Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Bi kịch công chức: Hy vọng tăng lương hầu như tuyệt vọng

VNTB: Dù chưa có xác nhận chính thức từ phía Chính phủ, song tín hiệu "vỡ quỹ tăng lương" đã hầu như rõ ràng, tính đến thời điểm này. 
Dù chỉ là một đại biểu quốc hội, nhưng ông Cao Sĩ Kiêm lại là nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước - một trong những nhân vật nắm rõ nhất về tình hình tài chính, tín dụng và cách thức làm sao có tiền để chi lương (bao gồm cả lương hưu). Cảm tưởng "tạm thời chưa tăng lương" của ông Kiêm là một dấu chủ lộ liễu về tương lai chẳng có đợt nâng giá lương nào hết. 
Trong khi đó, 350.000 tỷ đồng là con số đã được công bố tại kỳ họp quốc hội lần này - dùng để trả nợ công cho mỗi năm.
7% là con số bội chi ngân sách của Chính phủ theo cách 'ăn hết lấy gì mà tiêu" (lời của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng).
26,2% GDP là tỷ lệ nợ công quốc gia do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới công bố, nếu tính cả "vay để đảo nợ". 
98% GDP là tỷ lệ nợ công quốc gia do giới chuyên gia phản biện độc lập công khai, trong bối cảnh các nhóm lợi ích "ăn của dân không chừa thứ gì" (lời bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan).
Tình hình trở nên quái đản đến mức ngân sách không có nổi vài chục ngàn tỷ để tăng lương, trong khi tại hệ thống ngân hàng thương mại đang tồn đọng ít nhất 200.000 tỷ đồng "không biết để làm gì". 
3 triệu công chức Việt Nam sẽ phản ứng thế nào trước tình cảnh họ bị hứa cuội từ năm này sang năm khác về chuyện tăng lương? Hay họ vẫn cúi đầu cam chịu theo cách của một chế độ chỉ biết khấu đầu trước phương Bắc?

-------------------------------

Chưa nên tăng lương để trả nợ công?

Chưa nên tăng lương để trả nợ công?

Con số nợ công đầy ám ảnh, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức chưa thể mừng, trong bối cảnh đó, liệu QH có thể tính đến việc thực hiện lộ trình tăng lương? Theo ông Cao Sỹ Kiêm, tạm thời cần ngừng tăng lương để giảm tiêu hao ngân sách?
- Thưa đại biểu Cao Sỹ Kiêm, như ông đã biết, trong kỳ họp lần này, điều khiến các đại biểu lo ngại vẫn là vấn đề nợ công. Là một chuyên gia kinh tế, theo ông, nợ công có làm hình ảnh của nước ta bị ảnh hưởng?
Chắc chắn là có ảnh hưởng rồi. Nếu nhìn về con số nợ công, có thể cho cảm giác yên tâm, nhưng nhìn về khả năng trả nợ, khả năng vay tiếp, mức phải trả nợ trong khả năng ngân sách thì đáng lo.
- Trong kế hoạch trả nợ, các ĐBQH có đề nghị cần cắt giảm ngân sách, theo ông, có thể cắt giảm ngân sách bằng cách nào? 
Theo tôi nên tạm thời ngừng tăng lương. 
- Không tăng lương, sẽ một bộ phận dân chúng sẽ mất niềm tin, lo lắng?
Đây không phải là không tăng lương để đầu tư, mà phải xem xét lại vấn đề đầu tư. Nợ công cũng phải xem xét lại, cơ cấu lại. Trên cơ sở đó, phân phối lại ngân sách hợp lý hơn.
Không tăng lương theo kiểu đại trà, để ngân sách ưu tiên cho việc khác. Nhưng vẫn cần phải tính đến việc tăng lương cho một số đối tượng như người về hưu, đối tượng chính sách… Chúng ta đang ở tình trạng quá mức rồi, không thể cái gì cũng muốn cố được. 
Chúng ta chưa tăng lương trong năm nay thôi vì không có ngân sách, để dành nguồn đó cho trả nợ, để giữ cam kết của mình. Vì không trả nợ, không thực hiện cam kết, rơi vào tình trạng vỡ nợ thì khả năng bị trừng phạt, bao vây, cô lập rất cao.
- Theo ông, bất hợp lý nhất trong cơ cấu đầu tư của mình là gì?
Đó là những dự án đầu tư không hiệu quả. Ví dụ trong điện, trong giao thông, có những dự án quá lâu, tuyên bố khởi công cả chục năm mà chưa thấy tiến triển gì. Giải phóng mặt bằng hết năm này qua năm khác… chi tiêu tốn kém đất đai, gây lãng phí, dân tình thì đang khó khăn… đó là những cái mà ta phải xử lý triệt để, loại bỏ ngay. 
Một số nhà máy, cơ sở cũng vậy, hoạt động không hiểu quả. Nhìn rộng hơn,. Có thể thấy công tác quy hoạch, khả năng quản lý điều hành của mình chưa chuẩn, có cái không theo kịp thời cuộc. Dự báo quy hoạch, phán đoán tình hình cũng là vấn đề cần xem xét. 
Hay là vấn đề đào tạo, sở dĩ năng suất thấp, là bởi năng suất cần công nghệ chất xám, cần kỹ thuật. Mà chất xám, kỹ thuật cần phải đầu tư mới có. Mới có thể tăng năng suất được.
- Nhưng đó phải là con đường của 5 năm, 10 năm. Sang năm, kế hoạch đặt ra là GDP 6,2% ông nghĩ cần phải cần cú hích gì để đạt mục tiêu này?
Cú hích là giải phóng được năng lực sản xuất của cơ sở. Khối kinh tế tư nhân, DN nhỏ và vừa, khả năng dư địa còn, khả năng phát triển còn hạn chế. Phải bám vào lực lượng này.
Theo tôi, cần phải làm ngay 3 việc: Phải tạo động lực cho khu vực doanh nghiệp, kinh tế tư nhân. Bộ máy hành chính phải điều hành linh hoat tránh ách tắc cho các doanh nghiệp. Chính cái này hạn chế quá trình phát huy phát triển. Một số chính sách của mình đưa ra còn thiếu chính xác, chập chờn, không tạo được động lực cho DN phát triển. Cũng cần phải chỉnh sửa cái này. 
- Cải cách được thể chế, cải cách được con người\ không phải là chuyện có thể xong ngay.
Đúng như thế, cho nên cái cú hích là các cấp phải nhìn cho rõ khiếm khuyết của mình. Mà đã nhìn được là phải sửa. Đã nhìn là phải có địa chỉ, thống nhất với nhau cách nhìn. Như với tình hình sức doanh nghiệp hiện nay, có người bảo đã trỗi dậy, có người bảo tối tăm.
- Theo ông là đang "tối tăm" hay đang "trỗi dậy"?
Có bộ phận đang trỗi dậy rồi, nhưng nói chung là còn khó khăn. Chỉ có bộ phận có cơ hội, có khoa học , có đội ngũ công nhân lành nghề, họ chớp được thời cơ và họ bật lên được.
Với tình hình này, ông có bấm nút thông qua chỉ tiêu GDP 6,2%?
Bấm nút nhưng phải có điều kiện. Ví dụ bây giờ thể chế phải tháo ra bằng được. Thứ 2 là phải đào tạo được đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý lành nghề. Thứ ba là việc điều hành phải linh hoạt công khai, minh bạch, công bằng. 
- Xin cám ơn ông!

Nhật Thanh
Pháp luật TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét