Nhà Thơ, Sọan Gỉa Cải Lương Kiên Giang Hà Huy Hà, một trong số ít bạn làm báo người miền Nam của tôi không còn nữa. Anh ra đi bất ngờ ở tuổi 87 vào rạng sáng ngày 31/10/2014, sau một cơn đột qụy tại Sài Gòn.
Tên thật của Kiên Giang là Trương Khương Trinh sinh tại làng Đông Thái, huyện An Biên, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ngày 17-2-1927. Ông là Tác gỉa của Bài Thơ tình lịch sử có thật của chính ông mang tên “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím”. Bài Thơ này đã được Nhạc sỹ Huỳnh Anh phổ Nhạc và đã được nhiều thế hệ Ca sỹ hát từ trước năm 1975, trong đó có tiếng hát não lòng Hòang Oanh.
Tôi và Kiên Giang quen nhau thật tình cờ khi tôi được ông Chủ nhiệm báo Tia Sáng, Nguyễn Trung Thành mời cộng tác.
Vào thời kỳ 1960-1970, chuyện một Ký gỉa trẻ gốc Bắc được chen chân vào một báo nổi tiếng lâu năm của người miền Nam như tờ Tia Sáng không phải là chuyện thường xẩy ra. Cũng như chuyện Ký gỉa gốc Nam vào làm cho một tờ báo của chủ nhiệm miền Bắc ở Sài Gòn, tuy không hiếm nhưng cũng không thường xuyên.
Chuyện này thực ra không có một mảy may lý do chính trị hay “kỳ thị Nam-Bắc” nào, nhưng hồi ấy việc thành lập Ban Biên tập thường tập trung vào chỗ bạn bè quen nhau trong làng báo hay làng văn cho nên việc ký gỉa Bắc “ùa” vào báo Bắc hay Ký gỉa Nam “tập trung vào báo Nam” cũng là chuyện bình thường không aithắc mắc.
Tôi và Kiên Giang gặp nhau lần đầu tại qúa cơm-hủ tiếu của chú Ký, người Việt gốc Hoa gần trụ sở báo Tia Sáng vào khỏang giữa 69-70. Anh hỏi tôi: “ Làm sao mà Phạm Trần vào được báo của ông Thành ?”
Lúc đầu tôi hơi ngạc nhiên nhưng sau mới biết hồi ấy không có ai là người Bắc làm việc tại báo Tia Sáng và tôi là người đầu tiên, cũng như sau này tôi được ông Chủ nhiệm báo Đồng Nai Hùynh Thành Vị, cựu Dân biều thời Đệ nhất VNCH, mời viết cho báo của ông và gặp thêm Ký gỉa kiêm Sọan gỉa Cải Lương Mộc Linh (tên đảo ngược của Minh Lộc), một thời là chồng của cô đào Cài lương chi bảo Bạch Tuyết. Tại Đồng Nai, tôi cũng là Ký gỉa gốc Bắc duy nhất.
Từ đó về sau 3 đứa chúng tôi thỉnh thỏang khi có giờ thì “đàn đúm” tại qúan này hay qúan khác uống với nhau chai bia đểtán gẫu sau khi hết giờ ở Tòa sọan.
Kiên Giang là người miền Nam hiền hậu, ít nói, ăn mặc xềnh xòang, lúc nào cũng có cái mũ trên đầu và sống trong nội tâm nhiều hơn. Mộc Linh, cũng người miền Nam nhưng “bay bướm, đào hoa” và thường ăn mặc chải chuốt của người thành phố.
“Đặc sản” của Kiên Giang là “chiếc giỏ” lúc nào cùng kè kè bên mình như “bùa hộ mạng”. Trong chiếc giỏ lịch sử này, rất nhiều bài viết về kịch trường, Tác phẩm Thơ và nhiều vở tuồng Cải lương nổi tiếng của Hà Huy Hà (Kiên Giang) đã được khai sinh và dàn dựng.
Anh là người sáng tác rất khỏe và liên tục không ngừng nghỉ nên ngồi ở chỗ nào anh cũng có thể viết được, ngay cả ởqúan chú Ký ồn ào như tổ ong!
Trái lại Mộc Linh thì lúc nào trong túi áo trước ngực cũng có vài ba cây bút Bic và một cuộn giấy chữ nghĩa gạch xóa lem nhem. Cứ mỗi lần nghĩ ra điều gì, anh lại kéo giấy ra ghi chép rồi cuộn lại bỏ túi.
Có lần Kiên Giang nói đùa: “Thằng này nó sợ tao cọp-py tuồng của nó nên nó mới cuốn lại đút vô túi !”
Nói xong, Kiên Giang lại rít một hơi thuốc lá rồi ngửa mặt lên trời phì khói cười sằng sặc.
Một hôm tôi thấy Kiên Giang ngồi như bất động một hồi lâu ở qúan chú Ký quay mặt qua bên kia đường Trần Hưng Đạo.
Tôi hỏi: “Nhìn em nào bên đó mà mê mết vậy ?”
Kiên Giang quay lại nói: “Có thấy em mẹ nào đâu, tự nhiên cái đấu nó khựng lại.”
Theo tự chuyện của Kiên Giang thì ông và Nhà văn Sơn Nam là người cùng quê. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp sau khi học hết lớp 12, làm báo cho tờ Tiếng súng chống địch ở chiến khu 9 và được Nhà Thơ nổi tiếng “lục bát” Nguyễn Bính dạy làm Thơ trong thòi gian này.
Sau khi đất nước chia đôi, ông về Sài Gòn khỏang 1955 và xin vào làm “Thày cò” (sửa bài) cho báo Tiếng Chuông của Chủ nhiệm miền Nam Đinh Văn Khai rồi dần dà trở thành Ký gỉa chuyên viết về kịch trường và Cải lương cho nhiều báo, trong đó có Dân chủ mới của hai cụ Trần Tấn Quốc và Nguyễn Kỳ Nam, Tiếng chuông, Dân ta, Dân tiến,Tia Sáng,LẽSống, Tiếng Dội, Thời Sự Miền Nam, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng ở Sài-Gòn ..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét