Em buồn cho cái xứ sở gì mà nhan nhản kẻ cắp. Quan thì trộm cắp của dân (với mỹ từ là tham ô). Các tổng giám đốc, giám đốc, giám đốc chi nhánh thì ăn cắp ngân quỹ (gọi là tham nhũng). Còn thuộc cấp như kế toán các loại thì thụt két. Công nhân thì tuồn đồ ăn cắp ra ngoài tại các công ty gia công các nhãn hàng thương hiệu. Để rồi người ta vác mông vô store mua mà cứ giật mình thon thót khi món hàng tiền triệu trên người mình được bày bán đâu đó giá chỉ vài trăm.
Chưa hết, nhà ai có xe hơi thì biết khu chợ chuyên tiêu thụ đồ ăn cắp từ xe hơi và công khai bán lại. Nên lỡ xui xẻo bị bẻ lỗ tai, gỡ logo thì cứ ra đó quầng mấy vòng, còn sót được chút hên hên sẽ gặp bạn xưa nằm chỏng chơ đâu đó trên vỉa hè. Hoặc cũng gặp cái đứa sinh đôi với bạn đến từ tay thằng chủ xúi quẩy khác như mình. Người ta đụng mặt nhau ở đó thường cười méo xệch “lại một thằng nữa giống như tao“… Cho nên có lần em thấy chiếc Audi tuyệt cú mèo của ai đó được thiết kế thêm hai cọng xích gắn chặt vào gương chiếu hậu mà cười muốn chảy nước… Đúng là thiết kế độc quyền chỉ có Việt Nam.
Khách nước ngoài qua xứ em thì cảnh báo đầu tiên là “coi chừng ăn cắp!“. Mà hình như vậy còn ít có nhục dữ lắm (hay do thường xuyên dùng kem chống nhục) nên dân mình mở rộng phạm vi địa bàn xuyên lục địa. Từ xinh xẻo như cái loại con ông cháu cha bị khùng không chịu nhốt, từng làm trong giới truyền thông… cho đến lũ vịt biết bay với đồng phục đỏ… Tất cả góp phần tạo ra bộ mặt Việt Nam trong góc nhìn thế giới, và quảng bá rộng rãi khả năng tích cực cầm nhầm mọi lúc mọi nơi của dân ta.
Cứ thế, thằng có quyền ăn cắp công khai theo kiểu dụng quyền, lạm quyền. Thằng có học ăn cắp kiểu trí thức. Thằng lưu manh ăn cắp kiểu bần cùng. Nói gì cái nón, đôi dép kẹp bà giúp việc để ngoài cửa cũng bị chôm gọn. Rồi chó, mèo, gà, vịt, heo tới áo, quần, kính, ví, điện thoại, xe cộ các loại đều có nguy cơ xa một tầm tay dù ở ngay trong tầm ngắm chủ nó, bất kể thời gian, không gian. Nhà nào sáng ra vẫn còn y nguyên cũng đã mừng húm. Như một phát hiện quý giá khiến người ta thấy may mắn hồ hởi để lấy tinh thần lao vào cuộc mưu sinh, mà không quên nơm nớp “hôm nay có mất gì hem ta?!
Cứ thế, thằng có quyền ăn cắp công khai theo kiểu dụng quyền, lạm quyền. Thằng có học ăn cắp kiểu trí thức. Thằng lưu manh ăn cắp kiểu bần cùng. Nói gì cái nón, đôi dép kẹp bà giúp việc để ngoài cửa cũng bị chôm gọn. Rồi chó, mèo, gà, vịt, heo tới áo, quần, kính, ví, điện thoại, xe cộ các loại đều có nguy cơ xa một tầm tay dù ở ngay trong tầm ngắm chủ nó, bất kể thời gian, không gian. Nhà nào sáng ra vẫn còn y nguyên cũng đã mừng húm. Như một phát hiện quý giá khiến người ta thấy may mắn hồ hởi để lấy tinh thần lao vào cuộc mưu sinh, mà không quên nơm nớp “hôm nay có mất gì hem ta?!
Nhiều khi em giật mình tự kỷ “chết cha, có khi nào ăn cắp trở thành thói quen đến nỗi em lỡ là đứa trộm hồi nào mà bản thân hông hay hôn hen“. Dân mình không ăn cắp thì cũng tiêu thụ, không tiêu thụ cũng góp phần cổ vũ bằng cách mua hàng hiệu giá hời. Đứa nào xui rủi mất của kệ bà nó. Lẽ ra làm luật là không chỉ nghiêm trị kẻ cắp và tiêu thụ mà còn phải phạt nặng những cổ động viên của hàng gian. Nhưng nhìn đi nhìn lại, toàn gian tham thì cá mè nào có khác chi nhau… lấy ai trừng ai?
Không thể đổ lỗi cho cái nghèo vì nghèo không khiến người ta bất chính. Mà do nơi sự giáo dục tồi khiến đạo đức không còn trong tự điển. Chữ “tham” đã lấp hết làm nhiều người bỏ quên tự trọng cho chó tha đi chơi. Dân mình đánh mất khái niệm nhân cách từ ấy…
Không thể đổ lỗi cho cái nghèo vì nghèo không khiến người ta bất chính. Mà do nơi sự giáo dục tồi khiến đạo đức không còn trong tự điển. Chữ “tham” đã lấp hết làm nhiều người bỏ quên tự trọng cho chó tha đi chơi. Dân mình đánh mất khái niệm nhân cách từ ấy…
Theo Sao Hôm Sao Mai – 19 Oct 2014
Nguồn bài viết: Từ FB Tuangoc Du
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét