Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Thư gửi bạn ta (10/11/14)

thuguiban04
Ngày 30 tháng 9 năm 2014
Bạn ta,
Báo Hà Nội Mới cho biết Tòa án Nhân dân huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn đã quyết định truy tố Kèo Sòn Thúy ra tòa về tội xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những “hành động dâm ô” với những “biểu hiện ngoại hình khiêu dâm đồi trụy”.
Đây không phải lần đầu tiên bị cáo có những hành động như thế, mà 2 năm trước đó, theo bí thư ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc là Hoàng Chánh Tân, đương sự cũng đã có những việc làm tương tự. Kèo SònThúy đã nhiều lần xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh và những việc làm đó đã khiến nhân dân huyện Cao Lộc hết sức “bức xúc”. Tuy nhiên, vì cha của đương sự, Kèo Sòn Minh, là người có công lớn trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ nên huyện chỉ cảnh cáo và giao đương sự lại cho gia đình giáo dục uốn nắn. Nhưng Kèo Sòn Thúy vẫn ngoan cố tiếp tục xúc phạm Hồ chủ tịch nên huyện phải đưa đương sự ra tòa.
Theo Tòa án Nhân dân huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn thì Kèo Sòn Thúy đã có những việc làm đồi trụy như mang hình Hồ Chí Minh ra hôn hít, để hình ảnh của bác Hồ vào chỗ kín để tự kích dục (bác hên dễ sợ!), cho người khác vẽ lên mình của bị cáo những hình ảnh hở hang bộ phận sinh dục của chủ tịch Hồ Chí Minh v.v… Kèo Sòn Thúy đã làm những chuyện vừa kể có khi công khai ngay ở trong lớp học khiến bạn bè trong lớp phải trình báo với ban giám hiệu để có biện pháp. Ở nhà thì Kèo Sòn Thúy đem những hình chụp Hồ chủ tịch vào giường ngủ, giấu trong chăn ngủ chung, ép những tấm ảnh này vào chỗ kín để kích dục (bác hên dễ sợ!).
Nhưng có một chi tiết đáng nói ra ở đây là lúc bị đưa ra tòa, bị cáo Kèo Sòn Thúy chỉ là một học sinh mới 8 (tám) tuổi. Lần đầu tiên Kèo Sòn Thúy bị nhà trường cảnh cáo, đương sự mới có 6 (sáu) tuổi.
Ô hay lúc thì người ta kêu gọi các nhi đồng phải yêu bác Hồ, rồi lại hát nhắng lên rằng “không ai yêu bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng”, rồi lại “đêm qua em mơ thấy bác Hồ”, rồi lại “đêm qua trên bến Ô Lâu, cháu ngồi cháu nhớ chòm râu bác Hồ”… và một đoạn dưới của bài thơ của thợ thơ Thanh Hải thì viết nguyên văn như thế này:
“…Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh bác mà ngờ bác hôn.”

Thế thì có lôi bác ra hôn thì đã sao mà tại sao phải đổ cho Kèo Sòn Thúy là xúc phạm bác? Trong lúc bác hôn các cháu thả cửa khi các cháu đến thăm bác ở phủ chủ tịch (bác hên dễ sợ!). Có cháu từ miền Nam ra thăm bác, bác hôn cho một trận tới… mất trinh luôn thì sao?
Kèo Sòn Thúy làm đúng những trò bác rất thích, lại được hô hào khuyến khích bằng thơ bằng nhạc thế thì tại sao lại lôi em ra tòa?
Kèo Sòn Thúy là người thiểu số Vân Kiều. Cháu yêu bác Hồ có hơi sớm một chút thôi chứ có gì là sai quấy đâu mà huyện làm nhắng lên như vậy. Đây nhé, cháu biết “gu” của bác lắm đấy chứ. Bác đã từng vồ một chị người thiểu số Tày đẻ ra Nông Đức Mạnh. Rồi bác lại được tặng chị Nông Thị Xuân cho bác vui (bác hên dễ sợ!), chị lại đẻ được cho bác thằng cu Nguyễn Tất Trung mà bác cho đi trước khi cho đàn em Trần Quốc Hoàn hưởng sái nhị, sau đó giết chị quăng xác ra dốc Cổ Ngư. Kèo Sòn Thúy chỉ không biết bác đã chết từ năm 1969 nên mới đây vẫn còn tơ tưởng bác. Đó là sai lầm duy nhất của em mà thôi. Còn những việc khác em làm là đều đúng bài bản cả đấy chứ.
Kèo Sòn Thúy nuôi (?) bác đúng câu ‘bác sống mãi trong quần chúng’ thì bỏ bác vào quần mỗi tối đi ngủ cho bác… ấm thì sai quấy ở đâu (bác hên dễ sợ!)? Rồi Kèo Sòn Thúy vạch quần ra nhờ người vẽ chân dung bác vào cho đỡ nhớ thì sao? Không sẵn râu thì nhờ vẽ thêm cho … giống, chờ thêm vài năm nữa …lớn lên (?) khỏi phải nhờ vẽ râu, đỡ phải “bức xúc” như nhà thơ Thanh Hải (đêm qua trên bến Ô Lâu / Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu bác Hồ…) Kèo Sòn Thúy kẹp bác vào giữa hai ngón chân cái (?) để hôn bác và… ngờ bác hôn đó mà (bác hên dễ sợ!).
Có điều bọn đàn em ngu dốt nhìn vấn đề hoàn toàn sai. Đáng lý ra thì phải dùng Kèo Sòn Thúy như một anh hùng thiếu nhi thay thế cho Lê Văn Tám, một nhân vật ngụy tạo bịa đặt hoàn toàn không có thật do Trần Huy Liệu dựng lên và nhà sử học Phan Huy Lê đã nói rất rõ, thì chúng nó đưa Kèo Sòn Thúy ra tòa. Lẽ ra, bọn chúng phải túm lấy chuyện này và hô hoán ầm lên rằng bác Hồ là một thần nhục thể khiến cho ngay cả một cháu thiếu nhi 6 tuổi cũng cầm lòng không đậu, “bức xúc” lia chia, tối tối phải nhét bác vào chỗ kín cho bõ những ngày cơ cực thì mới vẻ vang lãnh tụ chứ (bác hên dễ sợ!). Ai lại lôi Kèo Sòn Thúy ra tòa làm mất mặt bầu cua hết trơn.
Kèo Sòn Thúy bị qui lỗi là đem hình bác Hồ ra hôn hít một cách “đồi trụy” thì từ nay ai còn dám lôi bác ra mà hôn hít và cho bác hôn nữa?
Sau này không còn con chó dại nào hôn bác thì đừng có trách à nghe! (bác xui dễ sợ!)
Có điều không rõ Kèo Sòn Thúy bị trừng phạt thế nào. Phải chi mà còn bác thì biết đâu bác lại sai trùm ma cô Trần Quốc Hoàn lên Lạng Sơn đón Kèo Sòn Thúy về Hà Nội với bác không chừng.
* * *
Ngày 1 tháng 10 năm 2014
Bạn ta,
Bây giờ thì có thể, cuối cùng, các ông bà chủ nhà, những nơi tôi thỉnh thoảng đến chơi sẽ hiểu rằng chuyện tôi xin ngủ trên chiếc sofa ở phòng khách của họ không hề là chuyện làm khách của… khách. Cũng không phải là vì không muốn làm phiền chủ nhà phải mất công thu xếp chỗ ở cho người “sớm ra đi sớm hoa không biết / đêm trở về đêm cành không hay” kiểu đi về của ông Mai Thảo, mà lý do là ngủ ở sofa sướng vô cùng.
Lâm Ngữ Ðường trong cuốn Một Quan Niệm Về Sống Ðẹp (The Importance of Living) đã bỏ ra mấy trang ở chương 9 để nói về nghệ thuật nằm nghỉ trên giường. Ông cho rằng ít người nhận ra được sự quan trọng của nghệ thuật nằm trên giường. Nhưng khi nằm trên giường, cũng phải nằm đúng cách thì mới hưởng được hết lạc thú. Khổng Tử, người xướng thuyết chính danh, cái chiếu lệch là ông già không thèm ngồi xuống, nhưng khi nằm trên giường, thì lại không bao giờ nằm thẳng, ngay đơ như một cái xác (tẩm bất thi), mà luôn luôn nằm co quắp, mình nghiêng một bên. Họ Lâm cũng đồng ý với cụ Khổng về thế nằm này. Ông cho rằng phải nằm như thế mới thấy được tất cả lạc thú trên đời. Lâm tiên sinh còn nói rõ góc độ (30 độ) nằm, trên một chồng gối, tay kê dưới đầu mới đúng cách thưởng thức. Ông quả quyết rằng nằm như thế, thơ văn sẽ ra ông ổng, đầu óc phát minh ra đủ thứ, nhân loại do thế cũng được nhờ…
Lâm tiên sinh nói điều gì trong cuốn sách tôi thấy cũng đúng, ngoại trừ đoạn về lạc thú nằm trên giường.
Nằm trên giường thua xa nằm trên sofa ngoài phòng khách. Nhất là những chiếc sofa không cứng, không mềm quá. Cái lưng ghế như có người vòng tay ôm lấy, mà không quá chặt như bị kẹp cổ. Nếu thích, lưng ghế có thể dùng để gác chân là nhất. Nó âm thầm chịu đựng, không bao giờ đòi… gác lại. Nằm trên sofa như có một chiếc gối ôm, mà người Mỹ ngày nay cũng đã biết dùng (body pillow) trong khi không bị gối… thở vào mặt.
Tôi tưởng chỉ có một mình tôi biết hưởng lạc thú này, còn tất cả những người khác thì đều thích ngủ trên giường, chân co quắp như Khổng Tử và Lâm Ngữ Ðường. Nhưng bây giờ thì tôi biết chuyện nằm ngủ trên sofa là niềm lạc thú được đông đảo người ở Mỹ chia sẻ.
Tờ Newsweek có tiết lộ điều đó. Theo tờ tuần san này thì những thống kê mới cho biết 72% đàn ông cho biết là họ ngủ được ngon giấc trên cái sofa phòng khách. Trong khi đó, chỉ có 27% nói rằng ngủ trên giường với mẹ cháu là được ngủ ngon giấc.
Con số 27% là kết quả của cuộc thăm dò do công ty IKEA thực hiện. IKEA là một công ty chuyên bán đồ đạc trong nhà. IKEA thiên vị những cái giường, nói tốt cho những cái giường (để bán được giường) mà cũng chỉ có thể đưa ra con số 27%, thì trong thực tế, số phần trăm phải thấp hơn nhiều.
Tại sao nằm trên giường lại… chán thế?
Có phải vì nghe nghiến răng vọng sang chịu không nổi? Hay tại phía bên kia yêu sách nhiều thứ quá? Hết đòi rửa chân, đánh răng, cạo râu, lại bắt phải xức eau de Cologne, nhổ lông mũi… mới cho nằm chung?
Hay là ở phía các nàng thì “con rận bằng con ba ba/ đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh/ hàng xóm vác gậy ra rình/ thì ra rận đực nóng mình bò ra…” nên những người đàn ông (Mỹ) này mới mất ngủ, hay ngủ không ngon?
Hay là tình hình Trung Ðông vẫn chưa yên, vẫn chưa ngưng bắn, vẫn đòi (?) pháo kích bằng 122mm trong khi kho đạn sắp hết, lấy đâu ra mà… pháo?
Có phải vậy mà quân ta ra tử thủ ở sofa không?
Hay sợ đêm ngủ mê, thỉnh thoảng ú ớ gọi vài ba cái tên không quen thuộc, bị lôi cổ dậy bắt thành thật khai báo nên ngủ không ngon?
Nếu đúng là như thế, thì chiếc sofa yêu quí chính là nơi an toàn nhất cho giấc ngủ ban đêm vậy.
Lâm Ngữ Ðường sai nặng. Và… tôi thì đúng boong?
* * *
Ngày 2 tháng 10 năm 2014
Bạn ta,
Thường thì những danh từ già dịch, già dê, hay già ó đâm… bao giờ cũng làm hiện lên trong óc hình ảnh những người đàn ông, luôn luôn là những người đàn ông, lớn tuổi có những hành động, việc làm, suy nghĩ(?) không lành mạnh, không đạo đức và không thích hợp với tuổi đã quá cao của họ.
Những người đàn ông cao niên này, thời trước khi có máy xem video, thường thấy lọm khọm đi đi, lại lại trước những rạp chiếu phim X, ngó trước ngó sau, mặt mày cực kỳ gian ác, rồi lật đật đi nhanh vào rạp, để chiều tối về nhà làm phiền những cụ bà, vì không bao giờ làm xong, kết thúc được một cách hào hùng những chuyện mà họ bắt chước đóng lại vài đoạn trong những cuốn phim con heo xem ở rạp lúc ban ngày.
Ít nhất thì cũng là theo lối nhìn của một số người.
Nhưng có một điều rất nhiều trong chúng ta, nếu không phải là tất cả, đều đồng ý, là những già dịch, già dê, già ó đâm ấy không bao giờ là các cụ bà. Các cụ bà bao giờ cũng được tưởng tượng ra trong óc nhiều người, là những người phụ nữ lớn tuổi, teo tóp, tóc bạc trắng đi cạnh một cụ bà khác run rẩy đi vào trong chợ mua vài ba món sau khi đã so đo giá cả hàng giờ, mà chúng ta thỉnh thoảng vẫn gặp ở các siêu thị. Các cụ bà luôn luôn là những hình ảnh rất tội nghiệp, khả kính, đáng tin cậy mà người ta có thể gửi con, cháu, bạn gái nhờ coi hộ.
Các già dịch, già dê, già ó đâm thì nhất định không đi kèm những hình ảnh đó.
Trong tiếng Anh, cũng không có tiếng để nói xấu các cụ bà. Ðộc nhất chỉ có một danh từ dirty old man, già dịch, để chỉ những ông già mất nết, khác với dịch giả cao niên, người làm công việc phiên dịch nhiều tuổi, cũng gọi tạm là… già dịch. Xa một chút, là old goat, già dê, nhưng vẫn chỉ là chữ để chỉ một người đàn ông già(*).
Ngôn ngữ quả là có bất công trong trường hợp này. Những chữ già dịch, già dê, già ó đâm, dirty old man, old goat… đều gợi ra hình ảnh của những người đàn ông xấu tính. Không bao giờ là các phụ nữ. Trong khi phụ nữ cao niên cũng vẫn có thể dịch, dê và ó đâm như thường.
Nếu không, thì các ông già dịch này thất nghiệp hết sao? Tội nghiệp mấy ông hết sức. Nhất định không thể có chuyện dịch là độc quyền của những người đàn ông già. Các bà già cũng dịch, dê và ó đâm hệt như các ông già vậy.
Người Mỹ hay nói: It takes two to Tango, nghĩa là muốn nhẩy Tango phải có hai người hay phải có hai người mới nhẩy Tango được. Tango không thể nhẩy một người. Ở nhà một mình, lén ôm cái ghế, quay quay theo Olé Guapa hay El Choclo, hay A Media Luz… dẫu có hay cách mấy vẫn không thành Tango.
Phải có partner, người nhẩy cùng mới ra Tango.
Dịch, dê hay ó đâm cũng thế. Không thể… một mình được.
Một bản tin đọc được trong tờ The Daily News Sun của thị trấn Sun City West, một tờ báo của cộng đồng mấy ông già bà cả đã về hưu, mới đây cho biết các cụ ông, cụ bà không hề là những người im lặng sống mờ nhạt chờ ngày ra nghĩa địa như nhiều người vẫn nghĩ. Các cụ thực ra không hề đã rửa tay gác kiếm(?) như nhiều người tưởng lầm lâu nay. Không những các cụ vẫn còn sinh hoạt đều đều, mà còn ở cả những nơi không nên có những sinh hoạt như thế nữa: hồ bơi, trong xe hơi, những nơi công cộng, nhĩ mục quan chiêm giữa chốn thanh thiên bạch nhật.
Những… dịch vụ như thế càng ngày càng diễn ra nhiều hơn đến nỗi tờ báo ở đây trong số đề ngày 11 tháng 6 vừa qua phải lên tiếng. Cảnh sát cho biết sẽ biên phạt khi bắt được các cụ đang… dịch.
Hiển nhiên là các cụ ông phải có các cụ bà mới thành chuyện để cảnh sát biên phạt. Như thế, người ta có thể hiểu là các… dịch vụ đó đều có sự tham dự của một số cụ bà, không một con số ngang với các cụ ông, thì cũng gần bằng.
Và như thế, các cụ ông, những người đàn ông cao niên, trọng tuổi nhưng vẫn còn thích dê, đã bị đối xử một cách không công bằng. Các cụ ông bị lôi ra nói xấu trong khi các cụ bà thì được tha, được nghĩ đến bằng những hình ảnh đẹp nhất. Trong khi các cụ bà vẫn dê, vẫn dịch và ó đâm không thua gì các cụ ông.
Bất công biết là chừng nào!
* * *
Ngày 3 tháng 10 năm 2014
Bạn ta,
Nước Mỹ mãi tới cuối những năm 60, mới được giới thiệu để dùng những đôi đũa mà nhiều nước Á châu đã dùng trong việc ẩm thực từ bao nhiêu năm nay.
Trước đó, dĩ nhiên ở Mỹ cũng đã có những tiệm ăn Tầu, nhưng số người đến với các tiệm ăn này lúc ấy đa số, nếu không muốn nói là hầu hết, vẫn chỉ là những người Á đông. Phải sau chuyến đi Hoa lục của ông Nixon, cơm Tầu mới thực sự có được nhiều sự chiếu cố của các thực khách không phải là người Á. Dùng hai cái que để gắp thức ăn không thể học để thành thạo trong vài ba phút. Nhưng loay hoay một lúc, các thực khách cả đời chỉ biết dao với nĩa, cũng biết dùng đũa để gắp thay vì dùng như những cái que để chọc và xiên thức ăn.
Không phải là một nền văn hóa dùng đũa, và vì đũa chỉ mới được du nhập vào Mỹ trong một thời gian còn tương đối mới nên người Mỹ chưa có những thành ngữ, tục ngữ liên quan đến đũa. Phải sống lâu năm lắm với những đôi đũa mới có được những câu ví von như thế này: Ðũa mốc chòi mâm son; vợ dại không bằng đũa cong; có vợ có chồng như đũa có đôi; chồng thấp mà lấy vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng; màn hoa lại phải chiếu hoa, bát ngọc lại phải đũa ngà, mâm son…
Và nhất là câu vơ đũa cả nắm. Có giải thích cách mấy người Mỹ cũng không thể hiểu to gather all the chopsticks in one grasp có thể là điều không tốt đẹp như thế nào.
Từ một trường hợp riêng rẽ, đơn lẻ, dựa trên đó để nhẩy, không đi, không chạy, mà nhẩy cái ào đến kết luận, thì đó là vơ đũa cả nắm. Không lý gì đến những khác biệt mà mỗi trường hợp mỗi có. Thí dụ nói tất cả các phụ nữ ở đường Bolsa đều có mũi bằng plastic, thì đó là vơ đũa cả nắm. Bởi lẽ cũng có những cái mũi làm bằng sụn lấy từ chân lên chứ. Hay nói rằng tất cả các phụ nữ trên thế giới đều nói dối tuổi, cộng thêm vài ba tuổi là vơ đũa cả nắm. Có một số phụ nữ trừ bớt đi vài ba năm chẳng hạn.
Vơ đũa cả nắm là việc làm của Laura Zigman, tác giả cuốn Animal Husbandry vừa được thực hiện thành phim với tựa đề là Someone Like You do Ashley Judd và Greg Kinnear đóng vai chính.
Ashlet Judd đóng vai bò cái già (Old Cow) và bò đực (Bull) do Greg Kinnear đóng.
Chủ đề của cuốn tiểu thuyết, với chuyện đời thật của Laura Zigman được ngụy trang sơ sài là đàn ông, như những con bò đực, sau khi quan hệ thân mật được với người phụ nữ, thì chúng bỏ đi, kiếm những con bò cái mới, bỏ rơi những con bò cái lập tức, và những con bò cái này trở thành những con bò cái già (old cow) đưới mắt của những con bò đực.
Animal Husbandry, một cái tựa khéo đặt, là nghề chăn nuôi mục súc, một môn học được dậy tại các trường canh nông. Husbandry là danh từ có chữ husband ở trong, nên khi đọc lên, ngoài nghĩa là nghề chăn nuôi mà ai cũng hiểu, nhất định những chữ Animal Husbandry phải làm người đọc nghĩ tới một ý nghĩa thứ hai, là chuyện về mấy thằng chồng thú vật.
Thuyết mà Laura Zigman xướng lên: New-Cow Theory, thuyết Tân (?) Bò Cái được xây dựng bằng kinh nghiệm mà chúng ta hiểu là rất đau thương của nàng: hơn mười năm trước, Laura bị người bạn trai bỏ rơi. Từ nỗi đau đó, Laura Zigman cho rằng tất cả đàn ông đều như những con bò đực bạc tình: sau khi quan hệ thân mật được với bò cái rồi, thì những con bò đực này liền bỏ đi kiếm những con bò cái mới (new cow), và không bao giờ trở lại nữa. Laura nói rằng cô bị coi như một con bò cái già cũ (old cow) không còn được bò đực ngó ngàng tới nữa.
Ðó là vơ đũa cả nắm. Không phải tất cả những người đàn ông (Mỹ) đều hành xử như thế. Không phải ai cũng là bò đực xong một lần, là đi kiếm bò cái mới, bỏ lại bò cái cũ và già đứng ngu ngơ giữa cánh đồng buồn bã rồi phát điên, thành những con bò điên (mad cow) không ai dám ăn steak, ăn phở tái nạm gầu gân sách, tái sống, vè dầy để ngoài nữa.
Bò đực không hề bỏ đi kiếm những bò cái mới, vì bò cái mới ở đâu mà nhiều thế. Cách nào kiếm được bò cái mới dễ dàng như trong sách, Laura Zigman nên chỉ cho bọn bò đực để chúng khỏi có tiếng (xấu) mà không có miếng.
Ở Mỹ, thực ra biết bao nhiêu bò đực bị bò cái xù, đuổi ra đồng kéo cầy như điên, trả cấp dưỡng cho bò con khờ người trong khi bò con bị bò cái dậy cho khinh bỉ bò… bố, không cho bò bố gặp bò con, nói láo với bò con rằng bò bố không cấp dưỡng cùng với vài ba chục điều xấu xa khác nói là của bò bố. Và con số bò đực đau khổ này càng ngày càng tăng đông đảo thêm ở nước Mỹ.
Sao không thấy nói về những bò đực khốn khổ này?
Ðúng là vơ… nĩa cả nắm.
Hay những bò cái sau một lần, bỏ bò đực đứng ngu ngơ giữa đồng cỏ, nhai lại nỗi buồn của chúng trong khi bò cái cười (la vache qui rit) vừa đẹp vừa duyên dáng trên những quảng cáo phó mát?
* * *
Ngày 4 tháng 10 năm 2014
Bạn ta,
Cuối cùng thì người Anh đã phải nhìn nhận rằng về nước hoa, người Pháp có hơn người Anh thật, mặc dù người Anh vẫn thường hay nói một cách dè bỉu về nước hoa của người Pháp bằng một thành ngữ khá độc ác: to smell like a French whore.
Ví người xức nhiều nước hoa như một cô gái giang hồ người Pháp thì có ác thật. Nhưng có thể là nét độc ác của người Anh khi ăn nói như thế chỉ cốt để che giấu sự kiện người Anh, về khía cạnh ăn chơi, tình ái, làm đẹp cho phụ nữ, có thua người Pháp, dân tộc sống cách họ có một cái eo biển hẹp như một bước chân –Pas de Calais– mà thôi.
Sự nhìn nhận (thua người Pháp) được thấy qua việc thủ đô nước Anh phải nhờ đến một hãng sản xuất nước hoa của Pháp giúp làm cho hệ thống xe điện ngầm ở Luân Ðôn bớt hôi đi phần nào.
Xe điện ngầm Luân Ðôn, một trong những hệ thống giao thông xưa nhất thế giới và được sử dụng bởi một số người đông đảo nhất thế giới, mới đây cũng đã trở thành một hệ thống xe điện hôi hám nhất. Hơn ba triệu hành khách dùng xe điện mỗi ngày, ngày nào cũng để lại một khối không khí đủ mọi loại hơi người phản ảnh tất cả khía cạnh của đời sống ở đây.
Hơn hai mươi năm trước, những ga xe điện Luân Ðôn chưa đến nỗi khủng khiếp như thế. Ngược lại thêm nữa, những ga xe điện này được dùng làm những nơi an toàn tránh bom của máy bay Ðức, người ta đâu có thấy những mùi hương như thế.
Nhưng nay, thủ đô nước Anh đã phải đi tới quyết định nhập cảng một mùi thơm có tên là Madeleine của hệ thống xe điện ngầm Paris để chống lại mùi hôi của các ga xe điện tại Luân Ðôn.
Madeleine là ga xe điện hôi nhất ở Paris. Mùi thơm được đặt cho tên là Madeleine cũng vì thế.
Một số sân ga xe điện Luân Ðôn sẽ được xịt mùi Madeleine mỗi đêm để sáng ra, khi xe chạy, hành khách đặt chân xuống sân ga, giầy dép cạ lên lớp nước thơm, thì mùi Madeleine sẽ vang lừng, ngào ngạt không gian, đánh bạt đi mùi hương của đêm trước. Các mùi hôi nách do đủ mọi thứ mồ hôi của những người ăn đủ mọi thứ đồ ăn kỳ lạ ở Luân Ðôn, và luôn cả những dư vị của chút hương thầm kia mới quen, của những thứ lẻn trong nếp áo mùi hương thẹn mà Ðinh Hùng tả trong thơ cũng bị Madeleine, mùi deodorant chống hôi nách do Pháp sản xuất, đánh bạt đi hết.
Thế thì chán ơi là chán.
Tại sao phải ngụy trang cái mùi tự nó thực ra không có gì đáng để che lại, để giấu đi, để đánh bạt đi? Tại sao phải tẩy rửa cái mùi thực ra vô cùng hấp dẫn nhưng bị con người và những thói tục văn minh kỳ quái lên án, đổ cho tiếng xấu rồi tìm mọi cách để nén lại?
Cái mùi mà tổ tiên chúng ta dùng nó để đi tìm nhau, để hấp dẫn nhau trong những mùa tình ái dần dần bị một số xã hội đổ cho tiếng xấu rồi dùng những thứ mùi khác át đi. Thật là uổng.
Cái mùi cơ thể chỉ xuất hiện khi con người trưởng thành về mặt tình dục rõ ràng là một cách thiên nhiên giúp những con người này hấp dẫn nhau tại sao phải giấu đi, phải đánh tan đi?
Cái mùi trên những tà áo mà Ðinh Hùng nhắc bao nhiêu lần trong thơ của ông nào phải là mùi nước hoa đắt tiền mua ở các tiệm mỹ phẩm. Chúng chỉ là mùi mái tóc, mùi áo, mùi tay, mùi của làn gió thổi qua những sợi tóc… trong hương đàn vương mãi áng hương ai… vườn xưa còn thoảng chút hương em… hương thơm những nụ cười vô tội… mùi hương sát nhân từng ngón tay…
Thế thì tại sao phải nhờ Madeleine đánh át đi? Tại sao không giáo dục lại (cải tạo) con người để biết thưởng thức trở lại cái mùi không do những phòng thí nghiệm hóa học tạo ra?
Bộ không có nước hoa thì những người đàn ông trên thế gian này đều chết cả với mùi hôi nách của… các nàng hay sao?
Việc làm của thủ đô Luân Ðôn tại các ga xe điện là quyết định vô lý không nói sao cho hết được.
* * *
Ngày 5 tháng 10 năm 2014
Bạn ta,
Trong tiếng Việt, có một danh từ đang dần dần mất đi định nghĩa nguyên thủy của nó để mang một nghĩa mới, bước hẳn ra khỏi ý nghĩa cũ, và sự thay đổi đó sẽ khiến, trong tương lai, nó sẽ không còn là một danh từ cấm kỵ cần phải tránh trong những câu chuyện nghiêm túc, có cả các phụ nữ, như người Mỹ vẫn nói là mixed company nữa.
Lý do là vì nó có hai nghĩa, và nghĩa thứ hai càng ngày càng lấn át nghĩa nguyên thủy để trở thành một danh từ mới, không còn cái định nghĩa xấu xa nguyên thủy nữa.
Ðó là danh từ “con đĩ”.
Nguyên thủy, danh từ này, trước đây và nay vẫn được dùng để chỉ người phụ nữ làm cái nghề xưa nhất thế giới, nghề bán dâm, nghề bị xã hội khinh bỉ, miệt thị cùng cực.
Nhưng rồi dần dần, danh từ này còn được dùng để chỉ cả những người không hề hành cái nghề đó nữa.
Thí dụ người ta không bao giờ nói: “Hôm qua anh đi với con gái bán dâm nào?”, mà luôn luôn là: “Anh đi với con đĩ nào?”
Trong cách nói ở trên, người ta thấy ngay rằng hai danh từ “gái bán dâm” và “con đĩ” không thể hoán chuyển, đổi chỗ cho nhau mà không làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu nói. Trong câu thứ hai, danh từ “con đĩ” nhất định không còn mang định nghĩa đầu tiên nữa.
Người nói câu đó, cho dù là tức giận ghê gớm lắm cũng không hề thực tâm nghĩ rằng người đàn bà kia làm nghề bán dâm ở một ổ điếm. Người đàn ông đề cập đến bằng đại danh từ “anh” cũng không hề giao du với người phụ nữ hành nghề tại nhà chứa.
Do đó, danh từ “con đĩ” trong câu nói vừa kể không còn nghĩa nguyên thủy nữa.
Người được mô tả là “con đĩ” là người như thế nào, và ai có thể là “con đĩ”?
Có thể nói một cách khá chắc chắn là những người bị gọi bằng danh từ này thường ở trong một hạng tuổi nào đó. Tuổi của họ không thể dưới mười tám và rất ít khi ở dưới tuổi hai mươi. Thường ra là phải từ nửa sau của tuổi hai mươi mấy trở đi, cho đến khoảng sáu mươi trở xuống. Ðó là những năm mà những người phụ nữ có thể dính dáng, hay bị kéo vào những liên hệ tay ba nhất, liên hệ giữa một người đàn ông và hai người đàn bà trong đời sống.
Ở tuổi dưới hai mươi hay trên sáu mươi, những sự dính dáng như thế chưa thể xẩy ra hay không còn xẩy ra được nữa.
Và trong những liên hệ tay ba đó, một trong hai người đàn bà gần như luôn luôn bị người kia gọi là “con đĩ”.
Người phụ nữ này gần như bao giờ cũng là người nếu không rất đẹp, thì cũng phải rất hấp dẫn, đầy khả năng mê hoặc và thuyết phục.
Nhưng rồi người phụ nữ đầu tiên dùng danh từ “con đĩ” để gọi người phụ nữ kia cũng không thoát khỏi bị gọi là “con đĩ” bởi người phụ nữ kia. Thế là cả hai đều người nọ bị người kia gọi là “con đĩ” hết. Nghĩa là cả chính lẫn tà, cả chính phủ hợp pháp lẫn chính phủ đối lập, hay phe nổi dậy, phe phiến loạn lấn đất giành dân đều bị gọi là “con đĩ” hết. Do đó, những điều xấu xa mà danh từ “con đĩ” nguyên thủy mang theo từ bao nhiêu năm nay đang dần dần biến đi.
Danh từ này đang theo Darwin tiến hóa dần để mang một định nghĩa mới. Danh từ “con đĩ” đang trở thành từ ngữ chỉ những người phụ nữ trẻ, đẹp, duyên dáng, rất đáng yêu, có khả năng biến những mơ ước thầm kín nhất của những người đàn ông trở thành sự thực, nơi trú ẩn, tị nạn của những người đàn ông này trong cơn cuồng phong bão dữ.
Cho đến khi một “con đĩ” khác xuất hiện. Hai chữ không còn chỉ mang ý nghĩa nguyên thủy là như vậy.
Bùi Bảo Trúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét