Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Mưu đồ cướp ngân hàng Bảo Việt của "Nhóm lợi ích" được Chính trị gia trong triều chống lưng

Chia sẻ bài viết này

Ông Lê Trung Hưng (phải), Phó Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt, người một mình dám chống lại nhóm siêu quyền lực.
Ngay từ đầu năm 2013, đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng Bảo Việt đã rúng động trước thông tin có nhiều “quan triều đình” giấu mặt đang âm thầm thâu tóm, muốn cướp không ngân hàng Bảo Việt cho người thân, biến vốn của các tập đoàn nhà nước thành cổ phần của tập đoàn tư nhân. Đáng sợ hơn khi một số lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng Bảo Việt (tập đoàn mẹ của ngân hàng Bảo Việt) lại chính là "tay trong" cho nhóm này.
Ngay khi bà Nguyễn Thị Phúc Lâm thôi chức Chủ tịch HĐQT, ngân hàng Bảo Việt lúc này như "rắn mất đầu", chớp được cơ hội ngàn năm có một, "Nhóm lợi ích tài chính" liền ra tay làm phân hoá nội bộ lãnh đạo Ngân hàng Bảo Việt. Kế hoạch diễn ra khá trót lọt, các lãnh đạo ngân hàng Bảo Việt nhanh chóng bị chia rẽ nội bộ sâu sắc.
Từ đây, một cuộc chiến khốc liệt âm thầm diễn ra, giữa một bên là các lãnh đạo đã “bán thân” cho "Nhóm lợi ích tài chính" muốn thâu tóm và xoá sổ ngân hàng Bảo Việt với một bên là các lãnh đạo muốn giữ lại thương hiệu ngân hàng Bảo Việt trong đang làm ăn kinh doanh phát đạt.

Trong khi nhiều ngân hàng khác lỗ nặng, Bảo Việt Bank vẫn đạt mức tổng lợi nhuận trước thuế 121.5 tỷ đồng (trích báo cáo kết quả kinh doanh 2012 – nguồn: CafeF)
Với lợi thế được "quan to trong triều" chống lưng, "Nhóm lợi ích tài chính" lần lượt núp dưới nhiều danh nghĩa kết hợp cùng với các “tay trong” là một số lãnh đạo biến chất của tập đoàn Bảo Việt đã “làm giá” để thu gom cổ phiếu Bảo Việt Bank với giá rẻ mạt; Rất nhanh chóng, nhóm lợi ích này lần lượt nắm giữ trong tay các cổ phiếu lớn của Tập đoàn Bảo Việt (đang sở hữu 52% BVBank), Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (đang sở hữu 7.65% BVB), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (đang sở hữu 7.65% BVB) và các cổ đông độc lập.
Bắt đầu từ quý 2/2013, sau khi bà Nguyễn Thị Phúc Lâm (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bảo Việt) nghỉ hưu, Nhóm lợi ích Hà Nội thể hiện rõ âm mưu thâu tóm bằng nhiều thủ đoạn và nhiều thành phần tham gia gồm: Xã hội đen, Truyền thông, Nhóm lợi ích tài chính, Tay trong và Chính trị gia.

Bài viết trên Vietnamnet.
Hành động mở màn là dùng truyền thông (báo điện tử Vietnamnet) đóng vai trò quân tiên phong với loạt bài đánh Ngân hàng Bảo Việt. Các bài viết bắt đầu từ câu chuyện ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng bị bắt.
Trong câu chuyện này, ngân hàng Bảo Việt chỉ là nạn nhân nhưng bằng các ngòi bút “sắc bén mùi tiền” của “nhóm phóng viên điều tra” (thực chất là chỉ có hai con sâu của báo mạng Vietnamnet là Phạm Anh Tuấn – Phó TBT và Ngô thị Thu Lý – phụ trách chuyên trang batdongsan). Dưới danh nghĩa “nhóm phóng viên điều tra”, Phạm Anh Tuấn được sự giúp đỡ của các tay trong đã dựng lên câu chuyện bê bối trong quản lý điều hành nhằm bôi nhọ, hạ uy tín và mục tiêu quan trọng mang tính quyết định nhất là hạ giá cổ phiếu Ngân hàng Bảo Việt nhằm giúp sức cho "Nhóm lợi ích tài chính" dễ bề thâu tóm, thu gom cổ phiếu.
Các “phóng viên điều tra” cố tình phóng đại tiêu chí của ngân hàng Bảo Việt: “Bảo Việt Bank – Ưu đãi cho vay thỏa sức tiêu dùng” nhưng kèm theo dấu “?” để chế diễu, thậm chí còn lôi cả bản lý lịch cá nhân của ông Lê Trung Hưng(Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt, người đã dũng cảm một mình dám chống lại nhóm siêu quyền lực) với mục tiêu đuổi ông này khỏi ngân hàng Bảo Việt theo ý đồ của Nhóm lợi ích. (Xem bài của Vietnamnet tại đây)

Bài trên chuyên trang Bấn động sản
Danh sách các bài viết “sắc bén mùi tiền” trên báo điện tử Vietnamnet:
Danh sách các bài viết “sắc bén mùi tiền” trên chuyên trang Bấn động sản của Vietnamnet:
Dư luận đặt ra những câu hỏi: Ai đã tiếp tay, cung cấp hồ sơ, tài liệu cá nhân của ông Lê Trung Hưng cho “phóng viên điều tra” của Vietnamnet? Ai đã “bảo trợ” cho Vietnamnet công khai vi phạm Điều 226 Bộ luật Hình sự (“công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”)?
Cùng với những đòn “khuấy động dư luận” để hạ uy tín ngân hàng Bảo Việt là sự “áp đặt” từ trên của một vị Chính trị gia rất lớn, "Nhóm lợi ích tài chính" thực hiện chiến dịch thu gom cổ phiếu đang trên đà hạ giá của ngân hàng Bảo Việt. Lần lượt số cổ phiếu lớn của ngân hàng này bị các “tay trong” tuồn ra bên ngoài bằng nhiều tên tuổi khác nhau, từ những cô cậu tuổi teen như Nguyễn Thu Hương (sinh năm 1994), Nguyễn Hữu Mạnh, Hồ Vĩnh Hoàng, đến bà già Bùi Thị Cẩm Vân cũng trở thành “cổ đông lớn”,…
Ngoài ra, cổ phiếu của các tập đoàn nắm giữ chi phối Ngân hàng Bảo Việt gồm Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư CMC, Công ty Sữa Việt Nam lần lượt bị ép bán với số lượng cực lớn cho Nhóm lợi ích này. Trên 50% cổ phần của Ngân hàng Bảo Việt đã bị rơi vào tay những kẻ thâu tóm và ông Lê Trung Hưng cùng các lãnh đạo muốn giữ lại thương hiệu Bảo Việt Bank đã không còn quyền để tự quyết định số phận của mình.




Tin liên quan




B/-  TIN LIÊN QUAN


  1/- Video ghi âm toàn bộ bí mật giửa CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và “tỷ phú đô la” Hà Văn Thắm
  2/-  Hà Văn Thắm: “Bác (Sinh) Hùng muốn cướp ngân hàng Bảo Việt cho chị Phương, em gái bác Hùng”
  3/-  Chân dung Hoàng Văn Chánh – Đại ca “xã hội đen” cố vấn của CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
  4/-  CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Tao sẽ dùng Thường vụ Quốc hội đuổi thằng Bình Thống đốc ra khỏi Ngân hàng Nhà nước”
  5/-  Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (phần 1)
  6/-  Thủ tướng Dũng phá ‘sân sau’ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng?
  7/-  Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và sân sau của mình
 8/- 'Khẩu chiến' giữa thủ tướng và chủ tịch nước về nợ nần
 9/-  Ai sẽ là người tiếp sau đại gia Thắm?
 10/- Mưu đồ cướp ngân hàng Bảo Việt của "Nhóm lợi ích" được Chính trị gia trong triều chống lưng
 11/- Giải mã khối tài sản kếch sù tại các tập đoàn sân sau của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng


    C/-  TIN LIÊN QUAN



    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét