“…Dĩ nhiên, như những tài liệu khác (chính thức hay không chính thức) xuất phát từ phía cộng sản Việt Nam, ta chỉ có thể kiểm chứng sự thật ra sao qua một thời gian (so sánh dữ kiện và) chứng nghiệm trên thực tế…”
Nội dung của hội nghị Thành Đô đầu thập niên 90 đưa đến việc bình thường hóa hai nước Trung-Việt là như thế nào? Có cái gọi là "kết ước Thành Đô" giữa lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc hay không? Câu trả lời hôm nay không dễ.
Lời đồn đoán về cái gọi là "Việt Nam tự trị", hay Việt Nam là "một tỉnh" của Trung Quốc, có lẽ không thuyết phục được nhiều người. Tuy nhiên, xác suất về một cam kết Đảng Cộng sản Việt Nam là một "thành phần" dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại rất cao nhưng lại không thấy dư luận đề cập tới. Trước khi Liên Xô sụp đổ, các đảng cộng sản của các nước đều là một "chi bộ", hay "phân bộ" của cộng sản quốc tế do đảng cộng sản Liên Xô cầm đầu. Sau khi quốc tế cộng sản sụp đổ, đảng cộng sản Trung Quốc đương nhiên là người thừa kế chính đáng, lãnh đạo các đảng cộng sản tại các nước Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba (sau này có thêm Venezuela).
Vấn đề vì vậy cần tìm hiểu là sự "quan hệ" giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?
Chắc chắn phía Trung Quốc rất thích Việt Nam trở thành một "tỉnh", hay một "chư hầu" của Trung Quốc, như trước khi Việt Nam lọt vào tay Pháp. Đây là mục tiêu của các lãnh tụ Trung Quốc, có từ thời Mao Trạch Đông. (Điều này xảy ra thì vùng biển xác định bởi bản đồ chín đoạn chữ U đương nhiên thuộc Trung Quốc). Nhưng đưa Việt Nam trở lại tình trạng cuối thế kỷ 19 không dễ thực hiện, kể cả khi Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận không tách rời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ta thấy những cố gắng lộ liễu của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua những lần Việt Nam tiếp đón lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, phía Việt Nam cố gắng qui tụ đông đảo học sinh, giao cho chúng lá cờ đỏ "lục tinh" (quốc kỳ của Trung Quốc chỉ có 5 sao), đứng dọc bên đường phe phẩy để chào đón lãnh tụ. Bởi vì trong nội tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, một số lớn đảng viên lại "có ý kiến khác".
Trong trung hạn Trung Quốc muốn nhìn thấy một nước Việt Nam phân hóa, nghèo đói, ngu dốt chậm tiến… Điều này đương nhiên dễ dàng thực hiện và ít tốn kém hơn. Ta thấy trên thực tế, Trung Quốc đã đi hơn 1/2 đoạn đường của họ.
Tài liệu dưới đây của ông Nguyễn Chí Trung, nguyên là thư ký của Lê Khả Phiêu, viết từ năm 2002, do "Câu lạc bộ Dân chủ" công bố ra dư luận hải ngoại tháng 12 năm 2003. Qua đó ta mới biết trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam, những ai có chủ trương kiên định "xã hội chủ nghĩa"? những ai có chủ trương "xóa" xã hội chủ nghĩa? Những ai chủ trương xem Mỹ là kẻ thù "chiến lược" và những ai muốn quan hệ và xem Mỹ là đồng minh? Nhờ vậy ta mới có thể biết được phần nào "đường đi nước bước" của phía Trung Quốc. Họ đã "gài người" như thế nào? họ đã phân hóa "nhân sự" Việt Nam ra sao?
Nhiều người cho rằng, muốn biết nội dung hội nghị Thành Đô thế nào thì nên hỏi Đổ Mười, vì ông này có tham gia hội nghị. Theo tài liệu này, Đổ Mười là nhân tố quan trọng ủng hộ Võ Văn Kiệt (và Nguyễn Mạnh Cầm) "trụ" lại, trong khi hai ông này chủ trương xóa bỏ XHCH. Nếu vậy thì ông Đổ Mười chưa chắc đã "theo Tàu". Muốn hỏi thì nên hỏi Lê Khả Phiêu.
Còn về vấn đề biên giới lãnh thổ, hải phận, ta cũng biết một điều quan trọng. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã nhìn nhận "có ba vùng biển tranh chấp" với Trung Quốc. Vùng biển tranh chấp thứ ba là vùng biển Trường Sa (vùng phía tây bãi Tư Chính). (Một số "học giả" của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông trước đây chấp nhận thực tế này, vì vậy đã đề xướng chủ trương "khai thác chung" với Trung Quốc. Không ai lúc đó có thể giải thích câu hỏi tôi đặt ra là nguyên nhân vì đâu "có tranh chấp ở Trường Sa", vì sao phải "khai thác chung" với Trung Quốc? Tôi bị những học giả này kết án là "duy ý chí" - sic !)
Dĩ nhiên, như những tài liệu khác (chính thức hay không chính thức) xuất phát từ phía cộng sản Việt Nam, ta chỉ có thể kiểm chứng sự thật ra sao qua một thời gian (so sánh dữ kiện và) chứng nghiệm trên thực tế. Quí độc giả thử đọc tài liệu này, sau đó rà soát lại với kinh nghiệm và thực tế để có một kết luận về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.
* * *
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô xụp đổ đã tác động mạnh mẽ vào xã hội và nội bộ đảng ta, tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội phát sinh, phát triển trong đa số cán bộ cao cấp và đảng viên. Đến Đại hội đảng lần VI nổi lên từ Trần Xuân Bách, ủy viên Bộ Chính trị- trưởng ban tổ chức trung ương đảng đã ngóc đầu dậy đòi đa nguyên đa đảng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, thực hành kiểu dân chủ Phương Tây. Theo con đường tư bản chủ nghĩa. Lúc đó, Trung ương và Bộ Chính trị đảng ta còn mạnh, quật ngã Trần Xuân Bách ngay. Tháng 3/1990, hội nghị Bộ chính trị - ban chấp hành đã cách chức một số trung ương ủy viên và khai trừ đảng đối với Trần Xuân Bách.
Bước vào thời kỳ đổi mới, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, tư tưởng cá nhân thực dụng… Làm cho cán bộ, đảng viên càng sa sút phẩm chất, đảng bị suy thoái. Một bộ phận đồng chí mơ hồ lập trường Phương Tây, muốn quay lưng với đảng, với chủ nghĩa xã hội,… Võ Văn Kiệt, thủ tướng chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, đòi xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trung lập.
Cuối Đại hội đảng lần thứ VII, ngày 9/8/1995, Võ Văn Kiệt đưa ra cương lĩnh trình Bộ Chính trị (dài 30 trang), lúc đó anh Linh (đương nhiệm Tổng bí thư) nghiên cứu đưa vào báo cáo Bộ Chính trị. Đến Đại hội đảng lần thứ VIII đòi bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, bỏ kinh tế quốc doanh, bỏ hợp tác xã, bỏ "Điều bốn hiến pháp", thực hiện dân chủ triệt để.
Lúc đó, Nguyễn mạnh Cầm đưa ra luận điểm "không còn đấu tranh giai cấp". Mỹ không phải là đối tượng chiến lược (kẻ thù) của Việt Nam. Thế giới đang cần hợp tác, đến lúc cạnh tranh kinh tế chứ không phải coi nhau như kẻ thù (đường lối ấy phù hợp với chiến lược Châu á thái bình dương của Mỹ).
Ngày 10/10/1995. Bộ chính trị đưa vấn đề của Kiệt, Cầm nêu trên, ra thảo luận một ngày không xong. Ngày hôm sau đưa ra thảo luận tiếp. Lê Khả Phiêu phát biểu trước (đương nhiệm là TCCT-Ủy viên Bộ Chính trị). Đương nhiên là đấu tranh quyết liệt với quan điểm sai trái trên đây của Kiệt và Cầm. Sau khi phát biểu xong, anh Linh hỏi ai có ý kiến gì phát biểu thêm? Thì Lê Đức Anh nói: " đúng". Anh Linh và Bộ Chính trị không ai phát biểu gì cả. Kiệt xin lỗi anh Phiêu và nói: "Anh phê phán tôi như vậy là quá đáng, và phân trần: độc lập dân tộc, xóa chủ nghĩa xã hội, tài liệu đó là anh em họ viết ra, tôi chỉ ký mà thôi". Phiêu đấu tranh tiếp: "Anh nói vậy hóa ra anh là người hai mặt à !"
Ngày hôm sau tiếp tục đưa vấn đề này ra thảo luận, giữa Kiệt và Phiêu đấu tranh qua lại rất căng thẳng. Bộ chính trị cũng không ai có ý kiến gì. Đỗ Mười nói: "Còn khó quá, hãy hoãn lại, sau sẽ thảo luận". Nhưng rồi cũng tạm gác… Tiếp tuần sau đưa ra thảo luận. ý kiến của Cầm và Mười cũng lừng chừng, bảo Phiêu phát biểu trước. Cầm thấy không ai có ý kiến gì cũng làm thinh. Đến đó, Bộ Chính trị dừng lại không có kết luận cuối cùng. Vũ Oanh thì muốn bỏ chủ nghĩa xã hội.
Đến Đại hội 9 Ban chấp hành trung ương khóa VII (từ 16 đến 23 tháng 2/ 1996), hội nghị Bộ Chính trị trung ương thông qua dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đảng lần thứ VII, một số Trung ương ủy viên buộc Đỗ Mười đưa vấn đề của Kiệt, Cầm ra thảo luận lại. Lúc bấy giờ chỉ có một số ủy viên trung ương khu vực miền trung đấu tranh phê phán quyết liệt quan điểm của Kiệt, Cầm. Các đồng chí ấy phân tích " nếu một quần chúng có quan điểm như Kiệt thì có thể kết nạp vào đảng được không? Nếu một đồng chí có quan điểm như vậy có bầu đi dự Đại hội đảng, vào Trung ương hay không? Đây là phần xem xét tư cách đưa ra khỏi đảng"
Đỗ Mười lại thỏa hiệp đứng ra bào chữa, thanh minh cho Kiệt. Mười cho đó là nhận thức lệch chứ không có vấn đề gì đâu. Đỗ Mười lúc này muốn ổn định nội bộ. Lê Đức Anh vẫn làm thinh. Nguyễn Chản phê phán Cầm là mơ hồ giai cấp. Tại sao cho Mỹ là bạn chứ không phải là thù? Chản phân tích đập mạnh quan điểm của Cầm. Cần tự ái phản ứng, cho Chản là lên mặt dạy đời.
Bước vào hội nghị Trung ương lần 10 trù bị lần 1. Kiệt, Anh bị thiểu số phiếu (Kiệt 20, Anh 60 phiếu), Không đủ phiếu ở lại trung ương, đủ điều kiện để loại Kiệt. Nhưng đến hội nghị trung ương lần thứ 11, trù bị chính thức nếu bầu, thì Đỗ Mười quay ngoặt 180 độ: "yêu cầu Kiệt ở lại Bộ chính trị, chứ một mình tôi không làm nổi"
Đại hội đảng lần thứ VIII (từ 26/6 đến 1/7/1996), Đỗ Mười: Tổng bí thư Kiệt, Cầm, Phiêu ở lại Bộ Chính trị. Trong hội nghị trù bị, đấu tranh về nhân sự đã diễn ra rất gay cấn. Ra Đại hội, anh Linh công khai vạch thẳng hiện tượng tiêu cực, suy thoái trong đảng ở ngay trong Bộ chính trị.
Anh Linh nói: "Dột từ trên nóc dột xuống". Đỗ Mười thanh minh "mía sâu có đốt, nhà dột có chỗ".
Họp Ban chấp hành Trung ương lần bốn khóa 8 từ ngày 23 đến 29 tháng 12/1997 xem xét vấn đề nhân sự cấp cao và thảo luận 11 vấn đề về quan điểm, chủ trương, chính sách quan trọng. Vấn đề thứ 11 là: "khắc phục tình trạng thoái hóa trong cán bộ, đảng viên", rồi đi đến quyết định một số vấn đề về nhân sự: Kiệt, Anh, Mười còn ở lại hay nghỉ? Anh năm Công (Võ Chí Công) cố vấn đề nghị: cả ba nên nghỉ (nhưng cả ba đều muốn ở lại Bộ chính trị). Vấn đề là chọn Tổng bí thư thay cho Đỗ Mười?
Lúc đầu thì anh Đồng, anh năm Công giới thiệu Cầm. Nhưng sau đó có nhiều ý kiến về Cầm nên thôi không chọn. Năm Công lại giới thiệu Nguyễn Văn An. Anh Linh thì muốn giới thiệu Nguyễn Xuân Tùng, nhưng Tùng có vụ lộn xộn ở Sài Gòn nên thôi. Sau đó anh Linh xem lý lịch của Phiêu, thấy Phiêu chưa làm bí thư tỉnh hoặc thành phố lớn nào, anh Linh ngập ngừng hỏi Lê Đức Anh xem giới thiệu ai? (bấy lâu nay ta đã hiểu lầm Anh đưa Phiêu làm Tổng bí thưhư để điều khiển, song không phải như vậy. Vì khi Anh làm chủ tịch nước, Đoàn Khuê làm bộ trưởng quốc phòng, Anh làm Phó bí thư quân ủy trung ương nhưng Mười giao hẹn quyền hạn cho Anh. Vì quyền hạn chức Bí thư quận ủy trung ương hơn nên Anh muốn làm Tổng Bí Thư để kiêm luôn chức ấy).
Sau đó. Anh bị tai biến mạch máu não. Đoàn Khuê và một số cán bộ tích cực ủng hộ đưa Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư để giữ Chủ Nghĩa xã hội.
Kiệt, Mười, Anh, mặc dù có ý kiến của anh năm Công đề nghị nghỉ, ba vị cứ bấu víu ở lại. Khi anh Đồng xin rút khỏi cố vấn (cả anh Linh và anh Công cũng vậy), anh nói với Kiệt, Mười, Anh là không ở lại Bộ Chính trị thì làm cố vấn. Mười tỏ vẻ phấn khởi. Anh lừng khừng. Nhưng rồi cả ba đều phải rút khỏi Bộ Chính trị để làm cố vấn.
Đến đây, tháng 12/1997 Đỗ Mười chuyển giao chức Tổng bí thư cho Lê Khả Phiêu (xem tài liệu riêng). Bộ chính trị lúc này gồm: Cũ có Phiêu, Trần Đức Lương, Trương tấn Sang, Lê Minh Hương, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng. Mới có Khải, Ngân, Lê Minh Triết, Phan Diễn, NPhú Trọng, Nguyễn Đức Bình, Phạm Văn Trà, Tùng, Thị Mỹ.
Thế là từ tháng 12/997 đến đầu năm 2001 Lê Khả Phiêu đảm nhiệm cương vị Tổng bí thư. Phiêu làm được nhiều việc, tiêu biểu cho ý chí đấu tranh, kiên định đường lối, dương cao ba ngọn cờ.
- 1. Kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
- 2. Đối ngoại giữ vững độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế (hoà nhập chứ không hoà tan).
- 3. Đối nội đề ra cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, tập trung và khắc phục sự suy thoái trong đảng, mục tiêu đấu tranh chủ yếu là chống tham nhũng. Trong vấn đề này Lê Khả Phiêu đã mạnh tay xử lý một số cán bộ ở cấp cao, cách chức Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc, cảnh cáo bãi chức Kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng và hàng mấy chục cán bộ cấp tỉnh tập trung ở phía nam.
Với tác phong giản dị, chan hoà trong quần chúng, sát dân, xông pha trong bão lũ, giải quyết kịp thời những vấn đề cứu dân trong lúc khó khăn… Nói thẳng, phân biệt đúng, sai, có uy tín đối với quần chúng. Khôi phục uy tín đng và mối quan hệ dân với đảng, dân tin đảng.
Cũng trong thời điểm cuối 2000 đầu 2001 địch + phần tử xấu trong, ngoài nước tung dư luận đòi ta thay đổi đường lối. Mỹ ép ta bỏ điều bốn trong hiến pháp, đòi gác lại chủ nghĩa xã hội, đổi tên đảng, tên nước, sửa đổi quốc kỳ, quốc ca… Song ta không ngờ và không hề nghĩ tới việc thay đổi đường lối chính trị, tổ chức lật đổ lại chính nằm trong âm mưu của ba anh cố vấn (đến Đại hội IX bột phát ta mới hiểu).
Thời kỳ đương nhiệm (trước Đại hội IX) có mấy hoạt động nổi bật của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, và cũng chính những hoạt động này bị ba anh cố vấn lên án:
- - Xử lý Ngô Xuân Lộc (bị Đỗ Mười phản đối)
- - Thành lập tổ chức A10
- - Hoãn ký hiệp ước thương mại Việt - Mỹ
- - Thăm Trung Quốc-Hội đàm với Giang Trạch Dân.
- - Thăm Châu Âu (Có Thị Dung cùng đi trong đoàn)
- - Trực tiếp đối thoại với Bill Clinton
+ Chuẩn bị Đại hội đảng IX
Một mặt đưa dự thảo báo cáo chính trị thu thập ý kiến tham gia c?a mọi tầng lớp nhân dân. Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đi sát cơ sở dự Đại hội đảng bộ cơ sở tận chi bộ. Không khí dân chủ tin tưởng, phấn khởi trong đảng và ngoài xã hội tăng cao.
Đồng thời trong lúc này ba anh cố vấn cũng bàn mưu, tính kế chuẩn bị đảo chính trong đảng trước khi khai mạc Đại hội. Họ lập kế hoạch, tạo chứng cớ giả, tập trung mũi nhọn nhằm lật đổ Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (Phiêu không biết). Ba anh cố vấn mớm cho Hữu Thọ (trưởng ban Tư TưởngVăn Hóa Trung ương) tung dư luận trong cuộc họp báo tại thành phố Hồ Chí Minh: "nhiệm kỳ Đại hội đảng tới Lê Khả Phiêu nên nghỉ". Thọ phát biểu rất vô nguyên tắc vì chưa Đại hội và Bộ chính trị, Trung ương chưa có ý kiến gì về nhân sự Đại hội.
Trong lúc Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lo chuẩn bị cho Đại hội thì ba anh cố vấn ráo riết chuẩn bị vùi dập, vu khống, lật đổ Phiêu. Trực diện vu khống, đả kích, thực hiện mưu đồ đo chính trong đảng trước Đại hội IX khai mạc lần lượt diễn ra như sau:
-Sáng 10/10/2000 Phiêu mời ba cố vấn họp để thăm dò chuẩn bị nhân sự cho Đại hội IX. Phiêu nêu ý kiến một số đ/c nên rút ra khỏi Bộ chính trị là: Nguyễn Đức Bình, Phạm VănTrà, Nguyễn Mạnh Cầm, Tùng, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng và Trần Xuân Giá ra khỏi Trung ương, rồi nêu thôi chế độ cố vấn…
Cùng lúc này Lê Đức Anh bắt tay Trần Đức Lương, mớm: "Lần này anh sẽ phải làm Tổng Bí Thư" (Lương hí hửng mừng thầm).
Chiều 10/10 cố vấn ra đòn tấn công đợt 1.
Cố vấn đưa ra đề nghị trẻ hóa Trung ương Bộ chính trị dưới 50 tuổi (như vậy thì Bộ chính trị chỉ còn 1, trung ương còn 60 người). Nhưng ba cố vấn cảm thấy khó thực hiện, khó có sự đồng tình.
Ngày 3/1 đến 11/1/2001 Đại Hội đảng toàn quân, cố vấn tấn công đợt 2.
Trong Đại hội này Lê Đức Anh đột ngột buộc Lê Khả Phiêu 10 tội:
1. Bán đất, bán biển cho Trung Quốc.
2. Lộ bí mật ý đồ chiến lược với Giang Trạch Dân.
3. Độc đóan thiếu dân chủ.
4. Thành lập A10 âm mưu lật đổ nội bộ.
5. Quan hệ bất chính với gái và quan hệ với gái gián điệp.
6. Hoãn ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
7. Trực tiếp đối thoại với Clintonquá cứng rắn.
8. Đề bạt Lê Hải Anh là một tên đào ngũ lên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
9. Địa phương chủ nghĩa (Thanh Hóa hóa, Hà Nội hóa, lôi kéo người Thanh Hóa lên trung ương).
10. Lôi lại vụ Xiêm Riệp.
10. Lôi lại vụ Xiêm Riệp.
Trong lúc này Lê Đức Anh mắng thẳng vào mặt Phạm Thanh Ngân là đồ ngu và tập trung vu khống Phiêu về tội vô nguyên tắc trong việc thành lập A10 (tổ chức chuyên theo dõi nội bộ) và bán đất, bán biển cho Trung Quốc… làm cho toàn bộ những người có mặt trong Đại hội ngơ ngác.
TIN LIÊN QUAN
- Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 1)
- Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 2)
- 'Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô'
- Hội nghị Thành Đô và lập trường của chúng ta
- Biển Đông : Việt Nam cần tỉnh táo trước đòn chiêu dụ của Trung Quốc
- Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô: đọc lại tài liệu năm 2002…(P 1)
- Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô: đọc lại tài liệu năm 2002…(P 2)
- Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'
- Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét