Nói một tỉ là nói cho chẵn, chứ con số đích thực chỉ có 974,790,317 Mỹ kim và77 xu – và chỉ gần 975 triệu thôi – còn cách 1 tỉ đến 25 triệu nữa; người chê không thèm nhận số tiền này là bà Sue Ann Arnall, và người ký cái chi phiếu khổng lồ bị chê là ông Harold Hamm – Chủ tịch, Tổng giám đốc hãng dầu hỏa Continental Resources Inc.
Dù không nói ra, mọi người cũng vẫn đoán biết số tiền ông tỉ phú Hamm ký trả bà Arnall là để bỏ vợ; một điều nữa mà mọi người cũng biết là ông sẽ không ký chi phiếu $100 triệu – chỉ bằng 10% cái chi phiếu ông vừa ký – để cưới một cô vợ khác, dù người đẹp có đẹp như chị Hằng, có bước thẳng từ trên cung Quảng xuống Oklahoma – tiểu bang ông Hamm đang sống, để ông cưới.
Cái check một tỉ ông Hamm ký, bị bà vợ cũ chê, và cái check 90% nhỏ hơn mà ông không ký trong giả thuyết ông có thể cưới chị Hằng, cho thấy một sự thật bẽ bàng là người đàn ông rất ích kỷ, sẵn sàng mua tình trạng yên thân của mình bằng cái giá 10 lần đắt hơn mua hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi với mỹ nhân đẹp nhất thế giới.
Cái check một tỉ ông Hamm ký, bị bà vợ cũ chê, và cái check 90% nhỏ hơn mà ông không ký trong giả thuyết ông có thể cưới chị Hằng, cho thấy một sự thật bẽ bàng là người đàn ông rất ích kỷ, sẵn sàng mua tình trạng yên thân của mình bằng cái giá 10 lần đắt hơn mua hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi với mỹ nhân đẹp nhất thế giới.
Câu triết lý rẻ tiền này chắc chắn sắp bị những ông đang có vợ đẹp và không có cuộc sống êm ấm, lên tiếng đính chánh là 6 chữ “mỹ nhân đẹp nhất thế giới” không hề đồng nghĩa với 2 chữ “hạnh phúc”.
Mọi người có thể nói mọi chuyện về hạnh phúc mà không sợ ai bảo là mình nói sai, vì hạnh phúc là một giá trị trừu tượng khó nhận ra, và khó mô tả như đám mù mô tả con voi. Ngay cả những người đang sống trong hạnh phúc cũng không biết hạnh phúc nó giống con đỉa bự, hay giống cái quạt mo.
Không ai biết hạnh phúc là gì, nhưng đồng bạc nặng mấy tấn thì ai cũng biết, nhất là những cặp vợ chồng đang ly dị, đang phải cắt đôi đồng bạc để chia nhau. Ngay cả người ngoại cuộc, không xơ múi tí nào đến cuộc cắt đôi tài sản, cũng hăm hở tìm biết. Mọi người ngộp thở vì sức nặng của 9 con số trên tấm check mua tình trạng yên thân của một người đàn ông, và nhiều người tìm tòi ghi nhận thêm nhiều chi tiết của vụ ly dị, mặc dù ly dị chỉ là một diễn biến vô cùng thông thường, xẩy ra nhan nhản mỗi ngày trong xã hội Mỹ.
Bản tin AP nói ông Hamm phải đi vay mới có tiền ký check ly dị vợ – một điều dĩ nhiên không cần đến một hãng tin lớn phải loan báo, vì dù giầu đến đâu đi nữa cũng không nhà tỉ phú nào có đến một tỉ bạc tiền mặt trong trương mục. Càng giầu họ càng biết cách đầu tư, không để tiền nằm mục trong ngân hàng.
Hãng tin Reuters cũng loan một tin thừa thãi khác, tin Thẩm phán Howard R. Haralson, người ngồi xử vụ ly dị và ấn định số tiền ông Hamm phải chia cho vợ, đã biết việc bà Arnall chê 1 tỉ là quá ít, ông còn biết cả việc bà đang chống án để đòi thêm nữa.
Bản tin thừa, vì ông Haralson phải biết phản ứng từ chối của bà Arnall ngay từ trước khi ông tuyên án chỉ chia cho bà Arnall có một tỉ trong 18 tỉ bạc trị giá tài sản của ông Hamm.
Luật ly dị ông Haralson phải dựa vào để xét xử là luật tiểu bang, bang Oklahoma, chủ trương chia đôi số tài sản vợ chồng tạo ra được trong thời gian chung sống; và bà Arnall sống với ông Hamm đã 18 năm, từ ngày ông mới chỉ có bạc triệu.
Luật ly dị ông Haralson phải dựa vào để xét xử là luật tiểu bang, bang Oklahoma, chủ trương chia đôi số tài sản vợ chồng tạo ra được trong thời gian chung sống; và bà Arnall sống với ông Hamm đã 18 năm, từ ngày ông mới chỉ có bạc triệu.
Ông Hamm không thể cãi là bà Arnall không làm gì liên hệ đến nghề dầu hỏa, do đó bà không có công lao gì cả trong đống tiền ông đang cất trong ngân hàng, và đầu tư vào một loạt các giếng dầu; vì luật Oklahoma rập theo tập tục “của chồng, công vợ”; cái công bà “thương” ông và tạo may mắn cho ông, cũng đủ cho bà quyền chia đôi tài sản ngày ông không muốn sống với bà nữa. Hamm may mắn mà làm giầu, may đến mức nhiều tờ báo gọi cái vận may của ông là dumb lack – cái may không cần thông minh, tài giỏi, không cần tận tụy làm lụng. Ông bước vào nghề dầu hỏa ngày giá mỗi thùng giầu thô chỉ có $10; rồi giá dầu đột ngột tăng lên gấp đôi, gấp ba, có lúc ông đã bán dầu ông bơm dưới lòng đất, dưới đáy biển lên với giá $130 mỗi thùng. Tiền triệu nhờ đó mà trở thành tiền tỉ.
Biện hộ cho ông Hamm, luật sư Michael Burrage ca ngợi chánh án Haralson là nghiêm minh và công bằng, khi ông xác định là giá dầu đang xuống tới mức dưới $50 mỗi thùng, nên tài sản của ông Hamm cũng bị ảnh hưởng.
Theo bảng liệt kê các nhà tỉ phú thế giới của tờ tạp chí Forbes ngày mùng 7 tháng Giêng 2015 thì ông Hamm đứng hạng 156, với tài sản trị giá $8 tỉ; nửa năm trước con số đó là $18.7 tỉ. Năm 2012, ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney chỉ định ông làm cố vấn năng lượng, chức vụ hờ trong chính phủ của một vị tổng thống thất cử, cũng làm ông đóng góp $985,000 vào quỹ vận động ứng cử giúp ông Romney.
Hamm không giầu từ trong trứng giầu ra; là con út trong số 13 đứa con của một gia đình khá giả, sống bằng kỹ nghệ trồng bông vải tại Lexington, Oklahoma, ông chỉ học hết trung học, và không được vào đại học. Bà Sue Ann Hamm (tên ngày chưa lấy chồng là Arnall), là một luật sư và một kinh tế gia, bà giữ một vai quan trọng trong việc điều hành hãng dầu Continental Resources.
Ông Hamm nói hai vợ chồng đã ly thân từ năm 2005, nhưng mãi đến năm 2012 bà Arnall mới đút đơn xin ly dị.
Ông Hamm nói hai vợ chồng đã ly thân từ năm 2005, nhưng mãi đến năm 2012 bà Arnall mới đút đơn xin ly dị.
Dù không còn yêu thương nhau nữa, nhưng ông Hamm và bà Arnall vẫn lấy tư cách vợ chồng, đứng ra tổ chức bữa ăn giới thiệu ứng cử viên Romney vào tháng 5/2012; nhiều người thắc mắc hỏi, “Nếu Romney đắc cử, và Hamm giữ chức vụ một bộ trưởng trong nội các Cộng Hòa, liệu vụ ly dị có tiếp tục không?”
Dĩ nhiên, đó chỉ là chuyện không có, chuyện giả thuyết; giờ này thì mọi chuyện xoay quanh đồng bạc; bà chê $1 tỉ quá ít, ông đòi bớt lại vì $1 tỉ quá nhiều trong thời buổi giá dầu thô xuống đến mức làm chóng mặt nhiều nhà đại tư bản.
Bà biết trị giá của hãng Continental, do đó bà đòi hãng nộp cho tòa 600,000 trang giấy liên quan đến tài sản và lợi tức. Ông chưng ra hiện tượng thị trường chứng khoán đang thê thảm rơi tự do, không có dù cản bớt, để chứng minh lợi tức của ông xuống dốc.
Bàn chuyện xé hôn thú của một cặp vợ chồng tỉ phú, mà không dùng đến thật nhiều con số là sai bét; do đó người kể chuyện xin dùng con số 681 – ba số chót trong tổng số 320,111,681 công dân Mỹ.
Trừ bớt 681 người sống trong mọi thứ ngoại lệ, số người Mỹ còn lại, và đang sống sung sướng hơn ông Hamm là 320,111,000 người; vậy mà gần như toàn bộ những người này đều thèm thuồng được giầu như tỉ phú Harold Hamm, và được có vợ đẹp như bà Arnall.
Trừ bớt 681 người sống trong mọi thứ ngoại lệ, số người Mỹ còn lại, và đang sống sung sướng hơn ông Hamm là 320,111,000 người; vậy mà gần như toàn bộ những người này đều thèm thuồng được giầu như tỉ phú Harold Hamm, và được có vợ đẹp như bà Arnall.
Chuyện lạ là trong số những người không khôn này, vẫn có ông Hamm; nếu có phép lạ cho làm lại cuộc đời, ông cũng sẽ không tránh việc làm giầu, không tránh việc cưới vợ đẹp.
Vậy mà nhiều người vẫn cứ tin là con người thông minh hơn mọi sinh vật khác?
Nguyễn đạt Thịnh
Vậy mà nhiều người vẫn cứ tin là con người thông minh hơn mọi sinh vật khác?
Nguyễn đạt Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét