Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

'Nếu đại biểu Đỗ Văn Đương không xin lỗi, chúng tôi sẽ bàn việc khởi kiện'

Nghị viên Đỗ Văn Đương và những phát biểu để đời


Hiệu Minh/ blog Hiệu Minh
ĐB Đỗ Văn Đương. Ảnh; Internet
Theo Wiki, Đại biểu Quốc hộiĐỗ Văn Đương sinh năm 1960 tại làng Ngọc Lặc, xãNgọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, TỉnhHải Dương, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.

Là tiến sỹ luật và là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nhưng có những phát biểu gây tranh cãi.

Nhớ cách đây 2 năm (2012), ông được Phụ Nữ Today trích lời “Bán dâm là một nghề phi pháp, mua dâm thì không”

Ông này từng bị gán là nghị “rau muống” bời đã góp ý cho báo cáo của Chính phủ lo lắng về lạm phát “Không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực. Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”.

Mới đây thôi, trên VTV ngày 27-9-2014, khi bàn vè quyền im lặng, ông nói “Quyền im lặng không phải là quyền con người”

Bàn về nhà tù tại Việt Nam và để bảo vệ ý kiến quyền không đuợc im của công dân, đại biểu Đương lại nói ““Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa”.

Hiện ông đang bị giới luật gia cả nước lên tiếng. Trong kỳ họp QH 10-2014, khi được báo giới hỏi về QH đang bàn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ông Đương “đá” cả giới luật sư “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”.

Báo Thanh niên đưa tin, LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật giaTP.HCM, đã nói thẳng “Nếu ông Đương không rút lại lời nói thì chúng tôi sẽ bàn đến việc khởi kiện. Sau khi ông Đương phát ngôn, nhiều hội viên Hội Luật gia TP.HCM đã rất bức xúc, thậm chí đã có ý kiến là đưa đơn kiện ông Đương ra tòa”

Trong khi đó Nghị viên Đương tiếp tục bảo lưu ý kiến, vì ông cho rằng, ông nói như thế là trong cương vị người dân, không phải đại diện cho dân, hay cương vị đại biểu quốc hội, tờ Dân trí cho hay. 
Hình như ông này ủng hộ ra luật biểu tình, không nhớ vào thời điểm nào. Mời các bạn sưu tầm tiếp để lưu vào … thế gian :)

Hiệu Minh blog từng có bài về nghị viên này. Đang bận việc nên post entry này cho bà con tranh cãi trên nghị trường hang Cua :)

HM. 11-1-2014


'Nếu đại biểu Đỗ Văn Đương không xin lỗi, chúng tôi sẽ bàn việc khởi kiện'


Thái Uyên/ Thanh niên
Ông Đương cho rằng sẽ không rút lại lời nói của mình
'Nếu ông Đương không rút lại lời nói thì chúng tôi sẽ bàn đến việc khởi kiện. Sau khi ông Đương phát ngôn, nhiều hội viên Hội Luật gia TP.HCM đã rất bức xúc, thậm chí đã có ý kiến là đưa đơn kiện ông Đương ra tòa', luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho PV Thanh Niên Online biết như trên vào trưa nay, 1.11.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa có công văn gửi Chủ tịch Quốc hội về phát ngôn về giới luật sư của đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương, quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Tôi ủng hộ hành động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thứ nhất, ông Đương là đại biểu Quốc hội là đại diện cho cử tri của cả nước và cử tri của TP.HCM nên khi với tư cách phát biểu đại diện cho cử tri thì phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói. Ở đây tôi cho rằng, lời nói của đại biểu Đương đã có ý xúc phạm giới luật sư, trong đó có tôi. Tôi từng theo đuổi vụ dân kiện Vedan cả triệu đô mà có lấy một đồng phí nào của dân. Hơn nữa, trong việc thực hiện đề án xã hội hóa tuyên truyền phổ biến tư vấn pháp luật hiện nay có hàng ngàn luật sư tham gia miễn phí. Nếu ông Đương nói như vậy tôi cho là không đại diện cho cử tri, nhất là cử tri trong giới luật. Phát biểu đó đi ngược lại cải cách tư pháp, đi ngược lại Hiến pháp của chúng ta về quyền luật sư là góp phần bảo vệ công lý, góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh.

 Trong trả lời báo chí mới nhất, ông Đương cho rằng sẽ không rút lại lời nói của mình và cho rằng đúng với thực tế, hoạt động luật sư phải có điều kiện chứ không thể sống bằng không khí mà đi bào chữa? 
 
Tóm lại, tôi không đồng tình với cách nói đó của ông Đương. Luật sư làm việc không giống với các doanh nghiệp, dĩ nhiên tôi làm việc thì người ta sẽ trả công cho tôi nhưng nói vì tiền luật sư mới làm lại chuyện khác không thể có chuyện tôi làm việc là chỉ vì tiền. Nếu ông Đương không rút lại lời nói thì chúng tôi sẽ bàn đến việc khởi kiện. Sau khi ông Đương phát ngôn, nhiều hội viên Hội Luật gia TP.HCM đã rất bức xúc, thậm chí đã có ý kiến là đưa đơn kiện ông Đương ra tòa.

Kiện ông Đương vì lý do gì, thưa ông?

Rõ ràng phát ngôn của ông Đương đã xâm phạm đến danh dự của giới luật sư, tổ chức luật sư. Và như vậy, có thể một tổ chức luật sư sẽ đứng ra khởi kiện theo quy định pháp luật, nếu ông Đương không chứng minh được rằng tất cả giới luật sư bào chữa chỉ vì tiền thì phải xin lỗi bồi thường danh dự. Nhiều thành viên Hội Luật gia phản ánh họ sẵn sàng tham gia cùng với Liên đoàn Luật sư để khởi kiện nếu ông Đương không xin lỗi.

Theo Thanh niên 

Đọc thêm: ĐB Đỗ Văn Đương: Đây là tiếng nói của dân, không phải truy cứu trách nhiệm


P.Thảo/ Dân trí
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương.
Đại biểu Đỗ Văn Đương tiếp tục bảo lưu quan điểm đã phát biểu trước Quốc hội là “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền” và cho rằng Liên đoàn Luật sư đã nhầm lẫn về vai trò khi kiến nghị xem xét tư cách đại biểu của ông...

 Trước kiến nghị gửi Chủ tịch Quốc hội xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội với ông Đỗ Văn Đương (đoàn ĐBQH TPHCM) sau khi đại biểu này nói trước Quốc hội “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền”, hôm nay, 1/11, trao đổi bên hành lang phiên thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế, ông Đương điềm tĩnh đáp: “Kiến nghị của Liên đoàn Luật sư là chuyện quá bình thường!”. 
Ông Đương cho biết, bản thân đã đọc toàn bộ văn bản kiến nghị Liên đoàn luật sư gửi đến lãnh đạo Quốc hội. 

“Đó là chuyện của người ta. Không có việc tôi phải giải trình gì cả. Chúng ta nên nhớ Hiến pháp đã quy định đại biểu Quốc hội khi phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm” – ông Đương nói. 

Đại biểu Quốc hội TPHCM nhận xét văn bản mang nội dung áp đặt rõ ràng. Việc ông phát biểu trước Quốc hội là thể hiện tiếng nói của cử tri, xuất phát từ thực tế. Ông Đương nhấn mạnh: “Tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả”.

Cách phản ứng của Liên đoàn Luật sư, theo ông Đương, tạo tiền lệ, không khí không tốt cho hoạt động tranh luận, phản biện. Ông Đương đặt câu hỏi, nếu phản ứng thế thì nói đụng đến ai họ (lãnh đạo Liên đoàn Luật sư) cũng lại kiến nghị xử lý?

Đại biểu Đỗ Văn Đương phân tích thêm, ông là đại biểu dân cử. Liên đoàn Luật sư đã có sự nhầm lẫn về vai trò của ông khi phát ngôn. Phía Liên đoàn cũng không liên hệ gì với ông sau khi ông phát biểu trước Quốc hội ít ngày trước. 

“Đây là vấn đề nhận thức và tranh luận. Ông sai thì ông bảo thế nọ thế kia. Dư luận họ nói như vậy thì tôi phải phản ánh chứ” – ông Đương giải thích. 

Đại biểu TPHCM cũng một lần nữa khẳng định “bảo lưu” quan điểm đã nêu, không thay đổi, “đính chính” vì điều ông nói đơn giản là nói tiếng nói của cử tri, nhân dân. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét