Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Những ca khúc bị người nghe hiểu lầm

Born in the USA là bản nhạc đã được 30 năm tuổi và là một trong các ca khúc được mến chuộng nhất của Bruce Springsteen và cũng nằm trong những album bán chạy nhất.
Tuy nhiên đây là ca khúc bị hiểu lầm nhiều nhất. Với lá cờ Mỹ làm nền trên đĩa nhạc với hình dáng Bruce Springsteen đầy năng lượng, rất nhiều người hâm mộ coi Born in the USA có hương vị của quốc ca. Một trong những người hâm mộ đó là cây bút phe bảo thủ George Will, người ca ngợi bản này là sự khẳng định mọi thứ tốt đẹp của Hoa Kỳ.
Bạn của Will, Ronald Reagan, người tình cờ trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào lúc đó từng dẫn chiếu tới Springstreen và các ca khúc của ông như niềm “hy vọng” trong kỳ tái tranh cử của mình.
Will, Reagan và không biết bao nhiêu người khác chưa bao giờ nghe tới phần lớn nhất và quan trọng nhất của bài, đó là đoạn điệp khúc để biết bài hát này nói về điều gì.
Khó có thể nói đây là một lời tuyên ngôn về niềm tự hào dân tộc, Born in the USA mang tới cho người nghe khoảng trống vắng của giấc mơ Mỹ.
Ca từ mô tả các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam trở về quê nhà nơi người dân lao động bị đối xử như lính quèn.
Vào thời điểm đó kinh tế Mỹ khủng khoảng tạo ra hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn.
Nói vậy chứ cũng cần phải để ý kỹ thì mới đi tới được kết luận về sự hiểu nhầm này. Springsteen một thập niên sau đó đã có tour diễn một mình và đã biểu diễn bản Born in the USA dưới màu của nhạc blue với nét cay nghiệt.
Ca sỹ cũng cho biết rằng bản này không phải là ca khúc đầu tiên bị công chúng hiểu lầm và sẽ không phải là bản cuối cùng.
Một số bản khác cũng bị hiểu sai gồm:
Every Breath You Take, The Police (1983)


Đây là bản có giai điệu rất hay với câu nền guitar khá lọt tai. Chàng trai tràn đầy tình cảm với cô gái mình yêu nên tỏ ý rằng “Mỗi bước em đi, mỗi chuyển động của em đều được tôi theo dõi “Every step you take, every move you make, I’ll be watching you.” Nhưng nếu hiểu theo cách khác thì ca từ của bản này có chút gì đó hơi lạnh gáy.
Sting viết bản này để nói về một người tình bị bỏ rơi muốn kiểm soát bồ cũ của mình. Chẳng thể nào lại chọn bản này để chơi trong tiệc cưới như một số người đã làm.
The One I Love, REM (1987)


Nói về ca khúc không phù hợp cho đám cưới thì đây là bản đầu tiên trong top 10 của REM’s đã cám dỗ được người nghe bởi ca từ của câu đầu rằng “Đây là thứ tôi mang tới cho người tôi yêu” “This one goes out to the one I love.”
Nhưng người nghe lại ít khi để tâm tới ý tứ của ca sỹ rằng “Đây là thứ tôi mang tới cho người tôi đã bỏ rơi/chỉ là bước đệm để giết thời gian mà thôi” “This one goes out to the one I’ve left behind/A simple prop to occupy my time.” Đúng là không tốt đẹp gì cả.
Perfect Day, Lou Reed (1972)


Là một bản có giai điệu nhẹ nhàng, Perfect Day được Reed hát chậm như một lời cảm ơn âm thầm gửi tới một người bạn đã cùng dạo chơi, uống rượu hoa quả và cho các con thú ăn tại sở thú vào một ngày cuối tuần. Nhưng cũng không hẳn đơn giản và ấm áp trong thế giới phức tạp của Lou Reed.
Ca khúc này phải chăng nói về một người hoặc một thứ thuốc làm cho người ta tự quên mình. Đến phần cuối bài Reed viết “Cô đã để tôi phải đợi chờ và cảnh báo rằng gieo gió thì gặt bão” “You just keep me hanging on,” “You’re going to reap just what you sow.”
Vậy bài học qua đây là gì? Nếu ca khúc có giai điệu phấn khích, đánh vào trái tim và có màu sắc trẻ con hoặc cám dỗ thì khả năng là đó sẽ là cách mà công chúng sẽ nghe, bất chấp ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm tới trong ca từ là gì. Đó là sẽ là sự thất bại của người sáng tác bởi họ muốn gửi gắm thông điệp vào từng câu từ trong ca khúc.
Nếu muốn thể hiện sắc thái thì có lẽ công việc đó phù hợp hơn với nhà thơ. Đối với những người muốn nghe nhạc trên điện thoại di động đông minh trong tàu điện ngầm đông nghẹt người thì nhịp điệu và điệp khúc mà họ chẳng mấy khi nghe lời là phần quan trọng. Sinh ra ở Mỹ mà (Born in the USA!)
Greg Kot là nhà phê bình âm nhạc của báo Chicago Tribune. Bạn từng hiểu nhầm ca từ của ca khúc nào hay không? Mời bạn gửi bình luận về cho chúng tôi tại vietnamese@bbc.co.uk hoặc trên trang Facebook.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Culture.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét