Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Người Mỹ dự tính gì về ISIS?

ISIS tàn sát thường dân. Ảnh rt.com
ISIS tàn sát thường dân. Ảnh rt.com
Khi nghe Tổng Thống Obama tuyên bố là sẽ diệt trừ nhóm khủng bố ISIS, người ta đã tưởng chỉ cần vài phi vụ oanh tạc bằng những máy bay tối tân của Mỹ, nhóm khủng bố kia sẽ tan hàng. Nhưng không ngờ, cho đến ngày hôm nay, ISIS không những không tan, mà còn có vẻ chiếm ưu thế hơn trước nữa. Những phi vụ cầm chừng của Mỹ, Pháp, hay Anh chỉ hạ được có một số nhỏ những chiến binh cựu đoan kia ngoài một số doanh trại hay phương tiện huấn luyện của chúng. Vì vậy, trước những dư luận thắc mắc không lợi cho người Mỹ, Obama đang phải đối đầu với một chiến lược mà nếu sai lầm, thì hiệu quả không tưởng tượng được. Theo một số nhà chiến lược, nếu Obama nhất định không dùng Bộ Binh, và cũng không sử dụng những lọa máy bay chiến lược hạng nặng, và cũng chỉ oanh tạc cầm chừng, thì cuộc chiến sẽ kéo dài vô tận, số thường dân thương vong sẽ tăng nhiều hơn. Do đó, các nhà chiến lược đã suy tính tới một chiến lược mới, khả dĩ chấm dứt được cuộc chiến với ISIS một cách mau chóng, đem lại hòa bình cho miền đất đầy máu me này.
Chiến lược mới: Bắt buộc phải đánh qua Syria. Nhưng đánh bằng cách nào? Đây là câu hỏi nhức nhối nhất cho Obama, ông ta đang cân nhắc xem phải làm cái gì trong một nước mà các lãnh tụ ISIS đang chiếm ngụ và tại chỗ mà những kẻ khủng bố đang chiếm thượng phong.
Tuần trước đây, Obama đã tuyên bố: “chúng tôi thực sự chưa có chiến lược nào” khi phải tấn công sang Syria. Có rất nhiều giả thiết, nhưng chưa có giả thiết nào chính xác. Dân Biểu Adam Smith nói rằng: “Không có một chiến lược nào mà không có nguy hiểm. Đó là vấn đề chấp nhận cái nguy hiểm đúng và cân bằng nó để làm thành một quyết định đúng.”
Giả thiết thứ nhất: Sử dụng Bộ Binh.
Khi bọn khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ đã dùng tối đa hỏa lực để tấn công vào Afghanistan, một cuộc chiến kéo dài nhiều năm, tốn nhiều xương máu và tiền bạc. Do đó, giả thiết này khó được chấp thuận. Tuy nhiên, người ta có thể nghĩ đến một cuộc chiến nhỏ hơn với Delta Force và Navy SEAL. Hai lực lượng này từng thực hiện nhiều công tác bí mật, giải cứu người, hay bắt người (Bill Laden) thành công. Vậy có thể có nhiều cơ hội cho hai lực lượng này xâm nhập Syria, yểm trợ cho các cuộc không tập có kết quả chính xác hơn.
Giả thiết thứ hai: Không tập.
Obama đã ra lệnh cho sử dụng không quân để oanh tạc vài phần trong lãnh thổ Iraq, nhưng lại ngần ngại không dám cho không quân oanh tạc các phần đất Syria, nơi đầu lãnh của nhóm khủng bố ẩn náu. Lý do là vì Syria là một sự hỗn độn khủng khiếp. Ba năm chiến tranh trong nội địa đã xé nát Syria làm nhiều mảnh. Những “Sứ quân” chỉ huy các cuộc chiến đấu chống lại Thủ Tướng Bahar al-Assad để giành quyền nhưng lại đôi khi đánh lẫn nhau. Như vậy, họ phải chiến đấu với hai kẻ thù chung cùng một lúc: chính quyền Syria và ISIS. Obama chống lại Thủ Tướng độc tài hung ác Assad nhưng khi phải chiến đấu chống ISIS, thì Obama lại phải cùng phe với Assad! Trong tình thế này, phải đợi quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng như thế giới đã từng chứng kiến, nhất định Nga sẽ dùng quyền phủ quyết cho mọi nỗ lực của lực lượng không quân quốc tế. Vì quyền lợi súng, dầu hỏa của mình, Nga Sô luôn bỏ phiếu chống lại bất kỳ một quyết định nào chống lại những kẻ khủng bố như Bắc Hàn, và bây giờ là ISIS. Luôn luôn Nga Sô đứng ngoài tầm nhìn của quốc tế. Những vụ thảm sát, diệt chủng ở Bắc Âu khi trước, ở Phi Châu những năm gần đây, vụ Bắc Hàn diệt chủng chính dân của chúng… Nga Sô luôn là kẻ ủng hộ những kẻ thảm sát, diệt chủng đó, chống lại toàn thể thế giới. Cũng vì thế mà Obama lưỡng lự. Ông muốn tránh một cuộc chiến kéo dài, thiệt hại sinh mang binh sĩ, một khi tấn công Syria. Người phát ngôn của Nhà Trắng đã nói: “Võ lực chưa chắc đã giải quyết được vấn đề!”
Giả thiết thứ ba: Yểm trợ cho các lực lượng tại Syria chống lại ISIS.
Vấn đề này còn khó khăn hơn nữa. Obama đang muốn tẩy trừ Assad, bởi Assad sử dụng vũ khí hóa học trên lực lượng chống đối, và Assad hung hãn tiêu diệt quân chống đối bằng mọi vũ khí nặng bất chấp sinh mạng của dân thường, cho nên Obama có thể viện trợ súng đạn cho nhóm chống Assad cùng lúc chống ISIS. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu nhóm chống Assad kia thua, thì vũ khí của Mỹ sẽ lọt vào tay ISIS như đã từng xẩy ra ở Iraq. Vi vậy, thế nào là yểm trợ đủ cho nhóm chống Assad? Bao nhiêu thì đủ giúp cho nhóm kia thắng cuộc mà không tạo cho họ thành kiêu binh với vũ khí của Mỹ? Và làm thế nào mà giữ được vũ khí của Mỹ không lọt vào tay ISIS? Đó là câu hỏi khó trả lời cho Tổng Thống Obama hiện nay.
Giả thiết thứ bốn: Cắt mọi viện trợ của ISIS. Giả thiết này cũng tạm được vì không tốn sinh mạng, nhưng lại gặp khó khăn là thời gian. Muốn ISIS chào thua vì thiếu tiền, thì cần phải có thời gian dài mới có hiệu quả. Mà trong khi đó, không thể nào cắt hết viện trợ cho ISIS được vì vẫn có kẻ luôn yểm trợ cho ISIS, có thể là Nga, có thể là Bắc Hàn?
Giả thiết thứ năm: Liên hợp quốc tế để đánh ISIS. Dĩ nhiên, cả thế giới ai cũng ớn nhóm khủng bố này vì chùng muốn thành lập một quốc gia trên dải đất Trung Đông để phát triển chính sách khủng bố, diệt chủng của chúng. Tuy thế, việc liên hợp lại gặp nhiều trở ngại, vì quyền lợi kinh tế, và sự sợ hãi khủng bố. Các quốc gia dầu hỏa Trung Đông đều có những yêu cầu khác nhau. Thổ nhĩ Kỳ, người Kurd, người Iraq, Iran.. đều có những xung đột về quyền lợi, nhất là về dầu hỏa. Muốn liên minh, người ta phải chia đều quyền lợi. Nhưng chia đều như thế nào thì mọi người đều chịu thua, vì ai cũng đòi phần phải về mình. Ngoài ra còn nỗi lo sợ khủng bố. Mấy quốc gia bên cạnh đều ngán ISIS nhào vô nhà mình mà đặt bom.
Do đó, hiện nay, vấn đề làm sao truy diệt được ISIS vẫn còn là môt gánh nặng cho Obama, chưa biết bao giờ giải quyết xong.
© Chu Tất Tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét