I. Phụ nữ và… rượu!
Một vụ án mạng xảy ra vào chiều ngày 13/10/2014 tại thôn Nước Chạnh, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Buổi sáng hôm đó, đi làm rẫy về nhà khá mệt, nên ông Phạm Văn K’Lót có ý muốn mời vợ chồng ông Phạm Văn K’Nó sang uống rượu cho vui. K’Lót là em họ và cũng là hàng xóm sống ngay cạnh nhà vợ chồng K’Nó. Ông K’Nó và bà Mín nhận lời mời của người em họ, bèn sang uống rượu.
Một vụ án mạng xảy ra vào chiều ngày 13/10/2014 tại thôn Nước Chạnh, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Buổi sáng hôm đó, đi làm rẫy về nhà khá mệt, nên ông Phạm Văn K’Lót có ý muốn mời vợ chồng ông Phạm Văn K’Nó sang uống rượu cho vui. K’Lót là em họ và cũng là hàng xóm sống ngay cạnh nhà vợ chồng K’Nó. Ông K’Nó và bà Mín nhận lời mời của người em họ, bèn sang uống rượu.
Sau khi đã nhậu một chập, ông K’Nó đứng dậy và bảo vợ là uống một chút nữa thôi rồi còn đi với ông vào rừng chặt cây đem về làm nốt cái bếp. Nghe chồng nói, bà Mín không thèm trả lời mà tiếp tục ngồi uống. Ông K’Nó về nhà, không thấy vợ về liền cầm chiếc rìu sang giục vợ đi với mình. Bà Mín không nói gì cả, vẫn tiếp tục uống.
Quá tức giận trước thái độ dửng dưng của vợ, ông K’Nó chạy về nhà, ném chiếc rìu xuống đất, cầm cuốn sổ ghi nợ của gia đình sang, mở sổ gí vào mặt vợ và bảo: “Ham uống rượu lắm! Không về đi làm cho xong cái bếp rồi còn lên rẫy trồng trọt, kiếm tiền mà trả nợ cho người ta chứ cứ ngồi đấy uống thì chết đói. Đàn bà gì mà không biết lo làm ăn, suốt ngày chỉ lo uống rượu là giỏi thôi…” Bà Mín bị chồng mắng, tức giận, chập choạng đứng dậy, đi vào bếp vớ được chiếc liềm cắt cỏ của gia đình ông K’Lót, đem ra khoặc liềm vào cổ chồng: “Này, đừng lải nhải nữa! Hễ lải nhải tôi giật một cái đứt cổ thì đừng có trách!…” Ông K’Nó bị chiếc liềm có răng như răng cưa cứa vào cổ phía sau gáy khá đau, bèn gỡ liềm và đứng xa ra, hếch mặt lên mắng: “Đồ đàn bà hư! Không lo làm ăn, suốt ngày chỉ lo uống rượu. Mê rượu còn quá đàn ông…” Bà Mín liệng chiếc liềm, lảo đảo đi về nhà, lấy con dao nhọn rất bén mà ông K’Nó đã tự đánh lấy bằng thép dùng để tự vệ khi đi rừng, rồi chân nam đá chân xiêu, sang nhà ông em tìm chồng. Lúc này ông K’Nó không mang theo rìu chặt cây nên thong thả đi lên rẫy. Bà Mín bắt kịp, bèn đâm chồng một nhát đích đáng từ phía đằng sau, mũi dao xuyên thấu tới tim. Ông K’Nó chỉ kịp kêu “ối” một tiếng, không hiểu gì hết, rồi ngã gục xuống đường. Dân chúng trong làng có người trông thấy, kêu toáng lên và hô hoán gọi nhau cứu cấp, định đem ông K’Nó lên bệnh viện nhưng máu ra nhiều quá, ông K’Nó đã chết. Người ta gọi điện thoại báo với công an xã. Bà Mín bị bắt, lấy khẩu cung, lập biên bản rồi đưa lên công an huyện.
Sau một đêm bị giam tại công an huyện Ba Tơ, sáng hôm sau, khi đã tỉnh hẳn rượu, trong khi bị điều tra, bà Mín cho biết do tức giận vì chồng không cho uống rượu lại còn mắng mỏ, nhiếc móc nên mới làm như vậy chứ sự thực bà không chủ tâm giết chồng. Ngoài ra, bà cũng nói, lúc “lỡ tay” đâm ông K’Nó, bà đang trong cơn say do uống quá nhiều rượu. Công an hỏi rằng người say thì trí óc mờ mịt, tay chân run rẩy, tại sao bà biết chạy về nhà lấy dao đuổi theo chồng, đâm chồng một nhát trí mạng tới tận tim? Bà bảo là tại con dao rất sắc bén có thể giết được thú rừng chứ lúc đó bà cũng ngà ngà say, đi đứng không vững.
Bà Mín bị đưa lên công an tỉnh để công an tỉnh tiếp tục điều tra, khởi tố ra tòa.
Bà Mín bị đưa lên công an tỉnh để công an tỉnh tiếp tục điều tra, khởi tố ra tòa.
Bi kịch của đôi vợ chồng nát rượu
Qua việc kể lại của dân chúng thôn Nước Chạnh, được biết gia đình ông K’Nó có cuộc sống rất phức tạp. Trước cái chết của ông, mọi người đều có chung nhận xét rằng đây là kết quả đã được dự đoán từ trước. Theo đó, trong khoảng 4, 5 năm trở lại đây, bà Mín là một ma men nổi tiếng khắp vùng, lúc nào cũng say khướt vì rượu.
Qua việc kể lại của dân chúng thôn Nước Chạnh, được biết gia đình ông K’Nó có cuộc sống rất phức tạp. Trước cái chết của ông, mọi người đều có chung nhận xét rằng đây là kết quả đã được dự đoán từ trước. Theo đó, trong khoảng 4, 5 năm trở lại đây, bà Mín là một ma men nổi tiếng khắp vùng, lúc nào cũng say khướt vì rượu.
Đã từ lâu dân chúng thôn Nước Chạnh rất quen với cảnh vợ chồng ông K’Nó cãi vã, chửi bới, đánh lộn nhau ầm ĩ. Dù là đàn bà nhưng bà Mín luôn luôn là kẻ lấn át trong những lần xảy ra mâu thuẫn. Đã có lần, dân làng chứng kiến cảnh bà cầm dao rựa rượt ông khắp làng đòi chém, chỉ vì ông không chịu đưa tiền cho bà đi mua rượu. Nghiện rượu, bà cũng chẳng mặn mà với công việc nương rẫy gì nữa. Trước đây, gia đình bà thuộc hộ rất nghèo nên được vay của xã một số tiền ứng trước do cơ quan Lâm nghiệp thuê trồng rừng. Nhưng bà rượu chè tối ngày, tiền vay thì hết mà rừng chẳng trồng được cây nào. Hồi trước, ông K’Nó cũng là người hay uống rượu, nhưng so với vợ thì không nhằm nhò gì. Dân chúng Nước Chạnh cho biết, dù gây lộn tối ngày nhưng do cả hai vợ chồng đều mê uống rượu nên mới sống với nhau được tới hơn 30 năm. Ông bà đã lớn tuổi, có cháu nội cháu ngoại, song chẳng mấy khi gia đình được êm ấm. Vốn là người gốc dân tộc Cơ Tu, cả đời chưa từng bước chân ra khỏi bản làng, ông K’Nó và bà Mín sống rất cổ lỗ.
Hai người lấy nhau rất sớm, từ thuở “chàng” 20 còn “nàng” 19. Tuy rất trẻ nhưng cặp vợ chồng mới cưới này đã nổi tiếng về chuyện uống rượu. Nghe nói, cậu K’Nó biết uống rượu từ lúc mới 9, 10 tuổi, còn cô Mín thì uống khỏe hơn đàn ông. Cảnh hai vợ chồng ông K’Nó ngồi cùng mâm với cánh đàn ông trong các bữa nhậu ở làng không có gì là lạ mắt đối với dân chúng nữa. Bà Mín không bao giờ chịu ngồi ăn cỗ với phe phụ nữ mà luôn luôn đòi ngồi cùng mâm với cánh đàn ông để còn được uống rượu. Bà uống như hũ chìm, hết bát nọ đến bát kia, không ai địch nổi.
Hàng xóm cũng cho biết, dù không có tiền nhưng ngày nào bà Mín cũng xách chai đi mua rượu. Các quán đã nhẵn mặt, không ai muốn bán rượu cho bà phần vì bà nợ rất lâu không trả, phần vì họ sợ cứ hễ rượu vào là bà gây chuyện, chẳng với người nọ thì với người kia, thường thường vợ chồng bà đánh nhau ỏm tỏi.
Ông Lê Văn Kía, trưởng thôn Nước Chạnh, nói rằng tình trạng phụ nữ trong huyện Ba Tơ uống rượu là rất phổ biến từ nhiều năm nay, bà Mín chỉ là một trong số những người đó, nhưng bà thuộc loại “đặc biệt”, nghiện rượu hơn mọi người khác.
Trước thực tại bố chết, mẹ đi tù, anh Phạm Văn Nam – con trai lớn của ông bà K’Nó – cho biết anh đã nhiều lần can ngăn bố mẹ đừng uống rượu nữa nhưng can không nổi. Anh nói: “Việc mẹ tôi lỡ tay đâm chết bố tôi trong cơn say đã có pháp luật giải quyết chứ chúng tôi là con, chỉ biết lo việc hậu sự cho bố và sau này sẽ tiếp tế cho mẹ trong khi đi tù chứ cũng chẳng biết phải làm thế nào”.
II. Tiền là trên hết!
Lừa cả gia đình nhà chồngCâu chuyện ông bác sĩ Vĩnh Tuấn Quang, 43 tuổi, cư ngụ và mở phòng mạch tại số 166 đường Ngô Gia Tự, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, làm đơn kiện vợ là Đỗ Thị Kim Nhung, 36 tuổi, nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Phương Đông, khiến mọi người quen biết tại Nha Trang đều rất lấy làm ngạc nhiên.
Vừa qua, phiên tòa xét xử Đỗ Thị Kim Nhung đã diễn ra, người phụ nữ này bị tuyên án 4 năm tù và phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của gia đình nhà chồng. Sau phiên tòa, Nhung được tại ngoại vì đang có thai. Theo luật tại Việt Nam, khi một can phạm bị tuyên án mà đang có thai thì được tạm thời tại ngoại, chờ đên khi sinh xong và đứa trẻ đã được 36 tháng tức đúng 3 tuổi thì mới phải gửi con ở bên ngoài để vào tù. Nếu người đó đơn độc, không có thân nhân để gửi con thì được quyền đem con theo vào trong trại giam, ở đấy sẽ có nhân viên thường là nữ công an trông nom phụ giúp cùng những đứa trẻ “ở tù chung với mẹ”. Cho đến khi đứa trẻ này bắt đầu đi học (tức 5 tuổi) bắt buộc người mẹ phải gửi nó ra ngoài, nếu không gửi được thì trại sẽ đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước hoặc “cho” các viện mồ côi.
Gia đình anh Quang vốn được coi là trí thức và có công ăn việc làm đàng hoàng. Quang là bác sĩ, làm trong Bệnh viện Nha Trang, tính nết chững chạc, nên việc trước đây thời còn trẻ tuổi Nhung lấy được người chồng như vậy là gia đình cô coi như cô rất may mắn. Sau khi lấy chồng, Nhung vẫn làm trong Ngân hàng TMCP Phương Đông. Chồng là bác sĩ, vợ là nhân viên ngân hàng, đời sống của họ rất khá giả nhưng không hiểu sao Nhung lại tham lam một cách nông cạn, lừa cả gia đình nhà chồng để chiếm đoạt một số tiền lên tới hơn 4 tỉ đồng (tức khoảng hơn 200 ngàn Mỹ kim). Chiếm đoạt như vậy là rất kém cỏi, bởi vì trước sau gì rồi cũng bị phát hiện mà thôi. Đối với những gia đình trí thức, họ rất ghét việc bị lừa đảo. Chiếc chén đã vỡ, khó hàn gắn lại được nữa.
Theo tài liệu điều tra, từ tháng 3/2012 đến tháng 11/2012, do làm việc trong ngân hàng nên Nhung được mẹ chồng là bà Ngô Thị Quế (75 tuổi) cùng sống tại địa chỉ số 166 Ngô Gia Tự, Nha Trang, và người anh ruột chồng tên Vĩnh Tuấn Huy (49 tuổi) nhà ở gần đấy, cứ thỉnh thoảng dành dụm được tiền thì lại nhờ Nhung nhân tiện đi làm, gửi giùm vào trương mục tiết kiệm ngân hàng Phương Đông. Do là nhân viên lâu năm trong ngân hàng, rất quen công việc nên Nhung đã lấy các cuốn sổ còn trắng chưa sử dụng (gọi là các cuốn sổ “phôi”) và các phôi giấy xác nhận gửi tiền – những thứ này đều đã được đóng dấu và đóng sẵn tên bà Ngô Thị Bích Hiền, trưởng phòng kế toán Ngân hàng Phương Đông, lúc có người gửi tiền, nhân viên trình lên cho bà xem qua, bà chỉ cần ký tên vào đó là đủ. Việc làm mang tính quan cách “thượng cấp” này hết sức nguy hiểm vì rất dễ bị ký giả.
Mỗi lần gửi tiền giùm mẹ chồng và anh chồng, Nhung không gửi mà tự ý giả chữ ký của nhân viên thu tiền và của bà trưởng phòng rồi lúc đi làm về thì đưa cho mẹ chồng và anh chồng xem qua và cất đi còn tiền thì Nhung bỏ túi. Mỗi tháng Nhung đều đem sổ của mẹ chồng và anh chồng, đi làm thì lãnh “tiền lời” về giùm. Trên thực tế, các “tiền lời” này không có thật mà là do Nhung tự trích ra từ số tiền đã chiếm đoạt được, đem về trả làm như đã lãnh từ ngân hàng. Dần dần, số tiền mà mẹ chồng và anh chồng nhờ gửi lên tới 3,9 tỉ đồng tức gần 200 ngàn Mỹ kim, ấy là chưa kể tiền của người thím ruột anh Quang tên Thêm và của người em gái anh Quang tên Kim Oanh.
Tiền đã chiếm đoạt được, Nhung mua đất, xây nhà thuộc loại bình dân để cho thuê, chi tiêu cá nhân, một phần để trả tiền lời hằng tháng còn số khác thì mua sắm quần áo, giày dép, túi xách, tất cả đều là hàng hiệu và đi du lịch nơi này nơi kia với bạn bè.
Thấy vợ có nhiều tiền, anh Quang cũng không để ý mà cho rằng do công việc làm ăn trong ngân hàng thuận lợi nên Nhung mới rủng rỉnh tiền bạc như vậy. Hơn nữa, từ trước đến nay vợ chồng anh Quang người nào cũng đi làm có tiền nên luôn độc lập về vấn đề tài chính, chuyện chi tiêu của vợ anh không can thiệp.
Toàn bộ vụ việc chỉ được phát giác vào ngày 31/12/2012, khi anh Vĩnh Tuấn Huy có việc cần dùng gấp một số tiền nên đem sổ tới Ngân hàng Phương Đông để rút một ít. Bấy giờ anh mới tá hỏa tam tinh khi được biết các sổ tiết kiệm của mình và của mọi người trong gia đình mình đều là sổ giả, do Nhung tự làm lấy, tự ký tên lấy, không có giá trị thanh toán.
Trước sự việc vợ đã gian dối, lừa gạt cả gia đình nhà mình, anh Quang tức giận làm đơn thưa vợ.
Gian mà vẫn bướng, không một lời xin lỗi
Trong phiên tòa xét xử, Nhung thừa nhận toàn bộ tội danh của mình. Tuy nhiên, cô đổ thừa rằng phần lớn trong số tiền đó cô đã đưa cho Quang để mua đất, xây nhà cho thuê và trang bị phòng mạch. Anh Quang khẳng định rằng anh đi làm tối ngày, chiều về lại lo khám bệnh trong phòng mạch, hết sức bận rộn nên không đề ý tới việc mua đất, xây nhà kinh doanh của Nhung. Còn phòng mạch của anh ở số 166 Ngô Gia Tự thì xưa nay vẫn nguyên như cũ, lâu lâu anh chỉ thuê người quét vôi lại cho sạch sẽ hoặc thay mấy cái ghế nhựa đã hư, không cần đến tiền của Nhung. Cuối cùng, biên bản của công an kinh tế cũng cho biết, miếng đất mà Nhung đã mua lại của mẹ ruột dưới dạng “ủy quyền cho con gái quản lý giùm” sau đó Nhung xây phòng cho thuê, hoàn toàn đứng tên Đỗ Thị Kim Nhung, không có tên anh Quang.
Trong phiên tòa xét xử, Nhung thừa nhận toàn bộ tội danh của mình. Tuy nhiên, cô đổ thừa rằng phần lớn trong số tiền đó cô đã đưa cho Quang để mua đất, xây nhà cho thuê và trang bị phòng mạch. Anh Quang khẳng định rằng anh đi làm tối ngày, chiều về lại lo khám bệnh trong phòng mạch, hết sức bận rộn nên không đề ý tới việc mua đất, xây nhà kinh doanh của Nhung. Còn phòng mạch của anh ở số 166 Ngô Gia Tự thì xưa nay vẫn nguyên như cũ, lâu lâu anh chỉ thuê người quét vôi lại cho sạch sẽ hoặc thay mấy cái ghế nhựa đã hư, không cần đến tiền của Nhung. Cuối cùng, biên bản của công an kinh tế cũng cho biết, miếng đất mà Nhung đã mua lại của mẹ ruột dưới dạng “ủy quyền cho con gái quản lý giùm” sau đó Nhung xây phòng cho thuê, hoàn toàn đứng tên Đỗ Thị Kim Nhung, không có tên anh Quang.
Khi vị đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa đề nghị bản án từ 3 tới 4 năm tù và Nhung phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền 4 tỉ 150 triệu đồng cho những người trong gia đình anh Quang, bà Ngô Thị Quế vẫn còn buồn bực. Phát biểu trước tòa, bà nói rằng không bao giờ bà còn coi Nhung là con dâu nữa. Với lời lẽ tuy ôn hòa nhưng rất cay đắng, bà kể rằng trước đây bà đối xử với Nhung như mẹ đẻ với con ruột, hai mẹ con thường thủ thỉ với nhau đủ thứ chuyện, vậy mà Nhung đã tham lam, lừa đảo theo kiểu hạ cấp khiến gia đình bà mang tiếng mang tăm. Đành rằng Nhung có tội thì phải ở tù và phải bồi hoàn số tiền đã chiếm đoạt, nhưng còn danh dự của gia đình bà và đứa cháu nội của bà nằm trong bụng Nhung. Lẽ ra, khi cháu bé sinh ra, lớn lên và đi học, mọi người sẽ nói, ấy, bố nó là bác sĩ đấy, mẹ nó làm trong ngân hàng, nhưng bây giờ người ta sẽ bảo mẹ nó bị ở tù, nó là con của con mụ ở tù!
Cuối cùng, tòa tuyên phạt Nhung 4 năm tù giam và phải bồi thường toàn bộ số tiền 4 tỉ 150 triệu đồng đã chiếm đoạt, nhưng được tạm thời tại ngoại vì đang có thai.
III. Đâm chết chồng ngay tại sân tòa!
Án mạng sau khi phiên xử ly hôn tạm dừngHiện trường vụ án mạng là… sân Tòa án Nhân dân (TAND) thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Nạn nhân là ông Vũ Quang Hiển (51 tuổi), hung thủ là bà Đinh Thị Hiền (45 tuổi), cùng trú tại xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (cách Sài Gòn khoảng 110 cây số). Điều đáng nói, hung thủ và nạn nhân là hai vợ chồng.
Vào sáng ngày 16/10/2014, ông Hiển và bà Hiền đến TAND huyện Bù Đăng để được giải quyết việc ly hôn. Tại đây, hai người tiếp tục cãi vã nhau ầm ĩ, chủ tọa ra lệnh im lặng không được nên phiên tòa phải tạm dừng, hẹn ngày khác.
Lúc ấy vào khoảng 10 giờ 30, hai người ra bãi giữ xe phía trước sân tòa để lấy xe ra về thì họ lại cãi nhau. Ông Hiển tức giận tát một cái bốp vào mặt bà Hiền. Bà Hiền đánh lại. Ông túm tóc, tiếp tục tát vợ. Bà Hiền tức giận rút trong túi xách ra một con dao bầu loại chọc tiết heo đã đem theo sẵn, đâm liên tiếp nhiều nhát vào ngực và bụng ông Hiển, máu tuôn xối xả khiến ông gục ngã ngay trước sân tòa. Mọi người chạy ra cứu chữa, định kêu xe đưa nạn nhân tới Bệnh viện Đa khoa Bù Đăng cấp cứu nhưng do các vết thương quá nặng, máu ra nhiều quá ông Hiển đã tắt thở.
Khám nghiệm hiện trường và tử thi ông Hiển, các điều tra viên thấy nạn nhân bị đâm và chém nhiều nhát, có nhát trúng tim dẫn đến tử vong. Về phần bà Hiền, sau khi gây án đã đến công an Bù Đăng đầu thú.
Bà Đinh Thị Hiền sinh ra trong một gia đình đông con tại miền quê nghèo nàn thuộc tỉnh Cao Bằng ngoài Bắc. Tuổi thơ cơ cực, cô bé phải sớm theo cha mẹ lên rẫy làm lụng, học hành chẳng được bao nhiêu. Lớn lên, Hiền được coi là “bông hoa rừng” của vùng Cao Bằng nên được nhiều chàng trai để ý.
Bà Đinh Thị Hiền sinh ra trong một gia đình đông con tại miền quê nghèo nàn thuộc tỉnh Cao Bằng ngoài Bắc. Tuổi thơ cơ cực, cô bé phải sớm theo cha mẹ lên rẫy làm lụng, học hành chẳng được bao nhiêu. Lớn lên, Hiền được coi là “bông hoa rừng” của vùng Cao Bằng nên được nhiều chàng trai để ý.
Năm 18 tuổi, Hiền kết hôn với một chàng trai ở cùng địa phương. Một năm sau, họ có với nhau một cậu con trai. Cuộc sống gia đình kể ra cũng có hạnh phúc, nhưng nuơng rẫy ít, thu nhập mùa màng lại bấp bênh, lúc được mùa, lúc mất mùa nên sự nghèo đói vẫn bám riết. Nghĩ nếu cứ ở lạỉ nơi quê hương núi non nhiều hơn nương rẫy này thì vẫn phải tiếp tục sống trong nghèo khó, hai vợ chồng bèn bàn nhau, dắt díu đem con vào vùng đất xa xôi hẻo lánh cũng toàn là rừng thuộc xã Đăng Hà, huyện Bù Đang, tỉnh Bình Phước trong Nam để sống. Bình Phước, Bù Đăng Bù Đốp cũng nghèo nhưng đất rừng rộng bao la, phá rừng làm rẫy tương đối dễ hơn đào từng khối đá tạo một mảnh nương bé tí, trồng ngô trồng đậu lại bị chim ăn, khỉ bẻ như ở Cao Bằng.
Tích cóp được một số tiền nho nhỏ đem theo, họ dè xẻn, dựng căn nhà chòi, đốt rừng làm rẫy, trồng tiêu trồng điều và trồng bắp, trồng khoai để có lương thực. Ngoài ra, sau mùa thu hoạch, hai vợ chồng chịu khó đi làm thuê làm mướn đủ thứ việc như trồng cao su, trồng điều, tưới tắm cây tiêu cho các hộ tư nhân để tăng thu nhập. Trên vùng đất mới, do là người có chút chữ nghĩa cao hơn so với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác, nên Hiền được cho đi học một lớp đào tạo y tế thôn bản. Có thêm nghề mới trong tay, vợ chồng Hiền mở quán bán thuốc Tây phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình Hiền tương đối đầy đủ hơn so với các hộ khác.
Ổn định cuộc sống trên vùng đất mới chưa được bao lâu, đến năm 1999 thì tai họa chẳng may xảy ra. Người chồng bỏ mạng sau một tai nạn giao thông ghê gớm. Cái chết của chồng khiến Hiền suy sụp. Nhưng rồi nhờ có nghị lực nên người góa phụ trẻ tuổi vượt lên khỏi sự đau khổ, vẫn siêng năng làm lụng kiếm tiền nuôi con.
Vốn là y sĩ nên Hiền thường lên thị xã Đồng Xoài mua các loại thuốc phổ thông về bán và chữa bệnh. Trong những lần như thế, Hiền quen biết một y sĩ đông y, sau đó cả hai nảy sinh tình cảm. Người phụ nữ đã qua một lần đò quyết định bước đi bước nữa. Hai người cùng chuyển về Đăng Hà sinh sống. Sau ngày nên vợ nên chồng, họ có với nhau một con gái, đến nay cô bé đang được gửi ăn học ở nhà người quen tại Sài Gòn. Nhưng rồi hạnh phúc ngắn ngủi, vợ chồng thường hay lục đục, khi đứa con gái 8 tuổi thì đường ai nấy đi, từ đó bà Hiền lại thui thủi sống cảnh chăn đơn gối chiếc.
Đến năm 2003, bà gặp ông Hiển, một người chuyên đi mua các con thú đã bị thợ rừng săn bắn trộm, đem về cung cấp cho các quán làm đồ nhậu hoặc họ lại cung cấp cho các lái đưa giấu về Sài Gòn. Nhà bà Hiền nằm trên con đường độc đạo dẫn từ rừng quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) ra quốc lộ, lối đi Bù Đăng, Bù Đốp. Trong những lần dừng chân nghỉ ngơi tại quán nước của bà Hiền, hai người gặp nhau. Sự thực, ông Hiển cũng đã có gia đình, vợ con đàng hoàng nhưng những khi trò chuyện, thấy người đàn bà đã 34 tuổi này có chút nhan sắc, ăn nói khéo léo, lại có nghề y sĩ sinh sống rất khá nên ông đâm ra “động lòng”, thường hay lui tới nghỉ ngơi ở đấy những khi đi kiếm hàng. Chẳng bao lâu, hai người lén lút qua lại với nhau.
Bi kịch từ mối tình “rổ rá cạp lại”
Sau khi ly dị vợ, ông Hiển mới công khai mối quan hệ với bà Hiền. Mặc dầu tuổi đã cao, nhưng cả hai vẫn làm một đám cưới linh đình để mời bạn bè và bà con chòm xóm. Trong thời gian sống chung với nhau, bà Hiền mới biết chồng mình là một tay cờ bạc hạng nặng. Mỗi lần “sát phạt”, ông ta ngồi đến mấy ngày liền chứ không phải ít. Đã vậy, mỗi khi cháy túi ông ta lại trút giận lên đầu vợ, vì tội vợ không đưa tiền đi đánh tiếp. Dần dần, ông lâm cảnh nợ nần như chúa chổm. Nhiều khi bấn quá, ông lấy trộm tiền của vợ để trả bớt nợ hoặc nướng tiếp vào các canh bạc, vì vậy chuyện cãi vã, đánh lộn giữa hai vợ chồng xảy ra như cơm bữa.
Sau khi ly dị vợ, ông Hiển mới công khai mối quan hệ với bà Hiền. Mặc dầu tuổi đã cao, nhưng cả hai vẫn làm một đám cưới linh đình để mời bạn bè và bà con chòm xóm. Trong thời gian sống chung với nhau, bà Hiền mới biết chồng mình là một tay cờ bạc hạng nặng. Mỗi lần “sát phạt”, ông ta ngồi đến mấy ngày liền chứ không phải ít. Đã vậy, mỗi khi cháy túi ông ta lại trút giận lên đầu vợ, vì tội vợ không đưa tiền đi đánh tiếp. Dần dần, ông lâm cảnh nợ nần như chúa chổm. Nhiều khi bấn quá, ông lấy trộm tiền của vợ để trả bớt nợ hoặc nướng tiếp vào các canh bạc, vì vậy chuyện cãi vã, đánh lộn giữa hai vợ chồng xảy ra như cơm bữa.
Về phần bà Hiền, dù đã ngoài 50 tuổi nhưng nhan sắc vẫn còn mặn mà, vẫn được nhiều người đàn ông dòm ngó. Hai năm về trước, tức năm 2012, bà Hiền quen biết rồi nảy sinh tình cảm với một người đàn ông ở thị trấn Cát Tiên. Người này được coi là một thứ “đại gia” nho nhỏ của vùng địa đầu tỉnh Đồng Nai giáp với Bù Đăng, Bù Đốp nhiều rừng này. Tình cảm vợ chồng bắt đầu có những rạn nứt. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi hai tháng trước, bà Hiền phát giác ông Hiển lấy trộm của mình 1,4 cây vàng và 25 triệu đồng trong tủ để đi đánh bạc. Vì thế xung đột giữa hai vợ chồng hết sức gay gắt. Đã vậy bà Hiền lại khám phá ra thỉnh thoảng ông Hiển vẫn quay lại sống với vợ cũ mặc dầu họ đã có quyết định ly hôn của tòa án từ lâu. Do đó bà Hiền làm đơn xin ly dị.
Trong thời gian chờ ra tòa, ông Hiển theo dõi rồi báo công an đến nhà người đàn ông ở Cát Tiên, bắt được bà Hiền đang “trần như nhộng” với nhân tình. Bà Hiền bị giữ một đêm tại cơ quan công an, sau đó bị xử phạt hành chánh (tức phạt tiền) rồi được cho về.
Trước khi xảy ra vụ án, dân chúng xã Đăng Hà nhặt được hàng trăm tờ rơi (leaflet, truyền đơn, còn gọi là tờ bướm) được rải trên nhiều ngả đường. Nội dung của tờ rơi nhằm bêu xấu, gọi bà Hiền là “con điếm”. Đến ngày 16/10, sau khi hai người ra khỏi tòa thì xảy ra chuyện bà Hiền đâm chết ông Hiển.
Trước khi xảy ra vụ án, dân chúng xã Đăng Hà nhặt được hàng trăm tờ rơi (leaflet, truyền đơn, còn gọi là tờ bướm) được rải trên nhiều ngả đường. Nội dung của tờ rơi nhằm bêu xấu, gọi bà Hiền là “con điếm”. Đến ngày 16/10, sau khi hai người ra khỏi tòa thì xảy ra chuyện bà Hiền đâm chết ông Hiển.
Sau án mạng, khi bị giữ ở công an, bà Hiền vẫn rất bình tĩnh, xin phép gọi điện thoại về nhà, căn dặn người con trai nay đã ngoài 30 tuổi và có vợ con, cất giữ đồ đạc, trông nom nhà cửa.
Trước ngày xảy ra án mạng, vợ chồng ông Hiển bà Hiền vẫn chưa có con cái. Bà Đinh Thị Hiền sẽ bị truy tố ra tòa về tội “giết người”.
Trước ngày xảy ra án mạng, vợ chồng ông Hiển bà Hiền vẫn chưa có con cái. Bà Đinh Thị Hiền sẽ bị truy tố ra tòa về tội “giết người”.
Đoàn Dự ghi chép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét