Nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam, trong các sách giáo trình thường che dấu sự thật về cấu trúc quyền lực của bộ máy nhà nước và gọi là hệ thống chính trị.
Thực chất nó gồm 03 bộ máy trùng lên nhau ở 4 cấp độ. Đó là:
1) Bộ máy đảng: Gọi là bộ máy vì nó là một hệ thống 4 cấp từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương có Bộ Chính trị, Trung ương đảng và các phòng ban riêng. Ở tỉnh, thành phố có tỉnh ủy, thành ủy và và các phòng ban riêng. Ở cấp quận huyện có quận ủy, huyện ủy và các phòng ban riêng. Ở cấp xã phường có đảng bộ phường xã. Bộ máy đảng cồng kềnh và nhiều nhân sự vì nó còn ở trong quân đội, cảnh sát, các doanh nghiệp của nhà nước, các trường học, bệnh viện, đến làng ấp và tổ dân phố v.v.. thực hiện việc giám sát tất cả cơ quan và cá nhân xem có sự chống đảng hay không.
Bộ máy này gọi là bộ máy quyền lực nhà nước vì nó quyết định tất cả các vấn đề quốc gia. Về nhân sự, nó quyết định ai là chủ tịch nước, ai là thủ tướng, chủ tịch v.v.. bởi đảng lãnh đạo bằng công tác nhân sự nên đảng quyết định tất cả các cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Bộ máy đảng quyết định tất cả việc đối nội và đối ngoại. Thậm chí, tòa án mở phiên tòa công khai xét xử và ra bản án thì bản án đó không trái với chỉ đạo trước đó của đảng; việc mở phiên tòa xét xử chỉ là đóng kịch cho dân xem mà thôi. Nguyên tắc "đảng lãnh đạo" thể hiện rõ đây là bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quyền lực vì nó đạo diễn, chỉ đạo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.Nên có thể gọi bộ máy quyền lực đảng là BỘ MÁY ĐẠO DIỄN.
2) Bộ máy nhà nước: Trong các sách giáo trình Việt Nam gọi là bộ máy nhà nước nhưng thực chất không phải vậy; bởi lẽ quyền lực nhà nước đã do bộ máy đảng nắm và bộ máy này chỉ tuân theo nghị quyết đảng. Nhìn vỏ ngoài cũng là hệ thống 4 cấp. Ở trung ương có Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, tòa án và kiểm sát tối cao. Ở cấp tỉnh thành có các cơ quan tương tự như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tòa án và viện kiểm sát. Ở quận huyện cũng có các cơ quan tương ứng. Cấp xã có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Do không phải bộ máy quyền lực nên chức năng của nó là đóng kịch cho quốc tế và dân trong nước xem để chứng tỏ xã hội Việt Nam có bộ máy nhà nước. Điều này thể hiện rõ khi chủ tịch nước Tư Sang đi ngoại quốc, ông ta không có quan điểm của nguyên thủ quốc gia mà chỉ cầm tờ giấy đọc các quan điểm của Bộ Chính trị. Tính chất đóng kịch lừa mị rõ hơn trong Quốc hội họp vừa qua. Khi bộ trưởng quốc phòng Thanh Heo đề nghị Quốc hội xét duyệt cho tăng số lượng tướng lĩnh do nhiều đại tá lâu năm. Theo tuyên truyền Quốc hội đại diện nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất; nên các đại biểu ra vẻ tranh luận với nhau và khi có vị đại biểu nói Bộ Chính trị đã quyết 415 chức tướng; thế là họ bỏ phiếu nhất trí. Mắc cười nhất là ông Thanh Heo, là ủy viên Bộ Chính trị nên ông ta đã họp và nhất trí con số này rồi nhưng giả vờ không biết nên cứ đề nghị Quốc hội xem xét và còn nói "tôi rất tâm tư khi nhiều đại tá lâu năm có nhiều công lao mà không phong tướng được nên đề nghị Quốc hội tăng thêm".
Tòa án xử theo chỉ đạo của đảng, chủ tịch ủy ban ký các văn bản theo chỉ đạo của đảng, thủ tướng ký các văn kiện theo chỉ đạo của đảng và Quốc hội họp bàn ra vẻ tranh cãi nhưng đều làm theo kịch bản mà đảng dàn dựng trước. Do chức năng như vậy, bộ máy này không gọi là bộ máy nhà nước mà gọi chính xác là BỘ MÁY ĐÓNG KỊCH.
3) Bộ máy Mặt trận Tổ quốc: Gọi là bộ máy vì nó là hệ thống 4 cấp từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương có Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện do Nguyễn Thiện Nhân làm chủ tịch. Ở tỉnh thành có Mặt trận tổ quốc tỉnh thành, ở quận huyện có Mặt trận tổ quốc quận huyện và ở xã phường có Mặt trận tổ quốc xã phường. Cấu trúc bên trong của Mặt trận tổ quốc cũng có các phòng ban nghiệp vụ nhưng đông đảo nhất là các hiệp hội đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, câu lạc bộ hưu trí, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia v.v... Chức năng của bộ máy này là tổ chức tán dương hoan hô đảng, là tán thành các chỉ đạo của đảng. Thí dụ khi đảng chỉ đạo sinh đẻ có kế hoạch; Mặt trận tổ quốc đưa qua Hội Phụ nữ. Bởi cơ chế "đảng lãnh đạo" nên chủ tịch hội phụ nữ cũng là đảng viên, ra văn bản thay mặt toàn bộ phụ nữ ở Việt Nam tán thành chủ trương của đảng. Hoặc trước đây, đảng quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thì Hội Nông dân cũng hoan hô theo chỉ đạo, còn nông dân thật sự bị cướp đất vì quan điểm này thì kệ mẹ nó, cho nông dân chúng mày chết. Do chức năng này, bộ máy Mặt trận Tổ quốc phải gọi đúng là BỘ MÁY HOAN HÔ.
Cả 03 bộ máy này có hệ thống và đều hoạt động từ ngân sách. Ngân sách đều thu từ dân. Do một bộ máy có 4 cấp đã quá cồng kềnh thì có đến 3 bộ máy nên kinh tế lụn bại. Vì quốc gia có 3 bộ máy nhà nước cùng hoạt động nên khoa học hành chính công gọi là NHÀ NƯỚC TAM TRÙNG QUYỀN LỰC.
Trong đó, nhà nước đạo diễn là hệ thống đảng, nhà nước đóng kịch là hệ thống chính quyền và nhà nước hoan hô là hệ thống Mặt trận tổ quốc. Còn nhân dân lao động hoàn toàn không có vai trò gì đối với hệ thống nhà nước tam trùng quyền lực này vì trong xã hội như thế, nhà nước chỉ xem người dân là đám nô lệ có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước mà thôi.Biểu hiện rất rõ là dân có góp ý phản biện hay kêu oan thì cũng chẳng bao giờ được tiếp nhận, do Đảng đạo diễn, nhà nước đóng kịch và mặt trận tổ quốc hoan hô. Bộ máy hoan hô đã hoan hô át hết cả tiếng dân oan rồi. Tiếng dân kêu, đối với chúng nó chỉ là tiếng heo bò chó ngựa kêu thôi, không bao giờ chúng tiếp thu và sửa đổi.
Ở các nước dân chủ chỉ có duy nhất 01 bộ máy nhà nước phục vụ người dân, không có bộ máy nhà nước đảng và Mặt trận Tổ quốc, và chỉ có 2 đến 3 cấp hành chính nên tiêu tốn ít ngân sách. Các đảng phái và các hiệp hội đoàn thể không hưởng luơng từ ngân sách mà do người dân tự lập ra để kiểm soát chính quyền nhà nước; điều này mới thể hiện quyền lực của nhân dân. Còn Việt Nam có nhà nước tam trùng quyền lực như thế này, dù WB hay IMF có đổ bao nhiêu tỷ usd vào Việt Nam cũng như đổ vào cái thùng không đáy vì quyền lực thuộc về nhà nước tham nhũng.
Do điều kiện ở hải ngoại nên nghiên cứu về nhà nước Việt Nam có bấy nhiêu. Nếu có sơ sót, xin quý vị niệm tình fb mà tha thứ cho.
Phạm Nhất Vương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét