chỉ vào mặt Lê Liêm nói tiếp:
– Mày còn thở ra cái hơi xét lại, tao lập tức tóm cổ mày.
Ngày 20-4-1981, Lê Liêm viết một thư gửi Trung ương nhắc lại chuyện này và hỏi: “Hội nghị trung ương mà để cho trung ương uỷ viên giở giọng lưu manh nói với trung ương uỷ viên như thế hay sao?”
Thể nghiệm của Lê Liêm còn sót bỏng đó. Nhờ chuyên chính mà trong Hội nghị trung ương 9, người ta mới vặn hỏi Lê Liêm tại sao hay gặp Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm.
Liêm hỏi lại:
– Trung ương uỷ viên gặp nhau thì phạm kỷ luật gì mà chất vấn tôi? Tôi cũng gặp các anh Nguyễn Chí Thanh, Trần Quốc Hoàn ở tại nhà tôi thì sao các anh không hỏi?
Nhờ chuyên chính vô sản mà Song Hào, Phạm Ngọc Mậu, đàn em xa của anh mới nổi tiếng là rất cách mạng với phương châm bất hủ đào tạo chỉ huy trong quân đội : tiểu tư sản mười năm đề bạt một cấp là nhanh, bần cố nông đề bạt một năm một lần là chậm. Đó chính là phát triển chỉ thị của Mao Chủ tịch: nhất cùng nhị bạch, quần chúng nghèo khổ nhất, vô học nhất nên cách mạng nhất và đảng phải dựa vào hơn cả.
Lê Liêm rồi không gửi thư kia nữa. “Chả làm gì lại được đâu mà…”
Nhưng tôi giữ một bản sao.
Xong Nghị quyết 9, tôi được nghe truyền đạt rằng từ nay Cụ Hồ thôi họp Bộ chính trị – vì “sức khoẻ” – còn Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì ngồi chơi xơi nước và học nhạc lý cùng piano. Đảng ra tay trấn áp rất nhanh. Nghe nói lục soát cả chỗ làm việc.
Đến tận sau này, thỉnh thoảng Lê Liêm lại quàng vai tôi nhăn mặt kêu tiếc:
– Công an tịch thu mất tổng phổ bản giao hưởng Điện Biên Phủ do anh Giáp với mình làm chung.
– Lễ mất đằng lễ, nhạc mất đằng nhạc, nghĩa cũng mất nốt, – tôi thở dài nói.
Lễ là lon tướng của các anh, nhạc thì giao hưởng Điện Biên Phủ, nghĩa là ba ông tướng làm nên Điện Biên Phủ đều tong…
Trên đây là chuyên chính với Cụ Hồ, Võ Nguyên Giáp, Bùi Công Trừng, Lê Liêm. v.v… Còn chuyên chính với Ung Văn Khiêm?
Chính Khiêm cau mày bảo tôi:
– Mình sắp lên xe ra sân bay đi Liên Xô thì công an bắt mở va li ra để khám. Khám trung ương uỷ viên, khám bộ trưởng ngoại giao… Merde, mais c’ est ínsultant… (Mẹ, thật là nhục mạ).. Công an mật bố trí đầy ở quanh nhà mình phố Cao Bá Quát. Với uỷ viên trung ương còn khinh như rác thế thì dân đen ra cái cứt gì với họ?
Bốn uỷ viên trung ương bị khai trừ khỏi đảng. Toàn những bậc đại công thần. Võ Nguyên Giáp còn trong đảng nhưng cũng bị bêu trong nghị quyết 20 của Trung ương khoá III về “Vụ án chống đảng” với cái tên gọi tắt thành X. Tin này được truyền đạt cho cán bộ từ trung cấp trở lên và tai tôi nghe. Rồi đủ mọi tin đồn: Giáp là con nuôi mật thám Marty, vào đảng man, nịnh Cụ Hồ để Cụ o bế. Đáng nói nữa là người ta chuẩn bị đày toàn gia Giáp già trẻ lớn bé ra đảo Tuần Châu. Và hơn mười năm trời bị bong lon đại tướng trên báo chí…
Trong vụ lột lon Giáp phải nói tới công mở đường lột ngầm dai dẳng của báo đảng. Bản tin Thông tấn xã vẫn viết đại tướng Võ Nguyên Giáp như thường lệ. Một hôm, Thịnh, tay súng thiện xạ của Hà Nội, một anh sửa mo-rát nhà in bảo tôi dạo này em thấy trên bản tin Việt Nam thông tấn xã toà soạn đưa sang cứ chỗ nào có đại tướng Võ Nguyên Giáp thì thủ trưởng Hoàng Tùng lại giập hai chữ “đại tướng” đi!
Tôi hỏi sao biết là Hoàng Tùng?
– Ô, lâu nay lệnh là chỉ Tổng biên tập mới chữa bài bằng mực đỏ thôi mà…
Quá siêu! Ít lâu, nhận ra hiệu lệnh, các báo nhất tề lột nhẵn.
Quả đấm này xảy ra sau buổi Lê Duẩn đến báo Nhân Dân nói với các trưởng phó ban trở lên, rủa Giáp là đồ hèn, nghe tôi nói đánh Mỹ là tay cứ run lên như thế này (giơ tay ra run, minh hoạ sống động).
Đến chiếc mũ phớt Giáp đội từ lúc dạy học ở trường Thăng Long rồi tha sang Tàu để cuối cùng diện trái khoáy trong lễ ra mắt Giải phóng quân cũng bị chê nốt. Sáng ấy, báo Nhân Dân đăng bài kỷ niệm thành lập quân đội, có bức ảnh đơn vị Giải phóng quân đầu tiên với Giáp đội mũ phớt. Họp toàn cơ quan, Hoàng Tùng giơ bức ảnh lên nói với tất cả hội trường:
– Lại còn đi bê cái mũ phở này lên làm gì nữa đây? – Giọng đầy miệt thị.
Dân có những ca dao hay vào bậc nhất trong kho tàng ca dao Dân chủ Cộng hoà:
Chiến trận ba mươi năm,
Tướng võ không còn nguyên mảnh giáp
Và
Trước kia đại tướng cầm quân,
Bây giờ đại tướng lột quần chị em.
Hay
Ngày xưa đại tướng công đồn,
Nay thì đại tướng bít l. chị em.
Giá trị hai câu thơ này bị giảm qua nhiều vì văn hoá đòi phải viết tắt một chữ vồn là linh hồn, hơi thở, lá cờ soái của tác phẩm.
Một thày giáo ở Nam Định bảo tôi:
– Không ngờ ông tướng này lại Vỡ Vụn Giáp. Có thơ rồi đấy: Nhờ Tây thành nguyên giáp. Nhờ Duẩn, Giáp vụn tan…
Sau này dân Quảng Bình tổng kết năm 1963 hai “thánh nhân” của mảnh đất này bắt đầu lụn bại. Đó là Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm. Diệm bị mất mạng, Giáp còn mạng nhưng nhục. Diệm bị Mỹ không ưa nên quân tướng của ông xơi, Giáp bị Mao Chủ tịch ghét nên các đồng chí thân thiết của ông bôi nhọ cho bằng đủ kiểu. Sáng kiến cải tạo thuỷ lợi, đào kênh Đại Phong cho Quảng Bình lên 5 tấn là của ông Nguyễn Chí Thanh phụ trách nông nghiệp – việc này có thật – nhưng con kênh này về mặt phong thuỷ đã chặt đứt mất long mạch ở quê của hai vị Diệm và Giáp (việc này thì dân đồn).
Đánh bằng đường âm nữa thế này thì liệu có phải nhờ thày Tàu?
***
Ở báo Nhân Dân, một số kiện tướng chống xét lại thăng chức. Phan Quang lên trưởng ban nông nghiệp thay Lưu Động rồi cùng Hồng Hà theo Hoàng Tùng thăm ngay Trung Quốc, tổng hành dinh của trận địa chống xét lại, nhận hào quang vẻ vang Mao – ít từ ngay trong lòng nôi cách mạng.
Hữu Thọ vượt ba cấp từ cán sự 5 lên phó ban nông nghiệp. Đám xét lại bị xua quét. Lưu Cộng Hoà, Hồng Thao sang Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Tại đấy, trong một cuộc họp, vừa phát biểu ý kiến xong, Lưu Cộng Hoà bị ngay vị phó ban cựu bí thư tỉnh Kiến An ném luôn chiếc gạt tàn thuốc lá pha lê Tiệp nặng nửa ký vào mặt.
– Này, bây giờ mà còn thở ra giọng xét lại này!
Ông già tránh kịp nhưng cái kính lão vỡ tan. Vụ này lên tới Trường Chinh, người trông coi cả Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Nhưng Trường Chinh có lẽ nghĩ ai lại đi dội nước lạnh vào nhiệt tình của cán bộ và quần chúng trong khi nguyên nhân khiến Liên Xô, thành trì cách mạng hoá thành phản bội chính là do thiếu nhiệt tình nên Chinh không can thiệp.
Trần Châu, Lưu Động vào tù. Tôi và Chính Yên qua thẩm vấn rồi đi lao động cải tạo. Hồng Hà, Hữu Chỉnh “chuyển biến tốt” đều theo Sáu Thọ sang hội nghị Paris. Một trưa, vợ Hữu Chỉnh đến tìm tôi ở báo. Rơm rớm nước mắt đưa cho tôi một trăm đồng.
– Anh Chỉnh ở bên Paris báo về là đem trả anh món nợ quá lâu này và xin cảm ơn anh.
Tôi nghĩ mãi không hiểu tại sao mắt chị lại đỏ hoe. Hai năm trước, quãng cuối 1963, một buổi trưa Chỉnh và tôi cùng ở cơ quan về. Đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hai chúng tôi đứng lại dưới bóng cây si già vài trăm năm có lẻ. Chỉnh thở ngắc, cổ cứ vươn cứ dướn lên:
– Tối qua chi bộ họp, ông Thành Lê tố cáo tôi thèm bơ sữa phản động đã chạy xin một giấy mời chiêu đãi kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga ở
đại sứ quán Liên Xô. Đáng sợ chưa? Ai? Ai? Tôi có đòi đâu? Tôi có thèm khát vật chất đâu? Ai tung ra cái tin này để giết tôi? Ai định hại tôi? Ai định giết diệt tôi đây mà… Ông Lê còn nói là đang nhờ công an điều tra đến tận nơi vụ này…
Hai tiếng giết, diệt kéo dài và rít lên thê thảm. Hai con mắt nhớn nhác sợ hãi. Hình như có cả giậm chân, đấm ngực.
Nghe Chỉnh rên rỉ, tôi nghĩ đến tác phẩm “Số không và vô hạn” (Le éro et l’infini) của Arthur Koestler. Khi đọc những trang ngột ngạt của nó, tôi cứ hình dung ra những con mắt nhớn nhác trên các trang giấy mà lúc này tôi lại thấy giống hệt con mắt quay đảo rất nhanh của Chỉnh.
Khi Kỳ Vân bảo tôi đã có Nghị quyết 9, thực chất là nghị quyết chiến tranh, tôi đã sợ. Nhưng rồi tôi vẫn “nhơn nhơn cái mặt” và như các bạn giỏi tử vi nói, tôi hoạch phát nhưng cũng rơi tõm rất nhanh vào đống rác bên đường tiến quân của đảng.
Nhưng chính những ngày ấy, tôi nói:
– Này, nên nhớ cho kỹ rằng chỉ cần mày tưởng bở bước ra khỏi bản chất trí tuệ mày chỉ một nửa cái ngón chân thôi là mày lập tức biến ra thành thằng hề.
***
Bây giờ, gần bốn chục năm đã trôi qua, viết lại những chuyện này tôi thấy thế nào? Thấy với Việt Cộng, Liên Xô mà Hồ Chí Minh coi là quê hương cách mạng, nơi lãnh tụ Lê-nin vạch ra cho Nguyễn Ái Quốc “con đường cứu nước” để cho Việt Nam rẽ theo cộng sản, té ra rồi cũng không bằng Trung Quốc, răng của Việt Nam, nơi đã cho Hồ Chí Minh chiếc kim chỉ nam quý báu chỉ đạo cụ thể từng bước đi lên của cách mạng, kể cả phản đối chính ngay “đầu tàu cách mạng”.
Như tôi đã viết trên kia, có một người thâm hiểm đầy dã tâm, mưu mẹo coi thiên hạ quá lắm chỉ bằng một chậu nước có thể dễ dàng lắc cho chòng chành nghiêng ngửa rồi hắt đi.
Bởi vì “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Trong chậu sóng gió nhân tạo đục ngầu đó, những con rối – mà tôi ở trong, mà tôi cuồng nhiệt – la hét, chửi rủa, hiểm độc hãm hại nhau, ngỡ đang sắt son bảo vệ chân lý trong sáng vì lợi ích của nhân dân cần lao toàn thế giới…
Rồi ruồi muỗi chết.
Biết chết vẫn nói vì anh tin rằng làm thế mới đúng “lương tâm trung thực của người cộng sản”. Nhưng với trung ương uỷ viên thứ trưởng công an Lê Quốc Thân thì lương tâm trung thực của người cộng sản lúc ấy lại là tuyên bố giữa hội nghị rằng chỉ cần Trung ương ra lệnh là trong vòng bốn mươi lăm phút công an chúng tôi tóm cổ hết bọn xét lại.
Cụ Hồ bèn nói:
– Chú hãy tóm cổ Bác trước!
“Lương tâm cộng sản” không được thể hiện đầy đủ, về tổ thảo luận, Thân chỉ vào mặt Lê Liêm nói tiếp:
– Mày còn thở ra cái hơi xét lại, tao lập tức tóm cổ mày.
Ngày 20-4-1981, Lê Liêm viết một thư gửi Trung ương nhắc lại chuyện này và hỏi: “Hội nghị trung ương mà để cho trung ương uỷ viên giở giọng lưu manh nói với trung ương uỷ viên như thế hay sao?”
Thể nghiệm của Lê Liêm còn sót bỏng đó. Nhờ chuyên chính mà trong Hội nghị trung ương 9, người ta mới vặn hỏi Lê Liêm tại sao hay gặp Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm.
Liêm hỏi lại:
– Trung ương uỷ viên gặp nhau thì phạm kỷ luật gì mà chất vấn tôi? Tôi cũng gặp các anh Nguyễn Chí Thanh, Trần Quốc Hoàn ở tại nhà tôi thì sao các anh không hỏi?
Nhờ chuyên chính vô sản mà Song Hào, Phạm Ngọc Mậu, đàn em xa của anh mới nổi tiếng là rất cách mạng với phương châm bất hủ đào tạo chỉ huy trong quân đội : tiểu tư sản mười năm đề bạt một cấp là nhanh, bần cố nông đề bạt một năm một lần là chậm. Đó chính là phát triển chỉ thị của Mao Chủ tịch: nhất cùng nhị bạch, quần chúng nghèo khổ nhất, vô học nhất nên cách mạng nhất và đảng phải dựa vào hơn cả.
Lê Liêm rồi không gửi thư kia nữa. “Chả làm gì lại được đâu mà…”
Nhưng tôi giữ một bản sao.
Xong Nghị quyết 9, tôi được nghe truyền đạt rằng từ nay Cụ Hồ thôi họp Bộ chính trị – vì “sức khoẻ” – còn Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì ngồi chơi xơi nước và học nhạc lý cùng piano. Đảng ra tay trấn áp rất nhanh. Nghe nói lục soát cả chỗ làm việc.
Đến tận sau này, thỉnh thoảng Lê Liêm lại quàng vai tôi nhăn mặt kêu tiếc:
– Công an tịch thu mất tổng phổ bản giao hưởng Điện Biên Phủ do anh Giáp với mình làm chung.
– Lễ mất đằng lễ, nhạc mất đằng nhạc, nghĩa cũng mất nốt, – tôi thở dài nói.
Lễ là lon tướng của các anh, nhạc thì giao hưởng Điện Biên Phủ, nghĩa là ba ông tướng làm nên Điện Biên Phủ đều tong…
Trên đây là chuyên chính với Cụ Hồ, Võ Nguyên Giáp, Bùi Công Trừng, Lê Liêm. v.v… Còn chuyên chính với Ung Văn Khiêm?
Chính Khiêm cau mày bảo tôi:
– Mình sắp lên xe ra sân bay đi Liên Xô thì công an bắt mở va li ra để khám. Khám trung ương uỷ viên, khám bộ trưởng ngoại giao… Merde, mais c’ est ínsultant… (Mẹ, thật là nhục mạ).. Công an mật bố trí đầy ở quanh nhà mình phố Cao Bá Quát. Với uỷ viên trung ương còn khinh như rác thế thì dân đen ra cái cứt gì với họ?
Bốn uỷ viên trung ương bị khai trừ khỏi đảng. Toàn những bậc đại công thần. Võ Nguyên Giáp còn trong đảng nhưng cũng bị bêu trong nghị quyết 20 của Trung ương khoá III về “Vụ án chống đảng” với cái tên gọi tắt thành X. Tin này được truyền đạt cho cán bộ từ trung cấp trở lên và tai tôi nghe. Rồi đủ mọi tin đồn: Giáp là con nuôi mật thám Marty, vào đảng man, nịnh Cụ Hồ để Cụ o bế. Đáng nói nữa là người ta chuẩn bị đày toàn gia Giáp già trẻ lớn bé ra đảo Tuần Châu. Và hơn mười năm trời bị bong lon đại tướng trên báo chí…
Trong vụ lột lon Giáp phải nói tới công mở đường lột ngầm dai dẳng của báo đảng. Bản tin Thông tấn xã vẫn viết đại tướng Võ Nguyên Giáp như thường lệ. Một hôm, Thịnh, tay súng thiện xạ của Hà Nội, một anh sửa mo-rát nhà in bảo tôi dạo này em thấy trên bản tin Việt Nam thông tấn xã toà soạn đưa sang cứ chỗ nào có đại tướng Võ Nguyên Giáp thì thủ trưởng Hoàng Tùng lại giập hai chữ “đại tướng” đi!
Tôi hỏi sao biết là Hoàng Tùng?
– Ô, lâu nay lệnh là chỉ Tổng biên tập mới chữa bài bằng mực đỏ thôi mà…
Quá siêu! Ít lâu, nhận ra hiệu lệnh, các báo nhất tề lột nhẵn.
Quả đấm này xảy ra sau buổi Lê Duẩn đến báo Nhân Dân nói với các trưởng phó ban trở lên, rủa Giáp là đồ hèn, nghe tôi nói đánh Mỹ là tay cứ run lên như thế này (giơ tay ra run, minh hoạ sống động).
Đến chiếc mũ phớt Giáp đội từ lúc dạy học ở trường Thăng Long rồi tha sang Tàu để cuối cùng diện trái khoáy trong lễ ra mắt Giải phóng quân cũng bị chê nốt. Sáng ấy, báo Nhân Dân đăng bài kỷ niệm thành lập quân đội, có bức ảnh đơn vị Giải phóng quân đầu tiên với Giáp đội mũ phớt. Họp toàn cơ quan, Hoàng Tùng giơ bức ảnh lên nói với tất cả hội trường:
– Lại còn đi bê cái mũ phở này lên làm gì nữa đây? – Giọng đầy miệt thị.
Dân có những ca dao hay vào bậc nhất trong kho tàng ca dao Dân chủ Cộng hoà:
Chiến trận ba mươi năm,
Tướng võ không còn nguyên mảnh giáp
Và
Trước kia đại tướng cầm quân,
Bây giờ đại tướng lột quần chị em.
Hay
Ngày xưa đại tướng công đồn,
Nay thì đại tướng bít l. chị em.
Giá trị hai câu thơ này bị giảm qua nhiều vì văn hoá đòi phải viết tắt một chữ vồn là linh hồn, hơi thở, lá cờ soái của tác phẩm.
Một thày giáo ở Nam Định bảo tôi:
– Không ngờ ông tướng này lại Vỡ Vụn Giáp. Có thơ rồi đấy: Nhờ Tây thành nguyên giáp. Nhờ Duẩn, Giáp vụn tan…
Sau này dân Quảng Bình tổng kết năm 1963 hai “thánh nhân” của mảnh đất này bắt đầu lụn bại. Đó là Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm. Diệm bị mất mạng, Giáp còn mạng nhưng nhục. Diệm bị Mỹ không ưa nên quân tướng của ông xơi, Giáp bị Mao Chủ tịch ghét nên các đồng chí thân thiết của ông bôi nhọ cho bằng đủ kiểu. Sáng kiến cải tạo thuỷ lợi, đào kênh Đại Phong cho Quảng Bình lên 5 tấn là của ông Nguyễn Chí Thanh phụ trách nông nghiệp – việc này có thật – nhưng con kênh này về mặt phong thuỷ đã chặt đứt mất long mạch ở quê của hai vị Diệm và Giáp (việc này thì dân đồn).
Đánh bằng đường âm nữa thế này thì liệu có phải nhờ thày Tàu?
***
Ở báo Nhân Dân, một số kiện tướng chống xét lại thăng chức. Phan Quang lên trưởng ban nông nghiệp thay Lưu Động rồi cùng Hồng Hà theo Hoàng Tùng thăm ngay Trung Quốc, tổng hành dinh của trận địa chống xét lại, nhận hào quang vẻ vang Mao – ít từ ngay trong lòng nôi cách mạng.
Hữu Thọ vượt ba cấp từ cán sự 5 lên phó ban nông nghiệp. Đám xét lại bị xua quét. Lưu Cộng Hoà, Hồng Thao sang Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Tại đấy, trong một cuộc họp, vừa phát biểu ý kiến xong, Lưu Cộng Hoà bị ngay vị phó ban cựu bí thư tỉnh Kiến An ném luôn chiếc gạt tàn thuốc lá pha lê Tiệp nặng nửa ký vào mặt.
– Này, bây giờ mà còn thở ra giọng xét lại này!
Ông già tránh kịp nhưng cái kính lão vỡ tan. Vụ này lên tới Trường Chinh, người trông coi cả Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Nhưng Trường Chinh có lẽ nghĩ ai lại đi dội nước lạnh vào nhiệt tình của cán bộ và quần chúng trong khi nguyên nhân khiến Liên Xô, thành trì cách mạng hoá thành phản bội chính là do thiếu nhiệt tình nên Chinh không can thiệp.
Trần Châu, Lưu Động vào tù. Tôi và Chính Yên qua thẩm vấn rồi đi lao động cải tạo. Hồng Hà, Hữu Chỉnh “chuyển biến tốt” đều theo Sáu Thọ sang hội nghị Paris. Một trưa, vợ Hữu Chỉnh đến tìm tôi ở báo. Rơm rớm nước mắt đưa cho tôi một trăm đồng.
– Anh Chỉnh ở bên Paris báo về là đem trả anh món nợ quá lâu này và xin cảm ơn anh.
Tôi nghĩ mãi không hiểu tại sao mắt chị lại đỏ hoe. Hai năm trước, quãng cuối 1963, một buổi trưa Chỉnh và tôi cùng ở cơ quan về. Đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hai chúng tôi đứng lại dưới bóng cây si già vài trăm năm có lẻ. Chỉnh thở ngắc, cổ cứ vươn cứ dướn lên:
– Tối qua chi bộ họp, ông Thành Lê tố cáo tôi thèm bơ sữa phản động đã chạy xin một giấy mời chiêu đãi kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga ở
đại sứ quán Liên Xô. Đáng sợ chưa? Ai? Ai? Tôi có đòi đâu? Tôi có thèm khát vật chất đâu? Ai tung ra cái tin này để giết tôi? Ai định hại tôi? Ai định giết diệt tôi đây mà… Ông Lê còn nói là đang nhờ công an điều tra đến tận nơi vụ này…
Hai tiếng giết, diệt kéo dài và rít lên thê thảm. Hai con mắt nhớn nhác sợ hãi. Hình như có cả giậm chân, đấm ngực.
Nghe Chỉnh rên rỉ, tôi nghĩ đến tác phẩm “Số không và vô hạn” (Le éro et l’infini) của Arthur Koestler. Khi đọc những trang ngột ngạt của nó, tôi cứ hình dung ra những con mắt nhớn nhác trên các trang giấy mà lúc này tôi lại thấy giống hệt con mắt quay đảo rất nhanh của Chỉnh.
Khi Kỳ Vân bảo tôi đã có Nghị quyết 9, thực chất là nghị quyết chiến tranh, tôi đã sợ. Nhưng rồi tôi vẫn “nhơn nhơn cái mặt” và như các bạn giỏi tử vi nói, tôi hoạch phát nhưng cũng rơi tõm rất nhanh vào đống rác bên đường tiến quân của đảng.
Nhưng chính những ngày ấy, tôi nói:
– Này, nên nhớ cho kỹ rằng chỉ cần mày tưởng bở bước ra khỏi bản chất trí tuệ mày chỉ một nửa cái ngón chân thôi là mày lập tức biến ra thành thằng hề.
***
Bây giờ, gần bốn chục năm đã trôi qua, viết lại những chuyện này tôi thấy thế nào? Thấy với Việt Cộng, Liên Xô mà Hồ Chí Minh coi là quê hương cách mạng, nơi lãnh tụ Lê-nin vạch ra cho Nguyễn Ái Quốc “con đường cứu nước” để cho Việt Nam rẽ theo cộng sản, té ra rồi cũng không bằng Trung Quốc, răng của Việt Nam, nơi đã cho Hồ Chí Minh chiếc kim chỉ nam quý báu chỉ đạo cụ thể từng bước đi lên của cách mạng, kể cả phản đối chính ngay “đầu tàu cách mạng”.
Như tôi đã viết trên kia, có một người thâm hiểm đầy dã tâm, mưu mẹo coi thiên hạ quá lắm chỉ bằng một chậu nước có thể dễ dàng lắc cho chòng chành nghiêng ngửa rồi hắt đi.
Bởi vì “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Trong chậu sóng gió nhân tạo đục ngầu đó, những con rối – mà tôi ở trong, mà tôi cuồng nhiệt – la hét, chửi rủa, hiểm độc hãm hại nhau, ngỡ đang sắt son bảo vệ chân lý trong sáng vì lợi ích của nhân dân cần lao toàn thế giới…
Rồi ruồi muỗi chết.
Trần Đĩnh- đón đọc chương 24
"Đèn Cù" - Chương 1
"Đèn Cù" - Chương 1
- "Đèn Cù" - Chương 1
- "Đèn Cù" - Chương 2 & 3
- "Đèn Cù" - Chương 4
- "Đèn Cù" - Chương 5
- "Đèn Cù" - Chương 6
- "Đèn Cù" - Chương 7
- "Đèn Cù" - Chương 8
- "Đèn Cù" - Chương 9
- "Đèn Cù" - Chương 10
- "Đèn Cù" - Chương 11
- "Đèn Cù" - Chương 12
- "Đèn Cù" - Chương 13
- "Đèn Cù" - Chương 14
- "Đèn Cù" - Chương 15
- "Đèn Cù" - Chương 16
- "Đèn Cù" - Chương 17
- "Đèn Cù" - Chương 18
- "Đèn Cù" - Chương 19
- "Đèn Cù" - Chương 20
- "Đèn Cù" - Chương 21
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét