Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào danh sách “đen” sân bay tệ nhất châu Á & Cục Hàng không phủ nhận hai sân bay Việt Nam là kém nhất


Tình trạng hành khách
Trang tin hàng đầu về du lịch hàng không Sleepinginairports vừa công bố danh sách bình chọn 10 sân bay có chất lượng tệ nhất châu Á, và hai sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam là Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đều có tên trong danh sách này.

Theo xếp hạng của Sleepinginairports sân bay Nội Bài đứng ở vị trí thứ 5, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất đỡ tệ hơn, vẫn xếp ở vị trí thứ 8.
Lý do mà Sleepinginairports đưa ra khi xếp sân bay quốc tế Nội Bài ở vị trí thứ 5 trong danh sách là do sân bay này nóng, lộn xộn và không sạch sẽ.

Mặc dù nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng điều hòa ở đây thường xuyên hoạt động kém hiệu quả, nhất là trong thời điểm đông khách khiến cho nhiều hành khách phải toát mồ hôi. Nhiều hành khách còn phàn nàn về hệ thống biển chỉ dẫn nghèo nàn, thiếu thông tin về các chuyến bay. Ngoài ra, việc thiếu ghế ngồi cho khách hay không đủ các quầy đổi tiền cũng khiến cho nhiều hành khách cảm thấy không thoải mái.

Do vậy, trang web này gợi ý: Nếu phải chờ đợi ở sân bay Nội Bài quá lâu, hành khách có thể lên khu vực ăn uống ở tầng 3 để tìm một chiếc ghế đệm và có thể truy cập Internet.

Tuy nhiên, Sleepinginairports cho biết thêm, ngay trước thời điểm công bố danh sách này được công bố, Nội Bài đã đưa vào sử dụng 14 buồng ngủ tại nhà ga quốc tế và cung cấp Wifi miễn phí cho tất cả mọi người. Đây có thể xem là một tín hiệu tích cực của tương lai.

Trong khi đó, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dù được đánh giá chung là đầy đủ chức năng và hợp lý, cơ sở vật chất ở mức trung bình, mức độ sạch sẽ còn tùy thời điểm nhưng cũng như Nội Bài, điều hòa ở đây cũng có vấn đề. Ngoài ra, Wifi ở đây khá tệ, đó là chưa kể đến khó khăn trong việc tìm một chiếc ghế ngồi trong thời gian chờ bay.

Sleepinginairports đưa ra cảnh báo hành khách nên lường trước: Chỗ ngồi cho người chờ máy bay và chỗ ngủ cho những hành khách phải quá cảnh là vấn đề khá lớn.
Dưới đây là danh sách chi tiết của 10 sân bay tệ nhất châu Á năm 2014 theo đánh giá của Sleepinginairports:

1. Sân bay quốc tế Islamabad Benazir Bhutto, Pakistan (ISB)

sân bay Islamabad

"Sân bay này giống như là một nhà tù trung tâm. Lượng cò mồi và lái xe taxi sẵn sàng cướp khách tại trong và ngoài sân bay nhiều vô kể", một khách du lịch nhận xét.

Sân bay quốc tế Islamabad đã leo lên vị trí số một vào năm nay, thay sân bay quốc tế Manila (Philippines) - sân bay từng nắm giữ vị trí tệ nhất trong nhiều năm.mà trước đó đã có một thành trì vào vị trí. 

Giống như một nhà tù trung tâm, ISB bị chỉ trích vì đám đông hỗn loạn, tham nhũng lan tràn khắp nơi, quá nhiều cửa kiểm tra an ninh nhưng lại thiếu sự sạch sẽ và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Hành khách đã than phiền về dịch vụ tại sân bay này cả thập kỷ nhưng có vẻ nó vẫn chưa được cải thiện.

Nhiều người đang hi vọng việc đưa vào sử dụng một sân bay mới vào giữa năm 2016 sẽ giúp cải thiện được đôi chút tình trạng này.

2. Sân bay quốc tế Kathmandu, Tribhuvan, Nepal (KTM)

sân bay kathmandu

Việc đầu tiên mà bạn nên chắc chắn sẽ làm khi ở sân bày này là không bao giờ sử dụng nhà vệ sinh, một hành khách khuyến cáo.

Sân bay quốc tế duy nhất của Nepal đã được mô tả một cách "hùng hồn" rằng trông giống như một "trạm xe buýt ở một khu phố nghèo khổ".

Vấn đề vệ sinh của sân bay là một mối quan tâm chính đối với những người đi du lịch quá cảnh qua đây. Nó được phản ánh là luôn trong tình trạng lỗi vòi nước, thiếu xà phòng, thiếu quạt thông gió và phòng hút thuốc quá bẩn thỉu. Ngoài ra, việc ngủ tại sân bay này gần như không thể thực hiện được vì nó bị xem trái với văn hóa địa phương và thường xuyên bị quấy rầy bởi sự nhắc nhở của các nhân viên an ninh.

 3. Sân bay Quốc tế Manila Ninoy Aquino, Philippines (MNL)

sân bay manila

Sân bày này rất bẩn, đông đúc, ồn ào và cực kỳ nóng. Hơn thế nữa, nó không thể đáp ứng nổi chỗ ngồi cho một nửa hành khách phải ngồi chờ chuyến bay, một khách du lịch nhận xét.

Sau 3 năm liên tiếp đứng đầu danh sách các sân bay tồi tệ nhất châu Á, thứ hạng của sân bay quốc tế Manila đã được "cải thiện" đôi chút.

4. Sân bay quốc tế Tashkent, Uzbekistan (TAS)

sân bay tashkent

Người phía sau bạn sẽ phải cố gắng để giữ cho các giỏ hành lý luôn ở cả phía trước và phía sau họ. Đó đơn giản chỉ là để giữ được một chỗ đứng tại sân bay này, một khách du lịch nhớ lại.

Sân bay quốc tế Tashkent là sân bay chính phục vụ khu vực Trung Á. Mặc dù có một vài nâng cấp gần đây tại khu vực khởi hành, xếp hàng đợi nhưng sự lộn xộn của đám đông tại TAS vẫn là một kinh nghiệm bực bội với nhiều hành khách. 

Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng như an ninh ở đây cũng rất kém.

5.  Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam (HAN)
sân bay Hà Nội

6. Sân bay quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu, Trung Quốc (CAN)

sân bay Quảng Châu

"Đây là sân bay tồi tệ nhất mà tôi từng đặt chân đến, thực phẩm thật khủng khiếp và ít đến mức khó tin", một khách du lịch nhớ lại. 

Sân bay quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu là sân bay bận rộn thứ hai ở Trung Quốc và là một trong 16 sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sân bay lớn này thường xuyên bị chỉ trích là bẩn, không hiệu quả, thiếu thoải mái và nói chung là quá tệ. Điều này xuất phát từ sự thiếu tiện nghi, cũng như hệ thống nhà vệ sinh không thể chấp nhận được.
7. Sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia (PNH)
sân bay Phnom Penh
"Dãy ghế chờ là một bộ gồm 4 chiếc bằng kim loại gắn vào với nhau trên một thanh kim loại nhưng lại đặt khá cách xa nhau. Tôi không thể tưởng tượng được sẽ ngủ trên băng ghế đó như thế nào", một hành khách nhận xét.

Sân bay nhỏ này mất điểm với du khách vì sử dụng các băng ghế kim loại và không có tay vịn dù được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả và dễ dàng chuyển hướng.

8. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM, Việt Nam (SGN)

sân bay thành phố ho chi minh
9. Sân bay quốc tế Dhaka Shahjalal, Bangladesh (DAC)
sân bay Dhaka
"Khắp mọi nơi ở sân bay này đều bốc mùi, cảnh sát rất và nhân viên sân bay rất thô lỗ, trong khi, tình trạng tham nhũng diễn ra trắng trợn và côn trùng thì bay khắp mọi nơi", một hành khách nhận xét.

Nếu có dịp đi du lịch qua sân bay quốc tế Dhaka, sẽ là khôn ngoan hơn nếu bạn đi thẳng lên tầng trên nơi không có những đám đông hỗn loạn đặc trưng của tầng một. Sân bay này cũng thường xuyên được nhắc đến bởi tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, thiếu tiện nghi và đầy côn trùng.

10. Sân bay quốc tế Chennai, Ấn Độ (MAA)

sân bay Chennai
Sân bay Chennai, Ấn Độ đã cải thiện được thứ hạng vào năm nay, khi rớt từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 10. Tuy nhiên, sân bay này vẫn tiếp tục bị ca thán bởi tình trạng thiếu sạch sẽ, phải xếp hàng chờ đợi quá lâu và thiếu chỗ ngồi thoải mái.

Trang web Sleepinginairports là một trang chuyên đưa ra các khảo sát thường niên về chất lượng dịch vụ, du lịch của các sân bay trên toàn thế giới (cả tốt nhất và tệ nhất). Mặc dù không phải là một tổ chức nhưng đánh giá của trang web này được xem là khá uy tín và có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Nhiều hãng thông tấn lớn như CNN, USA Today, New York Times, CNBC… cũng thường xuyên sử dụng đánh giá của Sleepinginairports để tham khảo và trích dẫn.
Theo Một thế giới

Đọc thêm: Cục Hàng không phủ nhận hai sân bay Việt Nam là kém nhất 

Đoàn LoanVnExpress 

Cục hàng không VN- ảnh sưu tầm Iinternet
NqL: Hi hi cười sặc nước với Cục hàng không!

Trước thông tin website The Guide to Sleeping in Airports xếp hạng Cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào danh sách 10 cảng hàng không kém nhất năm 2014 tại châu Á, đại diện Cục Hàng không cho rằng, trang mạng này không phải của một tổ chức chuyên môn đánh giá về dịch vụ hàng không. Việc xếp hạng cảng hàng không thuần túy dựa trên việc bình chọn của người truy cập qua mạng.

Do vậy, kết quả bình chọn trên trang này chưa phản ánh được đầy đủ, khách quan về chất lượng dịch vụ tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

san-bay-TSN-9651-1413779245.jpg
Hình ảnh về sân bay Tân Sơn Nhất được đăng tải trên trang mạng.
Theo Cục Hàng không, thời gian qua, ngành hàng không đã có nhiều nỗ lực để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tại hai cảng hàng không này. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cảng đã đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn dịch vụ, nâng cao ý thức, thái độ làm việc của nhân viên hàng không.

Dù vậy, Cục Hàng không vẫn coi các đánh giá trên là một thông tin quan trọng để có các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, trong đó có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Đ.T.   Theo: bizlive/Một thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét