Hương Cảng nổi tiếng là nơi ít tham nhũng. Theo thống kê của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) năm 2014, Hương Cảng được xếp thứ 15 trong số những vùng ít tham nhũng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây, Tòa án Tối cao Hương Cảng vừa xét xử vụ án tham ô hối lộ hiếm có trong lịch sử Cảng Thơm. Can phạm là các ông: Hứa Sỹ Nhân (Rafael Hui Si Yan), 66 tuổi, cựu Trưởng ty Chính vụ Đặc khu Hành chánh Hương Cảng (former Chief Secretary for Administration), quan chức cao cấp xếp thứ hai sau Đặc khu trưởng (Chief Executive of Hong Kong); Quách Bỉnh Giang (Thomas Kwok Ping-kwong), 63 tuổi, và Quách Bỉnh Liên (Raymond Kwok Ping Luen), đồng Chủ tịch Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ (Sun Hung Kai Properties – SHKP). Hai anh em họ Quách được xếp vào loại tỉ phú giàu nhất nhì Hương Cảng. Năm 2014, tạp chí Forbes đánh giá tài sản của Quách Bỉnh Giang và Quách Bỉnh Liên có tới 12.6 tỉ Mỹ kim, xếp thứ 86 trong “Danh sách 500 tỉ phú giàu nhất thế giới” (Forbes Billionaires: Full List Of The World’s 500 Richest People).
Ngoài 3 người trên, còn có 2 người khác là: Trần Cự Nguyên (Chan K – Y Thomas), Giám đốc điều hành Công ty Địa ốc Tân Hùng Cơ, và Quan Hùng Sinh (Francis Kwan) cựu quan chức cao cấp của Sở Giao dịch Hương Cảng (Hong Kong Exchanges), bị cáo buộc liên quan tới vụ hối lộ lên tới hàng chục triệu Dollar Hongkong để đổi lấy các thông tin về các vụ mua bán đất. Theo tỉ lệ hối đoái ngày 16/02/2015, 1 đô-la Hongkong (HKD) đổi được 0,129 Mỹ kim.
Diễn biến vụ án
Tháng 04/2007, Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ thông qua Công ty Thống Đạt mua của 3 công ty khác một khu đất ở Đại Vĩ, phía đông Tân Giới (New Territories) trị giá 405 triệu đô-la Hồng Kông. Phòng Quy hoạch Thành phố (Town Planning Board) cho phép xây dựng trên khu đất này một tòa cao ốc có 815 căn hộ trên một diện tích 521.000 thước vuông. Sau khi điều tra, Sở Liêm chính (Independent Commission Against Corruption – ICAC) Hương Cảng cho rằng, vụ mua bán này có những điều không minh bạch. Họ nghi ngờ Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ mua khu đất này đắt hơn giá thị trường khoảng 150 triệu. Người đứng trung gian trong vụ mua bán này là Trần Cự Nguyên và Quan Hùng Sinh.
Ngày 20/03, Sở Liêm chính Hương Cảng (ICAC) mời 2 vị đồng Chủ tịch Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ là Quách Bỉnh Giang và Quách Bỉnh Liên cùng ông Hứa Sỹ Nhân đến hợp tác điều tra vụ án tham ô, hối lộ liên quan đến việc mua bán khu đất ở Đại Vĩ, Tân Giới.
Tháng 04/2007, Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ thông qua Công ty Thống Đạt mua của 3 công ty khác một khu đất ở Đại Vĩ, phía đông Tân Giới (New Territories) trị giá 405 triệu đô-la Hồng Kông. Phòng Quy hoạch Thành phố (Town Planning Board) cho phép xây dựng trên khu đất này một tòa cao ốc có 815 căn hộ trên một diện tích 521.000 thước vuông. Sau khi điều tra, Sở Liêm chính (Independent Commission Against Corruption – ICAC) Hương Cảng cho rằng, vụ mua bán này có những điều không minh bạch. Họ nghi ngờ Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ mua khu đất này đắt hơn giá thị trường khoảng 150 triệu. Người đứng trung gian trong vụ mua bán này là Trần Cự Nguyên và Quan Hùng Sinh.
Ngày 20/03, Sở Liêm chính Hương Cảng (ICAC) mời 2 vị đồng Chủ tịch Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ là Quách Bỉnh Giang và Quách Bỉnh Liên cùng ông Hứa Sỹ Nhân đến hợp tác điều tra vụ án tham ô, hối lộ liên quan đến việc mua bán khu đất ở Đại Vĩ, Tân Giới.
Ngày 28/03/2012, ICAC khởi tố ông Hứa Sỹ Nhân đã nhận một số tiền hối lộ và vay mượn một khoản tiền không trả lại, lập tức bị Tòa án ở Khu Đông buộc tội viên chức cao cấp của Đặc khu Hương Cảng có hành động bất chính. Có thể nói, kể từ ngày Hương Cảng trở về với Trung Quốc, Hứa Sỹ Nhân là quan chức chính phủ Đặc khu cao nhất đồng thời là người đầu tiên được trao tặng huân chương Tử Kinh của Đặc khu Hương Cảng bị giam giữ.
Trước khi bị kết tội tham ô, Hứa Sỹ Nhân từng lợi dụng chức vụ vay mượn và sử dụng thẻ tín dụng của Bank of East Asia, Hang Seng Bank, Standard Chartered, Chong Hing Bank… nhiều triệu HKD, Tòa án Tối cao Hương Cảng phán xét tội vay mượn tiền bừa bãi không trả nổi.
Trước khi bị kết tội tham ô, Hứa Sỹ Nhân từng lợi dụng chức vụ vay mượn và sử dụng thẻ tín dụng của Bank of East Asia, Hang Seng Bank, Standard Chartered, Chong Hing Bank… nhiều triệu HKD, Tòa án Tối cao Hương Cảng phán xét tội vay mượn tiền bừa bãi không trả nổi.
Ngày 08/05/2014, Tòa án Tối cao Hương Cảng bắt đầu xét xử vụ án tham ô của Hứa Sỹ Nhân và Quách Bỉnh Giang cùng đồng bọn. Trong quá trình xét xử, Viện Công tố mời trên 80 người trong đó có một số quan chức cao cấp trong Đặc khu Hương Cảng đã nghỉ hưu hoặc đang tại chức đến dự phiên tòa làm nhân chứng.
Ngày 25/09, giới truyền thông Hương Cảng loan tin, vụ án tham ô của Hứa Sỹ Nhân được coi là lớn nhất trong lịch sử Hương Cảng với những tình tiết vô cùng hấp dẫn: Hứa Sỹ Nhân khai ông ta nhận được một khoản tiền bí mật khoảng 11 triệu HKD từ Bắc Kinh chuyển đến, nhiều người đặc câu hỏi: Số tiền đó từ đâu chuyển đến nhưng không có câu trả lời rõ ràng.
Ngày 19/12, Tòa án Tối cao Hương Cảng kết án Hứa Sỹ Nhân 7 năm rưỡi tù giam về tội đã nhận nhiều triệu HKD hối lộ dưới dạng quà cáp, tiền cho vay và nhiều căn hộ rất sang trọng, lập tức ông bị giam giữ tại trại giam Lệ Chi Giác.
Ngày 20/12, vợ của Hứa Sỹ Nhân đến trại giam Lệ Chi Giác thăm nuôi. Hứa nói cho vợ biết sống trong nhà tù lạnh lắm. Vợ ông ta nói sẽ khiếu nại lên tòa án trên. Ngày 22/12, gia đình họ Hứa gửi đơn khiếu nạn lên tòa. Ngày 23/12, Tòa án Cao cấp Hương Cảng xét đơn khiếu nại của gia đình Hứa Sỹ Nhân, nhưng vẫn giữ nguyên bản án đã xử là 7 năm tù rưỡi, còn phải nộp phạt 11 triệu 182 ngàn HKD.
Người hối lộ là Quách Bỉnh Giang cũng bị tuyên án 5 năm tù giam về tội hối lộ “mua” ảnh hưởng của Hứa Sỹ Nhân. Trần Cự Nguyên và Quan Hùng Sinh làm trung gian trong vụ tham nhũng này cũng bị kết án 5 và 6 năm tù. Em trai của Quách Bỉnh Giang là Quách Bỉnh Liên, đồng Chủ tịch Tân Hồng Cơ, được trắng án.
Người hối lộ là Quách Bỉnh Giang cũng bị tuyên án 5 năm tù giam về tội hối lộ “mua” ảnh hưởng của Hứa Sỹ Nhân. Trần Cự Nguyên và Quan Hùng Sinh làm trung gian trong vụ tham nhũng này cũng bị kết án 5 và 6 năm tù. Em trai của Quách Bỉnh Giang là Quách Bỉnh Liên, đồng Chủ tịch Tân Hồng Cơ, được trắng án.
Quách Bỉnh Giang bị cấm giữ chức vụ giám đốc tại bất cứ công ty nào trong vòng 5 năm. Tuần trước, ông này từ chức Chủ tịch Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ, con trai của ông là Quách Cơ Huy (Adam Kwok) được chỉ định lên làm tân giám đốc điều hành. Đại diện Công ty Địa ốc Tân Hồng Cơ cho biết, gia đình ông Quách sẽ kháng cáo.
Khi tuyên bố các bản án, Thẩm phán Andrew Macrae cho rằng tư cách của ông Hứa Sỹ Nhân đã gây thất vọng lớn cho nhiều người dân Hương Cảng. Ông nói thêm: “Điều đáng nói là các chính khách và doanh nhân Hương Cảng vốn lánh xa tệ tham nhũng nhưng hai ông Hứa Sỹ Nhân và Quách Bỉnh Giang đã dính vào tệ nạn này”.
Trước khi đưa ra phán quyết, Tòa án Hương Cảng đã xử lý vụ này trong hơn 3 tháng; 9 thành viên bồi thẩm đoàn đã thảo luận trong vòng 5 ngày.
Trước khi tòa tuyên án, hai luật sư của ông Quách và ông Hứa ra sức xin giảm án với lý do sức khỏe của thân chủ họ bị nhiều bệnh, e không chịu nổi sự lạnh lẽo của nhà tù. Luật sư của ông Quách còn nói tội của ông không phải là tệ nhất trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Hai ông Hứa Sỹ Nhân và Quách Bỉnh Giang vốn là những người từng sống cuộc đời sung sướng, bỗng nhiên phải vào ngồi tù, tất nhiên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ký giả tờ Star Magazine từng đi sâu tìm hiểu cuộc sống lao tù của hai ông, trong đó mỗi ngày ăn mấy bữa, thức ăn gồm có những gì? Mỗi ngày nhà tù cho hai ông uống những gì? Hai ông là những người đã ngoài 60 tuổi, cộng thêm nhiều bệnh tật, tất nhiên cuộc sống lao tù ảnh hưởng đến sức khỏe của hai vị. Trước tình trạng đó, nhà tù đối xử với họ như thế nào? Đó là những điều nhiều người quan tâm, nếu có dịp người viết xin giới thiệu cùng quý độc giả Thời Báo.
Chống tham nhũng ở Hương Cảng
Gần 50 năm trước, Hương Cảng từng là một trong những thành phố có tỉ lệ tham nhũng cao nhất thế giới, ngày nay Cảng Thơm trở thành nơi trừng trị những kẻ tham ô và hối lộ.
Gần 50 năm trước, Hương Cảng từng là một trong những thành phố có tỉ lệ tham nhũng cao nhất thế giới, ngày nay Cảng Thơm trở thành nơi trừng trị những kẻ tham ô và hối lộ.
Đài truyền hình CNN từng trích dẫn câu nói của ông Ran Liao, điều phối viên lâu năm (Senior Programme Coordinator) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) về tệ tham nhũng ở Hương Cảng trước kia và ngày nay. Ông Ran Liao nói: “Tôi muốn so sánh Hương Cảng của những năm 70 thế kỷ trước với Argentina ngày nay”.
Căn cứ theo chỉ số tham nhũng mới nhất của IT, Argentina thuộc hàng các nước có tỉ lệ tham nhũng cao, đạt điểm số 34/100, xếp thứ 106, trong khi đó Hương Cảng đạt mức điểm 75/100, đứng thứ 15 trên 177 quốc gia và khu vực, trên cả Nhật Bản (thứ 18) và Hoa Kỳ (thứ 19). Sự thay đổi này bắt đầu từ năm 1974, sau các cuộc biểu tình của cư dân Hương Cảng phản đối cảnh sát trưởng thành phố là Peter Godber bỏ trốn sau khi bị điều tra các cáo buộc tham nhũng.
Người lãnh đạo chính phủ Hương Cảng lúc bấy giờ là ông Murray MacLehose, Thống đốc thứ 25 của Hương Cảng, cho rằng, vụ tham nhũng đó ảnh hưởng đến uy tín của Phủ Toàn quyền Hương Cảng và chính phủ Anh, ra lệnh thành lập Sở Liêm chính (ICAC) để trừng phạt những kẻ tham nhũng, giáo dục và ngăn chặn người dân, quyết không để xảy ra tệ nạn tham nhũng.
Biện pháp giáo dục chống tham nhũng bắt đầu từ trường mẫu giáo. ICAC hư cấu ra các tình huống đạo đức khó xử, trong đó những người trung thực, thật thà luôn là người chiến thắng. Bà Monica Yu, Giám đốc Trung tâm Phát triển Đạo đức thuộc ICAC, từng nói: “Chúng tôi không dạy học sinh luật pháp mà định hướng giá trị sống cho các em”.
Sau khi áp dụng biện pháp trên với hai thế hệ, thái độ của người dân Hương Cảng đối với tham nhũng biến chuyển lớn. Bà Yu nói: “Chúng tôi dùng thang điểm từ 0 đến 10 để đánh giá mức độ chịu đựng của người dân trước tệ nạn tham nhũng. Người dân Hương Cảng ngày nay không bao giờ chấp nhận các hành vi tham nhũng”.
Sau khi áp dụng biện pháp trên với hai thế hệ, thái độ của người dân Hương Cảng đối với tham nhũng biến chuyển lớn. Bà Yu nói: “Chúng tôi dùng thang điểm từ 0 đến 10 để đánh giá mức độ chịu đựng của người dân trước tệ nạn tham nhũng. Người dân Hương Cảng ngày nay không bao giờ chấp nhận các hành vi tham nhũng”.
Bà Yu còn cho hay, người dân Hương Cảng không khoan dung trước các hành vi phạm luật phá hoại nền tảng đạo đức xã hội trong các việc công và tư. Những kẻ phạm luật sẽ bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh và sỉ nhục. Mọi người thường xuyên đến ICAC tố cáo những hành vi họ nghi ngờ là phạm luật. Điều này hoàn toàn khác biệt so với thời điểm trước khi ICAC được thành lập.
Giải thích về thành công lớn này của Hương Cảng, ông Liao cho biết: Trước khi ICAC thành lập, không ai nghĩ ra biện pháp để phòng chống tham nhũng. Nếu chỉ coi nhà tù là biện pháp duy nhất, sẽ không có một cuộc chiến chống tham nhũng thực sự. Trừng phạt đồng nghĩa với việc bạn khẳng định đó là hành vi sai trái. Đề phòng cũng rất quan trọng. ICAC sẽ hợp tác với những người thuộc lĩnh vực xây dựng và ngân hàng giáo dục nhân viên của họ, xuất bản các sách hướng dẫn cho doanh nhân, phân biệt rõ các hoạt động có nguy cơ tham nhũng cao. ICAC còn tổ chức các buổi nói chuyện nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong giới doanh nhân và chính phủ. Trong các buổi nói chuyện trên, nhân viên sẽ được hướng dẫn, giới thiệu phương pháp tố giác các hành vi sai trái giúp cơ quan xét xử các cáo buộc. Kết quả của việc làm trên là gần 50 năm qua, Hương Cảng chưa hề xảy ra vụ tham nhũng nào to lớn.
Từ khi trở về với Trung Quốc (ngày 01/07/1997), Hương Cảng là tấm gương sáng của Trung Quốc về sự liêm khiết, 15 năm sau (1997 – 2012) mới xảy ra vụ án tham nhũng lớn nhất lịch sử Hương Cảng trong nửa thế kỷ qua, do một chính khách nổi tiếng và một tỉ phú giàu có gây ra, khiến cho nhiều người thất vọng.
Lý Anh
Lý Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét